Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Phúc Trong Ngày Xuân

23 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 9749)
Hạnh Phúc Trong Ngày Xuân


Hạnh Phúc Trong Ngày Xuân


Tuệ Đạt

 

ankhangTrong gần một năm mọi người tất bật với bao công việc, bao lo toan, bao kế hoạch cho cuộc sống. Trong cái tất bật lo toan, mọi người vẫn trông chờ ngày Tết. Bởi lẽ ngày Tết là ngày mọi người được nghỉ ngơi sau những tháng ngày vất vả.

Người ta trông chờ Tết không chỉ vì được nghỉ ngơi vui chơi mà người ta còn trông chờ cái không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình. Người đi làm xa nôn nao về quê ăn Tết, cha mẹ ngóng trông con, ông bà trông chờ cháu, không kể sao hết được niềm hạnh phúc trong đoàn tụ sum họp.

Ngày Tết lòng người rộn ràng hạnh phúc, cây cỏ mơn mỡn đón chào ngày xuân, trăm hoa đua nở khoe sắc thắm, chim hát ca, ong bướm bay lượn tạo nên một cảnh xuân tươi non, ấm áp, vui nhộn.

Nhưng các bạn ơi, cuộc đời đâu chỉ có ngày xuân mới hạnh phúc! Hạnh phúc của ngày xuân quá ngắn ngủi và chóng tàn phai. Dù ta có muốn níu kéo xuân ở mãi bên ta, nhưng xuân vẫn cứ lặng lẽ trôi đi. Hạnh phúc vững bền phải là hạnh phúc luôn hiện hữu trong tâm bạn, hạnh phúc phải có mặt nơi cách sốngcách cảm nhận hạnh phúc của bạn.

Hạnh phúc của ông bà là trong cái tuổi bóng xế chiều tà lại luôn đón nhận sự kính trọng và phụng dưỡng hiếu thảo của con cháu. Hạnh phúc của người làm cha mẹ là nhìn thấy con mình có chí hướng tốt, học hành làm ăn thành đạt, lại không giao du với bạn xấu, không chạy theo lối sống buông thả ăn chơi trụy lạc của giới trẻ Âu hóa ngày nay. Hạnh phúc của người Phật tử là được sống và hành theo đạo đức Phật giáo, biết cách chuyển hóa gia đình quy ngưỡng Tam Bảo. Hạnh phúc của người xuất giaan bần thủ đạo, tâm trụ vô ngã, an nhiên giữa vô thường:

Xuân lai, xuân khứ nghi xuân tận

Hoa lạc, hoa khai chỉ thị xuân.

(Thiền sư Chân Không)

Xuân đến hay xuân đi thì vẫn thế, trong lòng người xuất trần xuân luôn hiện hữu.

Như vậy, cuộc sống giàu sang chưa hẳn là hạnh phúc, sắc đẹp danh vọng chưa hẳn là hạnh phúc. Những thứ ấy có chăng chỉ tạm đem đến cho con người những phút giây hưởng thụ, thỏa mãn trong một thời gian, rồi chính chúng và chính sự ích kỷ, tính xảo trá gian tham trong bản thân họ sẽ trở lại dìm họ xuống khổ đau. Triết gia Socrates cho rằng: “Hạnh phúc không phải là tiền bạc và sự xa hoa. Khát vọng kiếm lợi làm giàu sẽ đẩy con người ra khỏi đường đức hạnh và làm cho nó suy đồi đạo đức”. Theo đức Phật, một đời sống có đạo đứcmột đời sống có hạnh phúc, một đời sống hạnh phúcmột đời sống đạo đức. Vì vậy đức Phật luôn khuyên các đệ tử hãy tôn trọng giới luật, sống có đạo đức để đảm bảo một đời sống hạnh phúc cho chính mình và cho người.

Tại sao chúng ta phải sống đạo đức? Theo thuyết nhân duyên thì hết thảy mọi vật trong thế giới đều do nhân duyên mà được thành lập. Vậy nếu trong nhân duyên bao hàm mối quan hệ giữa mình và người thì thế giới này là cộng đồng trách nhiệm, do đó nếu chỉ vì thoả mãn tự kỷ mà tàn hại thì đứng trên lập trường toàn thể mà nói tức cũng gián tiếp tàn hại chính mình và giúp đỡ người khác tức là giúp đỡ chính mình. Bởi vậy Đức Phật đã nói: “Bảo hộ mình tức là bảo hộ người, bảo hộ người cũng tức bảo hộ mình”. Đó là điều kiện tối cần cho sự cộng đồng sinh tồn.

Nói một cách cô đọng, hạnh phúc là những gì ta cho đi mà không cần nhận lại, giống như những gì một nhà thơ từng cảm nhận:

Đã là con chim, chiếc lá

Chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đã là con chim thì chim phải hót, đã là chiếc lá thì lá phải xanh, đã là con người thì sống một cuộc đời sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống này chỉ có ý nghĩa khi ta sống hạnh phúc và làm cho người khác được hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với ta khi ta làm nhiều việc tốt vì lợi ích của tha nhân chứ không phải chỉ vì lợi ích cho riêng mình. Nếu là bạn thì phải là bạn tốt, nếu là con thì phải là con ngoan, nếu là cháu thì phải cháu hiếu nghĩa, nếu là người xuất gia thì phải giữ gìn phẩm hạnh, hướng dẫn tha nhân sống và thực hành theo lời Phật dạy.

Mùa xuân có thể đến rồi đi theo dòng đời sinh diệt, nhưng hạnh phúc của đời sống đạo đức không bị cái vô thường của mùa xuân vùi lấp. Hãy sống đạo đức trong từng ngày tháng của cuộc đời để ngày xuân đến, ta hưởng trọn niềm hạnh phúc.

 

Tuệ Đạt

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1352)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1319)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1273)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1470)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1550)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1594)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1481)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1430)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1232)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1368)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1340)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1425)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1443)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1521)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1380)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1480)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1386)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1348)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1410)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1362)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1540)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1783)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1476)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1783)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1377)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1293)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1509)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1367)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1437)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1588)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1807)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1828)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1637)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1827)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1527)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1489)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2012)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1589)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1535)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1484)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1459)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1536)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1402)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1683)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1661)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1512)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1529)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1397)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant