Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Về Nguồn - Tưởng Niệm Hành Trạng Của Chư Vị Thiền Sư, Tổ Đức - Bài Đọc Hai

19 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 19656)
Ngày Về Nguồn - Tưởng Niệm Hành Trạng Của Chư Vị Thiền Sư, Tổ Đức - Bài Đọc Hai

NGÀY VỀ NGUỒN - TƯỞNG NIỆM HÀNH TRẠNG CỦA CHƯ VỊ THIỀN SƯ, TỔ ĐỨC

(Bài đọc hai)

{Xem bản PDF}

Nền văn học dân gian Việt Nam luôn ca tụng và nhắc nhở đàn con, cháu luôn tưởng nhớ và giữ gìn tinh thần Cội Nguồn Tổ Tiên Làng Nước. Dù sống dưới bất cứ hoàn cảnh nào, trong tình huống nào, giá trị đích thực của đạo đức lễ nghi, nhân nghĩa vẫn là cái tình Nhớ Nước, Thương Nòi, để phát huy và bảo tồn một nền văn hóa đặc thù, cao đẹp của dân tộc Việt nam. Nền văn hóa cao đẹp ấy, nhân bản ấy, chính là: “Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Chim có Tổ người có Tông.”

Nền văn học của Phật Giáo Việt Nam luôn dạy đến hàng hậu học, tử tôn phải biết nhớ ơn và đền ơn đến chư bậc Lịch Đại Tổ Sư, Ân Sư, Tôn Sư… một thời đã khai sinh Giới Thân Huệ Mạng, đã nuôi lớn chúng ta trên con đường sơ phát tâm xuất gia để hoàn thành chí nguyện thượng cầu hạ hóa. Chí nguyện ấy, hình ảnh ấy, chư bậc Tổ đức đã dựng thành: “Phù xuất gia dã, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long Thánh Chủng chấn nhiếp ma quân, dụng báo Tứ ân, bạt tế tam hữu.” Luận về người xuất gia, mỗi bước chân đi là mở ra một phương trời cao rộng, thoáng đạt, thân tâm không giống người thế tục , phàm tình, để nối nghiệp chư vị Long tượng Thạc đức nơi chốn thiền gia mà gieo trồng hạt giống Thánh quả. Từ giá trị cao quý của sự tu tậpchứng đắc Thánh quả ấy mà hàng phục được quân ma, để trên đền đáp bốn ơn, dưới cứu khổ ba đường. Trên là lời huấn thị, sách tấn của chư vị Tổ Đức vì lý tưởng tu họcphụng sự của chúng ta, hàng hậu học hôm nay, có lẽ nào chúng ta lại không nhớ và nghĩ. Nhớ là để không quên mình, và nghĩ để biết mình đang ở đâu, mà đền ơn đáp nghĩa như lời Tổ Đức đã dạy.

Từ tâm thức của hàng hậu duệ, của người, của hàng thế hệ lâu sau, tưởng niệm về những hành trạng, những công hạnh của chư vị Thiền Sư Tổ Đức là những tấm gương sáng chói được treo cao mà một thời chư Tổ đã dày công tu tập, để góp phần vào công việc hộ quốc an dân, xây dựng một đời sống thái hòa, an cư, lạc nghiệp.

ý nghĩa cao cả, kính quý của sự nhớ ơn và đền ơn ấy, trong chốn nhà Thiền, trong các Tòng Lâm, Tự Viện, cứ mỗi nửa tháng có lễ Thù Ân Chúc tán, tất cả Tăng chúng thảy đều lễ lạy, mong đền đáp ơn sâu trong muôn một. Chúng ta lắng lòng trầm tĩnh ý vị thuần hòa, yếu chỉ thiết tha của lời kệ thán:

“Đại viên mãn giác, ứng tích tây càn. Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới. Ngưỡng khấu hồng từ, phủ từ minh chứng…Lương thần, vân tập Tăng chúng, đăng lâm bảo điện, phúng diễn bí chương, xưng dương gia hiệu, sở tập hồng nhân, đoan vị chúc diên…

Phục nguyện: Kim luân vĩnh trấn, ngọc chúc thường điều. Bát huyền an hữu đạo chi trường. Tứ hải lạc vô vi chi hóa, ngưỡng lao đại chúng đồng niệm Kim Cang Vô Lượng Thọ, hộ quốc nhơn vương Bồ Tát Ma Ha Tát. Tuệ giác viên mãn, lưu dấu phương Tây. Tâm trùm thái hư, lượng khắp pháp giới. Ngưỡng mong hồng ân từ bi chứng giám…”

Tăng chúng vân tập lên bửu điện, phúng tụng pháp vi diệu, xưng tán tôn danh, góp công đức lành, xin cùng dâng lên…Phật Pháp trường tồn, trí tuệ rạng soi, bốn biển vui niềm pháp vị. Ngưỡng mong đại chúng nhất tâm niệm Phật.

Đây là một tấm lòng, là tâm thành cầu nguyện cho hết thảy mỗi loài, được no đủ bình an, cho quê hương dân tộc, nhà nhà được hưởng thái bình, nơi nơi âu ca lạc nghiệp. Là cái chân thật, tánh đức vị tha. Là cái ân cái nghĩa, đâu chúng ta không nhớ, không đền? Ấy là chất liệu sống, là giá trị hiến dâng mà mỗi bước chân đi trên con đường hoằng hóa của chư Tổ đã in sâu trên dòng lịch sử. Dấu ấn ấy, hành trạng ấy được lưu lại muôn đời cho chúng ta phụng hành.

Từng chặng đường lịch sử hoằng hóa, từng công hạnh vị tha hiển lộ của chư vị Thiền Sư Tổ Đức chúng ta thấy Tổ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) mang hành trạng tạo thành một trong những dòng Thiền của Phật Giáo Việt Nam. Và để từ đó được tiếp tục truyền thừa tâm ấn cho ngài Pháp Hiển…Một khi công viên quả mãn, hạnh nguyện lợi đạo ích đời đã hoàn tất thì Chư Tổ thâu thần thị tịch, chích lý Tây qui, nhưng đâu, những người còn lại mà không nhớ ơn và đền ơn. Vua Thái Tôn (1028-1054) đã làm bài kệ truy niệm tán dương công đức của Tổ:

“Sáng tự Nam lai quốc,

Văn quân cửu tập Thiền.

Ứng khai Chư Phật tín,

Viễn hợp nhất tâm nguyên.

Hạo hạo lăng già nguyệt,

Phân phân Bát Nhã liên,

Hà thời hạnh tương kiến

Tương dự thoại trùng huyền.”

Dịch:

“Mở lối qua Nam Việt,

Nghe ông chỉn học Thiền.

Nguồn tâm thông một mạch,

Cõi Phật rộng quanh miền

Lăng già ngời bóng nguyệt

Bát Nhã nức mùi sen,

Biết được bao giờ gặp

Cùng nhau kể đạo huyền.”

(Việt Nam Phật Giáo sử lược trg 77. T-T Mật Thể)

Hành trạng của Tổ đã cảm hóa được nhà vua, triều đình để rồi tự tay nhà vua làm kệ tán thán lưu lại hậu thế muôn đời. Đó chính là cái ân, cái đức đối với người sau.

Chúng ta thường nghe: “Nhứt tự vi sư, bán tự diệc vi sư.” Một chữ là thầy, mà nửa chữ cũng là thầy. Đó là cái ơn dạy bảo của thầy mà người học trò phải nhớ ghi, trân trọng.

Để thấy được hạnh nguyện của người xưa mà mình vuông tròn đạo lý. Pháp Sư Phụng Đình du hóa bên Trung Quốc, giảng kinh nơi cung nội của vua Đường, khi trở về lại An Nam – Việt Nam, thi hào Dương Cự Nguyên còn làm thơ tiễn biệt để nhớ ơn:

“Cố hương Nam Việt ngoại

Vạn lý bạch vân phong

Kinh luận từ thiên khứ

Hương hoa nhập hải phùng

Lộ đào thanh phạm triệt

Thần cát hóa thành trùng

Tâm đáo trường an mạch

Giao Châu hậu dạ chung.”

Dịch:

“Quê nhà trông cõi Việt

Mây bạc tít mù xa

Cửa trời vắng kinh kệ

Mặt bể nổi hương hoa

Sóng gợn cò in bóng

Thành xây hến mấy tòa

Trường an lòng quất quít

Giao Châu chuông đêm tà…”

(Sđd Tr. 89-90)

Con người có tình, có nghĩa, có thủy, có chung thì sự nhớ ơn và đền ơn là đức tính tự nhiên như hương hoa của mặt đất; như trái ngọt, lá xanh của núi rừng, như nắng ấm ban mai, gió lùa buổi tối. Không ai mời, cũng chẳng kẻ gọi mà phải cưu mang; cưu mang như một tấm lòng thành thiết, ân sủng.

Để thấy thêm ý vị đậm đà của lòng tưởng nhớ, của sự kính trọng tôn vinh chư vị Thiền Sư Tổ Đức mà chính bản thân mình một thời đã thọ ơn dù trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, thân hay sơ, vẫn luôn là niềm quý kính, hình ảnh, ngôn từ mãi tồn đọng rạt rào nơi tâm thức.

Ngài Ngô Chân Lưu sống dưới triều của Đinh Tiên Hoàng, thật đức hiển lộ, giáo pháp tinh nghiêm đã làm cho nhà vua kính phục, và sắc phong ngôi vị Tăng Thống, rồi sau đó lại tôn phong là Khuôn Việt Thái Sư, làm thầy của vua, giúp đỡ sửa sang nước Việt. Về sau đến triều đại vua Lê Đại Hành càng được kính trọng hơn. Bao nhiêu việc trọng đại của triều đình, của nước của dân đều được thỉnh ý Ngài. Vào năm 986 Thiên Phúc thứ bảy, Tiền Lê, nhà Tống sai sứ giả là Lý Giác sang nước Nam, nhà vua thỉnh ý và cầu Ngài tiếp sứ Tầu Lý Giác. Trong cuộc tiếp xúc này, Khuôn Việt Thái Sư đã để lại trong lòng Lý Giác một sự kính phục sâu xa, một cảm tình nồng ấm qua bài thơ:

“Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du

Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu

Đông đô tái biệt tâm lưu luyến

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

Khê đàm ba tịnh kiến thiềm chu.”

Dịch:

“May gặp minh quân giúp việc làm

Một mình hai lượt sứ miền Nam

Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ

Muôn dặm non sông mắt chữa nhàm

Ngựa đạp may bay qua suối đá

Xe vòng núi chạy tới giòng lam

Ngoài trời lại có trời soi rạng

Vừng nguyệt trong in ngọn sóng đàm.”

(Sđd. Tr. 110-111)

Người dân nước Tầu thời bấy giờ còn có lời ca ngợi chúc tụng quê hương nước Việt.

Chư vị Tổ Đức, Thiền Sư một thời đã đem công hạnh tu tập, thi thiết Đại Bi Tâm để tế độ, làm cho Tổ Ấn Trùng Quang, đèn nhà thiền rạng rỡ, cho hàng con cháu soi chung. Đó là cái ân, cái đức, đâu lẽ nào chẳng nhớ, chẳng nghĩ. Chư vị Thiền Sư Tổ Đức không phải chỉ một lòng phát huy tông môn pháp phái, đạo pháp trường lưu mà còn đem chí nguyện an bang tế thế, giúp vua làm nên nghiệp cả, để giữ vững giềng mối nước nhà, an bình xã tắc. Điều này, chúng ta thấy rõ nơi Pháp Thuận Thiền Sư, Người đã hóa thân vào đời làm lão chèo đò để đưa sứ Tầu Lý Giác trên sông, lấy thơ văn làm phương tiệnhóa độ.

“Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba.”

Dịch:

“Song song ngỗng một đôi

Ngửa mặt ngó ven trời

Lông trắng phơi giòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi.”

(Sđd. Tr. 114)

Hành trạng của chư vị Thiền Sư Tổ Đức vì hạnh nguyện dấn thân vào đời nên dưới bất cứ quốc độ, hình hài, phương tiện nào cũng thể hiện tầm tay đẩy bánh xe Bi Trí song vận, để phước huệ được trang nghiêm vận đức từ cho đạo đời nhuần thắm. Công ấy, đức ấy được ghi lại cho người sau, làm nét sử son lưu truyền muôn thuở, làm quy cũ, mô phạm để thăng hoa tài đức cứu người, giúp vật thoát vòng đao binh khói lửa, dựng xây nền Phật lý cơ đồ nghìn sau còn noi dấu. Có lần vua Lê Đại Hành hỏi về việc nước, Ngài trả lời bằng bài kệ:

“Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiênthái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.”

Dịch:

“Ngôi nước như dây quấn

Trời Nam mở thái bình

Trên điện không sanh sự

Đâu đó dứt đao binh.”

(Sđd Tr. 114)

Công hạnh tu chứng của chư vị Thiền Sư Tổ Đức đã hiển lộ qua hành trạng cứu đời, hộ đạo, tinh thần nhập thế của Bồ Tát Hạnh được thể hiện qua công cuộc hoằng hóa nơi đây.

Vạn Hạnh Thiền Sư đời nhà Lý, đã thực hiện tinh thần Vạn Hạnh Dung Thông. Ngài đem sở học của mình để giúp đời, thành tựu công trạng, vang danh chứng tích huy hoàng, người kính phục, nhưng những sự thành tựu ấy đứng trên mặt tu tập chứng đắc thì dưới cái nhìn của Ngài như giọt sương rơi đầu cành, không mê say, sở hữu. Đó chính là chỗ diệu dụng của bậc tu chứng: “Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, phương tiện muôn trung bất xã nhất pháp.” Nơi miền chơn đế, thật tánh, thật chứng, chẳng hề mảy may thọ dụng vì “nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” thì có gì để thọ, để giữ. Nhưng nếu là phương tiện tế độ thì Ngài chẳng bỏ một điều nào để ứng cơ lợi vật. Chúng ta thấy bài kệ truy tán của vua Lý Nhân Tôn sau khi Ngài thị tịch, đã nói lên công hạnh độ đời, chứng đạo của Ngài.

“Vạn Hạnh dung tam tế

Chơn phù cổ sấm ky

Hương quan danh cổ pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.”

Dịch:

“Thiền sư học rộng bao la

Giữ mình hợp phép sấm ra ngoài lời

Quê hương cổ pháp danh ngời

Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô.”

(Sđd Tr. 121)

Cho đến bây giờ khi đọc lại dòng lịch sử của triều đại nhà Lý, ai trong chúng ta cũng đều nhớ đến công hạnh mở mang triều đại nhà Lý huy hoàng để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi cửu trùngcông đức của Ngài. Cái ơn ấy, cái đức ấy, ai ai cũng đều tưởng nhớ mà đi theo dấu chân còn in đậm trên dòng sử Phật Việt. Đối với thế gian pháp thì thi thố tài năng hộ quốc an dân, phụng sự sơn hà xã tắc để cho muôn dân được thịnh trị thái hòa. Còn xuất thế gian pháp thì thực chứng lý sự vô ngại, nhơn pháp câu khôngtrở về với bản lai diện mục của pháp giới tánh, an nhiên tự tại trong sự thịnh suy của cuộc đời, như bài kệ trước khi thị tịch:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”

Dịch:

“Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh việc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

(Sđd Tr. 120)

Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận, từ thế hệ này đến thế hệ khác vô cùng. Đó là sức sống của đạo pháp đã trải qua mấy nghìn năm mà hình ảnh của chư vị Thiền Sư Tổ Đức vẫn sáng ngời trong tâm thức mỗi người chúng ta.

Hình ảnh chùa Một Cột, tiếng chuông Tháp Phổ Thiên như ăn sâu vào tâm khảm Phật Giáo Việt Nam bao đời thăng trầm dâu bể. Hay dầu mòn đường lên núi Yên Tử, tìm lại vết tích xa xưa một thời mà “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật” tọa thiền bên vách đá. Hình bóng Ngài trải dài trên quê hương nước Việt tứ Bắc chí Nam như một bài thiền ca miên man, vi vu, tuyệt diệu, hòa quyện với núi đồi, biển xanh man mát dệt thành dòng Thiền thuần vị của Phật Giáo Việt Nam.

Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13181)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15814)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15795)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13676)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16586)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14169)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12887)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13321)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13282)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17343)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13011)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13756)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12371)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12389)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12598)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12764)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15158)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 14990)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13299)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12683)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 13993)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14356)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12741)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12022)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13569)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 14898)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21266)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14392)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14642)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13644)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16503)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12572)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12065)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11324)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13745)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15577)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 13835)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 15911)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12157)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13171)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11678)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10778)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 10994)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11216)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 11836)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12005)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11694)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11219)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11683)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11839)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant