Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Băng ngàn

19 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13739)
Băng ngàn



Xem hình

Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.

Dân trong vùng cũng đang bị nạn dịch cúm. Lúc này mọi người kéo nhau vào rừng tìm hái cỏ thuốc, và những gì có thể ăn được cho qua cơn đói lạnh ngặt nghèo.

Xung quanh một hang động nhỏ, người ta phát hiện khoảng đất rộng mọc đầy các loài dược thảo, cùng mấy luống khoai bắp đậu cà trái mùa đang ra hoa kết nụ. Tất cả đều mọc thẳng tắp như có bàn tay ai đó gieo trồng vun quén. Nhiều ngày rồi, ai qua lại nơi đây đều nhìn thấy một vị đạo sĩ ngồi tịnh niệm dưới gốc cây sồi già, trời lạnh như cắt với đầy sương sớm gió chiều, nhưng thân hình người vẫn bất động, an nhiên.

Người ta nhận ra đó là vị tu sĩ lúc trước vẫn hay vào trong xóm, tay xách một giỏ đầy thuốc đến tận nhà chữa trị cho dân làng, và từ chối những thực phẩm mà bệnh nhân cúng dường tạ ơn. Ông biết mọi người đang đói. Trận bão lũ đã cuốn trôi hết hoa màu. Bệnh dịch lại lan tràn nơi vùng sơn cước hẻo lánh cách xa phố thị đến mấy ngày đường.

Không ai biết vị ẩn sĩ đang lưu trú tận nơi nẻo núi cao heo hút này. Có lẽ lâu nay ít người vào sâu trong rừng. Mà cũng bởi ông là người từ miền xuôi đến, rồi cám cảnh ở lại tịnh tu và trồng các loại hoa màu để giúp dân làng. Mà sao Người cứ ngồi yên, mắt nhắm nghiền mãi thế kia. Ai đó đọc ra tấm biển nhỏ ghi ngoài bìa rừng “Dân làng cần dùng thứ gì cứ tuỳ tiện hái mang về”. Ngưòi ta chỉ vào xin một ít lá thuốc, tuyệt không dám làm kinh động đến sự yên tịnh của Người.

Rồi một buổi sớm, ẩn sĩ cũng xả thiền. Dường như mùa xuân vừa đến. Hoa cỏ nhuộm một sắc màu yên vui đằm thắm. Cư dân đã qua trận bệnh tật, lại trở nên sung sức hơn nhờ ăn những củ nhân sâm hái từ khu vườn của vị đạo sĩ. Nhà nhà giờ đây đang tưng bừng trong lễ hội mừng xuân. Vị tu sĩ mỉm cười trong ngày đầu năm đối diện với cảnh vật hữu hình. Những tia nắng xuân ấm áp soi sáng cả một góc hang động thâm u lạnh lẽo. Bỗng Người nhìn về phía khu rừng. Thấp thoáng có một bóng người từ xa. Một cô gái trẻ mặc váy bằng vải thổ cẩm màu sặc sỡ đang rẽ vào con đường mòn. Khi đến bên vị tu sĩ cô quỳ xuống, lấy ra từ trong làn giỏ mây một ít trái cây dâng lên. Khi ngước lên, cô hơi bất ngờ vì thấy tu sĩ nhìn mình chăm chú. Vị tu sĩ quan sát cô gái nhỏ, rồi bất ngờ kêu lên: - Đông Sơn…

Cô gái ngạc nhiên, ấp úng: - Thưa…. ngài… vừa gọi tên của mẹ con. Xin hỏi vì sao ngài lại biết ?

Vị tu sĩ ngần ngừ giây lát rồi bỗng cười lớn. Nụ cười thoải mái tự tại mà dường như là để che dấu điều gì đó.

- Năm xưa ta từng đi ngao du đây đó. Và một lần ghé qua miền núi non cách trở này, ta có gặp cô gái Đông Sơn. Rất giống cô bây giờ. Thời gian thắm thoát. Đã hai mươi năm rồi còn gì. Vậy mà ta ngỡ như mới hôm nào. Không ngờ. À! Mẹ cô bây giờ… vẫn khỏe… chứ?

Gương mặt cô gái buồn buồn: - Thưa… Mẹ con mất cách đây hơn năm rồi. Mộ mẹ nằm ngoài bìa rừng. Hôm cuối năm đi tảo mộ, con mới biết có ngài ẩn tu ở đây…

***

Cô gái lớn lên nơi miền sơn cước hoang dã lại có nét đẹp diệu dàng như cánh hoa rừng khép nép mà sắc hương lan tỏa. Nhìn vóc dáng và tên gọi, không ai nghĩ cô là người dân tộc. Mà cũng thật như vậy. Cha mẹ Đông Sơn vốn là người kinh, cùng lên miền núi công tác, gặp gỡ nhau mà nên duyên cầm sắt. Sau khi đứa con gái ra đời được đặt tên là Đông Sơn, thì hai vợ chồng cùng mất trong một lần dịch bệnh. Đứa bé được dân làng nuôi nấng và rồi cũng lớn khôn theo năm tháng, trong trắng thơ ngây, rực rỡ giữa mây ngàn gió núi.

Cô thích múa, thích ca, thích hái hoa rừng về điểm trang thêm cho vẻ đẹp hoang sơđằm thắm của mình. Tiếng hát trong trẻo như chim Sơn Ca lại uỵển chuyển như mây trời lãng đãng của cô gái tuổi trăng tròn từng làm rung động bao trái tim chàng trai trẻ khắp miền Trung du một thời. Núi rừng ngàn năm ắt hẳn sẽ mãi yên bình trong tâm hồn cô gái, nếu như… Ôi! Giá như sự đời không tồn tại hai từ này, thì con người ta đâu phải thốt lên lời hối tiếc muộn màng, chứa đựng bao niềm đau, bao nỗi xót xa khoắc khoải…

Năm đó có một đoàn y sĩ từ miền xuôi đến khám bệnh cho dân làng. Một chàng trai thông minh đỉnh đạt được đề cử lưu lại thêm một thời gian khi đoàn rời đi. Chàng tên Hiền Minh, là y sĩ mới ra trường. Nhiệm vụ của chàng là huấn luyện cấp tốc một lớp y tá cho buôn làng. Đông Sơntham dự khóa học ấy. Thế là chuyện tình cảm xảy ra giữa đôi trai tài gái sắc là điều không tránh khỏi. Mãn khóa học, chàng trai trở về thành phố. Rồi cũng từ đó, Đông Sơn mất đi vẻ trinh trắng hồn nhiên của loài hoa dại chốn đại ngàn. Giọng hát của chim Sơn Ca cũng vắng tiếng mà thay vào đó là đôi mắt nâu đượm buồn của nàng sương phụ cứ dõi nhìn về phía chân trời thăm thẳm. Nhưng người ra đi đã không một lần quay trở lại.

Sau đó thì Đông Sơn hạ sanh một bé gái. Một lần nữa buôn làng sẵn lòng dang tay đùm bọc lo lắng cho hai mẹ con cô, như ngày xưa cô đã ra đời và được dưỡng nuôi nơi miềm sơn cước thấm đậm nghĩa tình này. Bao năm tháng, hoa rừng vẫn rộ nở. Ghềnh thác cheo leo và núi non hữu tình đã tạc nên một vóc dáng xinh xắn, trọn vẹn công dung ngôn hạnh cho đứa con gái có mẹ không cha. Buôn làng bây giờ đã thay đổi nhiều. Có trạm xá đầy đủ các phương tiện tối thiểu. Có trường phổ thông Trung Học nội trú ngoài thị trấn chỉ cách ven rừng hơn vài cây số. Có con đường quốc lộ chạy dài dọc miền xuôi ngược.

Nhìn con lớn khôn ngoan hiền học giỏi, Đông Sơn lấy đó làm nguồn an ủi lớn lao cho đời mình. Đứa con gái đựơc kết tinh nên từ vẻ đẹp rực rỡ hoang sơn của mẹ cùng sự mẫn cảm thông tuệ của người cha cũng sớm trở thành niềm tự hào chung cho cả buôn làng, cho cả núi rừng cây cỏ.

- Mẹ con làm y tá nơi trạm xá xã. Một lần mẹ vào tận núi sâu để cứu một sản phụ sanh khó, rồi bị tai nạn mất. - Cô gái nói tiếp sau khi kể lại câu chuyện về cuộc đời của người Mẹ -Con cũng sắp tốt nghiệp khóa đông y. Trong năm khi dân làng bị dịch bệnh, thầy đã ghé về đây cứu chữa bằng các loại thảo dược. Con rất thích theo học hỏi mà không dám…

- Được rồi. Ta sẽ truyền dạy cho con những gì mà ta biết… như ngày xưa… à này! Mẹ con ắt là oán hậnđau khổ nhiều lắm. Bởi kẻ đã quất ngựa truy phong ngày đó? - Vị tu sĩ có vẻ xúc động khẻ hỏi.

- Dạ không. Mẹ vẫn thường hay kể chuyện về ba cho con nghe. Mẹ không có chút gì oán hận ông ấy cả. Mẹ bảo: “Ông ấy chắc có nỗi khổ tâm riêng nên đã không quay trở lại. Một người thành phố có gia thế danh vọng giàu có lại là con một - theo như lời ba nói ấy mà, thì ít gia đình nào chấp nhận có một nàng dâu mồ côi lại là người dân tộc xa xôi này. Vả lại người đàn ông đó cũng không hề biết là mình để lại giọt máu rơi ở nơi này. Có một đứa con với người mình thương yêu, thế là đủ. Mẹ không còn mong muốn gì hơn.

Vị tu sĩ chìm sâu trong suy tưởng. Người đang tịnh niệm hay nghĩ ngợi về chuyện thế sự đa đoan đầy khổ lụy của kiếp nhân sinh. Không thể đoán định được qua vẻ mặt trầm tĩnh dù có thoáng lên đôi chút dao động khi lắng nghe câu chuyện. Cô gái vẫn miên man kể như một lời tâm sự chôn kín nay mới được dịp thố lộ: -Bây giờ con chỉ có một mong ước… là được gặp ba. Dù chỉ một lần duy nhất trong đời. Dù không được gọi lên tiếng ba theo lẽ thường tình…

- Con tên là gì ? – Vị tu sĩ đột ngột mở mắt ra hỏi.

- Dạ con tên Băng Ngàn. Mẹ bảo có một lần ba nói nếu có con gái sẽ đặt tên là Băng Ngàn. Ý nói ba đã băng ngàn vượt suối gặp mẹ ở đây.

Vị tu sĩ lại cười. Nụ cười hiền từẩn khuất xa xôi. Người lặng ngắm nhánh mai rừng mà ai đó đem đặt bên Thạch động chiều qua. Tu sĩ đã tận hưởng một mùa xuân yên tịnh của núi rừng muôn thuở diệu kỳ. Dòng suối bấy lâu nay khô cạn, bỗng dâng tràn như ghềng thác lũ… để rồi tuôn chảy qua bao mảnh đời thực thực hư hư.

***

Vị tu sĩ nhuốm bệnh đã mấy hôm rồi. Hằng ngày Băng Ngàn nấu cháo và sắc thuốc đem đến. Người vẫn ngồi thiền bên ngoài Thạch thất và chỉ nhấp chút cháo loãng. Đến ngày thứ ba, người mở mắt bảo với cô gái: - Ta sắp đi rồi. Chỉ tiếc là chưa truyền dạy hết ngành thuốc cho con, lại chưa kịp dạy về đạo lý tu học. Nhân duyên gặp con chỉ bấy nhiêu. Ta chỉ có ít sách thuốc để lại, con hãy đọc và thực hành theo đó để làm lợi ích cho nhân sinh. Điều tâm huyết cuối cùng của ta là… ước mong con vẫn sống tốt đẹp như núi rừng ngàn năm vang vọng, với những gì mà mẹ con đã sống, đã chắt chiu cho con cho đời, dù có ta hay không ở cõi đời này.

Thế là Người yên lặng ra đi thanh thản khi mùa xuân vừa hết. Mọi người hỏa thiêu người ngay bên Thạch thất. Băng Ngàn giữ lấy nắm tro tàn dựng lên một ngọn tháp nhỏ thờ phụng kính bái. Cô ở lại luôn nơi đó. Hằng ngày đọc kinh điển, ngồi thiềnnghiên cứu sách thuốc cùng lo trồng tỉa và chế tác các loài thảo dược đem lại trạm xá giúp dân làng có bệnh. Không ai biết tung tích của vị ẩn sĩ khi Người đến cũng như lúc ra đi, ngoại trừ Băng Ngàn. Cô gái của chốn núi rừng lại có huyết thống với vị tu sĩ vừa thị tịch.

Những cánh chim Sơn Ca lại rộn rã tưng bừng hát vang bên khu rừng dược thảo. Một am thất nhỏ. Một trạm xá cùng bóng một ni cô diệu dàng cần mẫn vào ra chăm sóc cho bệnh nhân xóm núi. Con đường phố núi vừa thông thương, lòng người thôi không còn lo cách trở vì băng đèo vượt suối. Người muôn năm trước cũng đã quay về, để chốn ngàn sâu mọi sự sống vẫn không ngừng tiếp diễn… theo dòng thời gian.



Lam Khê (Theo Hoằng Pháp)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1233)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1430)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1505)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1440)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1383)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1194)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1307)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1297)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1380)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1399)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1468)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1329)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1428)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1335)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1307)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1369)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1307)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1484)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1738)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1432)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1733)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1338)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1249)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1458)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1322)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1384)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1531)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1765)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1775)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1583)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1782)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1467)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1437)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1954)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1519)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1478)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1429)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1398)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1488)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1343)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1613)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1597)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1467)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1469)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1357)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1762)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1513)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant