Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sóng Dậy Từ Đâu

09 Tháng Năm 201407:27(Xem: 8435)
Sóng Dậy Từ Đâu

blankBiển Đông không yên tĩnh

Sự kiện một phái đoàn quan chức Việt Nam tham quan tàu sân bay USS George Washington thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ngoài khơi Đà Nẵng, tiến hành các cuộc trao đổi hội thảo với Hải Quân của họ đã gây nên bất bình với người “anh em” Trung Quốc. Báo chí nước này cáo buộc VN “thách thức chủ quyền Trung Quốc” tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam). Hai sự kiện không có liên quan nhưng lại được tờ China Daily ngày 9 tháng 8 nhận định “ Được Hoa kỳ hậu thuẫn, Việt Nam cố tình dựng lên vấn đề Biển Đông, nhắm tới quốc tế hóa vấn đề này làm một đối tượng mạnh mẽ hơn với Trung quốc”. Ngoài ra họ còn cho rằng “Việt Nam đã tiến hành các bài thực hành quân sự với kẻ – thù- một thời ở biển Nam Trung Quốc (thật ra là biển Đông), nơi mà chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo giàu tiềm năng dầu khí nằm kế bên những hải tuyến huyết mạch đang bị các nước Đông Nam Á (ASEAN) thách thức”. (China Daily số ra ngày 19-8).

Vấn đề không nằm ở việc Hải quân Hoa Kỳ thăm VN mà nằm ở những suy nghĩ không đúng bản chất vấn đề. Năm nào chẳng có tàu nước ngoài vào thăm VN, kể cả tàu Trung Quốc? Nhưng Phải chăng xuất phát từ việc nhìn nhận Biển Đông như cái “ao nhà” mình và cho rằng đó là “lợi ích cốt lõi” (core interets) trong mọi đàm phán thương thuyết…Biển Đông vì thế đang trở nên không yên tĩnh ngoài các cuộc tập trận Hoa Kỳ- Hàn Quốc, hoa Kỳ- Nhật Bản…các đợt nã trọng pháo của Bắc Triều Tiên xuống …biển (!).

Sóng ở trong lòng

Khi Thâm Tâm tiễn bạn lên đường, chàng phân vân:

“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?”

Tiếng sóng khởi lên từ ý niệm chia ly, từ nỗi cảm hoài của tuổi trẻ trước thời cuộc ngổn ngang bao nỗi. Sóng dội từ tâm hay nói cách khác chính là cơn sóng ấy. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có lần đi ngang qua chùa mà cảm khái:

Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngả dưới chân người…

Giữa đời chơi vơi, người nghệ sĩ cầu mong tâm hồn mình thanh thần bình yên sau biến động sau biến động của lòng người, của tình trường cùa cuộc đời nhiểu nhương đang vây bủa mà trái tiam nghệ sĩ vốn mỏng manh dễ tổn thương.

Đấy là những ba đào dấy lên từ lòng mình mang lại hậu quả tốt hoặc xấu tùy theo ý nghiệp.

Song đó xuất phát từ một niệm, nhưng có thể hóa thành cuồng lưu cuốn cả tâm hồn một con người, cả vận mệnh một dân tộc vào những tham vọng nguy hiểm và đưa lịch sử những ngày tăm tối. Hãy nhớ Thành Cát Tư Hãn hay Hitler, chỉ vì muốn thỏa mộng bá quyền, đã gây nên bao nhiêu đồ thán. Theo nhà Phật, ý dẫn đầu mọi nghiệp, vì Tham, Sân, Si chính là 3 dòng cuồng lưu cuốn chúng ta vào Ác đạocon đường khổ đau, cũng giống như dòng sông chảy xiết sẽ cuốn theo nó những nhánh cây ngọn cỏ rơi vào trong đó. Người tham lam luôn nói: “Tôi muốn”, “Tôi phải có”, “Cái đó là của tôi…”.

Một nhà thơ Ba Tư từng viết “Một đồng bạc nhỏ thôi cũng đủ cho người ăn xin thỏa mãn, trong khi Farudin với cả vương quốc của ông cũng chỉ hài lòng phân nữa”. Người tham lam luôn tích cóp, vơ vét những thứ của mình và kể cả không phải của mình, không hề quan tâm đến nỗi buồn hay sự khổ đau của kẻ khác. Đọc báo ta thấy có những nơi lập quy hoạch đưa dân ra khỏi rừng rồi lấy hàng trăm hecta rừng phân phát cho nhau mà vẫn không thỏa mãn (sự việc xảy ra ở Bình Phước, Thừa Thiên…)

“Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình; hoặc ở biển vào những ngày sương mù, khi người ta không thể thấy vật gì nằm ở phía trước và hai chiếc tàu có thể đẳng nhau, có thể cả hai đều bị chìm. Con người khi đã mù quáng vì lòng tham, không hiểu rằng mình sẽ về đâu, và nơi đâu có nhiều người mù quáng vì lòng tham…ở đó sẽ có ganh tỵ và chống đối, bởi vì để thỏa mãn lòng tham, họ không ngần ngại tàn hại lẫn nhau và quả khổ đang chờ họ”. (U. Thittila – Phật pháp giảng giải – bản dịch của Tỳ kheo Pháp Thông).

Lòng tham khi không được thỏa mãn dễ dẫn tới dòng cuồng lưu thứ hai: Sân hận. Từ đó tranh chấp xảy ra không ngừng trong tập thể, trong xã hội, giữa ngừơi với người, và giữa các quốc gia với nhau. Thế giới có thễ “phẳng” nhưng không “lặng”, vì không thể sống trong yên bình nếu lòng tham và sân hận ở khắp nơi. “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” là điều mà ai trong chúng ta cũng sợ khi tham vọng của một cá nhân, một tập thể, một đẳng phái, một tôn giáo hay một đất nước vượt qua khuôn khổ tôn trọng lẫn nhau, chà đạp lên quyền lợi người khác. Chúng ta biết rằng gốc của Tham và Sân chính là Si. Khi rơi vào vòng xoáy si mê, người ta không còn phân biệt đúng hay sai, chính tà. Hình tượng Nhạc Bất Quần trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung với tham vọng “muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, giả vờ làm người thiện nhưng lòng đầy cạm bẫy giết cả đồng môn, vợ con, đồ đệ của mình để lên ngôi Minh chủđại diện cho những kẻ si mê luôn muốn được suy tôn, ca ngọi, thiếu vắng tinh thần từ biđộ lượng, vì họ chỉ nghĩ đến họ mà thôi. Thật là tiếc vì đó cũng là nhân vật, tuy là hư cấu, thuộc đất nước của Lão Trang và những vùng địa hình thấm đẫm tinh thần Thiền học.

Một vị Đại sư Trung Hoa khi thuyết pháp đã giảng:

Thủy lưu bình địa bồn lưu thanh
Do hữu cao đề nhi hữu thanh
Đại đạo vô ngôn chu pháp giới
Nhân tham sân si nhi hữu tranh.
(Khai thiền bất thị lão Hòa thượng)
Trích theo Kinh Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm – HT. Tuyên Hóa)

Tạm dịch:

Đất bằng nước chảy không thành tiếng
Vì có đề cao tiếng mới thành
Đạo lớn không lời cùng Pháp giới
Bởi tham sân si phải đoạt giành.

Cũng trong “Phật pháp giảng giải”, U.Thittila có kể câu chuyện cổ tích về một con gấu mẹ đi kiếm ăn cùng 3 chú gấu con trong một khu rừng. Chúng nhìn thấy một tổ ong trong một cái máng đặt dưới gốc cây, nhưng lại vướng một cành cây lớn lủng lẳng phía trên cái máng. Bầy gấu muốn lấy mật nhưng lại bị cản đường nên gấu mẹ đẩy khúc cây qua một bên để chúng vào, tức nhiên khúc cây đong đưa chạm nhẹ vào đầu gấu mẹ. Tức tối, gấu mẹ liền táng thẳng khúc cây làm văng ra với một lực rất mạnh làm chết một chú gấu con. Điên lên vì giận, gấu mẹ táng vào khúc cây lần thứ hai như trời giáng làm khúc cây văng ra rồi quật mạnh khiến gấu mẹ chết tươi!

Ai giết chết gấu? Phải chăng là sự si mê hay vô minh khiến nó nghĩ khúc cây là kẻ thù, khiến nó trút thù hận vào khúc cây mà cứ nghĩ đó là kẻ thù?

Xã hội chúng ta hôm nay không thiếu những con gấu mẹ ấy. Thử nghĩ bao nhiêu trọng án do si mê gây ra: chồng giết vợ, con giết cha…bạn bè tàn hại lẫn nhau…Con người như khuc cây vô vọng trên dòng cuồng lưu tam độc ấy.
Thế nên Trịnh Công Sơn đã tiếp tục tâm sự:

Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại, sóng về đâu?
Và kêu gọi:
Biển sóng, biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong đấy trái tim thù.

Đó cũng là mơ ước của những con người thiện tâm và của những dân tộc yêu chuộng hòa bình, trong đó có Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1253)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1564)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1291)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1233)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1322)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1390)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1350)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1213)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1319)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1079)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1741)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1302)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1369)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2587)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1544)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1437)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1817)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1382)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1599)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1805)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1426)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2427)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1562)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1737)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1682)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1406)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1603)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1541)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1904)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1876)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1520)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1857)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1541)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1547)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1691)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1384)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1552)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1633)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2158)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1529)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1553)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant