Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài

Saturday, November 17, 201200:00(View: 15998)
Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài

  Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài
Bích Nhãn Hồ

Vâng, đó là cuộc hành trình đầy thử thách, cam go, ác liệt bi tráng và không khoan nhượng, khởi đầu từ một Hàn Cung Thương thi sĩ đến tuyệt đỉnh Thích Nhuận Hoài Tỳ Kheo Bồ Tát Giới.

 Tôi quen anh vào những năm 90 của thế kỉ trước trong những lần đi Từ Nghiêm và Đức Sơn đảnh lễtham vấn Hòa Thượng Viện Chủ. Dần dà tình đạo và duyên thơ gắn bó với nhau lúc nào không biết. Đọc những vần thơ bi tráng của anh thời đó, tôi cùng nhiều anh em ngưỡng mộ và cũng ngưỡng mộ luôn cái tính khí cương trực thành thật, bộc bạch không che giấu ngay cả cái dở cái xấu của mình. Đưa gia đình vào lập nghiệp ở Hắc Dịch có lẽ là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời đầy khó khăn và rủi ro thua thiệt của anh qua đó anh tiếp cận với Phật Pháp dưới sự dìu dắt của Hòa Thượng Đức Sơn và sau này là Bổn Sư truyền Tam qui y giới của anh. Lúc đó anh đã có lòng qui ngưỡng Tam Bảo tỏ ý muốn xuất gia. Anh tâm sự :”Xuất gia là phải Cát ái ly thân, việc đó mình chưa làm được trong hoàn cảnh một vợ ba con còn nhỏ”. Nhưng anh vẫn trưởng dưỡng đại nguyện cho đến một ngày…

 Hình như vào đầu thiên niên kỉ thứ III, do có chuyển biến trong gia đình, anh một thân một mình xách ba lô về khu bô rác Phan Huy Ích ở cùng với chúng tôi (Bích Nhãn Hồ) Trần Huệ Hiền, Trần Đăng Sum, Trụ Công Vũ, Lê Quốc Lư, Trương Văn Hiếu (đại đức Thích Nhuận Nghĩa), lập ra nhóm Hương Rác. Có lẽ đây là một cuộc diễn tập cho việc “Cát ái ly thân” mà anh chính thức thực hiện hai năm sau đó, khi xuống tóc thọ giới xuất gia.

 Thời gian cư ngụ ở khu bô rác Phan Huy Ích là bước ngoặt thứ hai mở ra con đường dẫn đến bờ giải thoát. Anh tâm sự: “Thật ra cái thân tứ đại này chính là đống rác đang phân hủy chẳng khác gì cái bô rác kia; chỉ có điều là mình có đủ dũng cảm hay không để nhận ra điều đó; mà dù nhận ra hay không nhận ra nó vẫn đã đang và sẽ không ngừng phân hủy. Rõ ràng:

Thì thôi giã biệt phồn hoa

Về trông núi rác biết là bể dâu

Tóc xanh thoáng chốc bạc đầu

Tình ai rồi cũng phai màu thời gian

 (Trần Huệ Hiền)

Nhóm Hương Rác do anh lập ra được sự hỗ trợ tư vấn của thầy Thích Nhuận Tâm trụ trì chùa Lá không ngừng phát triển cả về lượng lẫn chất. Nhiều thượng thủ cao thủ cư ngụ địa phương khác cũng tụ hội về tham gia giao lưu như: Triều Nguyên, Đoàn Văn Khánh, Đoàn Hoàng, Tạ Văn, Nguyễn Văn Thoại v.v… Trong những lần họp mặt giao lưu như thế ngoài thơ đạo, nhạc đạo luôn luôn là thảo luận trao đổi học hỏi nhau về nội điển cũng như kinh nghiệm tu tập.

 Cho đến một ngày, căn lành tăng trưởng, hạt giống đủ duyên, anh quay về Đức Sơn xuống tóc thọ giới xuất gia do hòa thượng Đức Sơn truyền trao giới phápban cho pháp danh Nhuận Hoài. Đến đây lại mở ra một bước ngoặt thứ ba, không phải dẫn đến một dòng sông êm ả cho anh thuận buồm xuôi gió. Mà là dẫn đến một trận chiến mới đầy ác liệt gay go. Đó là chiến đấu với chính mình. Từ nay anh phải chiến thắng những tập khí xấu huân tập từ vô lượng tiền kiếp và kiếp hiện tiền. Đúng là một cuộc chiến đơn độc tự thân, không ai làm thay. Ngay cả đấng Từ Phụ, Ngài chỉ chỉ ra con đường mà mình tự thắp đuốc để đi chứ Ngài không cho quá giang. Lắm lúc anh cảm thấy quá sức, không thể vượt qua được. Có lúc anh suýt mất giới. Những lần như thế anh thật thà thổ lộ với tôi như là để tự kiểm thảo chính mình rất thành thực. Không bao giờ anh mượn lời kinh hay lời Tổ để ngụy biện che giấu các yếu kém của mình. Anh thành tâm sám hối, phát tâm lạy hơn mười một ngàn danh hiệu Phật trong kinh Phật thuyết Kinh Vạn Phật, không xao lãng công phuthiền định. Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp, Chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người sẽ ngừa được ý nghiệp”.

 Anh công phu một cách tinh tấn và luôn luôn khiêm tốn. Anh tâm sự: “mình bán thế xuất gia tự biết căn cơ thấp kém. Không dám mong gì hơn là đời này gieo duyên với Phật pháp để đời sau có được thân người tiếp tục tu. Làm sao mỗi đời như thế tập khí giảm đi một ít, căn lành tăng trưởng thêm một ít, nhất định sẽ thành chánh quả. Anh thường nói với anh em: “Tu là để giải thoát, muốn giải thoát phải diệt ngã. Tu mà còn thấy mình hơn người, mình đúng người sai, chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, sao gọi là tu?”

 Với đại nguyệnhạ thủ công phu tinh tấn như thế anh sẽ xứng đáng là một Tỷ khưu Bồ Tát giớihòa thượng Đức Sơn vừa mới phương trượng truyền trao cho anh. Đúng là:

Hoa thành rác bởi thời gian

Rác thành hoa bởi vượt ngàn khổ đau

 (Trụ Công Vũ)

 Bản thân tôi tự thấy mình căn cơ thấp kém:

Mồm nguyện đi tu mòn cả lưỡi

Chân không rút nổi khỏi đường tơ

 (BNH_Tự trào)

 Nên không thể học theo các bậc thượng căn sớm xuất gia tu Phật từ lúc còn trẻ chỉ dám nguyện học theo các vị bán thế như Nhuận Nghĩa Trương Văn Hiếu, Nhuận Hoài Hàn Cung Thương …

 Hôm nay anh xả bỏ báo thân, trước kim quan anh tôi không cầu chúc quá cao siêu đôi khi ước lệ sáo ngữ như Vãng Sanh Cực Lạc, Cao Đăng Phật Quốc… chỉ xin nhất tâm cầu cho anh kiếp sau có được thân người để tiếp tục tu học và sớm xuất gia ngõ hầu được Ân Triêm công đức đúng theo đại nguyện của anh.

 Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha.

 Bích Nhãn Hồ cẩn bút

  nhân tuần chung thất của

 Tỷ Khưu Bồ Tát giới Thích Nhuận Hoài.

 

 

Tiễn biệt Hàn Cung Thương Thương và Trăng Cửu Long

Trăm năm một giấc mộng vàng

Trăng Cửu Long siết tay Hàn Cung Thương

Rong rêu tàn cuộc miên trường

Ngộ ra diện mục hằng thường xưa nay

Giã từ cõi tạm lưu đày

Rửa tay về chốn Bồng Lai an nhàn

Người đi để lạnh thi đàn

Ai cùng ta nhặt tro tàn sưởi thơ

 Bích Nhãn Hồ

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2190)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 2175)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(View: 2186)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(View: 2179)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(View: 2865)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(View: 1808)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(View: 2218)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 4070)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 2191)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 2399)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 2189)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 2949)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 2253)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2423)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2643)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 2798)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 2491)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 3230)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 2296)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 2430)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 2420)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 2294)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 2910)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 2536)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 2494)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 2368)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 2803)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 2836)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 2940)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 2490)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 2672)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 2380)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 2383)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 2585)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 2582)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 2170)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 2394)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 2789)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 2418)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 3304)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 2302)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 2368)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 2388)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 2874)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 2629)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 2812)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 2273)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 3057)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 2211)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 2528)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant