Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sư Phụ Tôi

09 Tháng Năm 201200:00(Xem: 16749)
Sư Phụ Tôi

Sư Phụ Tôi

 

(Kính dâng Sư Phụ, nhân Lễ Đại Tường)

 

ht_thich_quang_tam
HT Thích Quảng Tâm (1947 - 2010)

Tôi nhớ như in, như mới hôm qua đây thôi, Thầy nói: “Đem chiếc xe Honda đi cầm để lấy tiền đóng học cho mấy chú.” Chiếc xe máy mới do gia đình của một người Phật tử thân tín của chùa cúng dường để Thầy đi làm việc. Vậy mà, Thầy nỡ nào đem đi cầm chứ. Rồi gia đình của phật tử sẽ giận Thầy cho coi, trong tâm trí tuổi thơ tôi nghĩ vậy.

Rồi cũng có nhiều lần, Tôi đánh máy cho Thầy những lá đơn mượn nợ, những lá thư gởi cho các phật tử ở nước ngoài để kêu gọi giúp đỡ về mặt đời sống của quí thầy, quí chú. Rồi cũng nhiều lần làm hồ sơ xin học bổng, xin bảo trợ cho các thầy vào đại học, rồi cũng nhiều lần Thầy viết thư xin ban giám hiệu nhà trường đừng đuổi học các chú và xin sẽ đóng học phí trễ vài tuần; cứ thế, ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm… Thầy chạy đôn, chạy đáo để vay, để mượn, để duy trì, để nuôi dưỡng những mầm non của Phật pháp cần được nuôi dưỡng, cần được tô bồi. Thầy là người rất thoáng và cập nhật. Thầy không hoài cổ. Có lần, Thầy mượn lời của Ôn Đỗng Minh để dạy đại chúng trong một bữa cơm sáng rằng: "còn nhỏ học chết bỏ, lớn lên làm việc chết bỏ, về già tu chết bỏ." Có lẽ, Thầy tâm đắc câu này nên suốt cả cuộc đời, Thầy đã dấn thân phụng sự. Chính vì phụng sự quên mình, Thầy đã làm việc quá sức, thức khuya, dạy sớm, tính toán trăm bề nên cơ thể suy nhược, còm cỏi. Có hai điều mà ai cũng thấy rõ nhất trong đời Thầy đó là: giáo dục - tiếp tăng độ chúng và từ thiện xã hội.

Bằng nhiều phương tiện khác nhau, Thầy đã dìu dắt không biết bao nhiêu lớp Tăng Ni sinh đã xuất thân từ Trường CBPH cơ sở 2 Chùa Thiên Minh, Lớp SCPH Quận 9 và Tu Viện Vĩnh Đức. Riêng tại Tu Viện Vĩnh Đức, Thầy đã tạo một môi trường thuận lợi cho Tăng chúng khắp nơi tụ về tu học, đó cũng là tất cả ưu tư, tâm huyết của Thầy. Với những thủ tục rề rà như xin tạm trú, xin nhập học, xin nhập hộ khẩu, xin xuất gia..., là cả một bầu trời cực khổ, gian nan vì phải đi xin chữ ký từ cấp thấp đến cấp cao, chỉ với những người có đức tính hi sinh, kham nhẫn mới có thể gánh gồng nỗi mà thôi. Hễ ai phát tâm tu học, Thầy đều mở rộng vòng tay để tiếp nhận. Ai Thầy cũng lo cho đi học, học còn được đến cở nào thì Thầy sẽ lo cho đến cở đó. Thầy từng dạy rằng, cứ học đi, nếu sau này không còn duyên với con đường tu hành thì cũng có kiến thức ấy mà dùng để phụng sự xã hội, Đạo Pháp. Với tầm nhìn đó, không phải ai cũng có, nhất là vào những giai đoạn cực khổ những năm đầu của thập niên 90, củi quế gạo châu.

Trong bài viết mới đây của thầy Hạnh Chơn với nhan đề "Dấu Ấn Của Thầy", đăng trên web site phattuvietnam.net, đã nhắc đến ba điều khó phai nhòa nhất đó là: Thầy đã mở trường lớp Phật học, tổ chức hội thi diễn giảng - báo tường và cho Tăng Ni sinh giao lưu với các trường bạn. Đó chính là những phương thức, Thầy đã dùng trong việc giáo dục, đào tạo Tăng Ni sinh trẻ, thế hệ rường cột kết thừa của Phật giáo Việt Nam.

Có một buổi khuya nọ, Thầy không ngủ được. Thầy bấm chuông kêu tôi lên phòng. Thầy tâm sự về những nỗi khó khăn mà Tu Viên đang gặp phải. Khó khăn trong việc tài chánh đã đành, mà còn khăn trong việc ổn định tâmđại chúng. Thầy nói, "làm việc đừng để tâm phân biệt đệ tử ruột hay không là đệ tử ruột. Các con phải hiểu và thông cảm. Người ta có thầy tổ thì có được 2 nguồn cung cấp..." Nghe Thầy nói sao mà thương quá, Thầy hiểu tâm tánh của từng người đệ tử. Rồi, có những đệ tử ngỗ nghịch, ban quản chúng không giáo dục nổi nên bạch với Thầy để gởi trả về lại gia đình, nhưng Thầy đã từ bi cho thêm nhiều cơ hội để phục thiện, mở bày những phương tiện chế tài, cách ly khỏi đại chúng... tất cả chỉ là kéo dài thời gian cho tâm tánh kia qua thời vụng dại, cho đủ lớn để suy tư mà hồi đầu...

Thầy dạy chúng Tăng cả về thân giáo. Hai buổi chấp tác sớm - chiều, Thầy cầm chổi quét sân, nhổ từng cọng cỏ, moi móc từng chút rác mà chú tiểu nào đó làm biếng đã quét tấp vào góc hàng rào. Thầy kéo dây nước tưới kiễng: "Thầy nói, mình cần nước uống thì cây cối cũng cần nước để uống như mình." Ngay cả nhà vệ sinh của chúng, Thầy cũng lau chùi và đổ rác.

Ngày tháng đó, Tu Viện nghèo túng, chúng đông, cần sự giúp đỡ của Phật tử thập phương nên Thầy rất khắc khe trong việc giáo dục. Có lần Thầy nói, "nuôi chúng đông thì không có Phật tử." Có nghĩa là, với một số lượng học Tăng đông đảo, thì kỷ luật của Thiền môn phải nghiêm khắc. Chính kỷ luật nghiêm khắc đó, Thầy sẽ sẵn sàng đuổi Phật tử ra khỏi chùa nếu người Phật tử đó lảng vảng trong khuôn viên chùa ngoài giờ qui định, hay ngồi nói chuyện ngoài ghế đá với các thầy, các chú không phải trong phòng khách và không đúng giờ. Những qui định như, không mang áo thun ra khỏi phòng, ra khỏi cổng Tu Viện phải mang áo dài, không ghé các hàng quán uống nước..., đã tạo nên một bản sắc rất riêng của Tu Viện một thời.

Về phần từ thiện xã hội, Thầy luôn quan tâm đến những nơi đồng bào nghèo khổ. Đặc biệt là chưa có năm nào ở miền Trung và niềm Tây có bão lụt mà Thầy không kêu gọi Phật tử cứu trợ. Nếu không trực tiếp tổ chức đoàn đi cứu trợ, Thầy sẽ quyên góp phẩm vật, tịnh tài để gởi các chùa đi thay cho. Tuy chia sẻ chén cơm, manh áo là ban vui, cứu khổ tạm thời trong hiện tại lúc ấy, nhưng nếu không giải thoát được nỗi khổ tạm thời thì tìm đâu ra niềm hạnh phúc miên viễn. Và cứ mỗi năm, dịp Lễ Phật Đản và Vu Lan về, Tu Viện tổ chức phát quà cho đồng bào nghèo, neo đơn, cô quạnh địa phương. Tuy không bao nhiêu: 10 ký gạo, một thùng mì gói, vài chai nước tương, vài ký đường, muối và một phong bì 50 ngàn, Thầy đã thiết lập một phong tục đẹp cho Tu Viện đến bây giờ.

Bụi thời gian cứ âm thầm phủ mờ đi tất cả. Chưa từng có gì tồn tại mãi hoài trong thế giới diệt sinh này, con người cũng như vạn vật. Chỉ có một điều, sinh ra rồi lớn lên trong đời và chết đi trong dòng đời ấy, con người kia đã làm gì cho ai không? Giá trị của cuộc sống không phải sống lâu hàng trăm tuổi, càng không phải khi mình chèn ép người khác để vun vén cho cá nhân mình, mà giá trị cuộc sống là anh đã làm gì cho ai. Có một con người luôn nghĩ về thế hệ tương lai, vận mệnh, kế thừa của Phật giáo. Có một con người kham nhẫn, len lỏi vào những ngỏ ngách nhỏ nhất của cuộc đời để vun bồi cho đàn hậu học Tăng Ni. Có một con người quên ăn, quên mình đang có bệnh... để dấn thân chu toàn mọi mặt cho một giới đàn lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi kể từ sau năm 1975, để gầy dựng lại những gì mà xứ sở kia khó bề làm nổi, rồi ra đi; đi về với Phật. Người đó là sư phụ tôi, HT Thích Quảng Tâm.

Kính lạy Giác Linh Thầy,

Bên kia địa cầu xa xôi, vọng về quê hương Tu Viện, con đê đầu đảnh lễ Giác Linh Thầy. Có lẽ ở một nơi nào đó cao xa, hay đã ở một nơi nào đó thật gần, Thầy cũng đã hóa thân để bước tiếp con đường cao rộng là thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh rồi. Lễ Đại tường của Thầy năm nay, con không về được vì con đang thi final. Một chiều mùa thu năm 2006, lúc tiễn Thầy ra sân bay Los Angeles để về Việt Nam, con có hỏi là, "khi nào Thầy qua Mỹ lại?" Thầy nói: "Khi nào con tốt nghiệp?" "Bây giờ, con sắp tốt nghiệp rồi đó Thầy...!"

 

Thích Hạnh Tuệ

Xem thêm Tang Lễ của Hòa Thượng


Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Năm 201207:00
Khách
A di da phat, cam on Thay. 2 nam roi, hinh anh Hoa Thuong van hien hien . Doc bai cua Thay, lai cang nho Ngai . Cong hanh mot doi luu danh muon thuo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10032)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11358)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10150)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11041)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12629)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10924)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11856)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11904)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10404)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10844)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10481)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13437)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11148)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10507)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10299)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12638)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11564)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 14978)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16222)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11706)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11546)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13930)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12040)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13589)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12000)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11486)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13060)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14178)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11713)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12373)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12028)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11903)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11454)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11332)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11350)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11224)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13164)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11510)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13262)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11758)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13559)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12302)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11045)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13129)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13221)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13897)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13079)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13548)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13205)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13098)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant