Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chữ Nhân Trong Đạo Giáo

05 Tháng Ba 201400:00(Xem: 13629)
Chữ Nhân Trong Đạo Giáo


Chữ Nhân Trong Đạo Giáo


Lý Minh Tuấn


Đạo giáo là tiếng phổ thông của người Trung Hoa, chỉ thị một tôn giáo bắt nguồn từ bộ sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Lão Tử là một hiền triết, cho đến nay chưa ai có thể xác định được tiểu sử rõ rệt, bởi vì ông là một ẩn sĩ. Có học giả cho rằng ông lớn hơn Khổng Tử khoảng 20 tuổi, sống vào thời Xuân-Thu, đã từng giữ chức Thủ tàng thất (quản thủ thư viện) của nhà Chu. Một số nhà tân học Trung Hoa đầu thế kỷ 20 cho rằng ông sống vào thời Chiến Quốc, sau Khổng Tử cả 100 năm. Vì thế, chúng ta chỉ có thể đặt Lão Tử vào giai đoạn lịch sử trong khoảng từ giữa thời Xuân Thu tới cuối thời Chiến Quốc (từ cuối thế kỷ 6 đến cuối thế kỷ 3 trước Công Nguyên).

Đối với đại chúng, Lão Tử đã vượt khỏi nhân cách của một hiền triết để trở thành một vị đại tiên, trường sinh bất tử, sống trong cõi trời với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân. Hiện nay, tại Thái Thanh cung, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có đền thờ ông.

Trong danh từ Đạo Giáo, Đạo không có nghĩa là “đường lối”, mà Đạo là Thực Tại Tối Cao hay Thực Tại Tối Hậu (The Ultimate Reality), cội nguồn của vũ trụ vạn vật. Nếu chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam, Đạo là Ông Trời. Lão Tử đã viết về Đạo rằng:

Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng chi vi danh viết Đại: thực thể tự thành không phân chia, sống trước trời đất. Im lặng thay, trống vắng thay, đứng một mình mà không thay đổi. Đi khắp mà không mỏi mệt có thể là Mẹ thiên hạ. Ta không biết tên thực thể đó, đặt tên cho là Đạo, gắng gượng gọi tên là Lớn”. (Đạo Đức Kinh, chương 25).

Tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh được trình bày bằng những câu rất ngắn gọn, bàn về những vấn đề siêu hình mà người thường không hiểu được. Vì thế, những khái niệm về dưỡng sinh, trường sinh cửu thị v.v… đã được các đạo sĩ vu thuật đời sau diễn ra những ý nghĩa thô thiển. Từ đây dẫn đến những phép thuật luyện đan, luyện khí để mong thành tiên. Cũng do đó, Đạo giáo được pha trộn với kỹ thuật phù thủy để chiêu hồn bằng phương thức lên đồng v.v… Ở Trung Hoa, vào những giai đoạn loạn lạc liên miên như thời Hậu Hán (Tam quốc), thời Ngụy Tấn, thời Lục Triều, Đạo giáo với những lễ nghi có tính mê tín dị đoan phát triển rất mạnh. Nổi nang nhất là giáo chủ Trương Giốc dưới thời các vua Hoàn đế, Linh đế nhà Hán. Trương Giốc qui tụ được rất đông tín đồ làm cho vua quan nhà Hán phải hoảng sợ; triều đình phải dốc toàn lực binh mã đánh dẹp và đã gọi nhóm này là “Loạn Khăn vàng”; bởi vì thủ lãnh Trương Giốc và các đạo hữu đều đội khăn vàng. (Xin xem: Le Taoisme et les religions Chinoises của Henri Maspéro; bản Việt dịch: Đạo giáo và các tôn giáo Trung quốc của Lê Diên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, năm 2000).

Tại Việt Nam, Đạo giáo không được truyền bá rõ rệt như Phật Giáo, không được chính thức giảng dạy như Nho Giáo; tuy nhiên những hình thức như lên đồng, phù thủy… lại rất phổ biến trong dân gian từ lâu. Nhiều khi những hình thức ấy lại được pha trộn vào những nghi thức tế cúng tổ tiên hoặc lễ cầu siêu cho người quá cố… Đó là hình thức Đạo giáo dân gian chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới chữ Nhân trong Đạo Giáo qua tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

1. Chữ Nhân trong Đạo Đức Kinh

Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương, trong đó chỉ có 5 chương nói đến chữ Nhân; đó là: chương 5, chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38. Trong những chương này, chữ Nhân có nghĩa là “yêu thương”; trong tiếng Việt, chữ Nhân thường nằm trong các từ: nhân ái, nhân từ, nhân nghĩa…

Ở chương 5, chữ Nhân nằm trong câu sau: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu: trời đất không yêu thương, coi vạn vật là chó rơm; thánh nhân không yêu thương, coi trăm họ là chó rơm”.

Chúng tôi nghĩ rằng câu này là một “ngụy văn” được ai đó cài đặt vào, không phải ý tưởng đích thực của Lão Tử; bởi vì nó mâu thuẫn với toàn bộ tư tưởng trong Đạo Đức Kinh! Nhất là nó mâu thuẫn với câu: “Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật, cố vô khí vật: Vì vậy thánh nhân thường khéo cứu người, nên không có người nào bị bỏ, thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ” (Đạo Đức Kinh, chương 27).

Ngoài ra, nó cũng mâu thuẫn với ý tưởng trong câu: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vị nhân kỷ dũ hữu, ký dĩ dữ nhân kỷ dũ đa: Thánh nhân không tích trữ, càng vì người, mình càng có thêm, càng cho người, mình càng nhiều thêm” (Đạo Đức Kinh, chương 81).

Do đó, chúng tôi cho rằng trong khi sao chép, ai đó trong phái Hình pháp đã xen vào sách Đạo Đức Kinh để biện minh cho hành động của phái mình. Phái Hình pháp hay còn gọi là Pháp gia, do những nhà chính trị như: Vệ Ưởng, Hàn Phi Tử, Lý Tư… chủ trương. Mấy nhân vật này sống vào thời Hậu Chiến Quốc, chủ trương dùng hình pháp khắc nghiệt để cai trị thiên hạ, cho nên đã đặt ra những hình luật nghiêm khắc nặng nề, sẵn sàng ra tay tàn sát dân chúng, nếu ai không chịu tuân theo và có hành vi phản kháng lại họ. Tiêu biểu nhất là Vệ Ưởng và Lý Tư đã dùng những biện pháp dã man để khống chế thiên hạ. Lý Tư trên cương vị Tể tướng nhà Tần đã khuyên Tần Thủy Hoàng thi hành chính sách “phần thư khanh nho” (đốt sách, chôn học trò) để bịt miệng các nho sĩ, không cho ai phê bình đường lối cai trị của nhà Tần. Rõ ràng những nhà chính trị này đã “coi trăm họ là chó rơm” (dĩ bách tính vi sô cẩu). “Chó rơm” là những con chó bằng rơm, dùng trong nghi lễ cúng tế thần linh; cúng xong rồi thì vất bỏ ngoài bãi rác hoặc dùng làm chất đốt. Ý tưởng “coi trăm họ là chó rơm” thuộc về phái Pháp gia, chứ không phải ý tưởng của hiền triết Lão Tử!

Vì vậy, chúng ta bỏ qua chữ Nhân trong chương 5 và chỉ xét tới chữ Nhân trong các chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38.

Chương 8 nói về con người lý tưởng của Lão Tử như sau:

Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời, phù duy bất tranh cố vô vưu: người rất tốt lành giống như nước, nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở cái nơi mà mọi người ghét, cho nên gần với Đạo. Ở thì khéo ở dưới đất, lòng thì khéo giống đầm sâu, giao thiệp thì khéo yêu thương (giữ lòng nhân), nói năng thì khéo giữ niềm tin, cai trị thì khéo sửa trị, làm việc thì khéo thể hiện tài năng, hành động thì khéo hợp thời. Ôi, chỉ vì không tranh giành, nên không bị oán trách”.

Chữ Nhân của Lão Tử ở đây tương đương với chữ Nhân trong Nho giáo. Trả lời cho Phàn Trì hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Ái nhân: yêu người.” Trả lời cho Trọng Cung hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều mình không muốn đừng làm cho người” (Luận Ngữ: Nhan Uyên).

Đối với Đạo giáo của Lão Tử, lòng yêu thương (Nhân) hiện diện trong con người rất tốt lành. Người ấy có tính khiêm hạ, làm lợi cho mọi người không phân biệt, như nước làm lợi cho vạn vật. Vì khiêm hạ và quảng đại như đầm sâu, người ấy không tranh giành với ai, cho nên không bị ai oán trách. Do có lòng nhân trọn vẹn như thế, con người lý tưởng trong Đạo giáo gần gũi với Đạo (Thực tại tối hậu); nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đó là gần gũi với Đấng Tối Cao.

Tuy nhiên, trong chương 18, Lão Tử lại viết: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa: Đạo lớn bị bỏ đi mới có nhân nghĩa”. “Nhân” là lòng yêu thương; “nghĩa” là sự cư xử tốt đẹp đối với tha nhân. Ở đây, Lão Tử cho rằng “nhân nghĩa” là thứ đức hạnh đến sau, sau khi Đạo lớn đã bị người ta bỏ quên. Tư tưởng Lão Tử còn đi xa hơn nữa khi ông nói trong chương 19: “Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ: Dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở lại thảo hiền.” Điều này có phải là Lão Tử đã tự mâu thuẫn với chính mình chăng?

Thưa không. Ông chỉ muốn nói rằng “nhân nghĩa” mà người đời ca ngợi, đạo Nho đề cao, chưa phải là đức hạnh tối cao đâu! Đó chỉ là thứ đức hạnh rất dễ bị giả mạo. Bởi vì “nhân nghĩa” có thể chỉ xuất hiện ở ngoài môi mép; đó là nhân nghĩa giả dối nếu thiếu Đạo là thực chất trong tâm, làm nền cho đạo đức chân thật.

Lão Tử phân tích rõ về điểm này trong chương 38:

Thượng nhân, vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa, vi chi nhi hữu dĩ vi: Nhân trên thì làm mà không lấy đó là làm. Nghĩa trên thì làm mà có lấy đó là làm.” Người ở bậc nhân trên làm mà không kể công, chẳng hề khoe khoang. Người ở bậc nghĩa trên làm mà đã có ít nhiều kể công và muốn khoe khoang cho mọi người biết. Như thế người có đức nghĩa đã suy kém hơn người có đức nhân. Dù sao “nhân nghĩa” ở đây vẫn đáng khen bởi vì không phải thứ nhân nghĩa giả dối. Tuy nhiên, theo Lão Tử, “nhân nghĩachân chính vẫn đứng sau “Đức”. Đức trong tư tưởng Lão Tử không phải là đức hạnh thông thường; Đức là hoạt lực của Đạo, là năng lực nâng đỡ, hỗ trợ vạn vật sau khi Đạo đã tác sinh. Lão Tử nói về Đức như sau: “Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi… thị vị Huyền Đức: Đạo sinh ra, Đức nuôi nấng, làm cho lớn đó, chăm chút đó… thế gọi là Đức huyền diệu” (Đạo Đức Kinh, chương 51).

Như thế, Lão Tử muốn con người lý tưởng không chỉ dừng lại ở đức Nhân, mà cần phải vượt trên đức Nhân, tiến tới trình độ của Đức và của Đạo. Người có Đức thể hiện hoạt lực của Đạo một cách tự nhiên, không cần đắn đo, không phân biệt đối tượng. Người có Đức hành động như bầu trời đổ mưa, như mặt trời tỏa ánh sáng cho tất cả mọi người không phân biệt người lành, kẻ dữ; trong khi, người có nhân nghĩa vẫn còn có sự phân biệt: người ta thường cư xử nhân nghĩa với người lành mà không nhân nghĩa với kẻ dữ.

Lão Tử nói rõ thêm: “Cố thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ: cho nên mất Đạo rồi sau là Đức, mất Đức rồi sau là nhân, mất nhân rồi sau là nghĩa, mất nghĩa rồi sau là lễ.” (Đạo Đức Kinh, chương 38).

Qua đây, Lão Tử đã sắp đặt một bậc thang giá trị cho đức hạnh của con người từ trên xuống dưới là: Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ. Nhân, Nghĩa, Lễ có giá trị trong tương giao, cư xử nhưng dễ đi đến tình trạng giả nhân, giả nghĩa, giả lễ; đó là những hình thức che mắt thế gian để lừa lọc, thực hiện ý đồ đen tối.

Nói tóm lại, chữ Nhân trong Đạo giáo của Lão Tửgiá trị tốt đẹp, đáng quí nhưng vẫn được Lão Tử đặt ở mức thứ cấp. Tư tưởng Lão Tử muốn vươn tới mức giá trị cao cả nhất, đó là trở về với Đạo, có Đạo hiện diện nơi mình. Đó là lý tưởng mà ông đặt vào bậc “thánh nhân.”

2. Thánh nhân trong Đạo giáo

Theo quan niệm của Lão Tử, thánh nhân liên kết chặt chẽ với Đạo (Thực Tại tối hậu, Siêu Việt Thể). Vì nên một với Đạo cho nên thánh nhân hành động theo mẫu mực hành động của Đạo. Đạo của Lão Tử không phải là một khái niệm mơ hồ duy lý, cũng không phải là một thực thể chỉ có khả năng tác động, sinh hóa; mà Đạo là một thực tại có ngôi vị; nói theo ngôn ngữ tôn giáo, Đạo là một Đấng nhân lành, sẵn sàng cứu giúp, ban ơn cho người cầu xin, sẵn sàng tha thứ cho kẻ có tội biết sám hối. Lão Tử nói: “Đạo giả, vạn vật chi áo, thiện nhân chi bảo, bất thiện nhân chi sở bảo… Cổ chi sở dĩ quí thử Đạo giả hà? Bất viết: hữu cầu dĩ đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quíĐạo là thực tại ẩn kín nhiệm mầu của vạn vật, là báu vật của người lành, là chỗ bảo vệ người chẳng lành… Người xưa sở dĩ quí Đạo là tại sao? Chẳng phải có lời nói rằng: có cầu thì được, có tội thì khỏi ư? Vậy nên trở thành của quí của thiên hạ.” (Đạo Đức Kinh, chương 62).

Trong toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh, thánh nhâncon người lý tưởng được nhắc tới trong 20 chương sách. Lão Tử mong mỏi thánh nhân được ở ngôi Vương giả cai trị thiên hạ theo mẫu mực của Đạo. Để đạt tới lý tưởngthánh nhân”, con người phải ôm giữ lấy Đạo. Lão Tử viết:

Thị dĩ thánh nhân bão Nhất, vi thiên hạ thức. Bất tự hiện cố minh, bất tự thị cố chương, bất tự phạt cố hữu công, bất tự căng cố trưởng: Vì vậy thánh nhân ôm giữ Một, làm khuôn mẫu cho thiên hạ. Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu.” (Đạo Đức Kinh: chương 22). Trong quan niệm của Lão Tử, Một là Đạo hay đại năng lực của Đạo. Thánh nhân ôm giữ lấy Đạo tức là bắt chước theo Đạo hoàn toàn. Đạo khiêm hạ, chịu đựng để phục vụ mọi người, thì thánh nhân cũng khiêm hạ, chịu đựng, phục vụ như thế. Vì khiêm hạ, thánh nhân để mình ra sau, để thân ra ngoài. Lão Tử nói: “Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn: thế nên thánh nhân để thân ở sau mà thân được ở trước, để thân ở ngoài mà thân được tồn tại” (Đạo Đức Kinh: chương 7). Để làm gương tránh sa đọa, trụy lạc, “thánh nhân bỏ cái quá, bỏ cái nhiều, bỏ cái vượt mức” (thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. Đạo Đức Kinh: chương 29).

Bỏ cái quá” là bỏ tính ham của cải, tiện nghi vật chất. “Bỏ cái nhiều” là bỏ sự xa xỉ, phung phí. “Bỏ cái vượt mức” là bỏ tính đam mê, tính thích chinh phục, tính hiếu thắng. Nói khác đi: “thánh nhân dục bất dục, bất quí nan đắc chi hóa; học bất học, phục chúng nhân chi sở quá, dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi: thánh nhân muốn không muốn, không quí của cải khó kiếm; học không học, đem chỗ quá mức của mọi người trở về, để giúp cho vạn vật được sống tự nhiên mà không dám can thiệp” (Đạo Đức Kinh: chương 64). “Muốn không muốn” nghĩa là không muốn thứ gì cho riêng mình, nhất là không quí của cải khó kiếm như vàng bạc, châu báu để nêu gương sống đơn sơ, thuần phác. Muốn vậy, thánh nhânhọc không học”, nghĩa là không học theo kiểu cách của người đời. Cái học của người đời thường chạy theo ngoại vật. Biết nhiều về ngoại vật thì tâm hồn trở nên phức tạp, bồn chồn lo lắng và bỏ xa Đạo. Xa Đạo thì phạm đến quyền lợi, hạnh phúc của người khác. Hành động của thánh nhân là hành động “vô vi”: “Thánh nhân xử vô vi chi sự: thánh nhân làm việc một cách vô vi” (Đạo Đức Kinh: chương 2). Vô vi là làm một cách tự nhiên như “tay trái làm mà không cho tay phải biết”. Hành động vô vi là hành động như Đạo: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi: Đạo thường hằng không làm, thế mà không phải chẳng làm gì.” (Đạo Đức Kinh: chương 37).

Tổng kết lại, Đạo giáo của Lão Tử đề cao chữ Nhân; thánh nhân, con người lý tưởng trong học thuyết Đạo Giáo khéo dùng lòng nhân cư xử với mọi người. Tuy nhiên, Đạo giáo còn nêu ra đích cao cả của bậc thánh nhân là Đạo. Thánh nhân là người vượt trên lòng nhân phổ thông để sống chan hòa, tự nhiên như Đạo (Đấng Tối Cao) để đem Đạo đến cho mọi người.

 

Xuân Trà, Đồng Nai ngày 03/02/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 785)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 688)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 719)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 744)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 797)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1409)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 957)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 996)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 750)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 764)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 628)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1293)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1170)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1198)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1233)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1159)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1034)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1156)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1126)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1240)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1174)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1750)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1148)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1177)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1288)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1174)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant