Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

An Cư

25 Tháng Ba 201400:00(Xem: 11217)
An Cư


AN CƯ

 

Hạnh Cơ

 

an_cuAN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.

Sự “ở yên một chỗ” này bao hàm những ý nghĩa rất quan trọng đối với người xuất gia. Nguyên vì ở xứ Ấn-độ, mùa hè trời mưa nhiều, cỏ xanh mọc rậm, côn trùng sinh sôi nẩy nở bò khắp các nẻo đường, cho nên, chư tăng an cư là để tránh dẫm đạp làm chết côn trùng, thương tổn lòng từ bi của người tu hành. An cư là để xây dựngcủng cố nếp sống hòa hợp của tăng đoàn. Tăng đoànhòa hợp thì mọi người được an lạc thanh tịnh, không khí tu học trang nghiêm tinh tấn, trưởng dưỡng tâm bồ đề bền vững. Chư tăng an cư cũng là dịp thuận tiện để cho quần chúng gieo trồng duyên lành trong ruộng phước Tam Bảo, là hoàn cảnh tốt cho chư Phật tử tu tạo phước đức qua tâm hạnh cúng dường bốn thứ nhu yếu (cơm nước, y phục, thuốc thang, giường mền), cũng như phát huy trí tuệ qua việc gần gũi, nương dựa chư tăng để học tập kinh điển, luận bàn giáo pháp.

Chế độ An Cư vốn đã được các đạo sĩ Bà-la-môn Ấn-độ áp dụng từ thời cổ đại, trước khi giáo đoàn Phật giáo xuất hiện. Về sau, vì thấy sự lợi ích của hạnh tu này, đức Phật đã cho áp dụng nó trong nếp sống Tăng đoàn. Sau khi thành đạo, đức Thế Tôn đến vườn Lộc-giã độ cho 5 vị sa môn nhóm Kiều Trần Như, kế tiếp Ngài độ cho công tử Da Xá cùng 54 người bạn của chàng. Bấy giờ đức Phật đã có tất cả 60 vị đệ tử tì kheo đều chứng quả A-la-hán; đó là Tăng đoàn khởi thỉ của Phật giáo. Vừa kịp đến mùa mưa, đức Phật đã hướng dẫn họ thực tập sinh hoạt an cư ngay tại vườn Lộc-giã. Đây là mùa an cư đầu tiên của đức Thế Tôn cũng như của giáo đoàn Phật giáo, nhưng phải đến năm sau, tại tinh xá Trúc-lâm, truyền thống An Cư của Phật giáo mới được đức Thế Tôn chính thức thiết lập. Công viên Trúc-lâm ở gần kinh thành Vương-xá của nước Ma-kiệt-đà, đã được vua Tần Bà Sa La hiến cúng lên đức Phật để xây cất tinh xá làm nơi cư trú và hành đạo cho Phật và giáo đoàn. Tinh xá xây cất xong thì vừa kịp đến mùa mưa, nhân đó mà đức Phật thiết lập pháp chế An Cư một cách chính thức vào năm đó. Đức Phật dạy: Mùa mưa không tiện lợi cho việc du hành đây đó. Cho nên mỗi năm vào đầu mùa mưa, các thầy tì kheo cần tụ về một nơi thuận tiện để an cư trong ba tháng, vừa để cùng nhau tu học, vừa tránh được sự ướt át và dẫm đạp lên các loài côn trùng thường bò ra đầy dẫy trên đường đi. Trong suốt ba tháng an cư, các thiện nam tín nữ có thể mang thực phẩm tới các trung tâm an cư để cúng dường chư tăng và nghe chư tăng giảng dạy giáo pháp.

đức Phật đã dạy như thế, nhưng vì sinh hoạt An Cư lúc ấy còn quá mới mẻ, Phật tử chưa quen lắm với việc đem thực phẩm đến tinh xá cúng dường chư tăng – mà chư tăng đông đến cả ngàn vị, – ngày có ngày không, chưa được đều đặn, cho nên vẫn có những ngày chư tăng phải đi vào thành hoặc các làng xóm để khất thực. Đó là việc bất đắc dĩ, nhưng giáo đoàn đã bị quần chúng ngoại đạo đàm tiếu. Họ nói: Các đạo sĩ khác vẫn có những tháng ở yên trong mùa mưa, còn các sa môn Thích tử sao không có thời gian ở yên, vẫn cứ đi lại đó đây, cứ dẫm đạp lên cỏ non và các loài côn trùng mà không biết thương xót... Đức Phật biết được điều này, mấy năm sau, khi sinh hoạt An Cư đã trở nên thuần thục, hàng Phật tử đã quen thuộc với pháp hạnh cúng dường, tại tinh xá Kì-viên (gần kinh thành Xá-vệ, nước Kiều-tát-la – do trưởng giả Cấp Cô Độc xây cất vào năm thứ 4 sau ngày Phật thành đạo), đức Phật đã thực sự ban hành lệnh “cấm túc an cư” cho toàn thể tăng đoàn, bất cứ trung tâm an cư nào của giáo đoàn Phật giáo, đều phải thi hành nghiêm cẩn.

Dưới triều đại vua A Dục (thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch), với nhiệt tâm hộ trì Phật pháp của nhà vua, Phật giáo đã được truyền bá ra khỏi biên thùy Ấn-độ, lan rộng đến các nước vùng Tây-vực, Miến-điện, Tích-lan v.v... Phật giáo có mặt ở đâu thì pháp chế An Cư vẫn được thực hành như là một nếp sinh hoạt quan yếu trong đời sống tăng đoàn.

Phật giáo Việt-nam cũng y theo giới luậttuân hành pháp chế An Cư như các nước khác trên thế giới. Việc An Cư được tổ chức thường xuyên hàng năm, và kéo dài trọn 3 tháng mùa hạ (từ ngày 16 tháng 4 đến ngày Rằm tháng 7 âm lịch). Trong thời gian 3 tháng này, người xuất gia không được đi ra ngoài làng xóm phố phường, mà phải vân tập tại một chốn già lam (chùa, tu viện, tòng lâm – thường được gọi là “Trường Hạ”), chuyên tâm tu tập giới định tuệ, luận bàn Phật pháp, trao đổi với nhau những kinh nghiệm hành đạo, giảng dạy giáo lí và hướng dẫn tu tập cho quần chúng Phật tử; còn các điều nhu yếu cho đời sống hằng ngày như cơm nước, thuốc thang v.v..., chư tăng không phải bận tâm lo lắng, vì đã có chư Phật tử hộ trì. Ngoài chế độ An Cư mùa hạ, một số chùa còn tổ chức thêm khóa An Cư vào 3 tháng mùa đông (từ ngày 16 tháng 9 đến ngày Rằm tháng Chạp âm lịch), cũng vì mục đích “tấn tu đạo nghiệp”. Đó là hoàn cảnh ở Việt-nam. Từ sau năm 1975, chư tăng ni Việt-nam vượt biên ra các nước ngoài sống đời tị nạn, vì hoàn cảnh, tập quán, văn hóa, nếp sống v.v... ở xứ người đều đổi khác, việc an cư hàng năm đã phải bị gián đoạn đến cả thập niên, đến khi tổ chức lại được thì cũng không dễ dàng kéo dài 3 tháng như ở Việt-nam, mà thường thì chỉ trung bình 2 tuần lễ (có nơi 1 tuần, có nơi 1 tháng). Đến mùa an cư, chư tăng ni khắp nơi phải thu xếp mọi công việc ở chùa mình, cùng vân tập về địa điểm qui định để nhập chúng an cư. Dù chỉ 10 ngày hoặc 2 tuần lễ, nhưng vẫn có vài vị, vì hoàn cảnh bất khả kháng, không thể tụ về “Trường Hạ” nhập chúng an cư, đành phải xin phép Đại Tăng cho được thọ trì pháp “tâm niệm an cư” ngay tại trú xứ của mình. Đó là điều “đáng tiếc”, nhưng lại là tình hình thực tế trong đời sống hiện tại, cho nên đứng trên tinh thần giới luật, đại chúng đều hoan hỉ.

Pháp chế An Cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Chư vị thiện nam tín nữ cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăngtâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháptrí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dườngphước đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Công đức Chư Tăng thật vô lượng!

Công đức chư Phật tử thật vô lượng!

Chư Phật mười phương đều hoan hỉ!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1524)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1307)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1591)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2086)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1840)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1207)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1387)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1392)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1672)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1442)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1312)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1461)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1393)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1707)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1418)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1359)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1375)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1453)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1634)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1535)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1488)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1352)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1447)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1154)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1334)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1496)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2837)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1500)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1674)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1552)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1994)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1536)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1733)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1939)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2117)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1588)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2556)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1667)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1844)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1792)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1550)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2305)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1738)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1794)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1668)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2040)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2025)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2170)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1671)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant