Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Đức Phật Giáo Từ Điểm Nhìn Giới Không Sát Sanh

10 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 11211)
Đạo Đức Phật Giáo Từ Điểm Nhìn Giới Không Sát Sanh

Đạo Đức Phật Giáo Từ Điểm Nhìn Giới Không Sát Sanh


dao_duc_phat_giaoVấn đề đạo đức được xem như là đồng nhất giữa các bộ phái Phật giáo, dù là trước đây, trong thời kỳ Phật giáo chia làm nhiều bộ phái khoảng 100 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn, hay là hiện nay, giữa Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền. Có thể khẳng định, sống theo năm giới, mười thiện là yêu cầu sơ đẳng nhất mà cũng là căn bản nhất của người con Phật.

Năm giới mọi người đã biết: 1. Không sát sinh mà lại phóng sinh, tôn trọng sự sống của muôn loài. 2. Không lấy của không cho mà lại bố thí. 3. Không tà dâm mà sống theo nếp sống trong sáng, chánh hạnh. 4. Không nói dối, lúc nào cũng nói lời chân thật. 5. Không uống các chất say, lúc nào cũng ăn uống điều độ, giữ gìn thân thể khỏe mạnh, trí óc sáng suốt tỉnh táo. Có thể xem năm giới, năm quy tắc sống xứng đáng với con người, với loài người như là loài sinh vật cao cấp của hành tinh này. Ngay chỉ qua giới thiệu đại khái, chưa đi sâu vào phân tích chi tiết, chúng ta có thể thấy những quy tắc đạo đức Phật giáo, nếu được mọi người chấp hành nghiêm túc, sẽ đem lại cho cá nhânxã hội hạnh phúcan lạc, giảm bớt cho cá nhânxã hội bao nhiêu khổ đau và tổn thất.

Điểm đáng nói trong năm giới, giới không sát sanh được Đức Phật thiết lập đầu tiên, có vị trívai trò hàng đầu trong năm giới. Có thể xem giới không sát sanh là cơ sở, cội nguồn để xác lập đạo đức, sự nhân cách con người. Các giới còn lại hình thành và đi vào sự vận hành trong đời sống thực tiễn khi cá nhân người đó phải biết tuân thủ thực thi giới không sát này. Do đó, nó không chỉ có giá trị nhân văn cao trong thiết chế của một xã hội an bình mà nó còn là nền tảng, chuẩn bị để chúng ta vươn tới niềm an lạc xuất thế, cho đến cái tối thiện, cảnh giới hạnh phúc vĩnh hằng là Niết-bàn.

Một người thực thi giới Không sát sinh, tức là người đó quý trọng sự sống dưới mọi hình thức, dù là đối với súc vật và cây cối. Đối với đạo Phật, giết hại súc vật một cách không cần thiết, hủy hoại thảo mộc một cách vô tổ chức là một tội lớn. Cho nên, hành trì giới này không chỉ tạo ra sự an lành cho chính mình mà còn đem lại sự bình an cho những người xung quanh, nhất là đảm bảo một môi trường sống hòa bình, trong lành. Hay nói cách khác, lòng từ được hóa hiện trong mỗi trái tim biết yêu thươngquý trọng sự sống. Tại đây, sự tham lam, sân hận, si mê, sự băng hoại đạo đức về trộm cướp, tà dâm, không tôn trọng sự thật, buông thả trong say sưa sẽ giảm thiểu và đi đến đoạn trừ.

Lòng từ, lòng bi của đạo Phật mở rộng, bao trùm tất cả mọi loài hữu tình, lớn hay nhỏ, xa hay gần, thấy được hay không thấy được: “Ở đây, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư. Như vậy, cũng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân. Với các tâm bi, hỷ, xả, vị Tỷ-kheo cũng làm như vậy” (Trung bộ III - Kinh A Na Luật, 284).

Ý tứ của đoạn văn trên là trong việc tu tập lòng từ, chúng ta cần làm cho lòng từ trải rộng khắp cả bốn phương trời, vô lượng, vô biên, không có phân biệt trú xứ và đối tượng. Ở đây, cần nói rõ là người Phật tử coi trọng sự sống khắp nơi, sự sống dưới mọi dạng, dù là dạng côn trùng hay là dạng con người. Và ở đây, đạo Phật khác với các tôn giáo khác, thường xem con ngườitrung tâm của vũ trụ, và tất cả mọi loài hữu tình tồn tại là để cung cấp thịt cho con người. Ở Ấn Độ, với sự ra đời của đạo Phật, tục lệ giết hàng trăm trâu bò cho các tế đàn dần dần được hạn chếtiến tới xóa bỏ. Thay vào đó, lần đầu tiên trên thế giới, người ta xây dựng các nhà thương cho súc vật.

Một vấn đề nữa cần chú ý trong giới sát sinh của đạo Phật là tội sát sinh chỉ được xem là tội, và tạo ra quả báo tương ứng, khi có đủ các điều kiện như sau: 1) Có một loài hữu tình có mặt, là người hay là súc vật. 2) Người giết biết rằng đó là một loài hữu tình. 3) Người giết có dụng ý giết. 4) Hành động giết, bằng phương tiện thích hợp. 5) Hành động giết thật sự xảy ra, và một loài hữu tình đã bị giết, đã bỏ mạng.

Nếu vắng một trong năm điều kiện trên, thì dù cho có một loài hữu tình bị bỏ mạng, nhưng đó chỉ là một sự cố, không đem lại quả báo xấu gì cho người ngộ sát.

Mục 4 ghi: Hành động giết bằng phương tiện thích hợp. Đạo Phật phân biệt có tất cả 6 phương phápphương tiện giết: 1) Giết bằng chính bàn tay mình. 2) Ra lệnh cho người khác giết. 3) Giết bằng súng, ném đá, đánh gậy v.v… 4) Giết bằng chôn sống. 5) Giết bằng ma thuật. 6) Giết bằng bùa chú.

Dù là giết bằng phương pháp hay phương tiện khác nhau, nếu năm điều kiện của tội cố sát có đầy đủ, thì đó là phạm giới sát, và kẻ phạm tội nhất định bị quả báo xấu hoặc trong đời hiện tại hoặc là trong một đời sau.

Kẻ phạm tội sát thường bị lương tâm cắn rứt lâu dài, sau khi mệnh chung sẽ phải đọa vào các cõi ác, và nếu được sanh lại làm người thì thường bị tàn tật bẩm sinh, xấu xí, không ai ưa, nhát gan, không bạn bè, hay bệnh tật, có địa vị xã hội thấp hèn, buồn chán ảo não.

Khi phân tích một hành vi đạo đức hay là phi đạo đức, như trong trường hợp tội sát sinh, đạo Phật thường phân tích cụ thể hành tướng của tội: những điều kiện xảy ra tội, phương tiệnphương pháp phạm tội, nguyên nhân nội tâm dẫn đến phạm tội (trong trường hợp tội sát sinh là lòng sân giận, và thiếu lòng từ), cuối cùng kết quả, hay là quả báo xấu của tội ác trong đời này và đời sau.

Để triệt bỏ đến tận gốc khả năng phát sinh tội sát, đạo Phật còn chỉ bày cho chúng ta những phương pháp tâm lý rất hữu hiệu để khắc phục, hạn chế tiến tới xóa bỏ hẳn tâm sân và tu tập lòng từ, lòng bi đối với mọi người, mọi chúng sanh. Phật tử được khuyến khích đọc và nghĩ nhớ các đoạn kinh Phật nói về lòng từ, những điều tốt lành đến với ai có tu tập lòng từ, có tâm từ. Đây cũng là một trong nhiều phương pháp đoạn trừ lòng sân giận. Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, khi lòng từ đưa đến tâm giải thoát được tu tập, phát triển, hành trì nhiều, trở thành như cỗ xe, như nền móng, được an trú, củng cốhành trì đúng đắn thì có 11 điều lợi”. 11 điều lợi ấy là gì? 1) Ngủ yên giấc. 2) Ngủ dậy an lành. 3) Ngủ không mộng mị. 4) Mọi người thân thiết với mình. 5) Mọi loài hữu tình đều thân thiết với mình. 6) Được chư Thiên che chở. 7) Lửa, thuốc độc và vũ khí không hại được mình. 8) Tư tưởng dễ tập trung. 9) Phong độ bình thản. 10) Chết tỉnh táo. 11) Nếu không tiến cao hơn nữa, thì ít nhất cũng tái sinh lên cõi trời Phạm thiên.

Do đó, nếu không đoạn trừ được lòng sân, thì chúng ta không thể hưởng được 11 điều lợi ích, như Phật đã nói. Phật tử hãy ghi lòng tạc dạ các câu kệ sau đây trong kinh Pháp cú: “Nó mắng tôi, đánh tôi/Nó thắng tôi, cướp tôi/Ai ôm hiềm hận ấy/Hận thù không thể nguôi”(kệ 3). “Nó mắng tôi, đánh tôi/Nó thắng tôi, cướp tôi/Không ôm hiềm hận ấy/Hận thù khắc tự nguôi” (kệ 4).“Với hận diệt hận thù/Đời này không có được/Không hận diệt hận thù/Là định luật ngàn thu”(kệ 5). “Lấy lòng từ thắng sân giận/Lấy bố thí thắng gian tham/Lấy thiện thắng không thiện/Lấy chân thắng hư ngụy”(kệ 223)…

Phật còn chỉ bày cho chúng ta năm phương pháp cụ thể để đoạn trừ lòng sân giận, nảy sinh nơi chúng ta, mỗi khi gặp người phiền hà chúng ta, não hại chúng ta. “Này các Tỷ-kheo, có năm phương pháp đoạn trừ lòng sân giận, hoàn toàn đoạn trừ lòng sân giận, nảy sinh ở một tu sĩ. Năm phương pháp đó là gì? 1) Hãy nghĩ tới người nào hại mình, với lòng từ. 2) Hãy nghĩ tới người ấy với lòng bi. 3) Hãy nghĩ tới người ấy với niệm xả. 4) Hãy quên người ấy đi, như là không gặp người ấy. 5) Hãy nhớ lời Phật nói: “Người là chủ nhân của nghiệp, cũng là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa…” (Trung bộ III - Kinh Tiểu nghiệp phân biệt).

Đúng như vậy, khi một người đến làm phiền hà ta, não hại ta… thì đó là nghiệp do chính họ tạo ra và họ rồi phải chịu quả báo của nghiệp đó. Đáng lẽ, ta không giận họ mà còn phải thông cảm với họ, với lòng bi và lòng từ. Nếu ta sanh lòng sân giận, thì tức là ta cũng tạo nghiệp (dù chỉ là nơi ý), và ta cũng phải hứng lấy quả báo của nghiệp đó.

Nói chung lại, khi chúng ta thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si. Điều đó cũng có nghĩa các giới không lấy của không cho, không tà dâm, không nói sai sự thật, không uống các chất say sẽ tự nhiên giảm thiểu và đi đến từ bỏ. Đối với mỗi hành vi thiện hay ác, người theo đạo Phật giữ giới đều đi sâu phân tích nguyên nhân của nó, mổ xẻ cặn kẽ hành tướng của nó, dự báo những hậu quả của nó ở đời này và đời sau, và điều quan trọng hơn là chỉ bày những phương pháp rất cụ thể để đoạn trừ hành vi ác, và bồi dưỡng, phát triển hành vi thiện. Làm được vậy, chắc chắn, đạo đức Phật giáo góp phần dựng xây một cuộc sống an bình, nội tâm an tịnh sẽ luôn hiện hữu trong mỗi người.

Thích Phước Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1251)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1560)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1288)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1206)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1320)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1388)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1348)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1210)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1317)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1740)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1298)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1367)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2581)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1374)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1537)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1436)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1810)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1598)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1798)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2002)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1422)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2424)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1560)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1733)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1679)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1600)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1539)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1902)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1873)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1518)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1854)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1545)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1689)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1383)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1551)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1631)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2156)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1526)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1550)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant