Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mừng lễ Tạ Ơn

27 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 13797)
Mừng lễ Tạ Ơn
MỪNG LỄ TẠ ƠN
Tâm Diệu

mungletaonvoigataychayHàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây" và theo thống kê cho biết mỗi năm có hơn 270 triệu con gà tây bị giết làm thức ăn, trong đó có 78 triệu con lên bàn ăn vào ngày lễ Tạ Ơn. Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ.

Theo tài liệu lịch sử Hoa Kỳ, những người tiền phong đến phần đất mới này, đã phải chịu nhiều gian nan cực nhọc, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh hoạn và đất hoang chưa bao giờ khai phá. Với sự giúp đỡ chỉ bảo kinh nghiệm trồng hoa mầu của thổ dân trong vùng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn. Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cày cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này. 

Khởi từ câu chuyện chiếc tàu Mayflower. Tháng 09 năm 1620, một nhóm gồm 102 người, trong đó có 44 người thuộc giáo phái Separatist, tức nhóm ly khai Giáo Hội Anh Quốc Giáo, muốn tìm đất sống mới và có quyền tự do tín ngưỡng, đã lên chiếc tàu buồm Mayflower rời cảng Plymouth ở Anh, vượt Đại Tây Dương sang Bắc Mỹ. Sau cuộc hành trình vất vả dài 65 ngày, tàu Mayflower không đến được nơi dự tính là vùng Virginia mà bị gió bão trôi giạt lên phía Bắc, đến một vùng ngày nay thuộc bang Massachusetts vào tháng 11 năm 1620. Nhóm di dân này được gọi là Pilgrims, đã trở thành những người đầu tiên định cư trên đất Mỹ, lập ra thành phố New Plymouth ngày nay. Do không chịu nổi đói và rét của mùa Đông lạnh giá đầu tiên nơi vùng đất mới, phân nửa những người di dân đã chết. Tới mùa Xuân năm sau, 1621 họ mới liên lạc được với thổ dân da đỏ Wampanoag và được những người thổ dân này giúp đỡ trong vấn đề trồng hoa mầu, cách bắt cá và săn thú rừng và họ đã gặt hái được kết quả. Sau đó, những người di dân sống sót quyết định làm lễ tạ ơn Trời Đất và tạ ơn những người bản xứ da đỏ đã giúp đỡ họ vì họ tin rằng nếu không có những người dân tốt bụng này thì họ không thể tồn tại được qua năm đó. Và đây là sự kiện khởi đầu cho truyền thống Thanksgiving của Hoa Kỳ và truyền thống này còn mãi đến ngày nay. 

Hơn 100 năm sau, với mục đích tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các người di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, tổng thống Washington đã công bố ngày lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều này xác định được tính chất đặc thù của ngày lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh quốc.

Vào những năm 1830, khi tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai, tổng thống Lincoln tuyên bố chọn ngày Thứ Năm của tuần lễ cuối tháng 11 năm 1863, làm ngày lễ Tạ Ơn, nhằm tạo nên tình đoàn kết dân tộc trong lúc cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ đang vào thời kỳ tương tàn và ác liệt nhất. Ông nhận thức được tầm quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, và cũng muốn nhắc nhở dân Mỹ nhớ đến công ơn của những người di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ.

Không dựa theo một tôn giáo nào, lễ Tạ Ơn trải qua gần 400 năm đã trở thành ngày hội của cả quốc gia, cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo mặc. 

Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào. Nó là ngày lễ cho tất cả các dân tộc có mặt trên nước Mỹ, vốn là những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với đất nước, dân tộc, văn hóa và nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Ngày lễ Tạ Ơn giúp người di dân có cơ hội nói lên lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân và những sự hy sinh của những người có công xây dựng đất nước. Ý nghĩa ngày lễ này gắn liền với lòng biết ơn của con người, nên rất đáng được những người di cư đến sau, trân quý và áp dụng. Trong giai đoạn đầu tiên định cư nơi xứ sở này, những người di cư đến sau cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng dân tộc Hoa Kỳ và đất nước này, đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại và họ đã thành công, không có mùa màng nhưng được công ăn việc làm tốt, buôn bán thịnh vượng phát đạt, từ tiểu thương bán lẻ, từ làm móng tay, làm tóc đến buôn bán nhà cửa và thị trường chứng khoán. Vì thế lễ Tạ Ơn là nét đẹp văn hóa mới đối với người Việt tại Hoa Kỳ. 

Với đạo Phật, lễ Tạ Ơn cũng không ngoài tinh thần lễ Tứ Ân mà người con Phật phải luôn luôn nhớ tưởng và báo đền. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn đó là: Ơn cha mẹ, Ơn chúng sinh, Ơn quốc gia-xã hội, và Ơn Tam Bảo

Trong bốn ơn thì Ơn Cha Mẹ là ơn đứng hàng đầu, lớn lao sâu rộng tựa như trời biển. Chúng ta ra đời, lớn khôn, trưởng thành rồi góp mặt với xã hội là do công ơn cha mẹ sinh thànhnuôi dưỡng. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành người, cha mẹ đã tốn không biết bao nhiêu là công sức, khổ nhọc để cho ta nên người. Cha mẹ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong cuộc sống để cho ta hưởng trọn được những gì tốt đẹp nhất trong đời. Lòng hy sinh của cha mẹ dành cho con không bờ bến. Cho nên, bổn phận làm con không những phải nhớ ơn mà phải biết báo đền công ơn dưỡng dục và sanh thành của cha mẹ

Thế giới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòa giữa cái này và cái khác. Thiếu cỏ cây, đất nước, ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tồn tại, hay nếu sống được thì chúng ta cũng sẽ sống trong ốm đau bệnh tật và đời sống sẽ tẻ nhạt khi thiếu vắng tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa nở khi trời vào xuân, thiếu tiếng nước chảy róc rách của mạch nước từ hang đá, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại. Và con người sẽ sống cô đơn khi thiếu đồng loại của mình, sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống. Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của “cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không”. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của nợ nần nhau, của trả vay, vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnhnội giới. Suy nghĩ và hiểu được như vậy, chúng ta mới biết được rằng dù hiện tại, chúng ta và những sinh thể khác không biết nhau, nhưng trong quá khứ có thể đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu được như thế thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác, hay nhân rộng ra là những sinh thể khác. Chúng ta cần phải cân nhắc trong ý nghĩ và hành động để không làm hại người, hại vật và hại mình là chúng ta đã biết được cách tri ânbáo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh, để tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái. Phát tâm như vậy, chính là suối nguồn của tri ơn và báo ơn đến với chúng sanh

Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau. Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa lá và ơn sơn hà xã tắc (quốc gia xã hội), ơn những người đã dày công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người. Chúng ta nhớ ơn chúng sinh, nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần quý báu như dân chủtự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật chất. Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ, mà không nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệ trước chúng ta đã tạo dựng nên quốc gia này. Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau. 

cuối cùng trong bốn ơn là Ơn Tam Bảo. Ơn Phật, ơn Pháp và ơn Tăng đã soi đường dẫn dắt chúng ta vượt thoát phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi. Quả thật không có nỗi khổ nào lớn lao bằng nỗi khổ cứ thăng trầm ngụp lặn mãi trong luân hồi sinh tử. Ðức Phật đã thấy như thế và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát để hướng dẫn chúng ta cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã từ bi phương tiện giáo hóa, mở nhiều cánh cửa để chúng ta gieo trồng thiện căn, phúc đức. Sở dĩ, hôm nay chúng ta gặp được Phật pháp, để biết được đâu là thiện căn đã gieo trồng từ trước và đâu là ác nghiệp, nếu gây ra sẽ nhận lãnh quả báo xấu trong tương lai. Tất cả những hiểu biết ấy của chúng ta hôm nay là từ Phật, Pháp và Tăng truyền dạy lại. Đó là ơn Tam Bảochúng ta phải biết và phải đền đáp. 

Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn hóa Hoa Kỳ. Có lẽ ngày lễ Tạ Ơn là cơ hội thuận tiện cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn nhau, không chỉ riêng với đấng thiêng liêng tôn giáo, với Tứ Ân trong Phật Giáo, mà với mọi người thân như: cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn bè, tình nhân và những người gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu được, hãy trao nhau một món quà nho nhỏ, hay chỉ một câu nói cám ơn chân tình qua tấm thiệp hay email để biểu lộ tấm lòng nhớ nhau và biết ơn nhau. Những nghĩa cử cao đẹp này sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống cho mọi người quanh ta.

Chúng ta ăn mừng lễ Tạ Ơn trong tinh thần lễ Tứ Ân, trong niềm hân hoan vui mừng thành đạt sau một năm trời làm việc hăng say, học hành đỗ đạt, buôn bán mệt nhọc. Nhân dịp Thanksgiving, ban biên tập chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý độc giả đã gửi thư góp ý và thăm viếng Thư Viện Hoa Senchúng tôi cũng không quên hết lòng cảm tạ quý Thầy Cô cùng quý Phật tử khắp nơi trên thế giới đã đánh máy kinh sách, biên tập bài vở và góp công sức tạo dựng nên website Thư Viện Hoa Sen. Kính gửi đến quý vị lời chúc mừng một lễ Tạ Ơn tràn đầy an lạchạnh phúc.

Tâm Diệu

Source: thuvienhoasen

Xem thêm bài:

QUAN ĐIỂM CỦA THỔ DÂN MỸ:
MỘT NGÀY “KHÔNG TẠ ƠN” 

[In The Indian View: A Day Of “No Thanks”]
Tác giả: Ward Churchill Professor of Ethic Studies,
University of Colorado (Sacramento Bee, 11-23-2000) 
Trần Chung Ngọc dịch.

ward_churchillNgày Lễ Tạ Ơn là ngày mà Hiệp Chủng Quốc ăn mừng sự kiện là những người Anh đầu tiên ở thuộc địa Plymouth thoát được nạn đói qua mùa Đông 1620-21. Nhưng theo quan điểm của người thổ dân Mỹ, các người muốn chúng tôi phải tạ ơn cái gì?

Có người nào thực sự mong muốn chúng tôi phải tạ ơn sự kiện là, ngay sau khi những người da trắng đầu tiên đến Plymouth hồi phục được sức lực, họ bắt đầu tận diệt chính những người thổ dân đã nuôi sống họ trong mùa Đông đầu tiên này? Chúng tôi có phải biểu lộ lòng biết ơn của chúng tôi đối với những tên thực dân đã tàn sát những người da đỏ Pequots ở Mystic, Connecticut, hay sự khoa trương của họ để biện minh cho cuộc tàn sát bằng luận điệu coi người thổ dân như là đàn chuột hay rận, chấy?

Hay là chúng tôi phải vui mừng trước những cuộc tàn sát vô tận tiếp theo ở St Francis (1759), Horseshoe Bend (1814), Bad Axe (1833), Blue Water (1854), Sand Creek (1864), Marias River (1870), Camp Robinson (1878) và Wounded Knee (1890), đó là chỉ kể những cuộc tàn sát tàn khốc nhất..

Chúng tôi có phải tạ ơn chính sách của mọi thuộc địa Anh (ở Đông Bắc nước Mỹ), cũng như của 48 tiểu bang khác ở miền Nam, thưởng tiền cho những kẻ đi săn, lột da đầu người thổ dân làm chứng cớ đã giết được những người thổ dân, kể cả đàn bà và trẻ con?

Chúng tôi phải tạ ơn như thế nào trước lệnh của Lord Jeffrey Amherst năm 1763, mang những vật nhiễm bệnh đậu mùa làm quà tặng cho dân Ottawas để cho “chúng ta có thể diệt trừ cái giống dân xấu xa đáng ghét này”? (How might we best show our appreciation of the order issued by Lord Jeffrey Amherst in 1763 requiring smallpox-infested items be given as gifts to the Ottawas so that “we might extirpate this execrable race?”)

hợp lý không khi muốn chúng tôi phải hân hoan vì dân tộc chúng tôi, vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lăng, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890? Có thể chúng tôi nên vui mừng vì những người “định cư hiền hòa” (peaceful settlers) tới đây đã không giết hết chúng tôi.

Nhưng thực ra họ không cần phải làm thế. Tới năm 1900, họ đã chiếm 98% đất đai của chúng tôi. Số thổ dân còn lại đơn giản được ném vào những miền đất khô cằn không ai muốn, tin tưởng rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng cho khuất mắt và không còn làm bận tâm những nguời trong xã hội những người định cư.

Chúng tôi chưa có chết hết, nhưng chúng tôi trở thành đám người nghèo khổ, thiếu dinh dưỡng, và nhiều bệnh tật nhất trên lục địa ngày nay. Tuổi thọ của chúng tôi trung bình là 50 trong khi của những người Mỹ gốc Âu Châu là 75.

Chúng tôi còn phải chịu đựng chính sách diệt chủng bằng văn hóa (cultural genocide) trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ con cái chúng tôi học trong các trường công lập đã bị cấy vào đầu óc ý niệm “giết dân da đỏ” và thay thế những truyền thống dân tộc địa phương bằng những tập hợp giá trịhiểu biết Âu-Mỹ văn minh hơn.

Chúng tôi có nên biết ơn về những phim ảnh “cao bồi giết dân da đỏ” [Hollywood Westerns] của Hollywood, chiếu đi chiếu lại trên những đài truyền hình, và những đoạn phim chế diễu người thổ dân Mỹ như là không phải giống người?

...Vào khoảng ba phần tư thổ dân trưởng thành trở thành nghiện rượu hay các chất độc hại khác.. Đây không phải là một trạng thái di truyền. Đây là một toan tính tuyệt vọng tập thể để trốn khỏi thực tế hãi hùng của chúng tôi từ cuộc chiến thắng vinh quang của Mỹ.

Không có gì là khó hiểu khi người thổ dân ở đây không ăn mừng ngày lễ tạ ơn. Vấn đề thật sự là tại sao lại có người ăn mừng trong khi ngày đó phải là một ngày đau buồn và chuộc tội.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1352)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1319)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1273)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1470)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1550)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1594)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1481)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1430)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1232)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1369)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1340)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1425)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1443)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1521)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1380)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1480)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1386)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1348)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1414)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1362)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1541)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1783)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1477)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1783)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1378)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1293)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1514)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1367)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1437)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1588)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1807)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1828)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1639)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1830)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1529)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1490)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2013)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1590)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1537)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1485)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1459)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1537)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1402)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1683)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1661)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1512)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1531)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1397)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant