Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Nụ Cười Di Lặc Xứ Cờ Hoa

29 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 12545)
Tìm Nụ Cười Di Lặc Xứ Cờ Hoa


Tìm Nụ Cười Di Lặc Xứ Cờ Hoa

Trần Kiêm Đoàn

phat_di_lacNhân thế hãn phùng khai khẩu tiếu…” Hiếm gặp người ta mở miệng cười!

Lời than của phái tiêu dao Trung Hoa thời đó lẽ ra phải xuất hiện thời nay và đặc biệt ở châu Mỹ này mới phải.

Người Mỹ lập quốc sau những trận thư hùng cát chạy, đá bay với người da đỏ. Lập nên nước Mỹ rồi chọn con chim Ó (bald eagle), mắt trừng mỏ quặm làm quốc điểu. Chọn cây Sồi (oak) cành lá lúc nào cũng có vẻ cằn cỗi, quăn queo, khô quắt làm quốc mộc. Khi ánh sáng đến từ chân trời xa xa trước mắt không vui tươi an lạc thì làm sao cái bóng thực tại hứa hẹn một nụ cười tươi.

Phải chăng vì tự trong thâm sâu của dòng sống, người Mỹ – một tổng hợp của đủ mọi chủng tộc trên thế giới – có chung một nghiệp lực là không thỏa hiệp với hoàn cảnh xuất thân nên phải cất công vượt biển, băng rừng để tìm một suối nguồn hạnh phúc khác lạ, mới mẻ hơn nơi miền Tân Thế Giới?! Bản chất của sự tìm tòi thường mang sẵn hạt giống không thỏa mãn. Bởi vậy, xã hội Hoa Kỳ được xem là có nhiều tiền bạc và của cải hàng đầu thế giới, nhưng cũng là một xã hội làm việc tất bật, mãi mê tìm kiếm một nếp sống hạnh phúc mà có thể suốt đời chỉ thấy treo xa tắp ở cuối đường hầm mơ ước.

Suốt hơn 300 năm lịch sử, có không ít người Mỹ, nhất là người Mỹ cao niên trong thế kỷ này, thường biểu hiện một điệu sống cô đơnnghèo khó – có tiền đấy ắp ở các trương mục ngân hàng mà vẫn cứ nghèo xác rác, xơ rơ! Lắm khi người có nhiều tiền lại sống nghèo nàn; trong khi người không tiền lại sống đời giàu có. Con người có bom nguyên tử trong tay nhưng lại yếu đuối vô cùng vì càng làm chủ vật chất con người càng dễ biến thành nạn nhân của sự mất mát; càng làm chủ bom nguyên tử, con người càng cảm thấy thân phận bọt bèo của mình gắn với cái chết và sự hủy diệt hơn bao giờ hết.

Người ta chỉ cảm thấy mạnh mẽ và bớt cô đơn khi đang sống thật sự sung sướng; đùa vui thưởng thức cuộc sống đó bằng chất liệu tuyệt vờivô giá của đất trời. Sáng mai, say sưa nhìn một tia nắng đẹp như nhấp chén trà thơm; ban trưa nghỉ một chút an lành như tới miền lạc thú; buổi tối sống hòa ái với đêm về như nghe lời hát ngọt ngào của tạo vật…là những điều kiện “ắt có” để sống đời đại phú!

Chất lượng và niềm vui trong cuộc sống là thước đo ý nghĩa của cuộc đời. Alan Watts trong Become what you are (Hãy trở thành chính bạn) cho rằng: hình ảnh của một người- nghèo- nhiều- tiền là không cảm thấy thoải mái hòa điệu hoàn toàn với con ngườicuộc đời chung quanh. Họ nghèo bè bạn vì thích làm ông chủ tuyệt đối, không dễ dàng chấp nhận sự khác biệt và đối thoại. Cho nên thà làm bạn với chó, mèo, chim, chuột….ngoan ngoãn – những đối thế không nói cùng ngôn ngữ với họ để tránh tranh biện lôi thôi – vẫn còn thú vị hơn sống cạnh tha nhân để phải bực mình tranh cãi chuyện thời thế, chính trị, tôn giáo với những đầu óc bảo thủ, vọng ngữcực đoan chung quanh. Đồng thời kẻ nhiều tiền mà vẫn nghèo xơ rơ đó chỉ muốn dính mắc vào ngôi vị chủ tể, mà chẳng bao giờ biết buông xả. Họ có khuynh hướng ở ẩn để làm kẻ “tuẩn đạo” một mình trong lâu đài vật chất và tâm tư đầy trói buộc của chính họ.

Xã hội phương Tây mỗi ngày một giàu có, nhưng niềm vui trong cuộc sống mỗi ngày một nghèo. Căn nhà trị giá hàng triệu đô la trên đồi lại trở thành nhỏ hẹp và khó khăn hơn để ngửa lòng đón bạn như căn nhà nhỏ thuê mướn ngày xưa. Chiếc xe lộng lẫy mua hàng trăm nghìn đô la lại đóng cửa chặt hơn và rất ít khi sẵn sàng đón bạn trên đường như chiếc xe cũ kỹ của những năm về trước.

Cách mạng khoa học kỹ thuật của thế kỷ XX giúp con người lên vũ trụ và nối kết những vùng đất xa xăm của địa cầu thành một ngôi làng nhỏ; nhưng cũng dựng nên tâm lý lấn lướt chiếm hữu, lấy thịt đè người với biểu tượng “văn hóa Football”. Càng xông xáo vào cuộc bon chen, tâm hồn con người càng trở nên lạnh lùng sắt đá, cạnh tranh quyết liệt, nên ngày càng thiếu vắng và hiu hắt những nụ cười.

Sự nóng bỏng đầy dương tính của văn hóa phương Tây bỗng dịu lại khi tiếp xúc với nền văn hóa tĩnh lặng và trầm tư của phương Đông; nhất là nền văn hóa Phật giáo.

Khi con người trong xã hội kỹ nghệ Âu Mỹ mang tâm lý bão nổi và trở nên khủng hoảng, họ sẽ cảm thấy yếu đuối và tha thiết cần một chỗ dựa. Nhưng biết dựa vào ai? Tôn giáo truyền thống dạy cho họ đức tin vào Thượng đế toàn năng quá mênh mông và cao viên. Triết học duy lý truyền thống dạy và hiện sinh về sau lại gieo tâm lý hoài nghi chính mình và tha nhân vì mình là người xa lạ với chính mình (Camus) và tha nhânđịa ngục (Satre). Đạo Phật đến mang theo một luồng gió mới. Đó là tư tưởng giải phóng thần quyền. Đạo Phật vực con người đứng dậy trên chính 2 chân của mình để đẩy lùi bóng tối mênh mông của tâm thức ỷ lại. Đạo Phật dạy con người từ bỏ sự dính mắc và sự tôn sùng thế giới vật chất chung quanh đang trói buộc kiếp người.

Và quan trọng nhất là đạo Phật đã đem đến cho xã hội Âu Mỹ nụ cười – nụ cười Di Lặc không phê phán khen chê – mà con người trong một xã hội nóng bỏng cạnh tranh đang khao khát. Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc mà người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, ông Phật Hạnh Phúc (Happy Buddha) hay ông Phật Cười (Laughing Buddha). Ông Phật là tánh mà nụ cười là tướng. Tánh Phật là Vui mà tướng Phật là Cười. Kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, kỷ nghệ “Ông Phật Cười” ở Hoa Kỳ nở rộ. Đấy là sự xuất hiện tượng đài, tranh vẽ, sách báo, mạng lưới truyền thông đủ loại hình ảnh của ông Phật Cười, Ông Phật Vui Sướng, Ông Phật Hạnh Phúc…Nét cười có khi chỉ là một tượng Phật Di Lặc nhỏ bằng ngón tay treo lủng lẳng trong xe cho đến những bức tượng to lớn đặt bên cạnh các thác nước của các hòn non bộ. Mở đầu thiên niên kỷ XXI “Y2K”, trong nghệ thuật trang trí nhà cửa, tượng Phật Thích Ca ngồi tham thiền, nhập định như biểu tượng cho một sự tĩnh lặng an lạc đặt ở vườn sau và tượng Phật Di lặc cười biểu tượng cho vui sướng hạnh phúc đặt ở vườn trước trở thành một cái “mốt” mang tính hài hòa giữa nhân sinh và triết lý; một triết lý sống cứu khổ ban vui để tìm về với chính mình đang bị lãng quên.

Tác giả 18 cuốn sách thuộc hàng “Best seller” và được tạp chí thời danh Forbes liệt vào một trong 50 nhà tư tưởng lớn nhất toàn cầu về lãnh vực thương mãi trong thế kỷ này, đó là tiến sĩ Marshall Goldsmith. Ông này đã theo Phật giáo suốt 30 năm qua. Ông dựng những trung tâm Thiền học ở Mỹ và nhiếu quốc gia lân cận. Trong rừng thiền tu tập hàng ngày của Phật giáo, anh Mỹ trắng Marshall mang tâm trạng giải thoát này luôn luôn hớn hở nói rằng, mọi hành giả đang cất bước đi tìm hạnh phúc chỉ cần nhớ và thực hành 3 chữ, 3 chữ mà thôi nhé: “Be Happy Now” (Hỷ lạc hiện tiền – Vui lên nào) là đủ.

Goldsmith nói rằng ông đến với Phật giáo vì bị chinh phục bởi tinh thần hỷ xả, cuốn hút bởi nụ cười Di Lặc, và cảm nhận được nguồn hạnh phúckinh nghiệm thực tiễn cho biết rằng, mọi rắc rối của thương trường rồi cũng giản đơn và an tịnh sau ngưỡng cửa Thiền môn.

Giới chuyên gia và trí thức Mỹ tìm đến đạo Phật bằng đôi hài 7 dặm của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Họ không tìm đến đạo Phật bằng hình thức thờ cúng lễ bái, mà tìm đến với đầu óc, tinh thần học thuật. So với lịch sử Phật giáo phương Đông, đa số người Âu Mỹ đến với đạo Phật quá muộn màng sau một quá trình dài liên tục thâu nhập và đào thải những hệ thống lý thuyết tâm linh, những triết lý tâm vật trùng trùng, những tín điều chân tín và mê tín từ thời thái cổ đến thế kỷ XX. Họ đến muộn nhưng bằng những bước đi vững chãi của phương pháp luận khoa học ứng dụng. Điển hình như ngành y khoa tâm lý trị liệu (Psychotherapy), những chuyên viên y khoa tâm lý trị liệu Mỹ đã “tập đại thành” ý nghĩa nụ cười Di Lặc thành một tài liệu giáo khoa y khoa dưới tiêu đềHappy`s Buddha hoslistic counseling manual for people of the Western world” (Cẩm nang tâm lý trị liệu theo phương pháp Phật Di Lặc dành cho thế giới phương Tây). Mở đầu tài liệu này là một câu xác định đầy hấp dẫn:

Tại sao Ông Phật lại vui sướng nhỉ?!”

“Vì chẳng giống như người thường – những kẻ chưa giác ngộ (unlightened person) - chỉ hiểu mọi điều qua đầu óc phân tích và lý luận chật chội của riêng mình, ông Phật (Bậc Giác Ngộ – “Enlightened one” thấy bằng trí tuệ toàn giác. Đấy là sự mở toang mọi cánh cửa phân tích, lý luận, trực giác, siêu hình…để tiến thẳng vào thật tánhthật tướng của vạn pháp chơn thường rỗng lặng, giản đơn không còn biên giới phân chia sướng khổ, vui buồn, yêu ghét nên ông Phật cười! Đấy là nụ cười của Bậc Giác Ngộ đã hiểu rõ hết chân tướng của vạn vật, vạn sự; hiểu được ngọn nguồn gây khổ đau và con đường đoạn diệt phiền muộn khổ đau. Ta và người đều hiện ra chân tướng không che giấu, thấy nhau và biết nhau trong mối tương quan không có chỗ ẩn nấp cho ta và cả cho người. Vì vậy, chủ thể và đối thể đã hòa quyện với nhau trong toàn vũ trụ này. Cái tiểu ngã hòa mình vào cái đại ngã khiến tâm không phân biệt. Tất cả là hòa ái, tất cả là niềm vui, tất cả là nụ cười hỷ xả”.

Bên tách trà xuân đầy đạo vị, nhớ làm chi chuyện cũ đã qua; băn khoăn làm chi chuyện đời chưa tới. Đổi cả không gian vô biênthời gian vô tận để lấy một nụ cười. Quên hết! chỉ nhớ trong một thoáng và một thoáng là thiên thu, cái triết lý cao viễn nhất chỉ có 3 chữ: Vui lên nào! Be happy now! Hỷ lạc hiện tiền! Đấy là bờ giác bên kia, là trái tim Bát nhã, là nụ cười Di Lặc…đang có trong ta, sao ta cứ chạy quanh hoài, mải miết đi tìm nơi đâu cho mệt?!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8973)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9095)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9466)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9222)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8770)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10082)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10005)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9101)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10873)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9591)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9295)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10023)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11776)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12157)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9374)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11892)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9730)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9682)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11654)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17901)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8644)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9175)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 8950)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9421)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9915)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9219)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9062)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 8991)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10911)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7906)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10214)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8797)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8879)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17834)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8112)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8623)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10775)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10100)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8470)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10622)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 8988)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8169)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9237)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9117)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9371)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9618)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7790)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9436)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8389)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12946)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant