Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mái Chùa Nỗi Nhớ

18 Tháng Chín 201200:00(Xem: 29360)
Mái Chùa Nỗi Nhớ

Có những người sinh ra là hành nhân cuộc lữ. Hoặc vì tác động ngoại cảnh gọi mời, hoặc vì khát vọng lý tưởng nội tâm… đành giã biệt quê nhà mà đi.


Giã từ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn, khách ly canh cánh bên lòng biết bao hình ảnh thân thương: cha mẹ, bà con thân thuộc; lũy tre hàng chuối, bến sông giếng nước đầu làng. Và chẳng hay tự bao giờ, hình ảnh mái chùa đã hòa quyện làm một với quê hương làng nước. Thế nên, với ly khách, hình ảnh ngôi chùa là hình ảnh tác động sâu lắng nhất, đậm nét nhất trong tâm thức.

Ai đã từng đọc thơ Nguyễn Bính:


Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Sương hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
Mai nầy tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa!

Ông Nguyễn bảo quê ông có gió bốn mùa, trăng giữa tháng… nhưng chùa thì có cả quanh năm. Phải chăng cái “có” ấy như là cái có tất yếu, cái có thường trực, cái có bất khả phân ly với quê hương. Và hình như cái có ấy lấn trùm lên mọi quê hương làng mạc Việt Nam, từng thấm đẫm nề nếp văn hóa làng mạc, văn hóa Phật giáo Việt Nam…

Bỏ trăng, bỏ gió có thể bỏ dễ dàng nhưng khi phải bỏ cả chùa thì thi nhân Nguyễn Bính có cảm giác rợn người như đang vấp phải nỗi đau đứt ruột, nên mới thốt lên hai âm tiết thần tự giữa câu thơ lục bát: “chao ôi”!

Nỗi đau lớn nhất trong tâm thức ly khách là phải bỏ ngôi chùa thân thương mà đi, bỏ lại tiếng chuông sớm tiếng mõ chiều đầm ấm quen thuộc mà đi… Vì vậy, trên vạn dặm đường đời, trên dặm trường cát bụi, nỗi nhớ quê nhà man mác, bao giờ hình ảnh ngôi chùa vẫn là hình ảnh đặc thù, sâu đậm được nhớ về, nhớ lại nhiều nhất, bâng khuâng, da diết nhất…

Hãy cùng lắng nghe thi sĩ Huyền Không nhớ chùa:

Tự thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa

Hệt như nhà thơ Nguyễn Bính, cất bước ra đi là canh cánh bên lòng nỗi nhớ. Nỗi nhớ chùa. Ra đi mà hanh thông yên ả thì có thể nỗi nhớ chùa nhẹ nhàng hơn tí chút. Ra đi mà vấp phải lao nhọc vì chuyện hơn thua trên đường đời thì nỗi nhớ chùa càng xuyến xao da diết bội phần.

Mà nhớ chùa thì đâu phải chỉ nhớ nhung duy nhất hình ảnh mái chùa. Nhớ chùa là nỗi nhớ mênh mang trùm cả cảnh chùa. Mà cảnh của chùa không chỉ là cảnh riêng của mái chùa kia. Cảnh của chùa chính là toàn cảnh của quê hương làng nước, toàn cảnh của cả một vùng miền văn hóa đình chùa miếu vũ khắng khít với tổng thể ngàn năm văn hiến Việt Nam:

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.

Đường đất đỏ, hàng tre xanh… hồn sông núi đó quyện với cảnh của chùa, hồn của chùa:

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi mỉm miệng cười.

Những cây mai, cây tùng, cây bách sống trọn đời là bao nhiêu tuổi? là những mấy trăm năm? Từ ngữ trọn đời khiến người đọc liên tưởng đến độ lâu độ bền, độ không tính đếm được… Đã bao nhiêu năm tháng rồi nơi điện thờ trầm lặng ấy vẫn phảng phất khói hương trầm. Và nụ cười mỉm từ bi vô lượng của đức Phật vẫn cứ mãi mãi như là nguồn ân phước ban phát cho muôn loại quần sinh. Ngôn ngữ bình dị mộc mạc, chân chất, trong sáng của câu thơ “đức Phật từ bi miệng mỉm cười” khiến bạn đọc cảm xúc đến rưng rưng nước mắt. Hình ảnh đức Phật sao mà gần gũi thân thương với chúng ta, với dân làng xóm thôn đến vậy?

Khi đã giới thiệu với người đọc nỗi nhớ một tổng thể bối cảnh thanh bình, an lạc của ngôi chùa với quê hương xứ sở với làng mạc xóm thôn nơi chôn nhau cắt rốn, thiền sư thi sĩ Huyền Không người làng Phương Lang còn nói thêm cho chúng ta nghe nếp sinh hoạt thiền vị nhẹ nhàng thanh thoát, bản sắc truyền thống hàng trăm năm, trú dạ lục thời, bốn mùa tám tiết nơi ngôi chùa đó:

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Lời kinh giải thoát cùng tiếng mõ cốc, tiếng chuông ngân… vang vọng cao siêu đến chín tầng trời, ngân nga trầm tích đến bảy tầng địa ngục… ấy chính là pháp âm mầu nhiệm vỗ về hôm sớm cho dân làng ngày hai buổi, sớm đến tối, ngày rồi đêm, sống mà biết mến yêu nhau, đùm bọc che chở lẫn nhau, tối đèn tắt lửa có nhau.

Vì vậy đâu cần phải có cao lương mỹ vị, chẳng vòi vĩnh gì nem công chả phượng, bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng… chỉ sắn khoai gạo bắp, chỉ với ánh trăng thanh, với ngọn gió lành, với tiếng chuông chùa ngân xa lan xa… thứ lương dược, thiền duyệt thực ấy đủ để nuôi sống dân ta, sống cuộc đời thanh cao, sống cuộc đời bình dị, thanh thản giữa quê hương làng nước thanh bình…

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.

Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh.

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn ba mươi mỗi tối nào.

Nếp sinh hoạt mang tính thời khóa biểu nhà trường giữa trường đời đó của dân làng đã trở thành nỗi nhớ thường trực trong tâm khảm khách tha hương. Dù xa ngàn dặm không biết ở phương sở nào, từng ngày từng tháng từng năm, thì nhà thơ vẫn cảm thấy mình cũng như đang hòa mình làm một với nếp sinh hoạt nề nếp muôn đời đó.

Ôi! Cha ông chúng ta hiền lành chất phác dung dị, một nắng hai sương, chân lấm tay bùn… mồ hôi mồ kê dầu dãi, nhưng cứ mười bốn ba mươi… cứ tắm gội sạch sẽ rồi thì lên chùa lễ Phật.

Nề nếp sinh hoạt, nhu cầu văn hóa tín ngưỡng ấy gắn bó hữu cơ với tâm thức với máu thịt mình. Và khi chưa có được điều kiện thuận thường đặt những bước chân quy hồi cố quận… nhà thơ vẫn cứ bâng khuâng dằng dặc: gởi nhớ nhung về. Và dù có bao nhiêu tang thương dâu bể đổi thay nhà thơ vẫn canh cánh tâm thành cầu nguyện cho chùa khỏi tái tê.

Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

Bài thơ Nhớ Chùa, thi sĩ Huyền Không viết ở Sài Gòn năm 1956, thuở ông còn rất trẻ, giã từ chùa Thiên Minh ở Huế vào hành đạo ở chốn đô thành. Sau này ông cho in lại vào tập Mây Trắng Thong Dong. Ở đó, bạn đọc thấy tác giả bộc bạch rõ hơn tâm tư tình cảm của mình: “Tôi muốn dành tất cả thơ tôi cho những ngôi chùa suốt đời chung thủy với quê hương, cho làng Phương Lang và những thôn làng mộc mạc đang chia nỗi điêu linh cùng đất nước, cho mọi tấm lòng Phật tử sắt son hộ đạo dựng đời, cho những tâm hồn biết sống gắn bó với thơ”*. Thiền sư viết dòng này ở Los Angeles cuối thu Quý Dậu (1993) nghĩa là hơn 37 năm sau.

Sắt son gắn bó đời mình với thơ, với mái chùa thân thương, nhà thơ Trụ Vũ từng phát biểu:

Mỗi khi nhìn thấy bóng ngôi chùa
Tôi lại thấy quê hương mình hiển hiện

Mây phương đông vẫn lên hường
Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn
(Trụ Vũ - Quê Hương)

Cứ nhìn thấy bóng ngôi chùa là lập tức thấy bóng hình quê hương mình hiển hiện. Và hiển hiệnhiển hiện giữa một vòm khí hậu huy hoàng rực rỡ: mây hồng phương Đông, phương trời tâm linh của Trời Phương Ngoại.

Đối mặt với chế độ cường quyền độc tài, các thế lực vô minh bạo ngược, toan tiêu diệt bóp chết tín ngưỡng của 80% dân số miền Nam Việt Nam, thi sĩ Vũ Hoàng Chương dõng dạc tuyên ngôn:

Dân tộc ta không thể nào thua!
Đạo pháp ta đời đời xán lạn
Dầu trải qua mấy phân ly tán,
Bị áp bức, phao vu, bội phản
Nhưng vẫn còn núi, còn sông,
Còn chót vót mãi Ngôi Chùa
(Vũ Hoàng Chương - Nối lửa từ bi)

Sở dĩ chúng tôi trích dẫn thêm thơ của nhà thơ Trụ Vũ, Vũ Hoàng Chương là để người đọc thấy rõ hơn tính nhất quán hữu cơ, gắn bó máu thịt hình ảnh ngôi chùa Phật giáo Việt Nam với chiều dài văn hóa lịch sử Việt Nam. Cả ba nhà thơ lớn, trụ cột thi ca Phật giáo Việt Nam đều cùng chung một cái nhìn, triệt để một nhận thức: Ngôi chùa Việt Nam tự bao giờ đã trở thành biểu tượng cho quê hương Việt Nam.

Và cũng để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng khi đọc thấy Thiền Sư Thích Mãn Giác, chính là Thi sĩ Huyền Không, tác giả bài thơ Nhớ Chùa, từng minh định:

“Với lối kiến trúc đặc biệt, những ngôi chùa bao giờ cũng ẩn giấu sau lũy tre xanh, dưới gốc cây đa, ở một nơi thanh tịnh như bản chất khiêm cung, mộc mạc hồn nhiên, thích ứnghòa hợp của Phật giáo, mái chùa còn chất chứa một sức mạnh vạn năng của đời sống tâm linhtư tưởng Việt:

Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Lấy nền tảng tư tưởng đạo Phật làm nền tảng lý tưởng đời mình, trọn đời hiến thân xứng bậc sứ giả Như Lai, hoằng dương Phật pháp… nhà thơ đã dắt dẫn bạn đọc từng bước từng bước thấy hình ảnh ngôi chùa chan hòa làm một với quê hương làng nước Việt Nam, gắn bó thủy chung trước sau như nhất với văn hóa, với dân tộc Việt Nam. Tác giả sống trọn đời mình với tâm thức ấy, nên dù cho đi bất cứ nơi đâu, dù xa ngàn dặm, bất cứ thời điểm nào, có thể hàng vài ba mươi thập niên… chỉ nghe thấy tiếng chuông chùa vang lên văng vẳng đâu đótác giả nhớ ngay đến ngôi chùa, không chỉ ngôi chùa làng Phương Lang, mà còn biết bao nhiêu ngôi chùa thân thương khác nữa. Vì tất cả mọi ngôi chùa đều là những mái chùa chung. Do đó nhà thơ đã khép lại bài thơ của mình bằng một chân lý bất di bất dịch:

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

HẠNH PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18271)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17683)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17696)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17589)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17534)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16735)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16059)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18395)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15466)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16446)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16857)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16301)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17824)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15228)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16671)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21201)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29826)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22126)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16961)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16903)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16362)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 14998)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16419)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15424)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 16999)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15947)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18193)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16073)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15238)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14440)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15430)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17838)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 17990)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15243)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14766)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15519)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13479)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13320)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15619)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16810)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12045)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13477)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18084)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16376)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14288)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12808)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16506)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15637)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15053)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19202)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant