Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cá vẫn nghe kinh

26 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 17527)
Cá vẫn nghe kinh
CÁ VẪN NGHE KINH 
Trần Kiêm Đoàn

kinhnhattung2Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi có viết bài Cá Nghe Kinh đăng trên báo Văn Hóa Phật Giáo trong nước và các báo Xuân tiếng Việt khác ở ngoài nước. Yêu cầu của một bài báo Xuân là ngắn gọn (không quá 2000 chữ), có nội dung tươi mát và tinh thần đại chúng. Nghĩa là tránh được hình thức rề rà kinh điển, liệt kê thư tịch, trích dẫn khảo cứu... khô khan được chừng nào hay chừng đó.

Nếu những yêu cầu nầy đặt ra trong bối cảnh văn chương học thuật khoảng 20 năm trước, có lẽ dân bút nghiên thời thượng sẽ buồn lòng. Nhưng trong đà diễn biễn của cuộc cách mạng truyền thông đại chúng nhanh như chớp mắt thời hiện đại thì một người cầm bút nhạy bén và cẩn trọng cần phải tôn trọng và phát huy khi viết cho báo giấy. Cũng là để góp phần cứu nguy cho khoảng từ 45 đến 65 phần trăm số lượng báo giấy trên toàn thế giới đã bị báo điện tử đánh bại.

Những luận điểm chủ đạo của bài viết Cá Nghe Kinh đơn giảncụ thể; không có gì cần phải dựa vào “thiền lâm thư tịch” của Tam tạng Kinh điển để so sánh và phân tích như tác giả Đào Nguyên đã dành nhiều công sức và chữ nghĩa khi viết bài nhận định sau hơn nửa năm bài báo trình làng.

Để có một cái nhìn khách quan và nhất quán về bài Cá Nghe Kinh vừa đề cập, tôi xin được tóm lược về những luận điểm đã trình bày:

Luận điểm 1: Kinh nhật tụng của Phật giáo Việt Nam hiện nay còn quá nặng nề về hình thức văn tự Hán Việt. Trong lúc đại đa số Phật tử thuộc thế hệ đàn anh xa lạ với văn từ Hán Việt. Miệng đọc tụng nhưng đầu óc không hiểu về âm, mù mờ về nghĩa là một sự phản tác dụng về tri thức và vướng víu về tâm linh. Đối với thế hệ đàn em thì sự bế tắc về hình thức văn tự Hán Việt càng nghiêm trọng hơn. Vô hình chung đối với thế hệ trẻ, hình thức kinh nhật tụng Hán Việt trở thành một thế giới “bùa chú” vì đọc mà không hiểu, lạy mà không thông, cầu mà không biết. Nghe kinh mà không hiểu nghĩa thì khác gì đàn cá nghe kinh!

Luận điểm 2: “Bóng đè” của kinh điển chữ Hán, nhập cảng từ Trung Quốc quá nặng nề. Ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc quá nặng trĩu về hình thức cũng như về nội dung trên văn hóa Phật giáo Việt Nam: Kiến trúc, pháp phục, pháp khí, pháp nghi, pháp điệu... của Phật giáo Việt Nam chưa thoát khỏi phiên bản của Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc nếu đem ra cẩn thận so sánh với thời trước và quan sát, kiểm nghiệm lại các hình thái hiện hữu trong thời hiện đại.

Luận điểm 3: Hoa ngữ là một sinh ngữ vì đó là một phương tiện sinh động về cả 3 mặt: Văn tự, thông tin và sinh hoạt. Nhưng Hán Việt là một tử ngữ – một loại ngôn ngữ chết – vì chỉ còn duy nhất một mặt: Ký tự. Đối với người Việt Nam trong cũng như ngoài nước có mấy ai còn dùng (hay có khả năng dùng) Hán Việt để thông tin và sinh hoạt ngoài một số quý tăng lữ và các nhà tham khảo chuyên ngành. Tại sao những lời kinh vàng ngọc của đạo Phật Việt Nam vẫn còn bị buộc chặt vào một tuồng ngôn ngữ chết. Tại sao các chùa chiền, tu viện Việt Nam mới xây dựng hay đại trùng tu hiện nay vẫn bám chặt vào hình thức ngôn ngữ Hán Việt đã chết để tiếp tục chạm khắc chữ Hán Việt trên những cổng tam quan, tiền đình, trụ đá, bia đồng... những câu Hán Việt mà ngay thế hệ tu sĩ trẻ đang tu trong chùa cũng không thể nào đọc được?! Những thời Kinh Nhật Tụng đang sử dụng trong các chùa chiền tự viện của Phật giáo Việt Nam hiện nay tóm gọn chỉ vài ba trăm trang phông chữ lớn, khổ bỏ túi mà còn chưa dịch ra chữ Quốc Ngữ (thuần Việt) thành một bản kinh văn trơn tru, thống nhất cho Phật tử đọc tụng hàng ngày thì nói chi đến những chân trời xa xôi Tam Tạng Kinh Điển.

Luận điểm 4: Các nước có lịch sử truyền thừa đạo Phật tương đương với Việt Nam như: Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và ngay cả Cam Bốt đều đã có Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo bằng ngôn ngữ thuần túy của nước họ. Nước Việt Nam ta “bốn nghìn năm văn hiến” đâu rồi mà mãi đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn loanh quanh bàn về “công phu” dịch kinh. Thậm chí, phải trông cậy vào khả năng dịch thuật của máy vi tính là phương tiện đang còn ở giai đoạn sơ khai. Việc sử dụng những phương tiện vi tính để dịch Đại Tạng Kinh từ Hán Tạng sang Việt Ngữ mới chỉ là một thử nghiệm thuộc phạm trù khoa học kỹ thuật hơn là nhân văn. Khả năng chuyển ngữ của các chương trình vi tính hiện nay mới chỉ ở giai đoạn bước đầu nên mức độ dịch thuật của máy chưa vượt qua khỏi trình độ chuyển ngữ căn bản. Trong lúc Kinh điển, nhất là kinh điển nhà Phật, là ngôn ngữ nhân văn vừa cao, vừa sâu, vừa rộng, vừa nghệ thuật của triết học, văn học và mỹ học. Bởi vậy, khi được biết những nhóm thiện tri thức ở nhiều nơi trên thế giới muốn dịch Đại Tạng Kinh bằng các chương trình vi tính và ngay cả khi được mời tham gia, tôi thường dè dặt góp ý với anh chị em là “hãy hết sức tỉnh táo và dè dặt khi làm thơ bằng máy” hơn là thật sự tin tưởng vào kết quả cụ thể.

Tôi rất hoan hỷtán thán tác giả Đào Nguyên đã đưa tôi vào sâu trong lĩnh vực “chuyên môn” mà quý thiện hữu đã dày công đào luyện trong suốt 15 năm qua. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không nói cùng một ngôn ngữ. Ngôn ngữ của tôi là chân trời tự do sáng tạo; trong lúc ngôn ngữ của quý thiện hữu Đào Nguyên là những giá sách đóng khung của thư tịch và thống kê số liệu. Trong lúc tôi tâm cảm bài thơ “ngắn nhất” và hay nhất của văn học Phật giáo là bài thơ không lời của Ca Diếp “Ca Diếp niêm hoa mỉm miệng cười”; bài thơ ngắn nhất gắn liền với số phận ngôi chùa cổ và giúp cho ngôi chùa còn lưu lại với nhân gian là bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Tôi đã từng ngồi hết cả nửa đêm dưới mái hiên chùa Hàn SơnTrung Quốc, nghe sư cụ kể là chùa Hàn Sơn đã được trùng tu tới 16 lần để còn tồn tại đến ngày nay cũng chỉ nhờ có 4 câu thơ của Trương Kế; trong lúc hàng 3 chục nghìn ngôi chùa khác cùng thời đã trở thành cát bụi với thời gian vì thiếu... một vần thơ! Trong lúc đó quý thiện hữu Đào Nguyên đã trưng dẫn những bài thơ Đường ngắn nhất theo tài liệu thống kê! Cũng tương tự như thế, tôi hiểu Nguyễn Du như một nhà thơ; trong lúc quý thiện hữu Đào Nguyên tìm đến Nguyễn Du như một nhà Phật học. Nhà nghiên cứu là người học võ để đi quyền. Nghệ sĩ là người đi quyền để học võ. Khác nhau ở chỗ là bậc hữu học và bậc vô học như ẩn dụ theo lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.

Nếu cứ mãi theo một tiến độ của ngôn ngữ thống kê đối diện với ngôn ngữ văn chương sáng tác như thế thì e rằng, quý thiện hữu Đào Nguyên càng đưa bài viết Cá Nghe Kinh đi sâu vào phân tích và suy diễn, càng đưa tới tác dụng nghịch chiều. Nếu không đến nỗi như mâu và thuẫn thì cũng chẳng mở thêm được một cánh cửa nhỏ nào hé ra chân trời Phật đạo đang lồng lộng muôn màu muôn vẻ ngoài kia mà tất cả chúng ta đều đang cần tới.

Trong sinh hoạt viết lách, tôi đã từng bị ghiền căn bệnh thống kê và số liệu đâu chừng hai chục năm về trước khi viết về Phật giáo (Kính mời theo dõi trên trang nhà: www.trankiemdoan.net) . Nhưng khi có dịp học hỏi, tham khảo và suy niệm về yếu tính căn bản ngôn ngữ của đạo Phật tôi mới sáng mắt ra rằng: Ngôn ngữ của đạo Phật không phải là mẫu tự a,b,c... mà là ngôn ngữ của biểu tượng. Muốn hiểu kinh điển nhà Phật không thể nào cứ dán mắt vào số liệu thống kê; cũng không thể tùy tiện hiểu theo cái hiểu cạn cợt của mình mà suy diễn. “Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết” là thế.

Sự sáng tạo nghiêm túc trong văn học Phật giáo quả là một hạnh phúc cho người viết lẫn người đọc vì ngay trong nhân đã có quả. Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác để hiểu nhau. Hơn mười năm trước đây khi khởi viết tác phẩm Tu Bụi tôi thường tham khảo ý kiến của quý Thầy, quý Sư Cô và chư thiện hữu tri thức; và nhất là dốc tâm cầu nguyện trên mỗi 600 trang sách để cho mình đặt được cái tâm lên trên cái trí. Nhị nguyên luận theo thói tục thị phi, bỉ thử khen chê, thách thức... thường đưa đến hý luận vọng tâm phi Phật giáo. Bởi vậy, khi xác định lại rằng, “cá vẫn nghe kinh” là để thay cho một lời tác bạch mà người viết muốn nói lên ước mơ của mình. Đấy là sự thiết tha thỉnh cầu về một nỗ lực chung của chư Tôn thiền đức và Phật tử trong một tương lai gần nhằm thực hiện cho được Nghi Thức Tụng Niệm hằng ngày thuần tiếng Việt, trong sáng, rõ nghĩa để sử dụng thống nhất cho tất cả tín đồthân hữu của Phật giáo Việt Nam.

 Sacramento, mùa An Cư Kiết Hạ 2012

Trần Kiêm Đoàn

Bài Viết Liên Quan:
CÁ NGHE KINH -Trần Kiêm Đoàn
TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ TRẦN KIÊM ĐOÀN về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt Nam - Đào Nguyên

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13187)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15816)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15863)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13679)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16593)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14177)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12890)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13326)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13293)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17360)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13018)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13789)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12377)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12393)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12603)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12770)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15163)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 14993)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13304)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12689)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14026)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14361)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12747)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12090)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13573)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 14905)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21271)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14396)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14648)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13652)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16507)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12579)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12098)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11328)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13747)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15581)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 13854)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 15913)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12158)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13176)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11683)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10781)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 10998)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11216)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 11846)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12009)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11699)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11220)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11687)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11846)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant