Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tăng Ly Chúng Tăng Tàn

06 Tháng Tư 201507:35(Xem: 11256)
Tăng Ly Chúng Tăng Tàn

TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN

Khải Tuệ


Tăng Ly Chúng Tăng TànMột bậc đế vương xuất hiện, muôn nghìn quân sĩ rạp mình tung hô vạn tuế, một thế chuyển mình của sư tử chúa sơn lâm, muôn loài cầm thú kinh sợ thu mình thần phục. Bậc đế vương uy danh lừng lẫy khi quanh vị ấy có đầy đủ cung vàng điện ngọc, ấn triện, thế lựcvăn võ bá quan, khi tất cả lìa xa vị ấy thì vị ấy chỉ còn là một người bình thường, bình thường như bao người dân thường khác.

Chúa tể sơn lâm chỉ là chúa tể khi nó ngự trị trong núi rừng, trong thâm sơn cùng cốc của muôn ngàn dã thú, khi đã bị đưa đến chốn thị thành thì cọp chỉ còn biết quẩn quanh cùng một khối căm hờn trong củi sắt của thảo cầm viên và ăn những thức ăn do con người mang đến như bao loài thú hèn mọn khác.

Sự vật trên thế gian này vốn là như vậy, một thực thể chỉ là một thực thể mang tên này khi nó được kiện toàn bởi những nhân duyên, những chánh báoy báo tạo nên nó, mỗi khi đã thoát ra khỏi những điều kiện này thì ắt hẳn không còn mang tên đó nữa, bởi thiếu điều kiện, thiếu nhân duyên, nói đúng hơn là thiếu hay lãng quên khả năng phòng hộ và thiếu sự phòng hộ từ cộng đồng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, cổ đức trong nhà Phật đã có một câu nói mà trong giới xuất gia ai cũng biết đó là “hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn”.

Tăng, nói đầy đủ là tăng-già xuất phát từ chữ sangha của tiếng Phạn, thường được xuất hiện để chỉ cho đoàn thể xuất gia đệ tử đức Phật từ bốn người trở lên, sống hòa hợpthanh tịnh đúng như giới luậtđức Phật đã chế định để hướng mục tiêu của mình đến đời sống giác ngộgiải thoát phiền não khổ đau. Một vị tỳ-kheo chỉ được xem là thành viên của Tăng già khi hội đủ các điều kiện của một thành viên xuất gia đệ tử của đức Phật, chấp nhận đời sống không gia đình và hướng đời mình đến sự nghiệp giải thoát, dẹp trừ cái “tôi” và “của tôi” để khép mình vào tăng đoàn, xây dựng nên bản thể thanh tịnhhòa hợp của tăng già.

Xuất phát từ những ý nghĩađiều kiện đó nên, cổ đức trong nhà thiền đã ví von bằng hình ảnh con hổ lìa rừng, cho thấy sự thất bại của một tỳ-kheo khi chấm dứt mối liên hệ với tập thể tăng già, quay lưng lại với bản thể hòa hợpthanh tịnh như pháp như luật của tăng. “Tăng li chúng tăng tàn” ắt hẳn ở đây chỉ cho thành viên tăng rời khỏi khối hòa hợpthanh tịnh của đại chúng, ắt hẳn sẽ thất bại, sẽ biến đổi, sẽ tàn lụi bởi mất đi khả năng phòng hộ của một thành viên tăng và mất đi sự phòng hộ từ chúng tăng.

Vào thời đức Thế Tôn còn tại thế, khi hệ thống tu viện chưa được áp dụng rộng rãi như bây giờ, các tỳ-kheo sống theo phương thức khất thực và ngủ dưới gốc cây độc cư nhàn tịnh, nhưng không phải vì thế mà độc lập tách biệt khỏi chúng tăng, trái lại, tinh thần chúng tăng, tức tinh thần thanh tịnhhòa hợp vẫn luôn được các tỳ-kheo tôn trọngtuân thủ một cách nghiêm túc, dù đi đâu, ở đâu, hành đạo như thế nào cũng luôn giữ một mối liên hệ mật thiết với Tăng ít nhất là qua hình thức bố-tát mỗi nửa tháng một lần. Vào những ngày 15 sáng trăng, các tỳ-kheo nhóm họp theo tinh thần thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng để đọc tụng giới luật và nhắc lại những lời Phật dạy, sám hối sửa sai cho nhau, mối liên hệ đó là sợi dây vô hình nhưng vững chắc, gắn kết tất cả thành viên xuất gia đệ tử Phật trở thành một khối thống nhất đi đúng đường, đúng mục đích xuất giađức Phật đã dạy.

Hình thức bố-tát đó cộng với pháp an cư là hai phương thức duy trì mối liên hệ của tăng. Mặc dù có duyên khởi là các tỳ-kheo dừng lại một trú xứ tránh du hành trong nhân gian để khỏi giẫm đạp côn trùng, pháp an cư đã trở thành một hình thức rất hữu ích trong việc duy trì mối liên hệ với tăng. Suốt mấy tháng mùa mưa, chúng tăng tập trung lại một chỗ, hạn chế sự đi lại đến tối thiểu và dành toàn bộ thời gian cho việc tu tập, ôn lại những lời dạy của đức Thế Tônthực hành pháp ấy dưới sự hộ trì của chúng tăng. Hình thức sinh hoạt tu học cùng đại chúng như vậy là hình thức tối ưu trong việc học tập kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, một pháp hành cần phải thực tập để rút ra kinh nghiệm thì thay vào đó sự lịch nghiệm của nhiều người trong tăng chúng đưa đến lời khuyên đúng đắn thay vì tự thân phải dọ dẫm từng bước một.

Quan trọng hơn, hình thức tu học cùng đại chúng là cơ hội tốt nhất để một cá nhân tăng sĩ bào mòn dần đi bản ngã của mình, sống trong một môi trường của đại chúng, các thành viên đều tự gọt giũa mình để hòa vào cái chung của đại chúng, mà cái gì thuộc đại chúng là của tất cả mà cũng không của riêng ai. Như vậy, pháp bố tátan cư là hai hình thức điển hình biểu hiện bên ngoài của đoàn thể tăng, tuy nhiên, bản thể tăng chỉ được thành tựu khi và chỉ khi nó có ý nghĩa đoàn thể ấy sống hòa hợpthanh tịnh đúng với mục đíchlý tưởng của một đoàn thể tỳ-kheo đệ tử Phật xuất gia sống đời phạm hạnh để thành tựu quả vị giải thoát cuối cùng và rao giảng pháp ấy làm lợi lạc cho tha nhân.

Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng, thành viên đó không tôn trọng sự thanh tịnhhòa hợp, nói cách khác là không giữ mình trong bản thể của tăng, không góp mình xây dựng nên bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng, không sống đúng như giới như luật, như chánh phápThế Tôn dạy bảo cho đời sống của tỳ kheo, thì vị ấy dù có sống trong tăng già cũng không thể nào hòa hợp, không thể nào thanh tịnh hợp với bản thể của tăng và dĩ nhiên không thể tạo nên thể thanh tịnhhòa hợp với chúng tăng đúng pháp. Kẻ ấy tự mình quay lưng lại với bản thể của tăng, quay lưng lại với thể thanh tịnhhòa hợp, mất đi khả năng phòng hộ bởi thiếu giới luật và mất đi sự phòng hộ của chúng tăng bởi đã mất sự liên hệ với bản thể của tăng già.

Chính vì ý nghĩa của tăng và thành viên tăng như vậy nên giáo pháp đức Phật không hề mâu thuẫn khi ngài khuyến khích hạnh độc cư nhàn tịnh của các tỳ-kheo và xem đó là hạnh lành tối thắng để một tỳ-kheo đạt đến mục đích tối thượng của mình, bởi sự độc cư đó không độc lập khỏi chúng tăng, không quay lưng với bản thể thanh tịnhhòa hợp của chúng tăngtrái lại nó góp phần cho khối thanh tịnh của tăng già thêm càng thanh tịnh, kết quả tu tập ấy là mục đích chung của tất cả tăng già. Một đoàn thể được gọi là tăng khi đoàn thể ấy sống đúng với bản chất thanh tịnhhòa hợp của tăng, đúng với mục đích chung của chúng tăng, chứ không chỉ là hình thức của một đoàn thể nhóm họp lại trong cùng một trú xứ nhưng không cùng nhau xây dựng nên được một bản thể thanh tịnh. Và lời khuyến khích sau đây của đức Phật kêu gọi các tỳ-kheo lên đường lưu truyền chánh pháp vì vậy cũng nằm trong sự nối kết của tăng, trong mục đích chung của tăng giàđời sống như vậy là đời sống hòa hợp với bản thể của tăng. “Này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy đi, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của nhiều người; vì lòng thương tưởng thế gian; vì sự ích lợi, sự an lạc của chư thiênnhân loại. Chớ đi với hai người cùng một đường.” (P. Caratha, bhikkhave, cārikaṃ bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussanāṃ. Mā ekena dve agamittha).

Xuất phát từ bản thể thanh tịnhhòa hợp, mối liên hệ giữa cá nhântăng đoàn nới rộng phạm vi không gian, dù có đi đâu ở đâu, là thành viên của trú xứ nào đi nữa thì cũng đều được nhiếp thủ thành thành viên của chúng tăng, của một thể thống nhất cùng một mục đích chung của đạo pháp.

Tăng tàn trong ý nghĩa thiếu đi khả năng phòng hộ và mất lực phòng hộ từ tăng già khi một tỳ-kheo xa rời đại chúng với một mục đích không cùng mục đích của tăng, vì một lợi ích không nằm trong lợi íchtăng già hướng đến, không vì sự an lạc của nhiều người, không vì lòng thương tưởng đến thế gian và cũng không vì con đường độc cư nhàn tịnh để cần cầu quả bồ-đề vô thượng. Vị tỳ-kheo ấy sống buông lòng theo dục lạc hay theo những mục đích đem đến lợi lạc cho cái tôi và cái của tôi. Vị ấy ắt hẳn mất đi sự phòng hộ bởi không khép mình trong pháp và luật của Phật chế định, mất lực phòng hộ của tăng già bởi chấm dứt sự liên hệ với tăng già, bởi không thể nhiếp mình trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng.

Với ý nghĩa của bản thể tăng như vậy, một cá nhân không khép mình bằng một cái tâm mềm mại nhu nhuyến nhờ công phu tu tập bào mòn bản ngã và từ chối sự cộng tác tạo thành thể hòa hợp với chúng tăng đúng pháp đúng luật đúng lời Phật dạy, sự tách biệt đó dù với một lý do gì đi nữa cũng đã chứng minh sự thất bại của một thành viên tăng. Bởi một cá nhân chỉ được xem là thành viên của tăng già khi sống cùng một hướng và tạo thành một thể với tăng. Trên cùng bản thể đó và duy nhất nhờ vào bản thể đó tăng già đã trở thành Tăng Bảo trong ba ngôi tam bảo Phật Pháp Tăng mà trời người quy y tôn ngưỡng. Một bản thể quý báutrang nghiêm như vậy, ắt hẳn một kẻ có trí không vì sự bất mãn riêng tư mà quay lưng tự mình lìa bỏ, và ắt hẳn một người con Phật chơn chánh mang trong mình hoài bảo trùng hưng tam bảo tại thế gian lại từ chối xây dựng trang nghiêm thể hòa hợp thanh tịnh của hàng Tăng Bảo.

(Tạp chí Chuyển Luân – 2/2009)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8342)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 7977)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9864)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8006)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9512)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8282)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8117)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8403)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9631)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10970)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9997)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9183)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9322)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11633)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8463)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9005)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8677)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9098)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10726)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9785)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8317)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9742)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9816)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8729)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13139)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9880)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9072)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26623)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9704)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12572)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10581)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9680)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9987)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10887)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9629)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9909)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9369)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9739)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8598)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8348)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9809)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9759)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9234)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10322)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8851)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10186)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10985)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8245)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12318)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9960)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant