Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Ân Tình Khó Quên

28 Tháng Hai 201400:00(Xem: 10224)
Những Ân Tình Khó Quên

 

Những Ân Tình Khó Quên

 

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

tường trình

 

 Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệtTây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.

 Sáng hôm sau, 16.02.2014, chúng tôi ăn mặc chỉnh tề để lên lễ Phật. Trong khung cảnh trang nghiêm của chánh điện với nhiều cành đào, mai chen lẫn những loại hoa khác muôn màu muôn vẻ tranh nhau khoe sắc rực rỡ cùng đủ loại trái cây dâng lên cúng Phật.

 Vào lúc 10 giờ 30, sau ba hồi chuông trống bát nhã cung thỉnh Chư Tôn Đức, HT. Phương Trượng cùng với ĐĐ. Thích Hạnh Giới và chư Tăng Ni chùa Viên Giác đã bắt đầu khai kinh cho lễ Rằm Tháng Giêng.

 Hơn 500 Phật tử từ các nơi xa xôi như Hòa Lan, Đan Mạch, cũng như từ Leipzig, Zwickau và ở các tiểu bang khác trên nước Đức đã đến chùa bằng những chuyến xe Bus và nhiều phương tiện khác nhau.

nhung_an_tinh_kho_quen__1_-content 

Đông đảo Phật tử khắp nơi đến dự lễ Rằm Tháng Giêng

 Sau thời kinh cầu an, HT. Phương Trượng có một thời pháp ngắn giảng về ý nghĩa của ngày Rằm Tháng Giêng "Lễ quanh năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng". Hòa Thượng cũng có nhắc tinh thần bất bạo động của Thánh Gandhi, vị cha lành của dân tộc Ấn Độ đã kêu gọi nhân dân Ấn Độ đứng lên biểu tình chống lại chế độ thực dân Anh; kết quả Ấn Độ đã giành được độc lập từ năm 1947.

Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Trung Quốc xâm chiếm quê hương Tây Tạng, ngài phải đến tỵ nạn và lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ từ năm 1959. Ngài đã ủng hộ triệt để chính sách bất bạo động và hiện nay trong thân phận người tỵ nạn, ngài thường xuyên đi đến các quốc gia trên thế giới để kêu gọi hòa bình và khi có thể ngài nói lên tiếng nói tự do giải phóng cho dân tộc Tây Tạng. Tương tự như vậy, Nelson Mandela trước khi trở thành Tổng Thống dân cử, ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apartheid) và là người đứng đầu phái vũ trang của đảng Đại Hội Dân Tộc Phi (ANC). Mandela đã trải qua 27 năm lao tù và sau khi được trả tự do vào năm 1990, ông đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến đến một nền dân chủ đa sắc tộc năm 1994. Trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình (1994-1999), Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Câu nói để đời của ông "… Sau khi ra tù rồi mà con người còn mang hận thù thì cũng giống như còn sống trong nhà tù". Qua đó, Hòa Thượng cũng nhắc nhở Phật tử luôn luôn hướng về quê hương đất nước, đời sống đồng bào ở quê nhà còn nhiều người nghèo đói khó khăn. Đời sống chúng ta ở hải ngoại đầy đủ no ấm, con cháu phần đông đã thành đạt. Vì thế bổn phận của ông bà cha mẹ phải biết nhắc nhở trao truyền cho con cháu ở thế hệ kế tiếp bằng mọi giá phải biết gìn giữ quê hương, đất liền, biển đảo và bản sắc giống dòng Lạc Việt. "Tiếng Việt còn thì nước Việt còn", qua 4000 ngàn năm lịch sử từ đời Hùng Vương cho đến nay, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ quê hương đất nước. Giặc nào cũng không sợ và kẻ thù nào từ phương Bắc cũng bị đánh tan. Lịch sử ngàn đời còn ghi chiến công hiễn hách của các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi… đã chiến thắng vẽ vang quân Tàu trên sông Bạch Đằng. 4 câu thơ "Nam Quốc Sơn Hà" sau đây của dũng tướng Lý Thường Kiệt còn âm vang mãi mãi:

 Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 Sau đó, từ 12 giờ là buổi lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" do chùa Viên Giác vừa mới xuất bản vào đầu xuân Giáp Ngọ 2014. Hòa Thượng Phương Trượng giới thiệu Chủ Bút Báo Viên Giác, đạo hữu Nguyên Trí Phù Vân, đã liên tục đóng góp cho tờ báo suốt 30 năm dài. Ông Chủ Bút, với bộ áo dài khăn đóng chữ thọ màu xanh, đúng theo lễ nghi truyền thống của Việt Nam trong những ngày xuân; đã lần lượt giới thiệu 8 cây bút nữ lên trình diện chư Tăng Ni và quý đạo hữu Phật tử: Nguyên Hạnh HTD, Phương Quỳnh, Huỳnh Ngọc Nga, Hoa Lan, Trần Thị Nhật Hưng, Trần Thị Hương Cau, Song Thư TTH, Thi Thi Hồng Ngọc.

 nhung_an_tinh_kho_quen__2_-content

Trình diện 8 cây bút nữ trước đạo tràng

 Mỗi người mỗi vẻ, cả đạo tràng hôm đó ai nấy đều ngạc nhiên, vui cười, trầm trồ khen ngợi: "Sao hôm nay ai cũng đẹp lộng lẫy thế!". Thật ra không phải là 8 người đẹp, nhưng nhờ những chiếc áo dài thuần túy làm tăng thêm nét yêu kiều xinh xinh xắn của người phụ nữ Việt Nam. Đúng như lời người xưa thường nói: "Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân“. Cho dù chiếc áo đầm đẹp thế nào chăng nữa, mong rằng tất cả chị em phụ nữ chúng ta trong những ngày lễ nên mặc chiếc áo dài thuần túy với đôi tà áo thướt tha nói lên nét đẹp dịu dàng và vẻ đoan trang của người phụ nữ Việt.

 Tiếp đến là đại diện chị em 3 miền Trung, Nam, Bắc phát biểu ý kiến. Bà Nguyên Hạnh, người Huế lớn tuổi nhất, chúc Tết Chư Tôn Đức và quý vị Phật tử trong đạo tràng. Sau đó bà giới thiệu 2 cây bút mới trong cuốn "Những Cây Bút Nữ 2" là Phương Quỳnh và Song Thư. Cô Phương Quỳnh, đại diện cho miền Nam, chào mừng Hòa Thượngđạo tràng đồng thời giới thiệu cô Song Thư. Tiếp đến cô Phương Quỳnh nhường lời cho Hoa Lan giới thiệu từng tác giả trong tác phẩm với giọng Bắc Hà Nội thật rõ ràng và dí dỏm.

 Cầm cuốn sách trên tay, mặt trước là tranh màu thật đẹp của cây bút Hương Cau, mặt sau là ảnh màu in nổi của 8 tác giả theo vòng tròn của Bát Chánh Đạo, cô nói "Quý vị nào muốn biết chuyện tình có lối thoát thì đọc Hoa Lan; còn chuyện tình không lối thoát thi đọc Hương Cau. Quý vị nào thích đọc truyện Quỳnh Giao thì đọc Song Thư. Muốn tìm lại những kỷ niệm xưa của xứ Thần Kinh thì đọc Nguyên Hạnh. Muốn biết tình đời, nghĩa đạo thì đọc Phương Quỳnh. Muốn biết tình cha tha thiết thế nào thì đọc Trần Thị Nhật Hưng. Muốn biết tình yêu độc nhất "muôn đời" thì đọc Thi Thi Hồng Ngọc. Ai thích đọc truyện "liêu trai chí dị" thì đọc Huỳnh Ngọc Nga.

 Cuốn sách thật đẹp, chỉ 10 Euro, trong đó quý vị sẽ tìm thấy bóng dáng của mình trên từng trang sách. Hoa Lan còn hứa, sau khi đọc xong, nếu độc giả nào không vừa ý thì chúng tôi sẽ hoàn trả lại 10 Euro. Nhớ liên lạc về địa chỉ hoalan@vãngsanh.com. Cả đạo tràng đều cười vui vẻ và cho một tràng pháo tay thật lớn.

 nhung_an_tinh_kho_quen__3_-content

Chị em nhộn nhịp bán sách

 Vừa giới thiệu xong, đặc biệt có nữ đạo hữu Quảng Minh ở Hòa Lan đã sốt sắng mua ủng hộ liền 10 cuốn về tặng bạn bè vì trước đây 5 năm chị đã mua ủng hộ cuốn "Những Cây Bút Nữ 1". Được biết chị Quảng Minh với câu chuyện “Chiếc bánh của vị Bồ Tát"; nguyên vào năm 1985 vị Bồ Tát đó còn là Đại Đức rất trẻ đem 1.500 Mỹ Kim (lúc bấy giờ vị Bồ Tát đó còn rất nghèo) sang Hồng Kông để mua tặng thức ăn cho 3.000 người Việt tỵ nạn. "Một trái chuối cắt làm ba, một bánh đa nhúng nước để dễ cắt chia" trong buổi lễ được tổ chức tại sân banh đã làm cho chị Quảng Minh cảm động rơi lệ. Sau khi được định cư tại Hòa Lan suốt 30 năm chị vẫn âm thầm hộ trì Tam Bảo. Vị Bồ Tát đó bây giờ chính là Hòa Thượng Thích Như Điển.

 Để tưởng thưởng cho những cây bút nữ đã nhiều năm cộng tác với tờ báo Viên Giác mà không được nhận tiền… nhuận bút, viết "chùa" mà, nên Hòa Thượng đã ưu ái tặng cho từng người, nào là hồng bao, tác phẩm "Hương Lúa Chùa Quê" và DVD tuồng cải lương "Cuộc Đời Liên Hoa Hòa Thượng" do đạo hữu Giác Đạo Dương Kinh Thành chuyển thể tháng 12.2013 từ tác phẩm "Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng" của HT. Thích Như Điển đã được ấn hành từ tháng 12.2010.

 Tiếp đến Hòa Thượng Phương Trượng phát lộc ngày Rằm Tháng Giêng, gồm bao lì xì, tác phẩm mới "Hương Lúa Chùa Quê" của HT. Thích Bảo Lạc và HT. Thích Như Điển, bánh trái đào, các xâu chuổi đeo tay đủ màu sắc. Hòa Thượng cho biết, trong 3 ngày đầu Xuân, Hòa Thượng đã phát gần 9.000 bao lì xì và đến Rằm Tháng Giêng con số tăng lên gần 14.000. Như vậy chứng tỏ rất nhiều bà con lũ lượt về chùa Viên Giác lễ Phật và xin lộc đầu năm.

 Sau đó Hòa Thượng yêu cầu Phật tử xếp hàng đôi lần lượt đến nhận lộc xuân do chính Hòa Thượng phát. Trên nét mặt mọi người đều rạng rỡ niềm vui, đầu năm về chùa lễ Phật lại được HT. Phương Trượng đón tiếp, tặng quà.

 Sau khi nhận quà xong, quý đạo hữu nhộn nhịp đến vây quanh bàn phát hành sách, nhiệt tình mua ủng hộ, có người còn tặng thêm tiền cho tác giả. Số sách hôm đó được các đạo hữu chiếu cố mua ủng hộ đã vượt kỷ lục, trên 75 cuốn. Có một độc giả thắc mắc, trong phần giới thiệu cuốn sách, tình gì cũng có, sao không thấy nhắc đến tình yêu tổ quốc? Các Bút Nữ vội vàng giải thích, làm sao chúng tôi quên được tình yêu thiêng liêng đó. Anh mua về đọc sẽ nhận ra ngay!

 nhung_an_tinh_kho_quen__4_-content

Các cây bút nữ chụp hình lưu niệm với HT.Phương Trượng

 Buổi lễ chấm dứt, các Cây Bút Nữ lãnh phần ăn trưa bằng những Phiếu Ẩm Thực do chùa trao tặng. 

 Buổi chiều, trong buổi tiếp xúc riêng của 8 cây bút nữ với Hòa Thượng Phương Trượng, có sự hiện diện của hai nhân viên văn phòng là bà Lâm Yến Nga và ông Lương Hiền Sanh. Ông Chủ Bút, đại diện trao tặng quà của 8 chị em đến Hòa Thượng, sau đó cô Phương Quỳnh trao lại số tiền của 8 chị em đã lãnh phát hành mỗi người 20 cuốn "Những Cây Bút Nữ 2" cho chùa. Hòa Thượng yêu cầu báo cáo số sách đã phát hành trong lễ Rằm Tháng Giêng hôm nay. Số sách đã bán được là 75 cuốn. Hòa Thượng rất hoan hỷ về kết quả buổi ra mắt sách thành công mỹ mãn. Hòa Thượng tuyên bố, số tiền phát hành được các chị em hãy chia đều cho nhau, coi như là chùa góp phần vào chi phí in ấn của các chị em. Các chị em rất vui mừng cảm ơn lòng từ bi độ lượng của Hòa Thượng. Hòa Thượng cũng hỏi thăm tình hình phát hành sách tại các địa phương trong dịp Tết vừa qua. Hamburg, Müchen, Berlin - là 3 nơi đã về chùa nhận sách trước, và đã phát hành hơn 180 cuốn. Trong ngày họp mặt tại Hamburg, các chị em đã đồng ý san sẻ cho những chị em khác chưa nhận sách để thể hiện tinh thần tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau… Trong dịp này Hòa Thượng có nhắc nhở các chị em dành thì giờ viết bài cho chủ đề "50 năm xuất giahành đạo của Hòa Thượng", tuy nhiên Hòa Thượng nhấn mạnh là chị em chỉ ghi lại những kỷ niệm và cảm niệm; chứ đừng ca tụng hay vinh danh cá nhân Hòa Thượng. Qua cuộc tiếp xúc chân tình này, chị em chúng tôi đã giải tỏa được nhiều ưu tư lắng đọng từ lâu. 

 Sau bữa ăn chiều trong phòng ăn của Chư Tăng Ni, Hòa Thượng Phương Trượng cho phép cả nhóm vào thăm thư phòng của Thầy. Phòng này vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, cũng là nơi kê một giường ngủ nhỏ đơn giản. Thế mà trước đây có tin đồn rằng phòng ngủ của Thầy tráng lệ như một vị vua. Một cô Bút Nữ trong nhóm đã vui cười ví von "giường ngủ của nhà con còn tốt hơn giường ngủ của Thầy nữa!". Hòa Thượng chỉ hiền hòa mỉm cười mà không trả lời.

 Chúng tôi yên lặng lắng nghe những lời bộc bạch chân thành của Thầy. Một người tu mà làm việc có tổ chức như một văn phòng lưu trữ hồ sơ tài liệu của chùa Viên Giác cũng như danh sách những Mạnh Thường Quân và những người đã ủng hộ trong việc xây chùa từ hơn 35 năm nay.

 nhung_an_tinh_kho_quen__5_-content

Chiếc "long sàn“ của HT.Phương Trượng là như thế đó!

 Hôm sau, HT. Phương Trượng lại đi Phật sự ở các địa phương khác; tuy nhiên các chị em cũng được thưởng thức đậu hủ chén đặc biệt của Sư Cô Hạnh Bình, trái cây của Sư Cô Hạnh Ngộ và Thông Chân.

nhung_an_tinh_kho_quen__6_-content

Thầy Hạnh Giới "bếp chính" nấu mì buổi sáng giã từ

 Sáng sớm ngày 18.02.2014 các chị em đều thức dậy sớm tụng thời kinh Lăng Nghiêm trước khi từ giã chùa Viên Giác để về trụ xứ. Đột nhiên được tin Đại Đức Thích Hạnh Giới đang đích thân nấu mì đãi cả nhóm ăn sáng. Vài chị em vội vàng vào bếp để phụ Thầy. Sau đó Thầy cũng đích thân lái xe, theo lịch trình xe lửa, để đưa hai nhóm ra nhà ga Hannover. Các chị em đều cảm thấy hạnh phúc và rất cảm động về sự thương quý và chăm sóc tận tình của Thầy Trụ Trì.

 nhung_an_tinh_kho_quen__7_-content

Thầy Hạnh Giới và nhóm thứ 2 tại sân ga Hannover

 Trước đây 5 năm chúng tôi đã có lần họp mặt tại Hamburg, lần này trước khi về chùa Viên Giác, nhóm chúng tôi cũng gặp lại nhau, dù chỉ vài ngày sống chung bên nhau, tâm tình chia xẻ những vui buồn trong cuộc sống và tập sống đời sống lục hòa để hiểu và thông cảm nhau hơn để cùng ôn lại chặng đường mà các chị em đã đi qua nhằm giúp đỡ, khuyến tấn nhau tu học hầu có thể đóng góp thêm chút gì cho văn học:

 Thân hòa đồng trụ

 Khẩu hòa vô tranh

 Ý hòa đồng duyệt

 Giới hòa đồng tu

 Kiến hòa đồng giải

 Lợi hòa đồng quân.

 nhung_an_tinh_kho_quen__8_-content

Đảnh lễ Sư Bà TN Diệu Tâm tại chùa Bảo Quang Hamburg

 nhung_an_tinh_kho_quen__1_-content

Họp mặt tại nhà Phương Quỳnh Hamburg

 Xin mượn 4 câu thơ của bà Tôn Nữ Hỷ Khương để tạm kết thúc bài tường trình này:

 Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

 Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

 Lợi danh như bóng mây chìm ni

 Chỉ có tình thương để lại đời.

 

 Hamburg, tháng 02.2014

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1204)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 933)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1254)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 718)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 689)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 761)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 770)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 753)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 749)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 903)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 783)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 942)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 944)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 872)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 878)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 814)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 962)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 896)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 835)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 924)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 848)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 806)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 903)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 837)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1099)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 867)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 952)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1098)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1571)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1110)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1182)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1056)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 920)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 867)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 912)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 758)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1438)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1315)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1277)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1216)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1332)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1282)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1420)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1298)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1163)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1206)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1266)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1250)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1363)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant