Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hòa Thượng Phương trượng Viên Giác cùng Tăng - Ni sinh Delhi ngày nắng mới

Friday, March 30, 201200:00(View: 17255)
Hòa Thượng Phương trượng Viên Giác cùng Tăng - Ni sinh Delhi ngày nắng mới

Với những Tăng – Ni sinh từng du học tại Ấn Độ hẳn khi nhắc đến Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác - Hanover - Đức quốc chắc mọi người ai cũng như tôi; sẽ đọng lại hoặc đong đầy những cảm xúc khó phai nhòa trong tâm khảm.

 

Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm ấy nơi xứ Phật, trong khuôn viên của trường đại học Delhi. Nắng trải vàng trên cỏ, thứ nắng mới đầu mùa Hạ vàng quánh, đặc sánh ngan ngát tỏa đều khắp không gian. Trong khi chờ đợi các Tân Tiến sĩ nhận lãnh văn bằng; chúng tôi cùng Hòa thượng trốn nắng dưới tán cây rợp mát, hàn huyên tâm sự tình đạo, ý đời.

 

Nhịp sống hối hả, ồ ạt của thời buổi hôm nay luôn như một dòng chảy siết cuốn trôi theo bao não phiền, hệ lụy của kiếp nhân sinh. Nó làm cho con người ta ngột ngạt, khó thở đến vô cùng. Trong không gian mênh mông và thật sự tĩnh lặng như thế; những lời thủ thỉ của Hòa thượng đã cho tôi sự an toàn, lấp đầy nguồn năng lượng đã hư hao, sau bao xô bồ, quăng đập bởi nghiệp lực nơi cõi Ta Bà.

Với tôi, cảm giác đong đầy, niềm xúc động chân thành sâu lắng nhất là buổi họp mặt toàn bộ Tăng – Ni sinh đang du học tại Delhi vào tối ngày 24/ 03/ 2012. Trong muôn ngàn lời ca, tiếng hát, trong vạn lời chúc tụng hân hoan công đức như trời biển của Hòa thượng. Với tôi, chỉ một phút, một phút thôi cũng đã trở thành mãi mãi, khi cả hội trường như lặng đi vì xúc động nghe Đại đức Thiện Nghiêm “cây văn nghệ” của Delhi dâng lên Ngài bài ca tựa đề : “giã biệt Sư phụ” do chính Thầy sáng tác. Và tôi còn xúc động hơn bao giờ hết khi biết Hòa thượng không quản đường xá xa xôi, cách trở đã đến để chia vui cùng các Tân Tiến sĩ trong thời khắc quan trọng của cuộc đời tăng sĩ; Hòa thượng còn tự tay mình đem theo 22 chai nước tương – maggi từ nước Đức xa xôi để làm quá biếu Các Tăng – Ni sinh đang tu học tại quê hương Đức Phật.

 

Như con ong đi hút nhụy hoa; không phải để nhả hoa mà để nhả cho đời những giọt mật ngọt ngào bổ dưỡng. Như con tằm ăn lá dâu; không phải để nhả dâu mà để nhả cho đời những sợi tơ vàng óng, lóng lánh sắc màu. Với mục đích giáo dục đào tạo một thế hệ Tăng – Ni tài đứckiến thức uyên thâm về Phật học, thế học nhằm phục vụ hữu hiệu cho Giáo hội Phật giáoxã hội; Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác – Hannover – Đức quốc đã cùng các tín đồ Phật tử trong suốt 20 năm qua tài trợ trên 200 suất học bổng cho các Tăng – Ni nghiên cứu sinh Phật học cũng như thế học.

 

Cũng như bao buổi thiết trai cúng dường Tăng – Ni mà tôi từng tham dự. Cũng như bao lần cầm máy chụp hình để ghi lại từng khoảnh khắc đáng nhớ, đáng nâng niu, trân trọng giữ gìn trong cuộc sống hôm nay. Biết bao thế hệ Tăng – Ni sinh du học tại Delhi đã trở thành những Như Lai sứ giả, nhờ sự lưu tâm, dốc sức tạo mọi thiện duyên của Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác.

 

Dù chẳng phải là kẻ thọ ân nhưng trong tôi vẫn dấy lên niềm kính quý, cảm phục Ngài. Không cảm phục sao được khi trong suốt 20 năm qua Hòa thượng đã nhọc tâm lao tác, gánh vác biết bao Phật sư lớn lao. 1 triệu USD con số đó chẳng hề nhỏ khi được Hòa thượng cùng các Phật tử đã đầu tư vào giáo dục thông qua chính sách tài trợ học bổng cho các Tăng – Ni sinh. 132 tấm bằng Tiến sĩ danh giá; đánh dấu sự trưởng thành cả về chất lẫn lượng của các Tăng – Ni sinh viên đến từ Đài Loan, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ… đã được thành kính dâng lên Hòa thượng ngự lãm. Không kính quý sao được khi sự viên mãn giới thân, huệ mạng của các Tăng – Ni sinh viên Delhi đã cho quả ngọt, chín đỏ ước mơ vào một sáng Delhi đầy nắng. Nhưng có ai biết rằng trái chín đỏ ước mơ kia, tấm bằng danh giá lấp lánh hào quang kia đã được Hòa thượng Phương trượng Viên Giác cũng như các Phật tử hàng ngày vun trồng, tưới tẩm bằng sự chắt chiu, góp nhặt từng đồng bạc lẻ nơi Đức quốc xứ khách, quê người. Bằng bao giọt mồ hôi thánh thót rơi giữa đêm Đông băng tuyết tê người.

Ngoài việc hằng tâm, hằng sản để vun bồi ruộng phước Hòa thượng còn là tấm gương “hiện thân thuyết pháp”, giáo hóa đồ chúng bằng chính sự dấn thân, cống hiến nhiệt tình, sự hy sinhđiều kiện cho sự nghiệp giáo dục Tăng tài nói riêng và sự phát triển Phật giáo nói chung của nền Phật giáo đương đại.

 

Qúy Ngài chẳng khác chi những vị Bồ Tát mang trên mình bi nguyện độ tha để hoằng truyền chánh pháp lợi lạc nhân quần.

 

Như vậy đã đủ chưa để khẳng định về hạnh nguyện thiết tha cứu khổ độ sinh và nhân cách, công hạnh của Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác. 1 triệu USD sẽ chả là gì so với số tiền của một đại gia mua vui khi tậu cho mình một con “xế hộp”. 1 triệu USD cũng sẽ chẳng thấm tháp gì so với số tiền một “quan” tham bỏ ra vi vu đi du lịch trời Tây. Nhưng với những kẻ chỉ biết vun vào lợi nhuận mà chả biết cho đi giá trị thặng dư, với những kẻ chưa từng biết tạo phước bố thí, cúng dường …thì con số 1 triệu USD quả thật khiến người ta phải giật mình hổ thẹn mà tự vấn lương tâm, cách sống, khi mình chưa thể làm gì hữu ích cho tha nhân, cho cộng đồng xã hội, cho các thế hệ tương lai.

 

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến Quản Trọng (725 – 645 BC) một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN); người từng dâng kế sách giúp Tề Hoàn Công đưa nước Tề trở thành cường quốc bằng chính sách đào tạo giáo dục của mình như sau:

 

“Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc

Thập niên chi kế mạc như thụ mộc

Chung thân chi kế mạc như thụ nhân

Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã

Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã

Nhứt thu bách hoạch giả, nhân dã”


Tạm dịch:

“Tính kế một năm, chẳng gì bằng trồng lúa

Tính kế 10 năm, chẳng gì bằng trồng cây

Tính kế trọn đời, chẳng gì bằng trồng nguời.

Trồng một, gặt một, ấy là trồng lúa

Trồng một, gặt mười, ấy là trồng cây

Trồng một, gặt trăm, ấy là trồng người”


200 Tăng – Ni tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học đã thành nhân chi mỹ – lực lượng các Tăng – Ni sinh sau khi đạt học vị Tiến sĩ sẽ trở thành đội ngũ chuyên ghành lớn mạnh đủ sức đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân và nhu cầu thỏa mãn tri thức của thời đại nhờ sự tận tâm giúp đỡ tài vật của Ngài.

 

Với riêng cảm nhận của cá nhân tôi; việc tài trợ học bổng cho các Tăng – Ni sinh viên của Hòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác – Hannover – Đức quốc hôm nay, cũng chẳng khác gì chính sách đầu tư cho giáo dục của Quản Trọng năm xưa. Việc tài trợ học bổng một cách thiết thực của Hòa thượng cùng các Phật tử chùa Viên Giác – Đức quốc không chỉ là công việc “trồng” người, hun đức tài năng, ươm mầm Phật Pháp, nuôi dưỡng những nhân tố tích cực giúp việc hữu hiệu cho giáo hội sau này. Mà nó còn là tiền đề cho sư phát triển vững mạnh của Tăng đoàn trong tương lai.

 

Nếu hôm nay chúng ta đã phát nguyện, đã đề ra đường hướng hoạt động rồi thì nên chăng chúng ta có kế sách lâu dài để đào tạo, “trồng” nên một thế hệ Tăng – Ni tài đức.? như lời Đại đức Thích Như Tú đã chân thành bộc bạch : “nhất định trong tương lai sẽ có một học bổng mang tên Hòa thượng Thích Như Điển” – vị ân sư khả kính của bao thế hệ Tăng – Ni du học sinh. Có như vậy mới không phụ lại cái tâm ban sơ, chí xuất trần Thượng sĩ, phụ lại cái tâm thường hằng bất biếnHòa thượng Phương trượng chùa Viên Giác cùng toàn thể đạo tràng đã dày công kiến tạo trong suốt 20 năm qua.

 

Nhật Mai

an_do__13_an_do__12_an_do__11_an_do__10_an_do__9_an_do__8_an_do__7_an_do__6_an_do__5_an_do__4_an_do__3_an_do__2_an_do__1_

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1979)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 1999)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 1700)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 1816)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(View: 1772)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(View: 1939)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(View: 1917)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(View: 2091)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(View: 2287)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(View: 1993)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(View: 1944)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(View: 2094)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(View: 2214)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(View: 2069)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(View: 2423)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(View: 2112)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(View: 1939)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(View: 2092)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 1805)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 1833)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 2071)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 2299)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 2345)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 2699)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 2310)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 2214)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 1790)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 2059)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 1911)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 2017)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 1914)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 2021)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 2221)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(View: 2332)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(View: 2449)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(View: 2166)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(View: 2138)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(View: 1857)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(View: 2349)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(View: 1969)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(View: 2041)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(View: 2173)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 2201)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(View: 2001)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(View: 2279)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 2129)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 2025)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(View: 2032)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(View: 1975)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant