Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lắng Nghe

23 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10733)
Lắng Nghe


LẮNG NGHE

Vĩnh Hảo


lang_ngheNếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?).

Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.

Vừa qua, vì thiếu sự lắng nghe, đối thoại và cảm thông giữa hai đảng phái, đã xảy ra việc “đóng cửa” chính phủ. Thực là một thảm họa! Nhưng thảm họa ấy cũng không gì lạ. Trong quá khứ (và mãi đến ngày nay) cũng không thiếu những trường hợp nhắm mắt, bịt tai, không chịu đối thoại, không chịu nhượng bộ và cảm thông của các chính quyền trước ý nguyện của toàn dân, đã dẫn đến (và sẽ dẫn đến) sự sụp đổ cả một hệ thống cầm quyền tưởng là trường trị muôn năm. Cho nên, những nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả các tổ chức giáo hội Phật giáo, nếu cũng nhắm mắt, bịt tai trước tiếng nói của người thân hay kẻ lạ, của người đồng thuyền hay kẻ ngoại môn, thì cũng đồng dạng với các chính thể độc tài, phi dân chủ.

Trong bài sám nguyện “Quỳ trước điện,” Hòa thượng Thích Trí Thủ có câu mô tả thói quen của kẻ phàm trần: “Tai thích tiếng mật đường, dua nịnh.” Thói quen thích lời ngon ngọt xu phụ, ghét lời trái tai phật ý, chính là một trong những yếu tố lôi kéo chúng ta đi vào vòng thị-phi, chấp ngã, lẩn quẩn trong sinh tử luân hồi. Người con Phật không như thế. Phải biết lắng nghe, như bồ-tát Quán Thế Âm: lắng nghe tất cả âm thanh của chúng sanh các loài, lắng nghe âm thanh của muôn vàn thế giới (dù là tiếng hay hay tiếng dở, tiếng chân thật hay tiếng hư dối, tiếng khen hay tiếng chê, tiếng ca tụng hay tiếng phỉ báng…).

Sự thực của thế gian (thông qua hình ảnh, lời nói) có khi chướng mắt, trái tai (đối với mình), nhưng vẫn là sự thực. Nhân loại ngày nay có nhiều phương tiện và cơ hội để nhìn-thấy và lắng nghe nhau. Hình sắcâm thanh hiện đạibức tranh toàn vẹn của cả hành tinh. Nhưng chúng ta phải biết cặn kẽ quan sát, lắng nghe, mới có thể tiến đến hiểu biếtcảm thông; từ cảm thông mới có hòa hợp.

Bối cảnh tan tác, phân ly của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại trong thập niên trước đã dẫn đến nhu cầu thành lập một Tăng đoàn hòa hợp với danh xưng khiêm tốn là Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; ước nguyện ngồi lại với nhau không phân biệt giáo hội, hệ phái, tông môn; lấy giới-luật làm Thầy dẫn đường cho hội chúng; nêu cao chí nguyện của kẻ xuất trần làm chất liệu hàn gắn những dị biệt; truy tán công hạnh của Thầy-Tổ nhiều đời làm gương sáng soi chung. Ý nguyện cao đẹp và cấp thiết này được kết tinh và thể hiện qua Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2007 tại Chùa Pháp Vân, Canada; và đã nối tiếp mỗi năm cho đến năm nay, 2013, là lần thứ 7. Đáng tiếc và buồn cười thay là có những kẻ che mắt, bịt tai, không chịu tìm hiểu, đã cố tình hủy báng, xuyên tạc sự ngồi lại trong hòa hợp ấy. Lãnh đạo sợ mất quyền lãnh đạo. Ngồi cao sợ rơi xuống ghế thấp. Nỗi lo sợ và ám ảnh mất mát của những người này vô tình đẩy con thuyền Phật giáo vào một giòng sông bi kịch phân ly khác.

Nhưng những kẻ xuất trần cao đẹp vẫn tiếp tục dũng mãnh lên đường.

Về nguồn. Về với nguồn cội chân tâm. Về với tự tánh thanh tịnh của tăng đoàn.

Lắng nghe. Tiếng nhiệm mầu lung linh ảo diệu. Tiếng vọng về từ thế gian thống khổ. Tiếng thanh tịnh từ bản thể thậm thâm. Tiếng sóng dâng từ đại dương sinh diệt. Tiếng vô hạn vượt ngoài cõi tam thiên.

Lắng nghe. Có những giòng sông nhập vào biển lớn. Có những con thuyền vượt sóng ra khơi. Chẳng có gì phải âu lo sợ hãi. Mở mắt, lắng tai, lóng lòng mà nhìn và nghe. Tiếng gió khua trên ngàn hoa nội cỏ. Tiếng lá chuyển mình đầu mùa thay sắc mới. Lá xanh, lá vàng cùng một cội gốc duyên sinh. Đất trời mênh mông, có bước chân nào mà chẳng dẫm lên con đường vô hạn vô biên!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2476)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2293)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2612)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2384)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3195)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2264)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2354)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2483)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2434)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2488)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2150)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2514)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2999)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2603)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2650)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2920)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2503)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2540)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3996)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2750)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2994)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3262)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2257)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2473)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2759)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2950)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2826)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2583)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2592)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3153)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2561)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2243)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2350)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2452)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2556)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2644)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2687)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3215)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2515)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2102)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2555)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2020)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2777)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2862)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2888)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2677)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2461)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2747)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2324)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3244)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant