Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không thể đổ lỗi cho một người

18 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 13427)
Không thể đổ lỗi cho một người

Khi có một vấn đề tiêu cực xảy ra, chúng ta thường hay đổ lỗi cho một ai đó chứ không chịu nhìn lại để thấy ra sự việc ấy xuất phát từ đâu. Vì thói quen phản kháng những gì không tốt đẹp đến với mình, vì bảo vệ uy tín danh dự hoặc cho mình là người hiểu biết hơn kẻ khác nên chẳng cần lắng nghe ai giải thích, bày tỏ. Với thái độ hành xử chủ quan đầy cảm tính như thế chỉ đem lại sự bất an khốn đốn cho mình và cho những người chung quanh. Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn thì các vấn đề xảy ra trong đời sống này đều có nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành, gọi là duyên khởi. Nghĩa là, không có cái duy nhất sinh ra vạn vật mà tất cả mọi thứ đều phải tùy thuộc vào nhau để sinh khởi (Cái này có thì cái kia có/Cái này không thì cái kia không/Cái này sinh thì cái kia sinh/Cái này diệt thì cái kia diệt). Cái này liên hệ tương quan tương duyên tới cái kia, không có cái kia thì sẽ không có cái này. Sở dĩ có cây lúa là vì có hạt lúa, và ngược lại hạt lúa có mặt là nhờ vào cây lúa. Giữa hạt lúa và cây lúa có mối liên hệ hỗ tương cho nhau, không thể tồn tại riêng lẻ. Mặt khác, cây lúa không thể tự nó sinh ra hạt lúa mà phải nhờ vào đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, v.v… thì hạt lúa mới hiện hữu. Đây chính là chuỗi vận hành tương giao và tương tức của sự sống, mà mỗi người cần phải suy nghiệm, quán chiếu để thấy ra sự thật mầu nhiệm này. Và nếu bạn thấu hiểu được đạo lý này thì khi có vấn đề không tốt xảy ra, bạn sẽ không còn đổ lỗi hay oán trách cho bất cứ một ai.

Thực tế cho thấy, trong các mối quan hệ trong xã hội đa phần khi có những khó khăn trắc trở xảy ra người ta thường hay tránh né và đổ lỗi cho một ai đó. Người nào cũng cho mình là đúng, chứ không chịu nhìn lại để thấy rõ gốc rễ của vấn đề, cho nên dẫn đến việc tranh cãi gay gắt và tạo ra sự xung đột bất hòa! Chính vì ta thiếu sáng suốt không thấy rõ tính chất cộng sinh và tương giao trong cuộc sống, nên khi làm ra một sản phẩm có giá trị nào đó được nhiều người hưởng ứng thì bản ngã tham vọng lên cao và hãnh diện về thành quả cho là mình tạo ra. Nào ngờ đâu sự thành công ấy có biết bao nhiêu điều kiện tương tác hỗ trợ mới được hình thành. Đơn cử trong một công ty, nếu vị giám đốc không có trợ lý, nhân công, bảo vệ, thậm chí không có những người làm công tác tạp vụ vệ sinh, v.v… thì thử hỏi công ty ấy có hoạt động được không? Mặt khác, nếu vị giám đốc thiếu khả năng chiêm nghiệm, quán chiếu và lắng nghe ý kiến góp ý của người khác mà tự mình quyết định thì đến khi kế hoạch không thành, chắc chắn ông ta sẽ bị nhiều người khiển trách và phê phán. Thế mới biết mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ mật thiết, nên Đức Thế Tôn dạy rằng: “Này Hiền giả! Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng... nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này liền rơi xuống” (Kinh Tương ưng bộ II, tr.203).

khongthedoloi-vienngo
Thực tế cho thấy, trong các mối quan hệ trong xã hội đa phần khi có những khó khăn
trắc trở xảy ra người ta thường hay tránh né và đổ lỗi cho một ai đó.

Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau. Sự thành công của một doanh nghiệp cũng không khác, đòi hỏi phải có nhiều bàn tay đóng góp vào mới dễ bề thành tựu. Nếu như các vị lãnh đạo biết vận dụng cái nhìn duyên khởi, không quyết định sự việc có tính chất cá nhân độc đoán, không cho mình là người tài giỏi hơn kẻ khác mà biết lắng nghe nhau, thì các thành viên trong doanh nghiệp ấy sẽ truyền thông tốt đẹp, tạo ra không khí thâm tình, đầm ấm như anh em trong một nhà. Và dĩ nhiên, năng lượng làm việc sẽ tích cực hăng say hơn và kết quả cũng đạt được cao hơn. Đây chính là đạo lý thâm sâu, thiết thực đối với đời sống con người cho nên Đức Phật dạy: “Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử ” (Kinh Trường bộ I, tr.512).

Sống đúng theo nguyên lý duyên khởi thì chúng ta có được an vui hạnh phúc mà không buồn phiền, oán giận với bất cứ một ai. Thế nhưng, hiếm người biết sống tùy thuận theo nguyên lý tất yếu này, mà đa phần là thuận theo bản ngã tham sân si. Ta muốn có danh tiếng địa vị trong xã hội, thích được người khác ngợi khen, kính nể và tôn sùng… nhằm thỏa mãn tính tham vọng muôn thuở của kiếp người. Thực ra, những tư tưởng này biểu hiện là do ta sống trong thất niệm vô minh, không rõ biết mình đang làm gì, không có mặt trọn vẹn với cái thực tại đang là, cho nên tâm trí trở nên rối ren như ống chỉ, rối loạn như tổ kén là lẽ đương nhiên. Và một khi tâm hồn bị che đậy bởi vô minh tham ái thì khả năng thấy biết bị giới hạn, do đó ta không đủ tự tin và hiểu biết để giải quyết các vấn đề khó khăn đang mắc phải trong cuộc sống.

Như lời Đức Thế Tôn đã dạy, không có cái duy nhất sinh ra vạn vật. Vậy thì nỗi buồn, cơn giận cũng không ngoại lệ. Nếu ai đó mạt sát bạn thì với cái nhìn duyên khởi bạn không thể trách cứ họ, vì đằng sau những lời chỉ trích thô tháo ấy có biết bao là điều kiện nhân-duyên-quả tương tác vận hành và hội tụ. Có thể tiêu cực ấy một phần do sự trao truyền của cha mẹ, anh chị em, hoặc họ bị ảnh hưởng bởi bạn bè, hoàn cảnh chung quanh tưới tẩm hạt giống bất thiện mỗi ngày, cho nên hôm nay người ấy hành xử khiếm khuyết như vậy. Nếu nhìn sâu hơn bạn sẽ thấy họ là một nạn nhân kém phần may mắn, không đủ duyên lành để học hỏi đạo lý như bạn. Vì vậy, bạn không thể để tâm hờn trách mà trái lại cần phải đem lòng thương yêu giúp đỡ họ. Mặt khác, nỗi buồn, cơn giận khổ đau chỉ biểu hiện khi bạn muốn chống lại hoặc tránh né hiện thực ấy mà thôi. Vì có khi, hai người cùng nghe một câu nói như nhau, nhưng người biết tu tập hiểu được đạo lý duyên khởi thì an lạctự tại, còn kẻ thiếu hiểu biết chắc chắn sẽ phản ứng lại quyết liệt hoặc âm thầm cấu kết với người khác để hãm hại đối phương. Lối hành xử như thế không đem đến lợi ích cho cả hai phía, mà trái lại tạo thêm nghiệp quả bất hạnh về sau, cho nên Đức Phật dạy: “Đem thù đến trả thù, mình người đều đau khổ, từ bi thắng hận thù, an lạc tận ngàn thu” là vậy.

Để cho tâm hồn trong sáng như một tấm gương, nhằm thấy rõ được mọi vấn đề tương giao vốn dĩ trong cuộc sống, đòi hỏi ta phải biết nhìn lại chính mình, trở về tiếp xúc với thực tại đang là, chứ không phải sẽ là hoặc phải là. Vì sẽ là chính là ước hẹn sự sống ở tương lai, còn phải là tức là cố gắng tạo tác lăng xăng của bản ngã, muốn mọi việc trên đời này đều thuận theo ý mình, có thể nói đây là căn bệnh khó chữa ở nơi mỗi con người. Để trị liệu thói quen này thì trong khi đi đứng, nằm ngồi, làm việc… bạn chỉ cần nhận diện rõ về các động dụng nơi thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại trong sự tỉnh thức trọn vẹntâm không dao độngxao lãng thực tại đang là, thì cái thấy biết trùm khắp tức thời hiện hữu, trong Thiền tông gọi là “Tâm địa nhược thông huệ nhật tự chiếu” (Nếu tâm địa được thông thì mặt trời trí huệ tự nhiên chiếu sáng - Phật học phổ thông, tr.51). Cũng giống như tấm gương, nếu ta không xê dịch qua lại hoặc không để bụi bám vào thì nó sẽ phản chiếu các hình ảnh một cách rõ ràng đúng như thực.

Như vậy, tâm định tĩnh và sáng suốtvấn đề chính yếu để nhận ra được mọi lĩnh vực của cuộc sống, nghĩa là bạn hiểu rõ tính chất trùng trùng duyên khởi của các pháp. Từ đó, cái nhìn của bạn vượt thoát thời giankhông gian; không còn bắt chước rập khuôn theo các chủ trương hoặc triết thuyết nào cả. Bạn tự do khám phátiếp xúc với sự sống mới mẻ đang diễn ra trong phút giây thực tại. Và khi ấy, cho dù có nhiều chuyện trắc trở éo le xảy đến, bạn vẫn đầy đủ sự trầm tĩnh, sáng suốt và nhạy bén để ứng xử với thái độ an bìnhtự tại, mà không tỏ ra lo sợ, tránh né hoặc tìm cách trừng phạt đối phương để bảo vệ danh dự, uy tín theo lối mòn phản kháng xưa nay của bản ngã.

Viên Ngộ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1266)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1573)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1296)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1237)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1332)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1475)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1394)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1350)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1221)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1324)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1088)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1743)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1304)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1374)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2589)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1377)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1548)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1439)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1819)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1382)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1600)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1807)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1427)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2429)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1571)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1739)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1685)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1406)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2183)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1609)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1656)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1541)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1906)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1878)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2028)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1521)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1859)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1551)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1558)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1693)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1690)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1385)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1552)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1892)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1635)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2162)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1530)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1553)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant