Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mê Tín Dị Đoan

22 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 16808)
Mê Tín Dị Đoan

MÊ TÍN DỊ ĐOAN


Toàn Không

I). Thế nào là mê tín?

 Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực; từ sự tin sai lầm đưa tới nói năng hành động sai lầm. Như tin bà đồng bà cốt, tin bói quẻ, tin thầy bùa thầy chú, v.v…, những loại tin này không có một chút căn bản, không thể chứng minh được, nên được liệt vào hạng mê tín dị đoan.

 

II). Nguồn gốc mê tín:

 Mê tín là cái bệnh có từ khi có loài người đến bây giờ, có khi mê tín cách này, có khi mê tín thế khác, như thời xưa tin có thần cây đa, thần giếng nước, thần sông, thần đầu làng, v.v…Ngày nay sự mê tín này đã giảm nhiều, nhưng lại có những loại mê tín mới khác rất thịnh hành trong đời sống hàng ngày.

 Sự mê tín, không phải tự nhiên mà có, nó có nguồn gốc do sự mong cầu mà ra, do sự sợ hãi mà ra. Chúng ta thử phân tích hai loại nguồn gốc này:

 

1). Mê tín do sự sợ hãi:

 Khi xưa thờ đủ thứ vì sự sợ hãi của con người trước thiên nhiên như thiên tai bão tố, lũ lụt ngập tràn, sấm chớp chát chúa kinh hoàng, lốc xoáy tàn phá cuốn lôi, đêm tối mịt mù. Tất cả đã làm cho con người chết chóc, tai ương, nhà tan cửa nát v.v…, thành ra sợ hãi. Con người đã nghĩ ra có thần nọ, qủy kia tức giận gây nên sự tệ hại ấy, và họ phải cúng vái để xin được yên ổn.

 Ngày nay, sự sợ hãi trên bớt nhiều, nhưng sự sợ hãi khác kín đáo hơn và sâu xa hơn vẫn hoành hành ở mọi nơi, không cứ ở Á Châu có mê tín , mà ở Âu , Mỹ, Úc, Phi Châu đều có mê tín, nhưng với hình thức khác nhau thôi. Như đối với dân Việt Nam, khi một gia đình liên tiếp trong một số năm có hai ba người bị tại nạn, bệnh hoạn chết, là có người đưa ra câu hỏi tại sao gia đình ấy lại có tai họa như vậy, có thể gia đình này có chuyện gì nên mới xảy ra như thế, chắc là động mồ động mả? Có lẽ có ma quỷ ám, chắc là có người dùng bùa ếm hại, hay là có thần linh nào dáng họa cho gia đình ấy? v.v… Người ta nghĩ ra đủ thứ nghi vấn, kể cả những người trong gia đình ấy cũng có suy nghĩ giống như thế; rồi họ bàn ra tán vào từ cửa miệng người này qua cửa miệng người khác, họ đề nghị chỗ nọ linh thiêng nên đến đó lễ bái cho tai qua nạn khỏi; chỗ kia có thầy bói thầy tướng, ông đồng bà cốt, thầy bùa thầy ngải hay nên đến hỏi han để trị cho dứt tai họa.

 Trong một gia đình có một người mắc bệnh nan y, khám phá ra quá trễ, Bác sĩ hết cách cứu chữa, như bệnh Ung thư, bệnh AIDS. Người bệnh, gia đình người bệnh, bạn bè bà con hoang mang, sợ hãi, buồn khổ. Có người mách chỗ linh thiêng đến lễ bái, chỗ đến xin bùa chú hộ mạng, họ đều làm theo, nhưng bệnh nào tật ấy, tới ngày chết vẫn chết.

 Có người làm việc nguy hiểm, lo sợ không biết sẽ ra sao, nên đến lăng miếu xin xăm xin quẻ, nếu được tốt mới làm, nếu gặp quẻ xấu thì thôi; hoặc có người coi bói coi tướng, thầy nói vận hạn xấu phải cúng sao giải hạn, đi lễ chỗ này chỗ nọ; hoặc có gia đình bị chết hai ba người liên tiếp thì hoảng hốt đi đón thầy bùa thầy ngải về ếm. Lại có người thương cha thương mẹ chết khổ, coi bói toán, hỏi đồng cốt chỉ cho nơi âm ti cha mẹ thiếu thốn khổ cực nên phải đốt nhà lầu, xe cộ, quần áo, tiền bạc giấy để cha mẹ nơi cõi âm ti được hưởng, không còn nghèo thiếu nữa. v.v…

 Tất cả những trường hợp trên đây đều do sự lo sợ mà sinh ra mê tín dị đoan.

 

2). Mê tín do mong cầu:

 Con người có đủ thứ mong cầu, có mong cầu có thể đạt được, nhưng có những mong cầu không thể đạt, quá tầm tay. Những mong cầu quá tầm tay của mình, thường hay tìm cách này, nghĩ cách khác để cố làm sao đạt được. Dù đạt được hay không, cũng cố tìm cách, do đó dễ đi vào mê tín.

 Như người có con đi thi hay làm ăn buôn bán, bèn mua hương hoa quả và chút tiền đến lễ Phật tại một ngôi chùa nọ cúng lễ cầu Phật phù hộ cho con thi được đậu hay buôn may bán đắt, như vậy thấy rõ lòng tham, bỏ ra một ít lại muốn được nhiều; khi cầu được việc thì mừng vui khen ngợi. Lần khác có việc cầu lại làm giống như thế, nhưng nếu không được như mong đợi, sinh tâm mất tin tưởng, đi tìm chùa khác hay đền, lăng, miếu có người nói linh thiêng, từ đó đưa người Phật tử dần dần đến mê tín.

 Một người khi đang làm ăn buôn bán bình thường, nhưng lại muốn biết tương lai có khá hơn không, lại nghe người ta nói có ông đồng bà cốt nào đó nói rất trúng. Họ liền đến hỏi han, chỉ bỏ ra một chút tiền mà biết được việc làm ăn của mình thì hay biết mấy, nên chỗ ông đồng bà cốt người ra kẻ vào tấp nập.

 Có người đồn ông nọ, bà kia coi bói coi bài, coi tướng tử vi hay lắm, nói đúng mọi chuyện; chỉ phải bỏ ra ít tiền mà biết được tương lai, thật hay biết bao; những người đang làm việc cho chính quyền, những người dân cử v.v…muốn biết tương lai công danh sự nghiệp đến coi cho biết hậu vận, nên thầy bói thầy tướng sống khoẻ.

 Lại có người buôn bán lặt vặt muốn mau giàu, có học sinh hoặc sinh viên muốn đậu, muốn được vào ngành mong muốn, không tin vào sự làm ăn, không tin vào khả năng học hành của mình. Nghe nói lăng nọ, miếu kia thiêng lắm liền đến lễ bái cầu xin, xin xăm xin quẻ hỏi thăm thần thánh, làm cho kẻ buôn thần bán thánh hưởng lợi tiền cúng thoải mái. Tất cả những việc làm trên thiếu căn bản giải thích, đều là mê tín dị đoan cả.

 

III). Cách trị mê tín:

 Là con người, không ai không có sợ hãi, không ai không có mong cầu, càng sợ hãi, mong cầu nhiều chừng nào, càng dễ rơi vào mê tín nhiều chừng ấy; ngay cả những người chống đối mê tín cũng chưa chắc họ là người không mê tín hoàn toàn, vì sao? Vì khi chưa gặp việc thì họ nói hay, nhưng khi gặp việc kinh hoàng sợ hãi, cầu mong tai qua nạn khỏi không được đến nỗi tuyệt vọng rồi, dù người có kiến thức rộng, người có bằng cấp này nọ, cũng vẫn rơi vào mê tín. Thí dụ: trong một gia đình hai vợ chồng đã lớn tuổi, có một người con duy nhất ở tuổi tráng niên khoảng trên ba chục tuổi, bỗng nhiên người con này mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa; sự việc xẩy ra như thế, làm cho mọi người trong gia đình lo sợ khủng khiếp, bối rối khổ sở vô cùng. Khi đó có người mách bảo, người vợ đi coi thầy bói thầy tướng, đi hỏi ông đồng bà cốt, đi lễ lăng nọ miếu kia, người chồng vẫn im lặng thuận theo không mở miệng nói năng chi hết. Bởi vì sự sợ hãi, sự mong cầu muốn cho người con được tai qua nạn khỏi, nên mê tín dễ hoành hành. Tưởng rằng đó là cái phao cho người sắp chết đuối bám vào; do đó, sự mê tín là một bệnh, nó đã nằm sẵn trong mỗi con người, khi gặp sự việc sợ hãi mong cầu xẩy ra, nó mới xuất hiện.

 Muốn trị bệnh mê tín, phải có thần dược của Phật pháp mới trị được, nếu thực hành lời dạy của Phật sẽ trừ được bệnh mê tín như sau:

 

1). Cách diệt trừ mê tín thứ nhất:

 Học hỏi tìm tòi thuyết nghiệp báo nhân quả cho rõ ràng suốt thong, người đời thường nghi ngờ nhân quả vì họ không nhìn thấy trước mắt, họ lại mong cầu quả không tương xứng với nhân. Họ mơ ước có quả ngoài tầm tay của họ, nên đã đưa đẩy họ đi đến mê tín. Nếu mọi người biết rõ ràng như thật rằng nhân nào quả ấy, mọi sự thành công hay thất bại đều do nguyên nhân tốt hay xấu tạo nên, và cứ tạo nhân lành sẽ được hưởng quả tốt mai hậu. Nếu mọi người hiểu được rằng cái quả tốt hay xấu mà họ có ngày nay là do đã gây tạo ra từ trước, tin như vậy, sẵn sàng nhận lãnh, không mong cầu, không lo sợ, và bình tĩnh nhận quả. Quả tốt không kiêu hãnh, quả xấu không sầu khổ, sống tự tại an nhiên làm các điều tốt lành.

 Mọi sự trên đời không phải ngẫu nhiên mà có, không phải do một thần linh nào ban phát hay thưởng phạt mà do nhân chúng ta đã tạo ra từ trước; khi nhân duyên đầy đủ quả thành hình, không phải cầu xin lạy van mà có quả tốt đến, không phải xua đuổi nài xin mà quả xấu chạy đi.

 Bởi vậy, bậc tri thức sợ gây nhân ác chứ không sợ quả xấu, còn phàm phu sợ quả xấu mà quên sợ gây nhân ác; cầu xin được ban phúc lành, nhưng chúng ta lại quên thi ân bố đức cho người khác. Cầu mong quả tốt, nhưng chúng ta lại không muốn gây nhân lành; sợ quả xấu, nhưng chúng ta lại hay suy nghĩ, nói năng, và làm những việc không đẹp không hay, thì cầu vô ích, lo sợ lại càng buồn khổ thêm.

 Nếu hiểu rõ nghiệp báo nhân quả rõ ràng rồi, chúng ta can đảm nhận quả khổ không sợ hãi buồn phiền, mình làm mình chịu, còn cầu xin cái gì, đâu cần hỏi han ai nữa; được như vậy, mê tín dị đoan sẽ tiêu tan.

 

2). Cách diệt trừ mê tín thứ hai:

 Nếu học Phật pháp căn bản đầy đủ rồi, chúng ta sẽ thấy rõ từ người đến vật đều do nhân duyên kết hợp mà thành. Vạn vật do nhân duyên hợp lại mà có, hết nhân duyên thì tan rã; những thứ ấy đều không có chủ thể, nghĩa là một mình nó không thể tự tồn tại được, mà sự còn của nó phải dựa nhờ vào thứ khác mới tồn tại được. Thân tâm chúng ta do sáu đại “đất, nước, gió, lửa, không, thức” hòa hợp với nhau mới sống còn được, thiếu một trong sáu thứ này thì thân xác tan rã; tất cả vạn vật đều như thế cả, chúng không có tự thể của chúng, nếu mỗi thứ có tự thể thì không cần các thứ khác vẫn sinh tồn mới đúng.

 Bản thể của mọi vật: đều không có tự thể của nó, nên nó là không, thân tâm không phải là ta, mọi vật mọi người không phải là của ta, là vô ngã, tất cả không thật, hư dối, nên không cần mong cầu, không lo sợ. Không mong cầu không sợ hãi đâu còn tham sống sợ chết, đâu cần hỏi thầy bói thầy tướng, đâu cần nhờ vả ông đồng bà cốt, đâu cần khấn lạy van xin qủy thần; dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín như mặt trời giọi sương mai, như vậy chúng ta không còn bị trói cột bởi tà kiến dị đoan, và sống được yên ổn tự tại vậy.

 

3). Cách trừ mê tín thứ ba:

 Người Phật tử đã học biết “nghiệp báo nhân quả” rồi, người Phật tử đã học biết “vạn vật do nhân duyên hòa hợp mà có, không, vô ngã, vô thường” rồi; người Phật tử còn phải học biết những gì để áp dụng tu hành, tu nhân gì được sinh về đâu. Tu như thế nào được sinh lại cõi Người, sinh lên cõi Trời, hoặc không tu lại làm ác như thế nào bị đọa Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, và tu như thế nào được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi?

1- Làm sao được tái sinh lại cõi Người?

  Đức Phật đã dạy người Phật tử tại gia thụ Tam quy “Phật Pháp Tăng”, giữ Năm giới “Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không rượu chè say sưa”. Chỉ có vậy thôi, chúng ta nếu muốn được trở lại làm người kiếp sau, phải ráng gìn giữ theo lời đức Phật đã dạy như thế.

2- Làm sao đươc sinh lên cõi Trời?

 Đức Phật dạy người nào muốn được sinh lên cõi Trời, sống sung sướng lâu dài, phải thực hành đầy đủ mười điều lành (thập thiện). Đó là ba điều về thân “Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm”, bốn điều về miệng là “Không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thêu dệt, không nói lời độc ác”, và ba điều về ý là “Không tham lam ích kỷ, không sân hận đố kỵ, không ngu si tà kiến”.

3- Làm thế nào bị đọa vào cõi dữ? 

 Ba cõi dữ là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh; Đức Phật dạy: “Người nào làm một trong mười điều ác (thập ác), Mười điều ác là: “sát sanh, trôm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác, tham lam, sân hận giân thù, ngu si tà kiến”; nếu không có nhân lành khác làm triệt tiêu việc ác ấy, chắc chắn sẽ đọa vào một trong ba cõi dữ.

4- Làm sao thoát khỏi sinh tử luân hồi?

 Đức Phật dạy vô số pháp môn tu, Phật tử nào tu, chỉ cần áp dụng thực hành một pháp môn là đủ để thoát khỏi sinh tử triền mien; nhưng trên nguyên tắc căn bản, tất cả mọi người tu hành đều phải tôn trọng mười điều lành trong khi tu hành, mới mong đạt được mục đích mong muốn.

Thí dụ, người niệm Phật A Di Đà tu pháp môn Tịnh độ, để được sinh về cõi cực lạc của đức Phật A Di Đà khi qua đời. Trong khi tu niệm phải thực hành đầy đủ tất cả những gì quy định cho pháp môn Tịnh độ, còn phải giữ gìn mười điều lành nữa, chứ không phải chỉ cần niệm Phật mà không cần để ý đến mười điều lành; những người tu các pháp môn khác cũng tương tự như vậy, mới có kết quả chắc chắn được.

 Như vậy, chúng ta đã biết rõ ràng và yên tâm tu tập pháp lành, và bóng dáng của người Phật tử lúc đó có một cuộc sống tươi mát tự tại. Việc gì đến chúng ta sẵn sàng nhận cho dù tốt hay xấu, cũng không làm tâm ta rộn lên, và như vậy sự mê tín chắc chắn không còn một tí ảnh hưởng nào trong tâm người Phật tử nữa.

 

IV). Đối phó nguy nan trong đời sống:

 Người Phật tử gặp hoạn nạn phải làm gì? Thí dụ trong gia đình mọi người đang sống yên vui, bỗng nhiên có một người bị bệnh nguy hiểm, phải làm sao? Trước hết mọi người trong gia đình phải bình tĩnh, nhận định phân tích, tìm nhà thương, Bác sĩ chuyên môn giỏi về bệnh ấy, để khám xét định bệnh cho rõ ràng. Mọi người nên an ủi người bệnh cho vững tinh thần, không lo sợ sẽ ảnh hưởng tốt cho việc chữa trị. Phải nghe lời Bác sĩ trong việc thuốc thang, ăn uống, kiêng cữ. Phải nhận ra việc bị bệnh là do nguyên nhân gì? Nguyên nhân gần như hút thuốc, uống rượu, ăn uống v.v…Nguyên nhân xa như đã có người trong huyết thống bị bệnh ấy v.v…Điểm căn bản của Phật giáo cần phải hiểu biết nghiệp báo nhân quả từ nhiều đời nhiều kiếp tích chứa đến ngày nay mới phát ra. Nhận biết như thế, sẽ yên tâm, bớt đi sự lo lắng, vì có lo lắng cũng không lợi ích gì hơn là một mặt chữa trị, một mặt làm việc lành, như phóng sinh, bố thí, ăn chay, niệm Phật Dược Sư Lưu Ly Quang, để có thể đưa tới việc gặp thầy gặp thuốc. Nếu bệnh khám phá ra quá trễ, không thể qua khỏi nguy nan, người bệnh phải hiểu lẽ vô thường, có nhân duyên hòa hợp mới có đời sống, hết nhân duyên sẽ tan rã thành không, vô ngã, thân chẳng phải là ta, chẳng có cái gì là của ta; người bênh suy nghĩ như vậy, quán chiếu như vậy sẽ đi vào định tâm, được giải thoát. Nếu không làm được như thế, bệnh nhân nên chuyển qua niệm Phật A Di Đà, để khi chết được nhẹ nhàng sinh về cõi cực lạc.

 Trong khi bệnh như thế, tuyệt đối không nghe người nói lời tà mị, đi coi thầy coi bói, hỏi đồng hỏi cốt, đeo bùa mang phép, giết hại sinh vật cúng ma vái qủy; lại càng không nên nghe lời dụ dỗ của người khác bỏ đạo Phật theo họ sẽ được vị thần linh nào đó có phép cứu khỏi bị chết; đó chỉ là những lời lừa bịp không khác gì thầy bói, thầy tướng, đồng cốt, cùng là một thứ mê tín như nhau, nhưng dưới một hình thức khác mà thôi. Những người đang trong hoạn nạn lo sợ cái chết gần kề dễ bị lừa dối đã từng xảy ra; thương thay những kẻ làm việc dối gạt người sẽ bị quả báo đọa địa ngục khi chết, không sao tránh khỏi!

 Nên nhớ, trong Bát Chính Đạo, về phần Chính Mệnh, đức Phật khuyên người Phật tử không nên hành nghề tà thuật, bùa chú v.v…để sinh sống là bởi lý do đó.,.

Toàn Không

Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Hai 201715:25
Khách
rat hay va y nghia thiet thuc cho cuoc song.dao phat la dao giai thoat giac ngo.cot loi cua dao phat la luat nhan qua.bai viet tren phan anh dung tinh than dao phat- nam mo bonsu thich ca mau ni phat
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2087)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2150)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1864)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1692)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1601)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1771)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1521)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2465)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1655)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1991)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1950)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2288)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1611)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1797)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1687)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1858)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2410)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3375)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2101)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2111)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1568)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1836)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2180)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2117)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1986)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2890)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2005)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2352)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1878)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1804)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2023)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2266)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1853)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2212)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2177)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2714)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1866)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1776)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2078)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1875)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1948)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2150)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2022)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2119)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2162)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1901)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2011)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2145)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2095)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1632)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant