Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

15 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10821)
Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

THUYỀN TRÔI TRÊN SA MẠC 


Nhụy Nguyên

thuyen_troi_tren_sa_mac

Bạn ơi…

Người nào lại viết một bức thư tay thời @ này nhỉ? Bạn lật xem tên ai ở trang cuối. Không có đâu. Mình đã là một người vô danh. Hãy bình tâm ngồi xuống gác công việc qua một bên, hoặc hãy vùi bức thư này lại cho đến lúc bạn thảnh thơi, hẵng đọc. Rất nhiều lần mình muốn tâm sự với bạn, chỉ đơn giản ngồi vào bàn phím gõ chữ rồi thêm một cái nhấn chuột… Viết rồi lại xóa. Nói chuyện với bạn dễ ợt, ngặt nỗi mình chẳng biết bắt đầu từ đâu. Sáng nay ngồi vào bàn chép Kinh, mình thảo luôn bức thư này gửi tới bạn.

Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại. Học Phật, nghe giảng Pháp rồi bỗng sinh “nghi”. Đời người trăm tuổi là bao so với hàng tỉ tỉ năm tồn tại của trái đất; còn nếu dõi thêm ra các dải ngân hà chẳng khác ta nhìn vòng đời của một con kiến. Bạn hãy đặt một con kiến lên quả địa cầu nhựa rồi thử quay một vòng xem nó có rơi không? Con kiến nhỏ đến mức nó không cảm nhận được sự quay của trái đất ấy kia mà. Ôi, sao chúng ta nhỏ bé đến tội nghiệp, lại có bản ngã lớn ngang bằng trời. Cơ mà tuổi tác thời gian đâu ảnh hưởng đến việc tu luyện. Không ai nhanh hơn ai tính tại thời điểm nhắm bờ giác ngộ phá vô minh.

Điều gì sẽ khởi lên trong tâm bạn lúc này? Có phải bạn nghĩ mình chưa già đã lẩm cẩm. Sống mới một phần ba cuộc đời đã lo tu với chả luyện. Mình biết, bạn sẽ không xua đuổi mình đâu, nhưng bạn sẽ… tránh. Bạn nghĩ nếu gặp mình nhẽ ra hàn huyên chuyện cũ, dự phóng tương lai mình lại “bàn” về nghiệp thức nhân quả… nghe rất “chối” phải không. Giống như ngày xưa cha mẹ hay nhắc nhở đủ thứ. Đến như ăn xong liền nằm xuống mẹ đã “ngồi dậy kẻo đau dạ dày đó”. Mà mình thề mẹ không hề biết đến thứ kiến thức đó, bà chỉ linh cảm và răn con cái. Rất khó chịu. Bây giờ nạp kiến thức vào đầu mình bỗng nhớ lại những thuận ngôn nghịch nhĩ. Phật cũng dạy trong kinh Cú pháp: “Được sinh làm người là khó, được sống trọn đời còn khó hơn, được nghe Chánh pháp là khó”. Khó ở đây cũng là khó nghe bạn ạ. “Tín huệ văn pháp nan trung nan”. Nói vậy nghĩa là mình đang tự nhắc nhở. Đến mình chưa dạy được mình mà. Nếu mình dạy được mình, mình nghe theo mình, hàng phục mình không thuận với rất nhiều xan tham, thì mình đã giải thoát! Chưa chiến thắng thuần hóa được tâm nên mình chưa thể dứt dục; tâm vẫn như sói hoang lúc no lúc đói. Bạn cảm thấy “ngán” chứ gì. Chưa bao giờ bạn đọc một bức thư kiểu như thế này mà. Ừ. Mình… khác rồi. Nhưng đừng bỏ mình bạn nhé. Mình luôn nhớ đến bạn, kiểu như trước đây mình từng gây tội lỗi với bạn; mình muốn sám hối, cầu xin bạn hãy đừng xa lánh. Mình đang “luyện” trở thành một người hoàn toàn vô hại với mọi loài. Tâm bạn dịu hơn rồi thì phải. Bạn đã xích lại bên mình thêm một mm, song nom mặt còn khó chịu. “Mà tu để làm gì”. Cứ cho là có kiếp sau. Thì đã sao. Ừ, chẳng sao cả. Chỉ là mình không muốn chết đi liền phải đầu thai làm động vật bậc thấp thôi. Có tham lam gì cho cam. Mình đọc kinh, nghe Phật hứa nếu xả bỏ uế trược, chú tâm niệm Phật sẽ được tiếp dẫn lên cõi Tịnh độ; ở đó có thể “mặc áo giáp” trở lại trần gian… Phật không đùa đâu bạn. Mình thách bạn dùng tất cả kiến thứcphương tiện tân tiến nhất của khoa học để đánh bại lý thuyết của Phật. Một số khoa học gia hàng đầu thừa nhận: Những khám phá vĩ đại của chúng ta chỉ minh định kinh điển Phật giáo. Mà kinh Phật cũng không chép sai câu nào đâu bạn ạ. Ai vào tu tức có ngộ. Sự ngộ đó tự khắc kiểm định đúng sai lời Phật. Nếu bạn gom bể học nhân loại vào đầu, bạn vẫn thiếu một môn là Đạo Phật. Đạo Phật không phải chứa hết thảy tri thức khác song nếu bạn chỉ học và hành theo Phật mà chưa cần học thêm bất cứ điều gì, vẫn đủ. Cho đến nay Kinh Dịch là “món” chưa một nhóm học giả nào chinh phục được. Có bậc chứng quả thánh phát biểu rằng Kinh Dịch do tiền thân của một Hòa thượng bên Trung Hoa viết ra. Thế nên giả như có ai đó phá được hết các quẻ Dịch thì vẫn… bế tắc, vẫn không giải thoát được bản thể. Vẫn là một sinh mệnh ngơ ngác giữa trần ai chẳng biết sẽ về đâu.

Bạn biết không, đêm qua mình mơ thấy đang chen lấn giữa đám đông, nghẹt thở. Tất cả mọi người (trừ các nhà sư, cư sĩ…) từ già đến trẻ nhỏ trong thành phố mình sống đều tập trung tại sân vận động để nghe “lời phán xử” của Phật. Trên cao. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối hiếm hoi, Ngài nhẹ nhàng nói, “Con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục”. Bạn ạ, trong số chúng ta, nếu chiểu theo nhân quả, may ra chỉ có mấy người [chết đi] sẽ được về Tây phương Cực lạc. 3% trong số người còn lại lên được cõi Trời. 60% trong số người còn lại đầu thai vào tam ác đạo. 50% trong số người còn lại tiếp tục được nhận thân người. Số còn lại xuống địa ngục. Cõi nhân gian khó cưỡng phù hoa giả tạm, khó cưỡng lại danh sắc huống hồ lên cõi trời nữ nhân đẹp vạn lần… nên mê mờ hưởng hết phước chắc chắn thẳng xuống tầng thấp nhất lãnh nghiệp báo. Bạn có biết so với chục năm trước, trước nữa, bây giờ mực nước biển dâng lên bao nhiêu không? Ấy là do hiệu ứng nhà kính, do tầng ô dôn bị chọc thủng, nên lửa mặt trời rọi trực tiếp khiến băng tan, địa cầu nóng lên. Đạo đức nhân loại ngày nay cũng dần tan chảy giống băng vậy đó. Hiệu ứng nhà kính biểu hiện cho tiện nghi vật chất, tầng ô dôn biểu thị cho phướng đức bị lòng tham bắn tơi tả. Bạn biết khi công an thẩm vấn một đứa trẻ giết người, nó trả lời sao? “Cháu thích rứa”. Chẳng cần theo dõi truyền hình báo chí bạn cũng hay chuyện người ta xay nhuyễn trẻ em làm thuốc bổ. Thú hoang trong rừng giết nhau theo bản năng của cái đói, con người thì có thêm cái trí để tính toán và thanh toán, để quét sơn lên tội ác.

Ừ, mình đã Tu bạn à. Bắt đầu là một bữa ăn chay. Từ đó đến giờ… (Mình xa nhau mấy năm rồi nhỉ?). Chắc nhờ ai đó trợ duyên, chứ mình biết tập ăn chay khó lắm. Nói điều này chắc tổn phước quá. Gia đình mình vẫn còn người ăn mặn, nhưng mừng là không còn mua đồ sống nữa. Những người chưa thể ăn chay mình đều tôn trọng… Mình đang tập “hòa đồng” ở mức có thể. Bạn biết không, có một ông sư ở chùa Từ Hiếu, mẹ đau nên sư ra chợ mua cá về nấu cháo; dọc đường nhận tiếng oan “sư mà cũng ăn cá à!”

Cùng là động vật cơ mà. Công nghệ chăn nuôi bây giờ, bạn thấy, các trang trại nuôi hàng triệu con mỗi lứa vẫn hết vèo. Chúng sống tự nhiên với chu trình sinh diệt, sẽ chẳng ảnh hưởng đến con người mà còn lợi nhiều lắm: sinh thái môi trường… Nhân loại bước đến thời điểm này không thể quay lại được nữa bạn ơi. Có người dấm dẳn, nếu ai cũng ăn chay niệm Phật thì xã hội “chết tại chỗ” à? Vậy là nói bừa rồi. Thêm một người vào tu, thêm một người thôi bắt con này giết con nọ là sự kiện trọng đại của cõi thánh rồi, lấy đâu ra chuyện “ai cũng tu”… Mới vừa báo đưa tin một ngư dân bắt được con cá lạ: vây rắn, hình thù kỳ quái, lâu lâu lại khẹc khẹc như người. Bạn sẽ không tin ai đó do chẳng tin nhân quả, vung tay nên luân hồi thành… hải sản. Hễ cứ nhắm mắt định tâm, mình lại nhớ trước đây từng róc vảy cá cắt cổ gà, từng bắn chim giết thú, từng chặt đầu lũ chàng hương ếch nhái… mà rùng mình toát lạnh mồ hôi. Thì chỉ biết hy vọng thôi, chỉ biết ngày ngày cúi đầu mong được an trú dưới ánh hào quang của Phật suốt phần đời còn lại.

Bạn vẫn chưa biết mình là ai đúng không? Lục trong trí nhớ, bạn sẽ chẳng tìm ra ai ngày trước có “Phật tính”. Mình bây giờ cũng chẳng tin mình theo Phật nữa là. Nhắc chuyện này chắc bạn nhớ. Thời đại @ đang tiến đến 100% người biết sử dụng điện thoại di động đều sở hữu ít nhất một. Thật bất tiện khi bạn mang trong mình đến hai điện thoại, vậy nên nhà sản xuất mới cho ra đời loại có 2, 3 sim và nhiều tính năng tiện ích. Tóm lại không ai muốn mang hai di động trong người. Tương tự, bây giờ bạn hãy [phải] xem nghiệp là một cục đá. Vì sao lại cục đá, vì nghiệp là thứ vô dụng, lại nặng nề, nó khiến người ta bực dọc muốn quẳng đi mà không thể trừ phi chúng ta thành tâm cúng dường, pháp thí, phóng sanh… (Bạn và mình chưa cần tính đến phần cực trọng nghiệp, tích lũy nghiệp tồn lưu từ quá khứ, hãy tính ngay khi bạn đọc dòng chữ này). Sáng ấy trước lúc tới công sở, chúng ta tạt vào quán cà phê; mình gọi một ly chanh nóng, đứa chạy bàn nghe lộn nên mang ra chanh đá, mình tức thì nhăn nhó. Bạn nhớ ra chưa? biết mình là ai rồi chứ. Ừ, mình đây. Nhưng bạn đừng cố hồi tưởng lại khuôn mặt mình dạo ấy và nó bây giờ tròn méo ra sao. Chỉ nên biết, hành vi của mình vừa đó khiến phải nhận ngay một cục đá. Mình lại còn nhằn đứa chạy bàn là “đồ lảng tai” trước mặt nhiều người, liền nhận thêm những cục đá nữa. Nó bưng ly nước chanh vào, chủ chặn lại dọa nếu chốc nữa không ai gọi chanh nóng sẽ trừ vào tiền lương của nó [mình nhận thêm một cục đá nữa; tất nhiên chủ quán cũng bị nghiệp nhét vào những cục đá]. Uống cà phê thấy không ngon. Chúng ta đứng dậy sau đó không lâu, vào phòng làm việc. Hôm đó trời rất mát, mình vẫn bật điều hòa [cho một cục đá], rồi mình để mặc điều hòa và quạt tỏa hơi lạnh ngắt, cả màn hình máy tính không ở chế độ tiết kiệm điện; ta chuyện phiếm đủ thứ trên đời [nên được nhận thêm mấy cục đá]… Chưa tính khẩu nghiệp qua đề tài phiếm luận. Bạn còn nhớ không, mình khoe tuần trước “bồ” cho mấy tờ đô… Đồng tiền chúng ta có được cũng nhờ duyên phước. Làm giàu từ nghề chánh mạng không có tội. Ví dụ bạn mở quán chay, bán với mức giá vừa phải; đông khách là biểu hiện của “may mắn”. Nhưng bỗng đâu có người lạ vào ăn một bát lại vui lòng biếu thêm tiền. Người ta cho dĩ nhiên không phải trả, có điều bạn ạ, tiền ấy sử dụng không khéo sẽ quy ra những “cục đá”… Ấy là mình đang hoàn toàn được xem người tốt. Chứ chưa bàn đến người xấu kẻ ác. Hôm nay thứ bảy bạn ạ, mình không đi làm nên chợt nhớ lại khung cảnh này, sẵn thời gian nhẩm xem tích khoảng bao nhiêu nghiệp trong nửa buổi sáng đẹp trời ấy. Rồi trưa tan tầm mình ghé chợ, cố mua bằng được những con còn tươi giãy đành đạch. Nghĩ mình không mua thì người khác cũng mua, chúng cũng chết; mà không hay chúng bị bắt, còn sống là “việc của chúng”, mình mua và giết nó khắc nhận nghiệp… Chừng ấy cục đá cho vào bao, liệu bạn có vác nổi về nhà? Thật may, cũng thật nghiệt ngã là nghiệp ấy vô hình. Vô hình mà hữu hình và nó ở lại với mình. Thế đấy, nghiệp sao giống “chuyện vặt” vậy? Phải, chúng ta chỉ cần gom chuyện vặt [nghiệp] mà không nhất thiết phải ôm “chuyện lớn”, đến lúc bao trắc trở tụ về, hoặc sẽ từ vô vàn những cục đá diễn hóa thành bệnh tật, là lúc chúng ta đang ghé lưng vào ngọn núi khổng lồ!

Bạn với mình, về cuộc sống gia đình không hơn thua nhau nhiều. Mình cũng có công việc ổn định, cứ đến tháng nhà nước trả lương. Đời sống [tùng tiệm] xem như ổn. Vậy tu làm gì? Phải. Mình tu cho kiếp sau bạn ạ. Kiếp này vậy tạm đủ rồi. Mình không có ý nghĩ phấn đấu làm nhà hay sắm sửa tiện nghi này nọ, mình cũng sẽ không tích lũy ngoại trừ một ít tiền, rất ít luôn có sẵn để “chủ động” với việc thật ý nghĩa. Không tích trữ. Tiến tới “vô sản”. Người ta có thể chửi, hắt nước bẩn vào mặt nhưng mình vẫn sẽ nói những gì Phật đã dạy. Bạn vẫn nghĩ chết rồi cũng sẽ được đầu thai lại làm người phải không? Thật không dễ vậy. Nếu suối đời bạn giúp người hành thiện chăng nữa mà không nương Phật, không thiền định và niệm “A Di Đà Phật” thì phước báu lắm chỉ lên được cõi Trời. Sau kiếp ở cõi trời sẽ về đâu… Cái gì không nhìn thấy và không sờ thấy người ta thường phủ nhận. Mình sẽ không giải minh giữa mình với một người hành nghề sát sanh, ai đúng ai sai. Họ có “triết lý” sống của họ. Họ tuyên bố giết một con vật là “hóa kiếp” giùm nó. Thôi thì cứ vậy. Hoàn toàn do ngộ tính thôi bạn. Mình đồng nghĩa với loài vật. Mong rằng họ sẽ “hóa kiếp” giùm “đồng loại” của mình bằng cách cho nó uống một loại thuốc làm tê liệt mọi đau đớn trước lúc nó thọ quả báo đời trước lỡ gieo. Nếu người ta hành hạ một con vật đến chết rồi ăn mà vỗ ngực xưng đại nhân anh hùng thì mình nghi ngờ hết những con người đó. "Còn sát hại chúng sanh, đâu được xưng là Thánh hiền" - Phật nói đấy. Và nhiều bậc thánh nữa, những người xưa nay ta rạp mình nể phục, nhưng nếu giơ ra một câu họ nói về phương diện con người tự chạy theo lối sống của loài vật, thật tội lỗi, không chừng bạn và mình sẽ nhìn họ với ánh mắt khác.

Bạn là một nhan sắc hồng trần. Lật kinh Phật mình hiểu đẹp nhường ấy phải phước báu nhiều lắm ở đời trước, hoặc là “rớt” xuống từ cõi trời. Danh và Sắc nhiều lúc dễ khiến người ta kiêu mạn. Từ kiêu mạn sẽ khởi ý mình xứng đáng được chiều chuộng hưởng thụ, xứng đáng người đời phải hầu hạ. Đó là lý do khiến hậu vận của người đẹp, cụ thểkiếp sau thua thiệt ngàn lần so với người bình thường. Những trường hợp “sao” tương tự chắc bạn cũng dễ liên tưởng… 

Thôi nhé, chắc bạn cũng mệt mỏi lắm rồi. Mấy trang thư có khi khiến bạn ngán đến độ tối nay không ngủ được cũng nên. Nhưng mà nếu bạn thao thức trằn trọc, thì mình đội ơn trời Phật… Mong bạn nghe mình: hãy niệm “A Di Đà Phật”. Hãy thay thói quen nghĩ mông lung bằng thói quen chú tâm niệm Phật trong suốt ngày đêm. Bạn thân mến ơi, chính đó là con thuyền chở ta qua sa mạc xuôi dòng tâm linh miên viễn.

N.N
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1702)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2016)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1715)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1715)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1885)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1888)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1553)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1725)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2061)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1808)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2366)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1708)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1708)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1670)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2113)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1937)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2080)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1621)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2230)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1587)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1867)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1751)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1815)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1652)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2387)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2100)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2054)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1857)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2207)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1787)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1905)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2134)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1671)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1927)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1922)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2138)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1908)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1759)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1745)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1741)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1856)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2151)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1703)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1676)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2229)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1949)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1767)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2336)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1948)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2056)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant