Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sư Phụ Tôi

09 Tháng Năm 201200:00(Xem: 16762)
Sư Phụ Tôi

Sư Phụ Tôi

 

(Kính dâng Sư Phụ, nhân Lễ Đại Tường)

 

ht_thich_quang_tam
HT Thích Quảng Tâm (1947 - 2010)

Tôi nhớ như in, như mới hôm qua đây thôi, Thầy nói: “Đem chiếc xe Honda đi cầm để lấy tiền đóng học cho mấy chú.” Chiếc xe máy mới do gia đình của một người Phật tử thân tín của chùa cúng dường để Thầy đi làm việc. Vậy mà, Thầy nỡ nào đem đi cầm chứ. Rồi gia đình của phật tử sẽ giận Thầy cho coi, trong tâm trí tuổi thơ tôi nghĩ vậy.

Rồi cũng có nhiều lần, Tôi đánh máy cho Thầy những lá đơn mượn nợ, những lá thư gởi cho các phật tử ở nước ngoài để kêu gọi giúp đỡ về mặt đời sống của quí thầy, quí chú. Rồi cũng nhiều lần làm hồ sơ xin học bổng, xin bảo trợ cho các thầy vào đại học, rồi cũng nhiều lần Thầy viết thư xin ban giám hiệu nhà trường đừng đuổi học các chú và xin sẽ đóng học phí trễ vài tuần; cứ thế, ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm… Thầy chạy đôn, chạy đáo để vay, để mượn, để duy trì, để nuôi dưỡng những mầm non của Phật pháp cần được nuôi dưỡng, cần được tô bồi. Thầy là người rất thoáng và cập nhật. Thầy không hoài cổ. Có lần, Thầy mượn lời của Ôn Đỗng Minh để dạy đại chúng trong một bữa cơm sáng rằng: "còn nhỏ học chết bỏ, lớn lên làm việc chết bỏ, về già tu chết bỏ." Có lẽ, Thầy tâm đắc câu này nên suốt cả cuộc đời, Thầy đã dấn thân phụng sự. Chính vì phụng sự quên mình, Thầy đã làm việc quá sức, thức khuya, dạy sớm, tính toán trăm bề nên cơ thể suy nhược, còm cỏi. Có hai điều mà ai cũng thấy rõ nhất trong đời Thầy đó là: giáo dục - tiếp tăng độ chúng và từ thiện xã hội.

Bằng nhiều phương tiện khác nhau, Thầy đã dìu dắt không biết bao nhiêu lớp Tăng Ni sinh đã xuất thân từ Trường CBPH cơ sở 2 Chùa Thiên Minh, Lớp SCPH Quận 9 và Tu Viện Vĩnh Đức. Riêng tại Tu Viện Vĩnh Đức, Thầy đã tạo một môi trường thuận lợi cho Tăng chúng khắp nơi tụ về tu học, đó cũng là tất cả ưu tư, tâm huyết của Thầy. Với những thủ tục rề rà như xin tạm trú, xin nhập học, xin nhập hộ khẩu, xin xuất gia..., là cả một bầu trời cực khổ, gian nan vì phải đi xin chữ ký từ cấp thấp đến cấp cao, chỉ với những người có đức tính hi sinh, kham nhẫn mới có thể gánh gồng nỗi mà thôi. Hễ ai phát tâm tu học, Thầy đều mở rộng vòng tay để tiếp nhận. Ai Thầy cũng lo cho đi học, học còn được đến cở nào thì Thầy sẽ lo cho đến cở đó. Thầy từng dạy rằng, cứ học đi, nếu sau này không còn duyên với con đường tu hành thì cũng có kiến thức ấy mà dùng để phụng sự xã hội, Đạo Pháp. Với tầm nhìn đó, không phải ai cũng có, nhất là vào những giai đoạn cực khổ những năm đầu của thập niên 90, củi quế gạo châu.

Trong bài viết mới đây của thầy Hạnh Chơn với nhan đề "Dấu Ấn Của Thầy", đăng trên web site phattuvietnam.net, đã nhắc đến ba điều khó phai nhòa nhất đó là: Thầy đã mở trường lớp Phật học, tổ chức hội thi diễn giảng - báo tường và cho Tăng Ni sinh giao lưu với các trường bạn. Đó chính là những phương thức, Thầy đã dùng trong việc giáo dục, đào tạo Tăng Ni sinh trẻ, thế hệ rường cột kết thừa của Phật giáo Việt Nam.

Có một buổi khuya nọ, Thầy không ngủ được. Thầy bấm chuông kêu tôi lên phòng. Thầy tâm sự về những nỗi khó khăn mà Tu Viên đang gặp phải. Khó khăn trong việc tài chánh đã đành, mà còn khăn trong việc ổn định tâmđại chúng. Thầy nói, "làm việc đừng để tâm phân biệt đệ tử ruột hay không là đệ tử ruột. Các con phải hiểu và thông cảm. Người ta có thầy tổ thì có được 2 nguồn cung cấp..." Nghe Thầy nói sao mà thương quá, Thầy hiểu tâm tánh của từng người đệ tử. Rồi, có những đệ tử ngỗ nghịch, ban quản chúng không giáo dục nổi nên bạch với Thầy để gởi trả về lại gia đình, nhưng Thầy đã từ bi cho thêm nhiều cơ hội để phục thiện, mở bày những phương tiện chế tài, cách ly khỏi đại chúng... tất cả chỉ là kéo dài thời gian cho tâm tánh kia qua thời vụng dại, cho đủ lớn để suy tư mà hồi đầu...

Thầy dạy chúng Tăng cả về thân giáo. Hai buổi chấp tác sớm - chiều, Thầy cầm chổi quét sân, nhổ từng cọng cỏ, moi móc từng chút rác mà chú tiểu nào đó làm biếng đã quét tấp vào góc hàng rào. Thầy kéo dây nước tưới kiễng: "Thầy nói, mình cần nước uống thì cây cối cũng cần nước để uống như mình." Ngay cả nhà vệ sinh của chúng, Thầy cũng lau chùi và đổ rác.

Ngày tháng đó, Tu Viện nghèo túng, chúng đông, cần sự giúp đỡ của Phật tử thập phương nên Thầy rất khắc khe trong việc giáo dục. Có lần Thầy nói, "nuôi chúng đông thì không có Phật tử." Có nghĩa là, với một số lượng học Tăng đông đảo, thì kỷ luật của Thiền môn phải nghiêm khắc. Chính kỷ luật nghiêm khắc đó, Thầy sẽ sẵn sàng đuổi Phật tử ra khỏi chùa nếu người Phật tử đó lảng vảng trong khuôn viên chùa ngoài giờ qui định, hay ngồi nói chuyện ngoài ghế đá với các thầy, các chú không phải trong phòng khách và không đúng giờ. Những qui định như, không mang áo thun ra khỏi phòng, ra khỏi cổng Tu Viện phải mang áo dài, không ghé các hàng quán uống nước..., đã tạo nên một bản sắc rất riêng của Tu Viện một thời.

Về phần từ thiện xã hội, Thầy luôn quan tâm đến những nơi đồng bào nghèo khổ. Đặc biệt là chưa có năm nào ở miền Trung và niềm Tây có bão lụt mà Thầy không kêu gọi Phật tử cứu trợ. Nếu không trực tiếp tổ chức đoàn đi cứu trợ, Thầy sẽ quyên góp phẩm vật, tịnh tài để gởi các chùa đi thay cho. Tuy chia sẻ chén cơm, manh áo là ban vui, cứu khổ tạm thời trong hiện tại lúc ấy, nhưng nếu không giải thoát được nỗi khổ tạm thời thì tìm đâu ra niềm hạnh phúc miên viễn. Và cứ mỗi năm, dịp Lễ Phật Đản và Vu Lan về, Tu Viện tổ chức phát quà cho đồng bào nghèo, neo đơn, cô quạnh địa phương. Tuy không bao nhiêu: 10 ký gạo, một thùng mì gói, vài chai nước tương, vài ký đường, muối và một phong bì 50 ngàn, Thầy đã thiết lập một phong tục đẹp cho Tu Viện đến bây giờ.

Bụi thời gian cứ âm thầm phủ mờ đi tất cả. Chưa từng có gì tồn tại mãi hoài trong thế giới diệt sinh này, con người cũng như vạn vật. Chỉ có một điều, sinh ra rồi lớn lên trong đời và chết đi trong dòng đời ấy, con người kia đã làm gì cho ai không? Giá trị của cuộc sống không phải sống lâu hàng trăm tuổi, càng không phải khi mình chèn ép người khác để vun vén cho cá nhân mình, mà giá trị cuộc sống là anh đã làm gì cho ai. Có một con người luôn nghĩ về thế hệ tương lai, vận mệnh, kế thừa của Phật giáo. Có một con người kham nhẫn, len lỏi vào những ngỏ ngách nhỏ nhất của cuộc đời để vun bồi cho đàn hậu học Tăng Ni. Có một con người quên ăn, quên mình đang có bệnh... để dấn thân chu toàn mọi mặt cho một giới đàn lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi kể từ sau năm 1975, để gầy dựng lại những gì mà xứ sở kia khó bề làm nổi, rồi ra đi; đi về với Phật. Người đó là sư phụ tôi, HT Thích Quảng Tâm.

Kính lạy Giác Linh Thầy,

Bên kia địa cầu xa xôi, vọng về quê hương Tu Viện, con đê đầu đảnh lễ Giác Linh Thầy. Có lẽ ở một nơi nào đó cao xa, hay đã ở một nơi nào đó thật gần, Thầy cũng đã hóa thân để bước tiếp con đường cao rộng là thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh rồi. Lễ Đại tường của Thầy năm nay, con không về được vì con đang thi final. Một chiều mùa thu năm 2006, lúc tiễn Thầy ra sân bay Los Angeles để về Việt Nam, con có hỏi là, "khi nào Thầy qua Mỹ lại?" Thầy nói: "Khi nào con tốt nghiệp?" "Bây giờ, con sắp tốt nghiệp rồi đó Thầy...!"

 

Thích Hạnh Tuệ

Xem thêm Tang Lễ của Hòa Thượng


Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Năm 201207:00
Khách
A di da phat, cam on Thay. 2 nam roi, hinh anh Hoa Thuong van hien hien . Doc bai cua Thay, lai cang nho Ngai . Cong hanh mot doi luu danh muon thuo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1285)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1236)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1433)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1516)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1557)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1441)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1388)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1196)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1310)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1302)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1384)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1406)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1478)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1341)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1437)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1343)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1309)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1373)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1312)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1494)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1745)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1437)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1740)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1344)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1257)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1460)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1325)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1389)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1537)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1773)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1781)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1589)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1786)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1476)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1442)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1964)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1536)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1488)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1431)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1400)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1490)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1346)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1616)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1606)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1478)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1475)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1361)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1765)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant