Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lễ Hội Quan Âm, Ngày Hành HươngCầu Nguyện 2014

15 Tháng Tư 201400:00(Xem: 8987)
Lễ Hội Quan Âm, Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện 2014


LỄ HỘI QUAN ÂM - NGÀY HÀNH HƯƠNG & CẦU NGUYỆN 2014

tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam Houston, Texas, Hoa Kỳ

(Thích Nữ Giới Hương)

 

“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas. Cú mỗi năm vào cuối tháng 3 tây lịch (nhằm ngày 19 tháng 2 Âm lịch), chùa Việt Nam thường tổ chức ngày lễ vía tưởng niệm công hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm với các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại địa phương và các tiểu bang khác khắp nước Mỹ về tham dự.

 

Quan Thế Âmhình ảnh thiêng liêng tôn kính của một vị Phật, một vị Bồ tát mang hóa thân nữ giới nhập vào cuộc đời để ban vui cứu khổ cho chúng sanh. Quan là quan sát, thế là thế gian và âm là âm thanh. Bồ tát Quan Thế Âm đã lấy âm thanh làm đối tượng tu tập và Ngài lắng nghe tiếng kêu khổ của chúng sanh để cứu độ, nên Ngài được gọi là Bồ tát Từ Bi (The Goddess of Compassion). Oai lực của Ngài nổi bật trong việc giải cứu bảy nạn, tiêu trừ ba độc tham sân si, đáp ứng hai điều cầu con gái và con trai, ứng hóa 32 ứng thânsử dụng 14 cách thuyết pháp để dẫn dắt chúng sanh. Cuộc sống vô thường đầy đau khổ sóng gió, tai ương và nạn ách, sự hiện thân Từ Bi diệu hiền của Ngài như bóng cây lớn tỏa mát chở che chúng ta. Ngài gần gũi với chúng ta như bà Mẹ Hiền luôn luôn dõi theo đàn con dại để nâng đỡ dìu dắt chúng ta thoát khổ được vui. Chỉ có người mẹ hiền vĩ đại vì thương chúng sanh mới vận dụng đủ các phương tiện tính toán (của 84 ngàn đầu), đủ các hành động uyển chuyển (của 84 ngàn tay) và đủ các trí tuệ thấu hiểu (của 84 ngàn mắt) để bằng mọi cách giúp chúng ta an lạc giữa thế gian này. Do đó, Ngài được mệnh danh là vị Bồ tát nữ năng nỗ tích cực, sẵn sàng lăn xả vào xã hội để đem tình thương và niềm an ủi ấm áp cho mỗi chúng sanh. Với khát vọng hướng đến giúp đàn con dại “lìa khổ được vui”, mẹ hiền Quan Âm không phải là vị Phật xa cao trên chín tầng mây mà Ngài là người mẹ hiền bình dị gần gũi trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

 

Để tưởng nhớ công đức cứu độlòng Từ Bi vô bờ bến của Bồ Tát đối với chúng sanh và để tạo cơ duyên cho cộng đồng Phật tử về tụng kinh bái sám nhân lễ tưởng niệm Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh - Viện Chủ Trung tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam cùng Chư Tôn Đức và Phật tử chùa Việt Nam, Texas, USA, đã tổ chức lễ Hội Quan Âm - Ngày hành hương & Cầu Nguyện vào hai ngày 28 và 29 tháng 3 năm 2014 với hơn 319 vị tôn đức Tăng Ni và hàng chục ngàn đồng hương Phật tử từ khắp các nơi trên đất nước Hoa Kỳ và thế giới cùng về tham dự Lễ Hội để được tắm mát trong dòng suối thanh lương của Bồ Tát Quan Thế Âm.

 

 

NGÀY LỄ HỘI THỨ NHẤT

Sáng thứ Sáu ngày 28 tháng 3 là Pháp Hội Quan Âm 1: Hòa thượng Thích Trí Tuệ đã thay mặt ban tổ chức Khai Đạo Tràng Pháp Hội Quan Âm 1. Ngài chào đón chư tôn thiền đức tăng ni và quý Phật tử về tham dự hai ngày lễ Hội Quan Âm - Hành HươngCầu Nguyện. Hòa thượng đã khai thị như sau: Bồ Tát Quan Thế Âm đã phát nguyện theo chân mười phương chư Phật. Nơi nào chúng sanh cần là ngài đến. Ngài đã nguyện vào đời cứu độ chúng sinhchúng ta phải phát nguyện theo công hạnh của ngài thì mới có sự cảm ứng tương giao, mới là thâm nhập suối nguồn từ bi trí tuệ. Nếu chúng ta nhất tâm tha thiết niệm Nam mô Quan Thế Âm thì tâm nguyện và thân nguyện của chúng ta sẽ được lợi lạc.

Cúi đầu kính lạy Quán Thế Âm

Nguyện lớn vì đời luôn hiện thân

Mắt thương nhìn đời thường quán chiếu

Lắng nghe cứu độ vớt trầm luân.

Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm

 1_1

Sau đó là pháp thoại của Thượng Tọa Thích Tâm Hoà (Chùa Pháp Vân, Canada) với đề tài “Đức Tánh Từ Bi”. Thượng Tọa kể câu chuyện có con gà rừng vượt thoát được đám lửa cháy và nó mong dập tắt đám lửa để cứu đồng loại của nó bằng cách chạy đến bờ sông và dùng miệng ngậm nước sông rồi trở về phun để dập tắt đám lửa. Vua Đế Thích thấy vậy mới cản rằng: “Sức chú tới đâu mà đòi chạy tới bờ sông ngậm nước rồi chạy trở về để phun dập tắt đám lửa lớn hừng hực đó?” Gà rừng nói: “Tôi biết sức tôi không thể dập tắt đám lửa, nhưng tôi không thể đứng đó ngoảnh mặt làm ngơ trước bao sinh linh của tôi chết. Tôi sẽ làm đến sức tàn lực kiệt để cứu đồng loại của mình.”

 

Thượng tọa khuyên rằng chúng ta nên suy tư cuộc đời này đầy dãy những khổ đau bởi ngọn lửa thiêu cháy của tham sân si. Gà rừng như một hóa thân của Quan Thế Âm. Thế giới rất cần những tấm lòng Quan Âm của chú gà rừng như thế này để dập tắt khổ đau. Chúng ta đừng vô cảm với biết bao sinh linh đồng loại xung quanh mà phải dấn thân vào đời để cứu chúng sanh.

 

Chiều thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2014 là Pháp Hội Quan Âm 2 do Thượng Tọa Thích Đức Trí (Chùa Tam Bảo, OK) và Ni Sư Giới Hương (Chùa Hương Sen, CA) phụ trách với tiêu đề “Ứng Dụng Hạnh Từ Bi trong Cuộc sống”. TT Đức Trí đã khai triển hạnh ban vui (từ) và cứu khổ (bi) của Quan Thế Âm qua việc thực hành tứ nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự với các chúng sanh trong mỗi hoàn cảnh. Thượng Tọa nhấn mạnh khi mỗi Phật tử thực hành từng hạnh này là mỗi vị đang nuôi dưỡng tâm đại từ bi của Đức Quan Thế Âm trong tâm thức của mình và đang ứng dụng hạnh của ngài nơi thân tâm của mình mỗi ngày.

 

Ns Giới Hương giới thiệu với quý Phật tử về sự hiếm có của các nữ Bồ tát trong đạo Phật. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, có tập Trưởng Lão Ni Kệ giới thiệu nhiều chư tôn đức ni chứng quả A-la-hán và có để lại các bài kệ chứng đạo. Trong Phật giáo đại thừa có ngài Đại Thế ChíQuan Thế Âm là các Bồ tát mang hình thức thân nữ giới, đặc biệt công hạnh của Quan Thế Âm mang một nét vẽ gì đó rất đặc trưng độc đáo như người mẹ hiền trong mỗi chúng ta. Cha thì nghiêm dung nhưng mẹ thì dịu từ. Nếu mỗi người biết thực hiện chức năng trìu mến thương yêu với tất cả mọi người bất kể kể thân sơ thì vị đó đang ứng dụng công hạnh đại bi tâm của Bồ tát Quan Thế Âm.

 

Tối thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2014 lúc 6:30 tối là Khai Mạc Lễ Hội qua màn đại vũ " Hương Từ Bi Việt Nam" có trên 30 em thanh thiếu niên Phật tử Chùa Hương Đàm biểu diễn,

2_1 

rồi đội Pháp Cổ của GĐPT Huyền Quang thực hiện, cả hai rất ngoạn mụctuyệt vời. Tiếp đến là cuộc Hành Hương Tam Bộ Nhất Bái. Tam Bộ Nhất Bái là một nghi lễ khá phổ biến trong Phật giáo đại thừa và hiện nay đang được nhiều chùa thực hiện. Tam Bộ Nhất Bái nghĩa là “mỗi ba bước lạy một lạy” để cho bao phiền não, bịnh tật được đỗ ra ngoài, rót vào trong tâm thức những giọt nước Cam Lồ Từ Bi Trí Tuệ của Phật để làm mới thân tâm. Tam bộ nhất bái là pháp môn tu tập để thành tựu hạnh khiêm cung. Tất cả chư tôn thiền đức tăng ni và nam nữ Phật tử đồng một lòng năm vóc (đầu, hai tay và hai chân) sát đất xin đem cả thân mạng này để lễ lạy trong cuộc hành hương tìm về trái tim Từ Bi của Mẹ Hền Quan Âmcầu nguyện cho tất cả nạn nhân thiên tai áp bức, chiến tranh khủng bố sẽ thoát ly khổ nạn. Cầu nguyện đóa hoa Đại Bi Tâm sẽ nở rộ khắp nơi để cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Trước tiền sảnh của Chùa Việt Nam, một hình ảnh rất thiêng liêngcảm động khi cả hàng ngàn Tăng NiPhật tử năm vóc sát đất tha thiết đảnh lễ Đức Bồ Tát Quan Thế Âm theo nhịp đều đặn của từng câu niệm Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm. Đèn nến lung linh toả sáng, cây lá im lặng kính cẩn nghiêng mình trước giây phút thiêng liêng tại góc trời Houston này.

Kết thúc cuộc Hành Hương Tam Bộ Nhất Bái là. Lời cầu nguyện tha thiết của Hòa thượng Thích Nguyên Hạnh - Viện Chủ chùa Việt Nam trầm ấm vang lên:

 3_1

Nam mô Bồ Tát Quán Thế Âm,

 

Từ dưới chân Tôn Tượng Mẹ Hiền Quan Âm, trong ánh nến lung linh soi tận nguồn cơn, chúng con xin đem hết tấm lòng ngưỡng vọng mà cầu nguyện:

 

Nguyện xin Mẹ Hiền Quan Âm từ bi hiện thân cho chúng con có chỗ về nương tựa. Biển trần mờ mịt, sóng nghiệp mênh mang! xin cho chúng con được đèn Tuệ sáng soi trên nẻo về nguồn Tâm suối Ý. Sóng gió chập chùng, tai ương khắp chốn! xin cho chúng con được Pháp thuyền đưa đến bến an lành. Oan khiên trói buộc, oán cừu thiêu đốt! xin cho chúng con nếm được Pháp vị cam lồ để cõi lòng rộng mở thênh thang.

 

Nhân loại ngày nay văn minh tiến bộ mà mặt đất vẫn dậy tiếng kêu gào.

 

Hoặc dưới bàn tay bạo ác của chính con người mà nơi này chốn nọ sinh linh ngã gục đêm ngày, máu đổ thịt rơi tràn đất cho oán khí đầy trời, muôn người thống hận.

 

Hoặc dưới cơn cuồng nộ của thiên nhiên cho đất bằng chấn động chôn thân, sóng dữ vùi thây con đỏ. Kẻ mất chẳng biết về đâu, người còn sống trong đói lạnh. Nhìn cảnh tang thương, nghĩ người lâm nạn, ai trong nhân loại này mà không động lòng ngậm ngùi rơi lệ.

 

Chúng con xin lạy Phật, lạy Mẹ Hiền Quan Âm mà cầu cho kẻ đói được cơm, người đau được thuốc, cho bé thơ có được nụ cười và cụ già không còn nhỏ lệ khóc thương con. Chúng con xin lạy Phật, lạy Mẹ Hiền Quan Âm mà cầu cho dân tộc chúng con cùng bao dân tộc khác đã và đang bị vùi dập trong tai ương hoạn nạn, bị kềm hãm trong trùng vây của bạo lực áp bức của lịch sử oan nghiệt sớm được sống trong tự do, an lành, hạnh phúc, cho nơi nơi thoát mọi tai trời, ách nước, họa người, cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc.

 

Nam mô Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Ở giây phút yên tĩnh lắng đọng này, mọi tâm hồn đang cùng hướng về mẹ hiền Quan Thế Âm và cùng lắng nghe, góp tâm vào lời cầu nguyện của Hòa thượng chủ lễ. Ngày đầu tiên của lễ hội Quan Âm Hành hươngCầu nguyện được kết thúc khi cơn mưa cam lồ pháp vũ buông xuống. Những giọt tịnh thủy trong sáng long lanh như tấm lòng thuần đạo chân chất mộc mạc của những người con trảy hội. 

 

Tiếp theochương trình văn nghệ Đạo Ca được thực hiện trên sân khấu của Hội Lễ Dân Gian,

có rất đông các ca sĩ như: Hoàng Thục Linh, Gia huy, Quách Tuấn Du, Vương Phùng Sơn, Đặng Thế Luân, Ngọc Huyền, Nhật khoa, Phượng Hoàng, Ban Họp Ca Hương Lam v.v. . các anh chị em ca sĩ đã đem lời ca tiếng hát của mình ca ngợi về Đức Phật, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cũng như văn hóa của Phật Giáo v.v.. bên cạnh đó có rất nhiều những gian hàng chay do các Chùa tại địa phương đến trong tinh thần hòa hợp đoàn kết, với nhiều món ăn thơm ngon tinh khiết phục vụ cho thực khách hành hương tham dự, không khí thật lành mạnh vui tươi nhất là khách vừa ăn vừa được xem văn nghệ, chương trình đã kết thúc vào lúc 11:00 tối.

 

NGÀY LỄ HỘI THỨ HAI

 

Sáng thứ bảy ngày 29 tháng 3 năm 2014. Một Đạo Tràng Linh hiển Ngàn Mắt Ngàn Tay được thực hiện lúc 7:00 giờ sáng. Trước tiền sảnh trang nghiêm thanh tịnh, dưới làn sương mờ lành lạnh của buổi sớm tinh mơ, chư tôn thiền đức tăng ni và quần chúng đồng hương Phật tử đang thiền tọa. Từ không gian lắng sâu yên tĩnh, tiếng đại hồng chung được ngân lên:

 

Ba nghiệp lắng thanh tịnh

Gởi lòng theo tiếng chuông

Nguyện người nghe tỉnh thức

Vượt thoát nẻo đau buồn!

 

Trong giờ phút linh thiêng của buổi sớm mai tinh khiết này, tiếng chuông chùa thánh thoát vang vọng như tiếng gọi những tâm hồn đang mê say ngũ dục hãy mau tỉnh thức trở về với chánh niệm. Tiếng chuông vang đến mọi cõi, trên đến cõi trời, dưới đến tận địa ngục A-tỳ tràn đầy bi thương thống thiết để kêu gọi tất cả tâm hồn của mọi loài, mọi người hãy trở về tắm mát trong suối nguồn cam lồ tịnh thủy của mẹ hiền Quan Âm.

 

Lời của Thầy MC, Thượng Tọa Thích Nguyên Thông: Trong giờ phút thiêng liêng của đạo tràng linh hiển ngàn mắt, ngàn tay này, xin cho tiếng chuông vang vọng để thức tỉnh bao tâm hồn trong cơn mê muội, để cùng hướng về mẹ hiền Quan Âm, cùng hướng về trái tim từ bi vô lượng, với nguồn nước thanh lương tuôn chảy bất diệt, để tan đi mọi nỗi niềm sân hận giữa biển trần mờ mịt khổ đau này.

4_1 

Tiếp sau đó là lời Quán Niệm Từ Bicầu nguyện của Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh:

 

Con kính lạy Phật, bậc trong sạch vẹn toàn (3 lần)

 

Như bình nước ô nhiễm đã đổ hết ra ngoài, chúng con giờ đây không còn những hận thù xấu ác. Chúng con giờ đây không còn những tư tưởng ích kỷ ghen ghét đố kỵ hẹp hòi. Nguồn nước từ bi vô lượng vô biên từ trái tim mẹ hiền Quan Âm đang chảy tràn trong mỗi chúng con từ đỉnh đầu đến gót chân, từ mỗi tế bào đến từng hơi thở để chuyển hóa tất cả thân tâm chúng con thực hành hạnh từ bi.

 

Ngoài từ bi ra, chúng con không là gì nữa cả và

Chúng con xin đem tình thương mà đáp trả với mọi oán cừu

Chúng con xin đem hỉ xả mà ứng xử với mọi tỵ hiềm

Xin cho chúng con được sống trong an toànhạnh phúc, thoát khỏi mọi bịnh tật lo âu, phiền muộn mọi sợ hãi và sự giận dữ.

 

Xin cho chúng con được mạnh mẽ tự tin, sức khoẻ và bình an. Nguồn nước từ bi vô lượng vô biên đang chảy tràn ra mọi nẽo mà đến với tất cả mọi loài.

Từ những người thương yêu con, đến những người ghét bỏ con.

Từ những người ở chung quanh con, đến những người ở cách xa con.

Từ những loài lớn đến những loài nhỏ.

Từ những loài con thấy, đến những loài con không thấy.

 

Những loài ở phương tây, nam, bắc, trên và dưới. Trong biển đời sống chết này tất cả đều là anh em ruột thịt. Một chúng sanh đau khổ là chúng con đau khổ. Một chúng sanh an vui là chúng con an vui. Nguyện cho tất cả đối xử với nhau bằng tấm lòng từ ái và sự tử tế để không còn ai còn làm cho ai phải bị đau khổ. Không một loài nào còn ác tâm mà hãm hại loài nào. Xin cho chúng con và tất cả vạn loài được sống trong an toànhạnh phúc, được thoát mọi bịnh tật lo âu, phiền muộn, mọi sợ hãi và sự giận dữ.

 

Xin cho chúng con và tất cả vạn loài được mạnh mẽ, tự tin, sức khoẻ và bình an.

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát

 

Lời cầu nguyện của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Việt Nam thong thả, nhẹ nhàng từ tốn vang lên trong không gian tĩnh lặng bao la, như đem tất cả tâm hồn của mọi loài, mọi người nhập vào biển cả thanh tịnh Đại Bi Quan Âm. Thật là cảm động! Thật là thiêng liêng trong bầu không khí từ bi hỷ xả vô lượng vô biên này.

 

Tiếp đến lúc 9:30 là Pháp Hội Quan Âm 3. là tiết mục Phật Pháp Vấn Đáp dưới sự chủ toạ của TT Thích Tâm Hòa (Chùa Pháp Vân, Canada), TT Thích Đức Trí (Chùa Tam Bảo, OK) và TT Thích Pháp Chơn (Chùa Liễu Quán, CA). Nội dung xoay quanh các câu hỏi về chủ đề “Từ Bi Tâm”. TT Tâm Hòa và TT Đức Trí đề nghị rằng cha mẹ phát lòng từ bi thì các con em mới biết phát lòng từ bi. Cha mẹ phải nuôi nấng các em từ nhỏ, dạy các em: “Em tưởng nhớ Phật, em kính thờ cha mẹ, em thương các anh chị em.” Các con em sinh ra ở Mỹ hình như tâm hồn của các em lớn hơn, biết đóng góp, biết trách nhiệmyêu thương cộng đồng hơn, cho nên cha mẹtrách nhiệm phát huy đức tánh từ bi này nơi các em.

 

TT Pháp Chơn cũng nhấn mạnh rằng chính cha mẹ là người trực tiếp giúp cho các con em mình giữ được truyền thống đạo đức tu tập. TT san sẻ kinh nghiệm rằng sở dĩ TT được đi tu từ nhỏ là gốc ở cha mẹ. Vào những ngày lễ lớn như Phật đản, Vu Lan cha mẹ nên đưa các con cháu đến chùa tham dự lễ. Vào những ngày sám hối, nếu cha mẹ không đến chùa được thì bắt con ở nhà lạy Phật và lạy sám hối. Chủ nhật chỉ có 1, 2 tiếng đồng hồ, cha mẹ cố gắng đưa con đến chùa tụng kinh, biết cung kính Phật và quý thầy cô. Cha mẹ nên dạy con dâng bánh cúng Phật, rồi sau đó kêu con đứng trước Phật để xin hưởng phần bánh lộc đó. Như vậy, từ từ các con em sẽ học được những đức tánh cung kính tam bảotừ bi hỉ xả và như vậy, các bậc cha mẹ và các con em của mình sẽ trở thành biểu trưng trọn vẹn lòng từ bi của Đức Quan Thế Âm.

 

Bắt đầu từ trưa thứ bảy ngày 29 tháng 3 năm 2014 là Hội Lễ Dân Gian. Chùa Việt Nam hôm nay bỗng trở thành một góc chùa làng Việt Nam như những truyền thống trảy hội chùa Hương ở Huế, Hà Nội hay Đà Nẵng. Không ai ngờ được rằng tại một nước Phương Tây, trong một ngôi chùa Việt Nam lại hiển lên tất cả nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của nước Việt như thả thơ, thư pháp, biểu diễn múa lân, võ thuật, văn nghệ, trò chơi giải trí cùng nhiều gian hàng văn hóa mỹ nghệ phẩm và ẩm thực khác để phục vụ cho lễ trảy hội Quan Âm. Các món chay tinh khiết với -trăm món đẹp mắt mỹ vị thơm ngon hấp dẫn khách hành hương. Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam rộn rịp sinh động hẳn lên với trùng trùng lớp lớp người qua kẻ lại mua sắm và ăn uống. Các cụ già ngồi dọc hai bên tiền sảnh hân hoan chân thành lần chuỗi niệm Phật, các tà áo dài tha thướt nhiều màu của các cô thanh thiếu nữ đến chùa dự hội và các em bé xúng xính trong khăn đóng áo dài tung tăng khắp sân chùa. Đặc biệt ở khu vựa Hội Lễ Dân Gian là một sân khấu trình diễn võ thuật, múa lân và văn nghệ. Các nam nữ ca sĩ như Diễm Liên, Gia Huy, Đặng Thế Luân, Ngọc Huyền, Quách Tuấn Du… ban hợp ca Hương Lam, đội Lân, đội Trống, đoàn vũ chùa Hương Đàm và Đoàn Vũ Trường Việt Ngữ Huyền Quang, GDPT Huyền Quang, ban nhạc The Crystal, One Man Band Kim Bằng và Đức Phương đã biểu diễn các tiết mục múa, hát, hài kịch với các chủ đề liên quan đến chủ đề “Tiếng Gọi Từ bi” của mẹ hiền Quan Âm. Các MC như Bs Nguyễn Văn Thịnh, Bs Hoàng Kim Thành, Đức Tiến, Nguyên Hảo và Quảng Từ đã khéo léo dẫn các chương trình văn nghệ một cách uyển chuyển khôi hài khiến quần chúng vừa thưởng thức các thực phẩm chay tinh khiết, vừa vỗ tay liên tục cho các tiết mục văn nghệ dân gian ngoại mục. Đây là giây phút người trảy hội được thư giãn quây quần bên gia đình và người thân của mình để sống lại với truyền thống Việt nam, để gìn giữ những nét đẹp của văn hóa dân tộc, nhất là cho các con em sinh ra và lớn lên ở xứ người, và cũng là để giới thiệu những nét đẹp riêng biệt độc đáo này với người bản xứ Hoa Kỳ. Tất cả những sắc thái sinh động nhộn nhịp này đã tạo nên một không khí chan hòa niềm vui mang tánh cách văn hóa dân gian Việt nam.

 

Lúc 6:30 tối thứ bảy ngày 29 tháng 3 năm 2014 là Lễ Chính Thức của Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành HươngCầu Nguyện để tưởng niệm ngày Khánh đản và công đức cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm. Trong phần cung an chức sự, Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt trưởng ban tổ chức đã thành tâm cung thỉnh: đại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu - Thượng Thủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới ban Đạo Từ cho Lễ Hội, Hòa Thượng Nguyên Hạnh ban Pháp Từ về ngọn Lửa Từ Bi, HT Thích Chơn Điền (Viện chủ chùa Quan Âm, Houston), HT Thích Trí Tuệ (Chánh Văn Phòng Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ), Hòa Thượng Thích Bổn Đạt ( Chủ Tịch HĐĐH/GHPGVNTN Canada) HT Ghetsi (Chùa Tây Tạng Houston), cùng trên 319 vị chư tôn Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni đến từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và thế giới đồng chứng minhcầu nguyện cho lễ hội Quan Âm. Ba hồi chuông trống Bát Nhã được cử lên hòa cùng tiếng niệm danh hiệu Bổn Sư để cung đón chư tôn thiền đức tăng già quang lâm pháp hội. Sân tiền đường chùa Việt Nam bỗng sắc vàng rực rỡ với những chiếc y vàng casa thanh thoát. Đại vũ khúc "Avalokiteshvara" do các em Trường Việt Ngữ Huyền Quang thực hiện và đội lân hùng dũng của GĐPT Huyền Quang biểu diễn để bắt đầu khai mạc cho buổi Lễ Hội chính thức này. Đoàn lân, đoàn dâng hoa, đoàn Phật kỳ và đoàn cung nghinh đã cung đón chư tôn thiền đức đến lễ đài dưới chân Tôn Tượng Mẹ Hiền Quan Âm.

6 

Giữa không gian bao la bát ngát, tiếng tụng kinh thánh thoát vang lên trong bầu không khí hết sức trang nghiêm thành kính. Các chòm bóng bong đủ màu được thả bay trên nền trời mang theo lời cầu nguyện chân thành của người tham dự trảy hội cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Từ cầu Hương Vân, 20 em thiếu nữ trong chiếc áo dài trắng tinh trong lặng lẽ thành kính, với bàn tay nâng cao Hoa Sen của 20 bài vị các thánh tử đạo, các chiến sĩ trận vong và nạn nhân thiên tai chiến tranh, khủng bố, tai nạn v.v. . 20 bài vị ấy chính là để dành cho những con người đã nằm xuống, đã hy hiến thân mình cho đạo, cho đời, cho dân và cho nước. Hội Hoa Đăng cầu nguyện này là vừa lợi ích cho kẻ còn và người mất, và vừa trân quý và nhớ ơn những người đã nằm xuống cho sự hiện diện của chúng ta hôm nay. Đó là lý do dại lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu - Thượng Thủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới trong phần ban Đạo từ đã nói: “Lễ hội Quan Âm lần thứ 14 năm 2014 cùng Tăng Ni và đồng bào Phật tử làm lễ kỷ niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, đồng thời cầu cho thế giới thanh bình, chúng sanh an lạc. Chúng ta tri ân chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã cho chúng ta cơ hội hòa nhập vào văn hóa của Hiệp Chủng Quốc để chúng ta có được ngày hôm nay. Tất cả chúng ta đều cảm niệm rằng nhờ công đức tổ chức lễ hội của HT Thích Nguyên Hạnh cùng chư tôn đức tăng ni và toàn thể Phật tử địa phương. Năm nay HT Nguyên Hạnh lại có thêm tiết mục lễ tưởng niệm các thánh tử đạo và chiến sĩ trận vong, các nạn nhân thiên tai, chiến tranh, khủng bố, tai nạn . . . thật là cảm động và chu đáo. Tôi thành tâm tán thán công đức này!”.

7

- Trước khi ngọn lửa từ bi sắp sửa bùng lên để thắp sáng trái tim Mẹ Hiền, trái tim của tình thương vô hạn, Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh đã thay mặt chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni lên ban pháp từ về lửa từ bi: “Ngay giờ phút này đây, một ngọn lửa đang bừng bừng thiêu đốt chúng sanh ở trong địa ngục a tỳ, cũng ngay giờ phút này đây, biết bao nhiêu những ngọn lửa đang thiêu đốt con người ở khắp mọi nơi trên mặt đất này, đó là ngọn lửa đã biến con người trở thành những bạo chúa, biến kẻ hiền lương trở thành những kẻ sát nhân, và đó chính là ngọn lửa xuất phát từ cuồng vọng vô minh, từ trái tim sân hận ở trong ngục tối ngu si, đó là những ngọn lửa hủy diệt, mà chính những ngọn lửa này đã làm cho mặt đất trần gian này chưa có được một ngày mà ở đó không có tiếng kêu gào của những nạn nhân bị thảm sát, nhưng có một ngọn lửa khác, một ngọn lửa không hủy diệt mà chỉ ban tặng sự sống, ngọn lửa phá ngục vô minh, đốt tan sầu hận, ngọn lửa đưa con người về với nhau, đó là ngọn lửa đã một lầntrong lịch sử loài người tỏa sáng thành vầng hào quang dưới kim thân của Đức Phật mà ngọn lửa ấy vẫn còn cho đến ngày nay, đó là ngọn lửa từ trái tim của Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân thành vị Bồ Tát Diệm Nhiên Vương để soi sáng nẻo u minh giữa những loài quỷ đói đang kêu gào, đó là ngọn lửa của Bồ Tát Diện Vương thiêu đốt thân mình như thiêu đốt cái khối bản ngã vô minhthành tựu hạnh cúng dường tối thượng lên Như Lai và đó cũng là ngọn lửa của Bồ Tát Quảng Đức, của bao nhiêu vị Bồ Tát đã vị pháp thiêu thân, một lần thắp sáng cho quê hương Việt Nam, những ngọn lửa ấy không kêu gọi hận thù, ngọn lửa ấy chỉ kêu gọi tình thương, ngọn lửa ấy không hủy diệt, ngọn lửa ấy chỉ đem sự sống đến cho con người và cho chúng sanh vạn loài. Chính ngọn lửa ấy chứ không phải cái gì khác đã khiến một bạo chúa trở thành một bậc minh quân, biến một kẻ sát nhân trở thành một con người hiền lương, đó chính là ngọn lửa mà chúng tôi mong ước từ trong đáy lòng của mình sẽ được thắp lên trên mảnh đất già lam Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam này trong đêm nay”.

Lửa Từ Bi thiêu đốt hận thù, lửa Từ Bi cháy tan sầu hận, lửa từ bi ấy hôm nay đây lại thêm một lần thắp sáng trái tim mẹ hiền, trái tim của tình thương vô hạn. Ngọn lửa thiêng được đốt lên rực sáng giữa hồ Hương Thủy như thắp sáng niềm hy vọng vươn lên thánh thiện, niềm mong ước của người con Phật, mong ước cho mọi người phải tự mình thắp sáng lên ngọn lửa Từ Bi, ngọn lửa Trí Tuệ để cứu độ tất cả chúng sanh. Ngọn lửa từ bi bừng lên và cháy sáng, theo cùng lời ca tiếng hát cao vút hùng dũng của nhạc phẩm “Lửa thiêng” do ban hợp ca Hương Lan và nam ca sĩ Diễm Liên, Gia Huy trình bày: “Trong đêm tối bao la, người ơi người hởi! Một ngọn lửa thiêng liêng bừng lên chiếu sáng như ánh mặt trời. Một ngọn lửa thiêng! Lửa cháy lên với tiếng nhạc lời kinh. Mong ước sao cho nhân loại hòa bình. Lửa bập bùng lên, lửa bập bùng cháy...” .

 

Lễ Hội Quan Âm hai ngày Hành HươngCầu Nguyện của 2014 đến đây là hoàn mãn.

Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt trưởng ban tổ chức Lễ Hội cảm niệm ân đức của chư tôn thiền đức tăng ni trên mười phương đã thân lâm về đây tham dự Lễ Hội, các quan khách, đồng hương Phật tử, các cơ quan truyền thông báo chí và các nhà hảo tâm đã hoan hỉ bảo trợ cúng dường ủng hộ, cùng quý tăng ni và các anh chị em Phật tử đã tận tâm làm việc đêm ngày cho lễ hội được thành tựu mỹ mãn. Hai Ngày Hành HươngCầu Nguyện đã thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam kết hợp hài hòa với bản sắc tín ngưỡng tâm linh trong lễ hội này. Đó là một hình ảnh hòa hợp đẹp đẽlễ hội này đã cống hiến cho nền Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

 

Lễ Hội này rồi sẽ qua đi như mọi sự trên thế gian này rồi cũng qua đi hết. Vậy thì, cuối cùng, cái gì là cái còn lại? Với tất cả hoài vọng của một người con Phật, chúng tôi không mong, ngay cả một chút dư âm, dư ảnh nào của Lễ Hội này sẽ còn lại. Không. Chúng tôi chỉ mong, cái cuối cùng còn đọng lại ấy, xin được là Một Giọt Nước Từ Bi nơi Trái Tim của mỗi và mọi người chúng ta ở đây. Xin được là Một Giọt Nước Từ Bi thôi để chúng ta lấy đó mà rửa sạch mọi nỗi oán cừu, oan khiên; mà cùng nhau rưới tắt ngọn lửa tham tàn đang thiêu đốt con người trong biển hận thù, cuồng tín, khủng bố và chiến tranh của thế giới ngày nay. Xin được là Một Giọt Nước Từ Bi thôi để cho mặt đất nóng cháy này được tưới mát và để cho đời sống mong manh này còn có cái gọi được là hòa bình, tự doan lạc - đích thực. Niềm mong ước đó chính là lời cầu nguyện đầu tiên và cũng là cuối cùng của chúng tôi.

 

Cho đến hôm nay, đã 14 mùa Lễ Hội diễn ra trên mảnh đất Già Lam này; và tất cả đã tạo nên một Lễ Hội truyền thống của TTPG - Chùa Việt Nam mà cũng là của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Không bỏ đi một truyền thống đẹp đẻ đã được gầy dựng bằng bao công sức, tấm lòng; mà ngược lại, để cho truyền thống Lễ Hội này được nuôi dưỡng lâu dài mà kể từ năm nay 2014, Lễ Hội sẽ được tổ chức mỗi 3 năm một lần; và như vậy, Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành HươngCầu Nguyện kỳ tới sẽ được tổ chức vào năm 2017 cũng vào cuối tháng 3 Tây lịch.

 

Vì thế, chúng con xin được chính thức thông báo và xin thành kính đảnh lễ chư vị tôn đức, trân trọng kính chào toàn thể quý liệt vị với niềm mong ước được cung đón chư vị tôn đức và quý liệt vị trong ngày lễ hội năm 2017.

 

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

Đạo Phậtđạo từ bi. Mẹ hiền Quan Âm là trái tim của Đạo Phật. Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành HươngCầu Nguyện được tổ chức là để làm sống lại một truyền thống tín ngưỡng tâm linh đã có từ lâu đời, để tất cả những người con Phật cảm niệm ân đức cứu khổ của mẹ hiền và để tất cả chúng ta cùng trở về đây tắm gội trong nguồn suối từ bi và nuôi lớn tình thương giữa thế gian đầy hận thù tranh chấp.

 

Ai đã một lần được diễm phúc hành hương xứ Phật Ấn Độ để cảm nhận được sức mạnh từ trường của Giới Định Tuệ từ pháp thân Đức Phật! Ai đã một lần tham dự trảy hội Quan Âm - Ngày hành Hương & Cầu Nguyện tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston,Texas để cảm nhận được năng lực Từ Bi chảy tràn trong tâm thức của chúng ta!

 

Năm vóc sát đất, chúng con thành tâm kính lễ Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh - Viện Chủ TTPG - Chùa Việt Nam. Chúng con thành tâm kính lễ quý thầy cô và Phật tử trong ban tổ chức đã hy hiến sức mình với biết bao khó nhọc để làm nên một Lễ Hội Quan Âm hoành tráng như thế này, để cho hàng chục ngàn khách hành hương tham dự được có cơ hội được tắm mát trong dòng suối Từ Bi vô lượng, vô biên của Phật, của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, để chuyển hóa mọi ác nghiệp khổ đau trôi lăn trong sanh tử, để chúng ta được thức tỉnhsống lại với “Tiếng Gọi Từ Bi” của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, như chủ đề mà ban tổ chức đã chọn cho Lễ Hội Quan Âm năm nay.

 

Bên Hồ Hương Thủy, TTPG-Chùa Việt Nam, Houston, Texas,

Ngày 30 tháng 3 năm 2014

Kính tường,

TN Giới Hương

 {Xem thêm hình ảnh của lễ hội [1] [2] [3]}

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1070)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1013)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1055)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1059)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1198)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 959)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 936)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1001)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1134)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1163)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 926)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1034)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 991)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1099)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1098)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1237)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1275)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1069)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1085)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1178)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1216)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1155)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1438)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1081)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1146)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1177)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1041)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1082)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1191)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1273)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1342)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1506)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1365)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1297)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1065)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1172)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1149)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1199)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1166)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1099)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1315)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1382)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1409)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1308)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1258)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1085)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1164)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1176)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1246)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant