Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Tử Việt Nam: Hai Yếu Tính, Một Cuộc Đời

Saturday, January 4, 201400:00(View: 10099)
Phật Tử Việt Nam: Hai Yếu Tính, Một Cuộc Đời


Phật Tử Việt Nam: Hai Yếu Tính, Một Cuộc Đời

 

Huỳnh Kim Quang

 

phat226Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.

Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta không thể không biết đến quyền và bổn phận của một công dân và hạnh nguyện của một Phật tử.

Thực thể công dân luôn gắn liền với thực thể quốc gia. Công dân luôn có hai yếu tính: quyền và trách nhiệm của một con người sống trong một quốc gia. Quyền công dân mà Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc gọi là dân quyền, là quyền lợi mà một người dân phải có và phải được nhà nước bảo vệ. Đó là quyền sống và làm việc hợp pháp trong một quốc gia, là quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp, và tự do sinh hoạt chính trị.

Bổn phận của một công dân nước Việt là làm một người dân tốt. Khái niệm này có vẻ rất mơ hồ và người ta có thể diễn giải theo nhiều cách tùy tầm nhìn và thế đứng, nhất là đối với các cơ chế chính trị điều hành đất nước.

Thế nào là người công dân tốt?

Chúng ta có thể hiểu nghĩa một người công dân tốt, trong quan điểm lịch sử chung của dân tộc trải dài từ mấy ngàn năm qua, mà không đứng trên một thể chế chính trị, một chủ nghĩa, một hệ thống lý thuyết, hay một ý thức hệ nào cá biệt, gồm hai yếu tố: Tốt đối với tự thân, và tốt đối với đất nước và dân tộc.

Tốt đối với tự thân là gì? Là một người sống đạo đức, biết làm lành lánh dữ, biết nhân quả nghiệp báo, biết nhân nghĩa lễ trí tín, có lòng nhân ái, làm tròn trọng trách đối với gia đình vợ chồng con cái, không làm ra những điều sai trái, tội lỗi gây phương hại đến bản thân, gia đìnhxã hội.

Tốt đối với đất nước là sao? Là biết đem tài đức của cá nhân để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển con ngườixã hội, và biết tận sức để bảo vệ nền đạo đứcvăn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như biết hy sinh để giữ gìn biên cương lãnh thổ mà bao đời tiền nhân đã dày công kiến tạo.

Mỗi người dân là thành tố cơ bản để hình thành cộng đồng dân tộc, giống như từng viên gạch trong một ngôi nhà. Mỗi người phải là một công dân tốt ngay chính trong tự thân họ thì dân tộc đó mới phát triển bền vững, giống như mỗi viên gạch phải là từng viên gạch nung chin bền chắc thì cơ đồ của ngôi nhà mới tồn tại lâu dài. Từng cá nhân tốt thì cộng đồng xã hội và dân tộc sẽ tốt. Từng cá nhân xấu thì cộng đồng xã hội và dân tộc sẽ xấu theo. Một người dân xấu sẽ ảnh hưởng xấu đến một số người dân khác. Một số người dân xấu khác đó rồi sẽ tác động xấu đến nhiều người dân khác xấu nữa. Đó là nguy cơ bất an của một cộng đồng xã hội và dân tộc. Đặc biệt, nếu cá nhân xấu mà đảm trách chức vụ lớn lao trong cơ chế chính trị điều hành đất nước thì tác hại của cái xấu còn rộng lớn và nguy hiểm gấp nhiều lần.

Quan điểm về phương hại xã hội cũng cần phải được hiểu cho đúng. Điều cần phải phân biệt cho rõ là phạm trù xã hội. Xã hộicộng đồng dân tộc gồm các cá nhân của từng người dân chứ không phải là một tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay một đảng chính trị điều hành đất nước. Tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay đảng chính trị đang điều hành đất nước không phải là toàn xã hội. Vì vậy, khi tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay đảng chính trị điều hành đất nước không còn đóng đúng vai trò lãnh đạo bởi dân, vì dân và cho dân thì người dân có quyền lên tiếng chống đối hay có quyền đòi hỏi bầu cử một chính quyền hợp pháp khác. Như thế, một người dân lên tiếng chống đối chính quyền hay đòi hỏi chính quyền phải thực thi những quyền lợi cho công dân của mình như quyền tự do, quyền làm người, các quyền chính trị và dân sự mà công ước quốc tế đã thừa nhận thì không có nghĩa là người dân đó xấu.

Ngày nay, một số chính quyền trên thế giới thường viện dẫn lý do gây phương hại an ninh quốc gia để ngăn chận sự lên tiếng chống đối hay đòi hỏi chính quyền thi hành các quyền lợi công dân của họ. Nhưng thế nào là phương hại an ninh quốc gia? Trả lời cho câu hỏi này thì phải xem mục đích và phương thức lên tiếng và đòi hỏi quyền công dân của người dân. Nếu mục đích chống đối chính quyền của người dân không nhắm đến việc lật đổ cơ chế chính trị cầm quyền bằng bạo lực thì hành động đó không thể bị kết tội là phương hại đến an ninh. Còn nữa, nếu người dân chỉ lên tiếng và đòi hỏi một cách ôn hòa qua phương thức bất bạo động những quyền lợi công dân chính đáng thì cũng không thể gọi đó là hành động phương hại an ninh. Tất nhiên, nếu vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia mà cơ chế chính trị điều hành đất nước lại sử dụng bạo lực hay vũ lực để trấn áp và giết hại người dân lên tiếng đòi hỏi các quyền công dân chính đáng của họ bằng phương thức bất bạo động, thì cũng cần phải đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc là chính quyền đó có còn đủ tư cách đại diện người dân để điều hành việc nước hay không. Các cuộc cách mạng tại những nước Bắc Phi và Trung Đông trong vài năm gần đây là một điển hình cụ thể về thái độ của người dân đối với các chế độ độc tài quân phiệt bất chấp nguyện vọng, quyền lợi công dân, và tiếng nói chính đáng của dân tộc họ.

Vậy còn hạnh nguyện của người Phật tử là gì?

Người Phật tử, gồm những người xuất gia tu hành và những cư sĩ sống tại gia, là những người phát nguyện nương tựa vào Tam Bảo -- Phật, Pháp và Tăng -- để thực hành Chánh Pháp hướng đời mình đến mục tiêu giác ngộ vô minhgiải thoát khổ đau.

Hạnh nguyện của người Phật tử cũng có hai lãnh vực: đối với tự thân và đối với tha nhân. Đối với tự thân thì người Phật tử nỗ lực thực hành lời Phật dạy qua ba phương cách: Giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, và phát huy trí tuệ. Cả ba phương pháp tu đều nhắm đến mục đích cuối cùnggiác ngộ vô minh để giải thoát đau khổ. Lãnh vực tự tu để đạt giác ngộ cho mình gọi là tự giác. Đối với tha nhân thì người Phật tử đem kiến thứckinh nghiệm tu tập Chánh Pháp của chính mình để giới thiệu đến cho người khác cùng thực hành, giống như sau khi nhờ lương y và thuốc hay chữa trị được bệnh tật có hiệu quả thì người bệnh nhân giới thiệu thầy thuốc và cách chữa bệnh này cho những người khác cùng được lợi lạc. Đó là lãnh vực giác tha, tức là giúp người khác giác ngộ. Việc giới thiệu Phật Pháp đến cho người khác, cho cộng đồng xã hội và dân tộc cùng tu tập gọi là hoằng pháp, tức là làm cho Chánh Pháp lan rộng ra khắp nơi.

Tại sao phải thực hành lời Phật dạy? Vì để giải khổ. Đời sống con người dù có giàu sang phú quý, hay khỏe mạnh thể chất đến đâu thì cũng không thể khôngphiền não khổ đau. Khổ đau đến từ hai ngả: thân và tâm. Thân đau bệnh là khổ. Thân thiếu ăn đói khát là khổ. Thân ham muốn mà không có được thỏa mãn là khổ. Thân bị cô thế, bị hiếp đáp, bị hàm oan là khổ, v.v… Tâm lo lắng là khổ. Tâm suy nghĩ buồn bực là khổ. Tâm phiền não việc nhà, việc làm ăn, việc công, việc tư là khổ, v.v… Thân tâm làm việc quá độ, bế tắc, áp lực, căng thẳng là khổ, v.v… Nhiều chứng bệnh, nhiều đau khổ thuốc uống không hết, bác sĩ trị không lành. Hơn nữa trạng huống tâm thức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể vật chất. Trong những tình huống đó, thực hành Phật Pháp bằng việc quán sát sự vô thường của cuộc đời, thực chứng các pháp là vô ngã, là không có tự tánh cố định, tịnh tâm thiền định buông xả bớt những lo âu phiền não, tiết chế ba nghiệp thân, miệng, ý, làm nhiều việc thiện nguyện, để chuyển đổi nghiệp lực, v.v… giúp giảm thiểu hay tiêu trừ khổ đau.

Tại sao phải hoẳng pháp? Tự thân chứng nghiệm được lợi ích lớn lao của Phật Pháp trong đời sống hàng ngày thì lẽ tự nhiênchúng ta muốn đem Phật Pháp giới thiệu cho người thân, bằng hữu, và người chung quanh để cùng được lợi lạc. Hơn nữa, Phật Pháp không chỉ giúp giải khổ cho cá nhân mà còn giúp xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội, dân tộc và đất nước. Chẳng hạn, một người dân là Phật tử biết nghe lời Phật dạy không trộm cắp tài của người thì không những bản thân người đó có được cuộc sống thanh liêm trong sạch được mọi người tin yêu kính mến mà còn làm gương tốt cho con cháu, anh em, gia đình, và giúp cộng đồng xã hội bớt đi tệ nạn trộm cắp, tham nhũng, hối lộ, làm động lực phát triển thịnh vượng quốc gia xã tắc. Một thí dụ khác, là một người công dân Phật tử biết giữ gìn lời Phật dạy không uống rượu say sưa thì không những bản thân người đó được khỏe mạnh, sáng suốt, tránh được nạn say rượu hành hung gia đình và lái xe gây nguy hiểm cho người khác, mà còn giúp cho cộng đồng xã hội giảm thiểu tệ nạn say rượu hành hung và uống rượu lái xe gây bất ổn xã hội. Thêm một ví dụ khác, một người công dân Phật tử làm theo lời Phật dạy không nói dối thì không những có được phẩm đức cương trựcmọi người tin tưởng mà còn giúp cộng đồng xã hội xây dựng và phát triển niềm tin yêu và quý trọng lẫn nhau.

Làm sao ứng xử hài hòa giữa bổn phận của một công dân nước Việt và hạnh nguyện của một người Phật tử?

Từ lý thuyết cho đến thực tế cả hai vai trò đều không có gì chống trái nhau. Tại sao? Bởi vì ước vọng của người công dân nước Việt là làm sao để trở thành một người dân tốt và có thể đem hết khả năng của mình ra để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, trong khi nguyện vọng của người Phật tử Việt Nam cũng là mong muốn đem Chánh Pháp để giúp xây dựng và phát triển con người theo chiều hướng thăng hoa, hạnh phúcan lạc, trong đó có chính mình, và cộng đồng dân tộc. Một người công dân tốt là người sống đạo đức, làm tròn bổn phận và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Một người Phật tử tốt cũng là người sống đạo đức, biết phục thiện, biết tu tập Chánh Pháp để giảm trừ tham sân si, biết từ bi thương yêu mọi người, và biết nỗ lực góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội.

Trong Chánh Pháp của đức Phật, một người thành Phật là trước hết trở thành một con người toàn thiện cho tự thân và cho cộng đồng xã hội. Một người thành Phật chỉ đem lại lợi ích cho tha nhâncộng đồng nhân loại chứ không bao giờ đem lại bất cứ điều gì thiệt hại cho con người. Bằng chứng cụ thểđức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, chỉ đem lại lợi lạc to lớn cho đất nước và xã hội Ấn Độ chứ tuyệt nhiên không gây ra một bất lợi nào. Lịch sử truyền bá Phật Giáo trên thế giới từ hai mươi lăm thế kỷ qua cũng thế, chỉ cho thấy sự lợi ích thiết thực khi Phật Giáo được truyền vào các dân tộc và chưa hề có sự chống trái nào giữa Phật Giáo và dân tộc bản địa ấy. Đặc biệt là tại Việt Nam, có thể nói là Phật Giáo truyền bá vào Việt Nam sớm hơn so với một số quốc gia Á Châu khác kể cả Trung Quốc, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, v.v… ít nhất là vào một hai thế kỷ trước Tây Lịch và trong suốt quá trình lịch sử có mặt tại Việt Nam cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

Phật Giáo rất dễ bám rễ sâu trong lòng dân tộc vì có một giáo nghĩa rất phù hợp với đời sống con người ở mọi thời đại, mọi quốc độ, cũng như các Phật tử, xuất giatại gia, nhờ thấm nhuận giáo pháp Phật Đà mà có một phong thái sống rất uyển chuyển và dễ thích nghi với môi trường bản địa mới. Giáo pháp của Phật chỉ dạy cho con người biết rõ bản chất của cuộc sống là khổ, nguyên nhân gây khổ là vô minh và các hành tác của nghiệp lực bất thiện. Giáo pháp ấy cũng chỉ cách làm sao để con người có thể giải thoát khổ một cách cụ thểhiệu quả. Giáo pháp ấy cũng nói đến kết quả an lạc, niết bàn, có được từ sự tu tập Chánh Pháp. Khổ thì ai cũng có, dân tộc nào cũng có, xã hội nào cũng có. Giải thoát khổ thì ai cũng muốn, dân tộc nào cũng mong cầu, và xã hội nào cũng nhắm tới để thành đạt. Chính như thế mà Phật Giáo được người Việt Nam tiếp nhận một cách hoan hỷ ngay từ những năm tháng đầu mới truyền bá vào đất nước này.

Đó là nói về mặt cá nhân con người, còn mặt quốc gia dân tộc thì sao? Phật Giáo đóng góp được gì vào công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam?

Phật Giáo không chủ trương một thứ vương quốc toàn cầu nằm dưới sự thống trị của quyền lực tôn giáo để chi phối tất cả chính sách và hoạt động của những nước Phật Giáo thành viên khác trên thế giới. Chính đây là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần vào việc để cho Phật Giáo đi vào lòng dân tộc của từng quốc giaPhật Giáo được truyền bá vào một cách trọn vẹn. Người Phật tử, Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử, là công dân của mỗi đất nước có quyền tự quyết hoàn toàn về các hoạt động của Phật Giáo trong mỗi quốc gia đó mà không phải lệ thuộc vào bất cứ quyền uy tôn giáo toàn cầu nào khác. Đó cũng là yếu tố then chốt làm cho người công dân Phật tử giữ vững được lập trường dân tộc tự quyết của mình trước mọi hoàn cảnh và sẵn sàng hy sinh cho sự sống còn của dân tộc bản địa. Lịch sử đóng góp của các Phật tử Việt Nam vào công cuộc bảo vệ nền văn hóa dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia mình trong suốt chiều dài trên hai ngàn năm qua là bằng chứng cụ thể.

Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ mưu cầu hay có hành động độc tôn tôn giáo. Vào thời cực thịnh của Phật Giáo trong các triều đại Lý, Trần, cũng chính những vị minh quân Phật tử là những người đi tiên phong và hậu thuẫn toàn diện cho việc truyền bá tư tưởng Khổng Giáohọc thuyết Nho Gia để làm nền tảng cho các chương trình giáo dục chính thức trong hệ thống học đường nhà nước hầu đào tạo nhân tài ra giúp nước. Khi Phật Giáo bị thế lực Khổng Nho trong giai cấp quan lại triều đình lấn lướt và tranh đoạt ảnh hưởng thì Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam âm thầm hoằng pháp trong nhân gian với việc xây dựng chùa chiền đình miếu tại thôn làng địa phương để bảo vệ văn hóaChánh Pháp trong lòng dân tộc.

Đức Phật không dùng quyền lực chính trị để truyền bá Chánh Pháp hầu chuyển mê khai ngộ cho nhân sinh, vì Ngài biết rõ rằng các chủ thuyết chính trị, các quyền lực thế tục không thể là giải pháp cứu cánh đưa tới giác ngộgiải thoát. Nhưng phong thái nhân cách siêu việt và phương thức khai mở trí tuệ của Ngài cho quần chúng đã ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp Sát đế lợi cầm quyền và mở đầu cho cuộc cách mạng xã hội toàn diện đất nước Ấn Độ thời bấy giờ cũng như nhiều quốc gia khác về sau này. Nhờ tuệ giác siêu việtthân chứng giải thoát cứu cánh của chính cá nhân, cũng như một phần thừa hưởng di sản văn hóa dân chủ của đất nước Ca Tì La Vệ, đức Phật thiết lập nề nếp sinh hoạt dân chủ hoàn hảo cho Tăng Đoàn ngay trong những năm đầu hóa đạo của Ngài. Đây có thể nói là một trong những sinh hoạt tập thể mang tính dân chủ đầu tiên của nhân loại được duy trì cho đến ngày nay trong Tăng Đoàn đệ tử Phật. Pháp Yết Ma (karma) của Tăng Già là một trong những phương thức thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳngdân chủ nhất trong lịch sử loài người. Trong Pháp Yết Ma, sự đồng thuận của tập thể đạt đến mức tuyệt đối với mọi thành viên có mặt đều phải hoan hỷ tán đồng một Phật sự nào đó. Nếu có bất cứ sự bất đồng nào thì Yết Ma không thành và do đó phải bắt đầu lại tiến trình thảo luận để tìm giải pháp dung hòa. Lời đức Phật dạy tôn giả A Nan về bảy phương thức làm hưng thịnh quốc gia để gián tiếp can ngăn vua A Xà Thế (Ajatasattu) định xâm chiếm nước Bạc Kỳ (Vajji) là một trong những chứng liệu hiếm hoi cho thấy tầm nhìn cao rộng và thích đáng của đức Phật đối với phép trị quốc an dân.

Chính nhờ thừa hưởng truyền thống dân chủ lâu đời đó mà Phật Giáo luôn luôn tôn trọng sự tự giáctinh thần dân chủ trong sinh hoạt tập thể. Hội Nghị Diên Hồng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam để tìm sự thống nhất ý chí toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của giặc Nguyên Mông được vị minh quân Phật tử Trần Thánh Tông tổ chức là bằng chứng cụ thể của tinh thần dân chủ Phật Giáo áp dụng trong sinh hoạt quốc gia đại sự.

Tự do, dân chủnhân quyền là những giá trị phổ quát được nhân loại thừa nhận trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, và Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1966. Đối với Phật Giáo điều này không có gì mới lạ vì đức Phật đã công nhận từ lâu giá trị làm người và quyền bình đẳng trong xã hội, cũng như thể thức sinh hoạt dân chủ để mang lại thịnh vượng cho tập thể hay một quốc gia.

Chính đó là chất liệu và động lực để cho người Phật tử Việt Nam luôn luôn tích cực góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng, tự do, dân chủtôn trọng phẩm giá con người. Cuộc vận động nhân quyềnbình đẳng tôn giáo dưới chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963, cuộc vận động quốc hội lập hiến để thiết lập nền dân chủ vào năm 1966 tại miền Nam, cuộc vận động hòa bình cho dân tộc vào những năm đầu thập niên 1970 tại miền Nam Việt Nam, và cuộc vận động nhân quyền từ sau năm 1975 dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam của Phật Giáo Việt Nam nói chung và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng là thể hiện tinh thần khai phóng, bình đẳng, dân chủtôn trọng phẩm giá con người trong truyền thống Phật Giáo.

Tăng sĩ Phật Giáo không làm chính trị. Hãy nhìn vào thực tế lịch sử để thấy rằng các vị Tăng sĩ Phật Giáo chỉ vận động cho tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền cho người dân mà không mưu cầu hay đòi hỏi quyền lợi hay địa vị chính trị nào. Không có vị giáo phẩm lãnh đạo nào sau các cuộc vận động nói trên ra ứng cử hay đảm nhận chức vụ này địa vị kia trong chính quyền. Điều cần lưu ý là trong tất cả mọi cuộc vận động nói trên của Phật Giáo Việt Nam từ năm 1963 đến nay, Phật Giáo không bao giờ chủ trương lật đổ bất cứ chế độ nào. Phật Giáo chỉ đòi hỏi chính quyền nào chà đạp quyền tự do, bình đẳng, dân chủnhân quyền thì hãy trả lại cho người dân những quyền căn bản phải có đó mà thôi. Một điều nữa cũng cần thấy rõ là Phật Giáo không chủ trương chống đối với tâm thù hận và hành động bạo lực đối với bất cứ cá nhân, chính quyền, tôn giáo, đảng phái hay chủ nghiã nào trong suốt các cuộc vận động nói trên.

Vậy tại sao Phật Giáo phải vận động?

quyền lợi của người dân và vì xây dựng và phát triển đất nước.

Quyền lợi gì của người dân? Quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyềnmọi người dân đều đáng phải được có, và các chính quyền tự nhận là “cộng hòa,” “dân chủ” phải có trách nhiệm thực thi các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền cho mọi công dân. Khi những quyền phải có này của người dân không được thực thi hay bị chà đạp thì người Phật tử với tư cách là những công dân có quyền đứng lên vận động và đòi hỏi các chính quyền phải nghiêm chỉnh thi hành.

Xây dựng và phát triển đất nước như thế nào? Một đất nước muốn văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, có nội lực dân tộc vững chắc để bảo vệ quyền tự quyết dân tộc, đủ sức chống lại các cuộc xâm lăng của ngoại bang, và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ thì dân tộc trong đất nước ấy phải có tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền. Các cuộc vận động nhân quyền, tự dodân chủ từ 50 năm qua tại Việt Nam của Phật Giáo không ngoài mục đích giúp xây dựng nội lực dân tộc để chống lại các cuộc xăm lăng của ngoại bang, gồm có các cuộc xăm lăng văn hóa, ý thức hệ và quân sự. Cũng như khi lãnh thổ của đất nước Việt Nam bị xâm lăng thì người Phật tử Việt Nam phải có bổn phận và trách nhiệm bằng cách này hay cách khác để bảo vệ. Các Phật tử Việt Nam như minh quân Trần Nhân Tông, danh tướng Lý Thường Kiệt, danh tướng Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, danh tướng Trần Hưng Đạo, hiền thần Nguyễn Trãi, v.v… đã đóng góp xứng đáng công lao cho công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều gương sáng của những người cư sĩ Phật tử tham gia vào công việc điều hành quốc sự đã là những minh quân, hiền thần, danh tướng, và chính khách đạo đức biết hy sinh cho đại sự quốc gia dân tộc. Người cư sĩ Phật tử được khuyến khích tham chính để đem tài đức của mình ra xây dựng và phát triển đất nước.

Nhiều người nghĩ rằng tham chính là làm chính trị là trái với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật. Có lẽ quan niệm này bắt nguồn từ sự chứng kiến những thủ đoạn, ác tâm, dã tâm, vị kỷ, đảng phái, chủ nghĩa cá nhâný thức hệ trong chính trường đã và đang xảy ra mỗi ngày trên thế giới và ngay trên đất nước Việt Nam. Nhưng, điều đó không có nghĩa rằng tự thân chính trị là xấu, và tất cả những người làm chính trị đều xấu. Chính trị là quyền căn bảnmọi người dân đều phải có và các chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ quyền ấy cho mọi công dân, theo Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc. Như thế, làm chính trị không phải là xấu mà là cái quyền của người dân để giúp dân giúp nước. Đối với hàng ngũ cưPhật tử việc tham chính được khuyến khích vì để đem ra thi hành tinh thần từ bi trí tuệlợi tha xây dựng và phát triển xã hội. Nhiều nhà chính trị nổi danh hiện nay được cả thế giới kính nể vì hành xử trong sạch và tấm lòng vì dân vì nước thực sự của họ, như Cố Tống Thồng Nam Phi Nelson Mandela vừa từ trần đầu tháng 12 năm 2013, như nữ Dân Biểu Miến Điện Aung San Suu Kyi là một Phật Tử làm rạng danh dân tộc Miến Điện của bà.

Tuy nhiên, tất cả những thứ tự do, dân chủnhân quyền bên ngoài xã hội đều tương đốigiới hạn. Có nhiều người suốt đời vận động cho tự do, dân chủnhân quyền, nhưng lại bị trói buộc trong cái vỏ ốc của vị kỷ nhỏ hẹp và bị nô lệ bởi lòng tham lam, thù hận và si mê để đến nỗi chỉ biết có thứ tự do, dân chủnhân quyền của cá nhân mình mà quên mất tự do, dân chủ, và nhân quyền của người khác. Khi chính con người chưa tự giải thoát ra khỏi xiền xích vô minh, vị ngã, chưa tự làm chủ được thân tâm trước những thao túng của tham, sân, si và chưa thăng hoa đời mình lên giá trị nhân bản thực sự, thì không thể có được sự tự do, dân chủ, và nhân quyền đích thực cho chính họ cũng như cho những gì họ làm với người khác.

Thực hành Chánh Pháp giác ngộgiải thoát của đức Phậthiệu quả sẽ giúp người Phật tử đạt được tự do thực sự trong chính mình đối với tất cả mọi trói buộc của lòng vị ngã, tham lam, thù hận và si mê. Thực hành Chánh Pháp trí tuệtừ bi của đức Phật, người Phật tử sẽ biết lắng nghe và tôn trọng ước nguyện và phẩm giá của người khác. Đó chính là những yếu tính cơ bản từ trong nội thể của một người để có thể thể hiện ra bên ngoài lối sống tự do, dân chủtôn trọng nhân phẩm của người khác.

Như thế, bằng phẩm đức của người Phật tửtu tậpđạt được lợi lạc trong Phật Pháp, người Phật tử Việt Nam sẽ sống có ý nghĩa và góp phần xứng đáng trong vai trò và bổn phận của một người công dân nước Việt.

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1816)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 1794)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 1982)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 2002)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 1703)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 1820)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(View: 1776)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(View: 1943)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(View: 1922)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(View: 2092)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(View: 2290)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(View: 1993)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(View: 1945)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(View: 2102)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(View: 2220)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(View: 2078)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(View: 2425)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(View: 2128)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(View: 1940)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(View: 2097)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 1810)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 1836)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 2076)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 2301)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 2352)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 2711)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 2322)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 2218)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 1795)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 2062)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 1914)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 2021)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 1918)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 2028)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 2225)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(View: 2335)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(View: 2454)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(View: 2173)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(View: 2142)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(View: 1860)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(View: 2357)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(View: 1970)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(View: 2044)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(View: 2181)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 2203)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(View: 2004)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(View: 2284)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 2134)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 2029)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant