Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đời Sống Hiện Đại: Internet Và Những Đánh Đổi

19 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 10430)
Đời Sống Hiện Đại: Internet Và Những Đánh Đổi


Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

Trần Hữu Dũng


internetChúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan… quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân…

Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu

Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan…) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại

Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nhưng sự quan sát ấy không đem cho chúng ta “minh triết” (dùng chữ của cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến), nó cho ta sự “khôn lanh”, biết tin này, chuyện nọ… song đó không phải là minh triết sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta.

Hiển nhiên, “bận rộn” và “sâu sắc” không luôn luôn là xung khắc. Nhiều lúc chúng ta có thể nhanh nhẹn quay từ việc này sang việc nọ, nhưng tập trung hoàn toàn vào công việc trước mắt. Chẳng hạn một bác sĩ giải phẩu mỗi ngày có thể mổ từ ca này sang ca khác, song trong ca nào thì ông cũng tập trung chú ý 100%. “Bận rộn” trên “không gian số” thì khác sự bận rộn của một bác sĩ như thế. Từ màn hình, hàng chục công việc vẫy gọi chúng ta: nào là thư điện tử, nào là bài đang viết, biểu đồ đang xem, bài báo đang đọc, một trận bóng đá trực tuyến, v.v… Như một đứa trẻ chơi lò cò, chúng ta nhảy từ việc này sang việc nọ. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục - một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers[1] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.

Với thư điện tử, chúng ta có thể liên lạc với bạn bè, thân quyến thường hơn, song hầu hết những “thư” này ngắn hơn, vội hơn, so với thư viết tay (hoặc đánh máy) ngày xưaXu hướng này rất rõ rệt trong giới trẻ: Họ ngày càng ít dùng thư điện tử mà chuyển sang nhắn tin qua điện thoại (texting). Đàng khác, “đối thoại” trên Internet là đối thoại qua ngôn ngữ và hình ảnh… song lắm khi một cái nhìn trong im lặng lại mang nhiều ý nghĩa hơn.

Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Kết nối rộng rãi nhưng mong manh

Nếu bạn có một điện thoại di động, hoặc một máy tính nối kết với Internet, một địa chỉ email, thì bạn có thể tiếp xúc với hàng triệu cá nhân, tổ chức, và ngược lại, hàng triệu cá nhân, tổ chức có thể tiếp xúc với bạn. Hiện tượng này cho nhiều người ấn tượngxã hội, thậm chí cả nhân loại, đang kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết nhau hơn. Có thật thế không?

Mark Granovetter (một nhà xã hội học người Mỹ) phân biệt hai loại liên hệ trong xã hội: “liên hệ mạnh” và “liên hệ yếu”. Những liên hệ mạnh là những liên hệ gia đình, bạn thân, xóm giềng gần gũi, vững bền, khó cắt, còn những liên hệ yếu là những liên hệ xã giao ngoài mặt, phiến diện, cắt bỏ dễ dàng. Theo Granovetter, chính những “liên hệ mạnh” mới là căn bản cho “vốn xã hội”, một thành tố quan trọng cho phát triển và tăng trưởng. Nhìn qua cách phân loại này, Malcolm Gladwell (tác giả của nhiều sách bán chạy nhất ở Mỹ) cho rằng Internet có làm dày đặc thêm liên hệ, nhưng đó là những liên hệ yếu, không phải mạnh. Những liên hệ yếu chẳng phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chúng chỉ hữu ích cho những thư giản hời hợt, không thể được dựa vào để động viên, phối hợp để thực hiện những công tác đòi hỏi hi sinhkiên trì. Một xã hội gắn kết với nhau bằng những liên hệ yếu là một xã hội không nhiều đoàn kết, nhất là những đoàn kết để hi sinh lâu dàisự nghiệp chung.

Một đặc tính nữa của những liên kết dựa trên Internet: Càng chằng chịt liên kết với người khác, chúng ta càng hướng ngoại (trái ngược với hướng về nội tâm của chính chúng ta). Chúng ta liên lạc thường hơn qua Internet, có những “bạn” trên Facebook mà ta không biết tên thật, sống ở đâu, chưa từng gặp mặt ngoài đời. Nhiều người bỏ nhiều thời giờ “chăm sóc” trang Facebook của mình hơn là tiếp xúc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sống ngay bên cạnh. Khi sự liên lạc với người ở một châu lục khác cũng dễ dàng như với người sống bên cạnh thì sự cận kề (không gian hoặc huyết thống) mất đi nhiều ý nghĩa. Chẳng những cuộc sống nội tâm sẽ bị tổn hại, những liên hệ với những người gần gũi ta cũng sẽ bị tổn hại. Trong thế giới Internet, chúng tanhiều người quen nhưng ít người thân.

Tính “hướng ngoại” còn ảnh hưởng đến “thang giá trị” mà chúng ta dùng để tự đánh giá: những người có Facebook, có blog, thường tự đáng giá bằng con số “bạn” mà mình có trên Facebook, số người đến xem blog của mình, và số “comment”.

Cũng trong chiều hướng này, Evgeny Morozov[2] cho rằng toàn cầu hóa sẽ làm loãng đi sự quan tâm của trí thức đến những vấn đề của quốc gia họ. Một trí thức thượng thặng của Nga, Trung Quốc, Brazil… chẳng hạn, thường “thân thiết”, trao đổi, cộng tác với đồng nghiệp ờ các đại học, các trung tâm nghiên cứu, ở London, New York, Cambridge, Berkeley… hơn là với trí thức ở chính quê hương của mình.

Lọc lựa và nặc danh

Oái oăm là trong số những người chỉ trích Internet mạnh mẽ nhất lại là những người đã có những đóng góp nền tảng cho sự phát triển của “không gian ảo”. Hai tác giả nổi bật là Eli Pariser[3] và Jaron Lanier.[4]

Theo Eli Pariser (cây bút chủ lực của tạp chí Wired  chuyên về công nghệ số), những công cụ tìm kiếm (như Google) mà ai cũng cho là cực kỳ hữu ích để mở mang kiến thức, lại có tác dụng giam hãm người sử dụng trong một thứ “bong bóng” (chữ của Pariser) vô hình. Ông cho biết, khi bạn “Google” một đề tài nào đó thì Google sẽ căn cứ vào sở thích của bạn (mà Google suy đoán qua những tìm kiếm trước đây của bạn) để hiển thị kết quả, và theo thứ tự mà Google đoán là phù hợp với bạn.

Ví dụ: nếu bạn là một người Mỹ có khuynh hướng chính trị bảo thủ (căn cứ vào những bài, những thông tin mà bạn đã tìm qua Googletrước đây) thì Google sẽ hiển thị cho riêng bạn những bài, tin, viết theo quan điểm bảo thủ lên đầu kết quả tìm kiếm. Như thế, càng ngày bạn càng chìm sâu trong thế giới của những người bảo thủ: đọc của nhau, mà không được biết gì về các quan điểm khác.[5] Tất nhiên, tình trạng y hệt cũng xảy ra cho những người có tư duy “tiến bộ” (hoặc một chân dung sở thích nào đó mà Google “đoán”, với một công thức bí mật mà công ty này thường xuyên điều chỉnh).

Jaron Lanier, một người tiên phong khác trong ngành “thực tế ảo” (virtual reality) còn mạnh mẽ chỉ trích Internet hơn cả Eli Pariser Ông nói cách giật gân: Facebook, Google là những “công ty gián điệp” (theo nghĩa bóng) bởi vì mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn dựa vào việc thu thập, sắp xếp, đúc kết, rồi bán những thông tin về mọi mặt của cả tỷ người khắp nơi trên thế giới[6]! Lanier vạch ra một tệ nạn nữa của Internet, đó là những phản hồi (“comment”) nặc danh. Vì thế, đi xa hơn Pariser, Lanier cho rằng Internet còn là một “công cụ khủng bố”. Một tác giả xuất hiện trên Internet là lập tức bị một đám đông nặc danh ném đá, chê bai! Lanier phát hiện một mâu thuẫn nội tại của Internet: nó đe doạ sự tư riêng (thông tin – đúng hay sai – về đời tư, quá khứ của mỗi người đều có thể bị ai đó tung lên Internet) bởi chính tính nặc danh của nó.

Thay lời kết

Không ích lợi gì để đặt câu hỏi: Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” của mọi sinh hoạt là không thể cưỡng. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu: nó có cả hai mặt, vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng giữa “đời sống ảo” (trên Internet) và “đời sống thật”. Chúng ta không nên quên những người thân, bạn bè, sống chung quanh ta, chúng ta cần dành cho mình những “khoảng lặng”, cố gắng đi vào chiều sâu trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. “Tiếp cận” thông tin, dù ngày càng phong phú, chẳng bao giờ là đồng nghĩa với minh triết và trải nghiệm.

Về phía những người có trách nhiệm lãnh đạo (nói chung, không chỉ là nhà nước), Morozov[7] đặt ra một danh từ mới “không tưởng không gian ảo” (cyber-utopianism) để gán cho tư duy xem Internet là tâm điểm. Đối với những người có tư duy này, mọi việc đều xoay quanh Internet, công nghệ Internet (và tiềm năng của nó) là tâm điểm mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào, bất kể môi trường xã hộilịch sử ra sao. Đó là một lỗi lầm cần tránh.

[1] William Powers, 2010, Hamlet’s BlackBerry: Building a Good Life in the Digital Age, New York: Harper.
[2] Evgeny Morozov, 2011, Tne Net Delusion: The Dark Side of Internet Freedom, New York: PublicAffairs
[3] Eli Pariser, 2011, The Filter Bubble: What the Intertnet is Hiding from You, New York: Penguin.
[4] Jaron Lanier, 2011, You Are Not a Gadget: A Manifesto, New York: Vintage. Xem thêm: Ron Rosenbaum, 2013, “What Turned Jaron Lanier Against the Web?“, Smithsonian Magazine, tháng giêng.
[5] Đây cũng là nhược điểm “chết người” của phe bảo thủ ủng hộ Mitt Romney trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Dự đoán của họ hoàn toàn sai lầm vì họ chỉ đọc, chỉ lấy tin từ những nhà báo, nhà bình luận bảo thủ như họ.
|[6] Không chỉ những người có tài khoản với họ (kể cả Gmail) nhưng bất cứ ai đã sử dụng Google hoặc được Facebook của người nào đó nói đến
[7] Sách đã dẫn

Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi
Trần Hữu Dũng
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Số xuân Quý Tỵ (2013)

InternetChúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan… quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân…

Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu

Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan…) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại

Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nhưng sự quan sát ấy không đem cho chúng ta “minh triết” (dùng chữ của cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến), nó cho ta sự “khôn lanh”, biết tin này, chuyện nọ… song đó không phải là minh triết sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta.

Hiển nhiên, “bận rộn” và “sâu sắc” không luôn luôn là xung khắc. Nhiều lúc chúng ta có thể nhanh nhẹn quay từ việc này sang việc nọ, nhưng tập trung hoàn toàn vào công việc trước mắt. Chẳng hạn một bác sĩ giải phẩu mỗi ngày có thể mổ từ ca này sang ca khác, song trong ca nào thì ông cũng tập trung chú ý 100%. “Bận rộn” trên “không gian số” thì khác sự bận rộn của một bác sĩ như thế. Từ màn hình, hàng chục công việc vẫy gọi chúng ta: nào là thư điện tử, nào là bài đang viết, biểu đồ đang xem, bài báo đang đọc, một trận bóng đá trực tuyến, v.v… Như một đứa trẻ chơi lò cò, chúng ta nhảy từ việc này sang việc nọ. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục - một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers[1] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.

Với thư điện tử, chúng ta có thể liên lạc với bạn bè, thân quyến thường hơn, song hầu hết những “thư” này ngắn hơn, vội hơn, so với thư viết tay (hoặc đánh máy) ngày xưaXu hướng này rất rõ rệt trong giới trẻ: Họ ngày càng ít dùng thư điện tử mà chuyển sang nhắn tin qua điện thoại (texting). Đàng khác, “đối thoại” trên Internet là đối thoại qua ngôn ngữ và hình ảnh… song lắm khi một cái nhìn trong im lặng lại mang nhiều ý nghĩa hơn.

Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Kết nối rộng rãi nhưng mong manh

Nếu bạn có một điện thoại di động, hoặc một máy tính nối kết với Internet, một địa chỉ email, thì bạn có thể tiếp xúc với hàng triệu cá nhân, tổ chức, và ngược lại, hàng triệu cá nhân, tổ chức có thể tiếp xúc với bạn. Hiện tượng này cho nhiều người ấn tượngxã hội, thậm chí cả nhân loại, đang kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết nhau hơn. Có thật thế không?

Mark Granovetter (một nhà xã hội học người Mỹ) phân biệt hai loại liên hệ trong xã hội: “liên hệ mạnh” và “liên hệ yếu”. Những liên hệ mạnh là những liên hệ gia đình, bạn thân, xóm giềng gần gũi, vững bền, khó cắt, còn những liên hệ yếu là những liên hệ xã giao ngoài mặt, phiến diện, cắt bỏ dễ dàng. Theo Granovetter, chính những “liên hệ mạnh” mới là căn bản cho “vốn xã hội”, một thành tố quan trọng cho phát triển và tăng trưởng. Nhìn qua cách phân loại này, Malcolm Gladwell (tác giả của nhiều sách bán chạy nhất ở Mỹ) cho rằng Internet có làm dày đặc thêm liên hệ, nhưng đó là những liên hệ yếu, không phải mạnh. Những liên hệ yếu chẳng phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chúng chỉ hữu ích cho những thư giản hời hợt, không thể được dựa vào để động viên, phối hợp để thực hiện những công tác đòi hỏi hi sinhkiên trì. Một xã hội gắn kết với nhau bằng những liên hệ yếu là một xã hội không nhiều đoàn kết, nhất là những đoàn kết để hi sinh lâu dàisự nghiệp chung.

Một đặc tính nữa của những liên kết dựa trên Internet: Càng chằng chịt liên kết với người khác, chúng ta càng hướng ngoại (trái ngược với hướng về nội tâm của chính chúng ta). Chúng ta liên lạc thường hơn qua Internet, có những “bạn” trên Facebook mà ta không biết tên thật, sống ở đâu, chưa từng gặp mặt ngoài đời. Nhiều người bỏ nhiều thời giờ “chăm sóc” trang Facebook của mình hơn là tiếp xúc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sống ngay bên cạnh. Khi sự liên lạc với người ở một châu lục khác cũng dễ dàng như với người sống bên cạnh thì sự cận kề (không gian hoặc huyết thống) mất đi nhiều ý nghĩa. Chẳng những cuộc sống nội tâm sẽ bị tổn hại, những liên hệ với những người gần gũi ta cũng sẽ bị tổn hại. Trong thế giới Internet, chúng tanhiều người quen nhưng ít người thân.

Tính “hướng ngoại” còn ảnh hưởng đến “thang giá trị” mà chúng ta dùng để tự đánh giá: những người có Facebook, có blog, thường tự đáng giá bằng con số “bạn” mà mình có trên Facebook, số người đến xem blog của mình, và số “comment”.

Cũng trong chiều hướng này, Evgeny Morozov[2] cho rằng toàn cầu hóa sẽ làm loãng đi sự quan tâm của trí thức đến những vấn đề của quốc gia họ. Một trí thức thượng thặng của Nga, Trung Quốc, Brazil… chẳng hạn, thường “thân thiết”, trao đổi, cộng tác với đồng nghiệp ờ các đại học, các trung tâm nghiên cứu, ở London, New York, Cambridge, Berkeley… hơn là với trí thức ở chính quê hương của mình.

Lọc lựa và nặc danh

Oái oăm là trong số những người chỉ trích Internet mạnh mẽ nhất lại là những người đã có những đóng góp nền tảng cho sự phát triển của “không gian ảo”. Hai tác giả nổi bật là Eli Pariser[3] và Jaron Lanier.[4]

Theo Eli Pariser (cây bút chủ lực của tạp chí Wired  chuyên về công nghệ số), những công cụ tìm kiếm (như Google) mà ai cũng cho là cực kỳ hữu ích để mở mang kiến thức, lại có tác dụng giam hãm người sử dụng trong một thứ “bong bóng” (chữ của Pariser) vô hình. Ông cho biết, khi bạn “Google” một đề tài nào đó thì Google sẽ căn cứ vào sở thích của bạn (mà Google suy đoán qua những tìm kiếm trước đây của bạn) để hiển thị kết quả, và theo thứ tự mà Google đoán là phù hợp với bạn.

Ví dụ: nếu bạn là một người Mỹ có khuynh hướng chính trị bảo thủ (căn cứ vào những bài, những thông tin mà bạn đã tìm qua Googletrước đây) thì Google sẽ hiển thị cho riêng bạn những bài, tin, viết theo quan điểm bảo thủ lên đầu kết quả tìm kiếm. Như thế, càng ngày bạn càng chìm sâu trong thế giới của những người bảo thủ: đọc của nhau, mà không được biết gì về các quan điểm khác.[5] Tất nhiên, tình trạng y hệt cũng xảy ra cho những người có tư duy “tiến bộ” (hoặc một chân dung sở thích nào đó mà Google “đoán”, với một công thức bí mật mà công ty này thường xuyên điều chỉnh).

Jaron Lanier, một người tiên phong khác trong ngành “thực tế ảo” (virtual reality) còn mạnh mẽ chỉ trích Internet hơn cả Eli Pariser Ông nói cách giật gân: Facebook, Google là những “công ty gián điệp” (theo nghĩa bóng) bởi vì mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn dựa vào việc thu thập, sắp xếp, đúc kết, rồi bán những thông tin về mọi mặt của cả tỷ người khắp nơi trên thế giới[6]! Lanier vạch ra một tệ nạn nữa của Internet, đó là những phản hồi (“comment”) nặc danh. Vì thế, đi xa hơn Pariser, Lanier cho rằng Internet còn là một “công cụ khủng bố”. Một tác giả xuất hiện trên Internet là lập tức bị một đám đông nặc danh ném đá, chê bai! Lanier phát hiện một mâu thuẫn nội tại của Internet: nó đe doạ sự tư riêng (thông tin – đúng hay sai – về đời tư, quá khứ của mỗi người đều có thể bị ai đó tung lên Internet) bởi chính tính nặc danh của nó.

Thay lời kết

Không ích lợi gì để đặt câu hỏi: Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” của mọi sinh hoạt là không thể cưỡng. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu: nó có cả hai mặt, vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng giữa “đời sống ảo” (trên Internet) và “đời sống thật”. Chúng ta không nên quên những người thân, bạn bè, sống chung quanh ta, chúng ta cần dành cho mình những “khoảng lặng”, cố gắng đi vào chiều sâu trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. “Tiếp cận” thông tin, dù ngày càng phong phú, chẳng bao giờ là đồng nghĩa với minh triết và trải nghiệm.

Về phía những người có trách nhiệm lãnh đạo (nói chung, không chỉ là nhà nước), Morozov[7] đặt ra một danh từ mới “không tưởng không gian ảo” (cyber-utopianism) để gán cho tư duy xem Internet là tâm điểm. Đối với những người có tư duy này, mọi việc đều xoay quanh Internet, công nghệ Internet (và tiềm năng của nó) là tâm điểm mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào, bất kể môi trường xã hộilịch sử ra sao. Đó là một lỗi lầm cần tránh.

[1] William Powers, 2010, Hamlet’s BlackBerry: Building a Good Life in the Digital Age, New York: Harper.
[2] Evgeny Morozov, 2011, Tne Net Delusion: The Dark Side of Internet Freedom, New York: PublicAffairs
[3] Eli Pariser, 2011, The Filter Bubble: What the Intertnet is Hiding from You, New York: Penguin.
[4] Jaron Lanier, 2011, You Are Not a Gadget: A Manifesto, New York: Vintage. Xem thêm: Ron Rosenbaum, 2013, “What Turned Jaron Lanier Against the Web?“, Smithsonian Magazine, tháng giêng.
[5] Đây cũng là nhược điểm “chết người” của phe bảo thủ ủng hộ Mitt Romney trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Dự đoán của họ hoàn toàn sai lầm vì họ chỉ đọc, chỉ lấy tin từ những nhà báo, nhà bình luận bảo thủ như họ.
|[6] Không chỉ những người có tài khoản với họ (kể cả Gmail) nhưng bất cứ ai đã sử dụng Google hoặc được Facebook của người nào đó nói đến
[7] Sách đã dẫn

- See more at: http://www.lamhong.org/2013/01/21/doi-song-hien-dai-internet-va-nhung-danh-doi/#sthash.sWJyj4QM.dpuf

Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi
Trần Hữu Dũng
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Số xuân Quý Tỵ (2013)

InternetChúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan… quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân…

Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu

Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan…) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại

Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nhưng sự quan sát ấy không đem cho chúng ta “minh triết” (dùng chữ của cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến), nó cho ta sự “khôn lanh”, biết tin này, chuyện nọ… song đó không phải là minh triết sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta.

Hiển nhiên, “bận rộn” và “sâu sắc” không luôn luôn là xung khắc. Nhiều lúc chúng ta có thể nhanh nhẹn quay từ việc này sang việc nọ, nhưng tập trung hoàn toàn vào công việc trước mắt. Chẳng hạn một bác sĩ giải phẩu mỗi ngày có thể mổ từ ca này sang ca khác, song trong ca nào thì ông cũng tập trung chú ý 100%. “Bận rộn” trên “không gian số” thì khác sự bận rộn của một bác sĩ như thế. Từ màn hình, hàng chục công việc vẫy gọi chúng ta: nào là thư điện tử, nào là bài đang viết, biểu đồ đang xem, bài báo đang đọc, một trận bóng đá trực tuyến, v.v… Như một đứa trẻ chơi lò cò, chúng ta nhảy từ việc này sang việc nọ. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục - một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers[1] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.

Với thư điện tử, chúng ta có thể liên lạc với bạn bè, thân quyến thường hơn, song hầu hết những “thư” này ngắn hơn, vội hơn, so với thư viết tay (hoặc đánh máy) ngày xưaXu hướng này rất rõ rệt trong giới trẻ: Họ ngày càng ít dùng thư điện tử mà chuyển sang nhắn tin qua điện thoại (texting). Đàng khác, “đối thoại” trên Internet là đối thoại qua ngôn ngữ và hình ảnh… song lắm khi một cái nhìn trong im lặng lại mang nhiều ý nghĩa hơn.

Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn. 

Kết nối rộng rãi nhưng mong manh

Nếu bạn có một điện thoại di động, hoặc một máy tính nối kết với Internet, một địa chỉ email, thì bạn có thể tiếp xúc với hàng triệu cá nhân, tổ chức, và ngược lại, hàng triệu cá nhân, tổ chức có thể tiếp xúc với bạn. Hiện tượng này cho nhiều người ấn tượngxã hội, thậm chí cả nhân loại, đang kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết nhau hơn. Có thật thế không?

Mark Granovetter (một nhà xã hội học người Mỹ) phân biệt hai loại liên hệ trong xã hội: “liên hệ mạnh” và “liên hệ yếu”. Những liên hệ mạnh là những liên hệ gia đình, bạn thân, xóm giềng gần gũi, vững bền, khó cắt, còn những liên hệ yếu là những liên hệ xã giao ngoài mặt, phiến diện, cắt bỏ dễ dàng. Theo Granovetter, chính những “liên hệ mạnh” mới là căn bản cho “vốn xã hội”, một thành tố quan trọng cho phát triển và tăng trưởng. Nhìn qua cách phân loại này, Malcolm Gladwell (tác giả của nhiều sách bán chạy nhất ở Mỹ) cho rằng Internet có làm dày đặc thêm liên hệ, nhưng đó là những liên hệ yếu, không phải mạnh. Những liên hệ yếu chẳng phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chúng chỉ hữu ích cho những thư giản hời hợt, không thể được dựa vào để động viên, phối hợp để thực hiện những công tác đòi hỏi hi sinhkiên trì. Một xã hội gắn kết với nhau bằng những liên hệ yếu là một xã hội không nhiều đoàn kết, nhất là những đoàn kết để hi sinh lâu dàisự nghiệp chung.

Một đặc tính nữa của những liên kết dựa trên Internet: Càng chằng chịt liên kết với người khác, chúng ta càng hướng ngoại (trái ngược với hướng về nội tâm của chính chúng ta). Chúng ta liên lạc thường hơn qua Internet, có những “bạn” trên Facebook mà ta không biết tên thật, sống ở đâu, chưa từng gặp mặt ngoài đời. Nhiều người bỏ nhiều thời giờ “chăm sóc” trang Facebook của mình hơn là tiếp xúc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sống ngay bên cạnh. Khi sự liên lạc với người ở một châu lục khác cũng dễ dàng như với người sống bên cạnh thì sự cận kề (không gian hoặc huyết thống) mất đi nhiều ý nghĩa. Chẳng những cuộc sống nội tâm sẽ bị tổn hại, những liên hệ với những người gần gũi ta cũng sẽ bị tổn hại. Trong thế giới Internet, chúng tanhiều người quen nhưng ít người thân.

Tính “hướng ngoại” còn ảnh hưởng đến “thang giá trị” mà chúng ta dùng để tự đánh giá: những người có Facebook, có blog, thường tự đáng giá bằng con số “bạn” mà mình có trên Facebook, số người đến xem blog của mình, và số “comment”.

Cũng trong chiều hướng này, Evgeny Morozov[2] cho rằng toàn cầu hóa sẽ làm loãng đi sự quan tâm của trí thức đến những vấn đề của quốc gia họ. Một trí thức thượng thặng của Nga, Trung Quốc, Brazil… chẳng hạn, thường “thân thiết”, trao đổi, cộng tác với đồng nghiệp ờ các đại học, các trung tâm nghiên cứu, ở London, New York, Cambridge, Berkeley… hơn là với trí thức ở chính quê hương của mình.

Lọc lựa và nặc danh

Oái oăm là trong số những người chỉ trích Internet mạnh mẽ nhất lại là những người đã có những đóng góp nền tảng cho sự phát triển của “không gian ảo”. Hai tác giả nổi bật là Eli Pariser[3] và Jaron Lanier.[4]

Theo Eli Pariser (cây bút chủ lực của tạp chí Wired  chuyên về công nghệ số), những công cụ tìm kiếm (như Google) mà ai cũng cho là cực kỳ hữu ích để mở mang kiến thức, lại có tác dụng giam hãm người sử dụng trong một thứ “bong bóng” (chữ của Pariser) vô hình. Ông cho biết, khi bạn “Google” một đề tài nào đó thì Google sẽ căn cứ vào sở thích của bạn (mà Google suy đoán qua những tìm kiếm trước đây của bạn) để hiển thị kết quả, và theo thứ tự mà Google đoán là phù hợp với bạn.

Ví dụ: nếu bạn là một người Mỹ có khuynh hướng chính trị bảo thủ (căn cứ vào những bài, những thông tin mà bạn đã tìm qua Googletrước đây) thì Google sẽ hiển thị cho riêng bạn những bài, tin, viết theo quan điểm bảo thủ lên đầu kết quả tìm kiếm. Như thế, càng ngày bạn càng chìm sâu trong thế giới của những người bảo thủ: đọc của nhau, mà không được biết gì về các quan điểm khác.[5] Tất nhiên, tình trạng y hệt cũng xảy ra cho những người có tư duy “tiến bộ” (hoặc một chân dung sở thích nào đó mà Google “đoán”, với một công thức bí mật mà công ty này thường xuyên điều chỉnh).

Jaron Lanier, một người tiên phong khác trong ngành “thực tế ảo” (virtual reality) còn mạnh mẽ chỉ trích Internet hơn cả Eli Pariser Ông nói cách giật gân: Facebook, Google là những “công ty gián điệp” (theo nghĩa bóng) bởi vì mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn dựa vào việc thu thập, sắp xếp, đúc kết, rồi bán những thông tin về mọi mặt của cả tỷ người khắp nơi trên thế giới[6]! Lanier vạch ra một tệ nạn nữa của Internet, đó là những phản hồi (“comment”) nặc danh. Vì thế, đi xa hơn Pariser, Lanier cho rằng Internet còn là một “công cụ khủng bố”. Một tác giả xuất hiện trên Internet là lập tức bị một đám đông nặc danh ném đá, chê bai! Lanier phát hiện một mâu thuẫn nội tại của Internet: nó đe doạ sự tư riêng (thông tin – đúng hay sai – về đời tư, quá khứ của mỗi người đều có thể bị ai đó tung lên Internet) bởi chính tính nặc danh của nó.

Thay lời kết

Không ích lợi gì để đặt câu hỏi: Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” của mọi sinh hoạt là không thể cưỡng. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu: nó có cả hai mặt, vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng giữa “đời sống ảo” (trên Internet) và “đời sống thật”. Chúng ta không nên quên những người thân, bạn bè, sống chung quanh ta, chúng ta cần dành cho mình những “khoảng lặng”, cố gắng đi vào chiều sâu trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. “Tiếp cận” thông tin, dù ngày càng phong phú, chẳng bao giờ là đồng nghĩa với minh triết và trải nghiệm.

Về phía những người có trách nhiệm lãnh đạo (nói chung, không chỉ là nhà nước), Morozov[7] đặt ra một danh từ mới “không tưởng không gian ảo” (cyber-utopianism) để gán cho tư duy xem Internet là tâm điểm. Đối với những người có tư duy này, mọi việc đều xoay quanh Internet, công nghệ Internet (và tiềm năng của nó) là tâm điểm mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào, bất kể môi trường xã hộilịch sử ra sao. Đó là một lỗi lầm cần tránh.

[1] William Powers, 2010, Hamlet’s BlackBerry: Building a Good Life in the Digital Age, New York: Harper.
[2] Evgeny Morozov, 2011, Tne Net Delusion: The Dark Side of Internet Freedom, New York: PublicAffairs
[3] Eli Pariser, 2011, The Filter Bubble: What the Intertnet is Hiding from You, New York: Penguin.
[4] Jaron Lanier, 2011, You Are Not a Gadget: A Manifesto, New York: Vintage. Xem thêm: Ron Rosenbaum, 2013, “What Turned Jaron Lanier Against the Web?“, Smithsonian Magazine, tháng giêng.
[5] Đây cũng là nhược điểm “chết người” của phe bảo thủ ủng hộ Mitt Romney trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Dự đoán của họ hoàn toàn sai lầm vì họ chỉ đọc, chỉ lấy tin từ những nhà báo, nhà bình luận bảo thủ như họ.
|[6] Không chỉ những người có tài khoản với họ (kể cả Gmail) nhưng bất cứ ai đã sử dụng Google hoặc được Facebook của người nào đó nói đến
[7] Sách đã dẫn

- See more at: http://www.lamhong.org/2013/01/21/doi-song-hien-dai-internet-va-nhung-danh-doi/#sthash.sWJyj4QM.dpuf
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19280)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13687)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15485)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13875)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14693)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15238)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14759)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13918)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13516)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12739)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13952)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13124)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13664)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13031)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12968)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13249)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14740)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14964)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13094)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15065)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21888)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15175)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14263)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14750)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14329)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17537)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17788)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17799)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13878)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13507)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12755)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14681)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15022)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15626)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15871)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15474)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13111)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15225)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15634)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16403)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16130)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17212)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15695)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14407)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15381)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17128)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16194)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12715)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14848)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17238)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant