Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Biển cuốn trôi đời nhau

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12256)
Biển cuốn trôi đời nhau


image

Giữa gió cát phù du, sóng đời đã bao lần thổi đến. Gió lạnh, cát mềm, sóng đẩy đưa ướt đẩm thân tâm, nghe lòng chơi vơi như bãi cát hoang vu, đón những cơn sóng vỗ về, rát da rát thịt. Đời người ư, vô thường như những gì không nắm bắt được, cho đời hắt hiu, cho tâm say sóng, cho mộng tìm về.

Em nằm yên giấc mồ côi
Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du
gió nguồn ngày tháng vi vu
sóng đời dồn dập vô thường viễn xa

cùng từ lượng kiếp tìm về
cánh hoa vạn kỷ bỗng hồi xuân xưa
giật mình thấy mộng kiêu sa
chợt rơi tâm tưởng, lòng ta thưở nào

ai mang gió bụi vào mơ
ai đem gió cát để rồi lãng phiêu
cùng nhau nơi cõi sơn hà
ta về thường trụ, ta bà cảnh xưa….

Giữa gió cát phù du, sóng đời đã bao lần thổi đến. Gió lạnh, cát mềm, sóng đẩy đưa ướt đẩm thân tâm, nghe lòng chơi vơi như bãi cát hoang vu, đón những cơn sóng vỗ về, rát da rát thịt. Đời người ư, vô thường như những gì không nắm bắt được, cho đời hắt hiu, cho tâm say sóng, cho mộng tìm về.

Mỗi người đều ôm một nửa đời hoặc trọn cuộc đời người, rong chơi trên biển nghiệp nầy, hứng chịu mưa nắng êm dịu hay dồn dập được trao tặng con người.

Có kẻ đã ngả gục trên bước đi sinh tử, có người chạy trốn vô thường, ảo ảnh trong hoang tưởng, hay tìm nơi cùng cốc thâm sơn quán chiếu lại lòng hoặc có kẻ từ từ đi đến, nắm lấy vô thường biến ảo làm vui, như cơm ăn, như áo mặc, như niềm vui trong tấm lòng trong… nào ai biết ai đúng hay sao, chỉ là cách lựa chọn.

Tự nhiên, tôi nghĩ đến cánh hoa hồng mỏng manh soải mình nằm yên bình trên bãi cát, chợt thầm liên tưởng đến sóng, những đợt sóng vô tình, chợt bâng khuâng đến biển… như khoảng đời đã qua, hiện tại và đi tới, như cuộc liên hoàn của đời sống.

Có lúc ta bắt được một nhịp cầu nào đó để đến với đời, tìm tâm trong hơi thở, tìm thời gian qua trong buông bỏ, tìm tương lai như sóng viễn du, tìm hiện tại trong nụ cuời. 

Trong Chân đế, tất cả chỉ là một, như cái thai trong bụng của người mẹ không chia cách giữa con và mẹ trong Thai tạng giới, để thành hình nên trẻ thơ trong sáng, ngạc nhiên với cuộc đời, để chuyển hoá, để thể nhập, nhìn rõ nguồn cội của dòng sanh tử, “năng đoạn phiền não” trong Kim cang giới.

một sớm hôm thức giấc
mặt trời vừa hé môi
lắng tìm tâm thuở trước
chẳng thấy bóng tâm đâu

nằm vùi trong giấc ngủ
ngày tháng vội vàng qua
mỉm cười buông màn mộng
mắt nhìn rõ mây trời…..

Trong Tục đế, sơn hà đã ngăn cách, em và ta cũng là mộng đẹp, tìm nhau như hai là hai, như hai là một trong cuộc phân chia của nhị nguyên, để tìm đường trở về, nắm tay nhau vượt ngàn sống núi, vuợt bể khổ sông mê, vuợt đoạn đường trước mắt, duới chân… để thấy được mầu nhiệm của con đường không thực, giả tưởng.

Khổ đau theo từng bước chân, tâm tình có lúc hay nhiều khi bấn loạn, trái tim có nhiều khi co thắt, bồn chồn, mạch máu có nhiều khi căng thẳng… ta đi tìm ta, lòng nóng như lửa đốt, trí hoang mang như cơn mê, mắt nhìn xa ngàn vạn dậm … sao lại quên đi tâm hiện tại vẫn còn đang nở hoa.

Lời nguyên Bồ tát Quán Thế Âm chợt hiện về như tấm lòng Từ vừa có mặt, khi bất hạnh cào xé và cơn đau chợt có mặt, khi tâm bất an….

biển lửa sục sôi, muôn trùng sóng
khổ ải vô vàn bởi vọng mê
dừng tâm hoa nở, hương trầm ướp
thênh thang nào sợ sóng luân hồi…*

“Nam mô Nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện”.

Có người quan niệm rằng Nam Hải là một vùng biển nơi địa danh nào đó, có đức Bồ tát mang lòng từ bi, luôn có mặt khi có người đau khổ niệm được nhất tâm bất loạn… để cứu độ, đưa qua đời buồn, gian truân … nhưng theo người tu Mật giáo, thì Nam Hải là biển lửa, vì phương Nam là Hoả, thuộc Bình Đẳng Tánh Trí, thuộc Tâm, do đức Như Lai Bảo Sanh làm chủ.**

Sóng nghiệp tràn lan, vô độ, đưa người lăn lóc theo từng cơn sóng gió cuộc đời, theo tâm mang nhiều điên đảo mộng tưởng, như lửa bừng cháy, thiêu đốt tâm trong khổ đau, bất hạnh, làm miên trường cay đắng, tạo vô lượng phiền não…

Trong Kinh Kim Cang nói rằng: “Như Lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai” (Gọi là Như Lai có nghĩa là không từ đâu đến và cũng không đi về đâu).

Khi vọng tưởng điên đảo, tâm bấn loạn, rơi vào đau khổ, thấy có trầm luân, thấy có sơn hà đại địa, có tràn lan sóng gió, biển động mênh mông, không biết đường đâu để ra, để về….

Nơi Đàn Tam giác của Bảo bộ khởi từ Như Lai Bảo Sanh trong Giới Định Huệ làm đốt cháy vọng niệm, đưa tâm trở về.

Từ Niệm căn hay Tinh tấn căn, nhìn rõ nhân duyên đến đi của vọng tưởng, sóng lặng gió yên… nhẹ nhàng như làng gió mát, trong lành, sung suớng như được sanh từ báu vật của tâm, được viên ngọc Như ý, như lòng từ của Bồ tát Quán thế Âm.

Trong mưa gió của cuộc nhân sinh, bão tố, sóng động ngút ngàn, tiếng niệm Bồ tát như hồi cung bổn nguyện, như tâm tự quy nguyên, trở thành thiên thủ thiên nhãn, trong “chân quán thanh tịnh quán, quảng đại trí tuệ quán, bi quán cập từ quán”.

Niệm tên Ngài như niệm chính tâm mình, như thể nhập trong dòng sóng tự tại, tròn được hạnh lớn của Bồ tát Trì Địa đi xây đường xá, lấp bùn lầy, lấp sông vọng niệm, gìn giữ tâm như giữ đất sạch, tâm trong, do đó, mới chuyển hoá được khổ, khi có mặt của lòng Từ, của Trí tuệ, thong dong bước đường đi qua biển sóng.
Bồ tát có bao giờ lìa chúng sinh, và chúng sinh có bao giờ rời xa Bồ tát. Tâm có bao giờ bỏ tâm, con người có bao giờ lãng tránh con người, chỉ có quay đầu về.

Chỉ có lòng sen Trí tuệ, chỉ có tâm Từ bi, chỉ có tình yêu thương chân thật mới đem cho cuộc đời, cho con người được những an lạchạnh phúc chân thật trong sự chia sẻ, nơi đó tràn đầy lòng bồ đề tự sanh, có đầy đủ tâm vô úy, mới dập tắt được ngọn lửa buồn đau, bất hạnh.

Vì ai, thu khoác lá vàng
đất nằm ôm vạn chân tình bằng thơ
Xin người chớ bỏ mộng mơ
Thương thu mưa nắng vàng thâm sắc màu

Đi đâu cũng lại luân hồi
Khi quên hình dáng nụ cười năm xưa
mở từng bong bóng của tâm
sẽ nghe lại tiếng thiên thu gọi về

miên man có gã du hành
lang thang trên chốn nhân sinh tìm nguồn
thấy trong một khối tinh cầu
có người trước ngõ, trở về tìm thơ…..

Miên man với bao cảnh đời, hình như đời sống hiện tại quá bấp bênh, chánh báo không đủ nên y báo thành tán loạn, khổ đau tràn đầy, chiến tranh khắp nơi, mạng sống vô thường…Chúng ta sao lại không tìm nhau trên cuộc đời huyễn ảo, vô thường nầy….để cho nhau ánh mắt thương yêu, nụ cười san sẻ…

Người hiểu đạo Phật, sẽ có đầy đủ tình thương yêu con người do sự tu tập, thấy rõ được nhân duyên chằng chịt như lưới võng trời Đế Thích, và do quán được tất cả đều do tâm.

Đạo Phật làm cho chúng ta tâm hồn trẻ trung vì không còn bị lệ thuộc vào những vọng tưởng, thất tình, không còn nô lệ vào Thần linh, vào sự che chở, thưởng phạt của bất cứ ai… vì mỗi người chính là chủ nhân ông của cuộc đời mình, trong dòng sinh mạng nhân bản đích thực, tự tại trong từ bi, an lạc trong trí tuệ, hạnh phúc trong dũng lực, tinh tấn trong hành động thiện nghiệp …. vén mây trời bao la cho cuộc sống thở rộng…

Mưa nắng cuộc đời đã làm cho tâm hồn ta sạm nắng, như lá thu đổi màu vàng sậm trong bất hạnh, dù đã giúp cho đời những tình thơ ca tụng, thưởng ngoạn, mộng mơ. Trong luân hồichúng ta đã thấm nhuần từ vô lượng kiếp, nay mở bong bóng tâm để thấy rõ thực tánh của các pháp, của tâm… để nghe lại tiếng thiên thu, lời thiên thu réo gọi từ tâm chân chất, rỗng không.

Có gã du hành trong chốn nhân sinh, trên vai mang gánh nặng vừa bỏ lại, bay nhảy trong khối tinh cầu, đã thấy mặt mũi nhau rồi … hãy trở về, hãy về đây, nơi nhà xưa, nơi con tâm cũ, nơi có vô lượng chân tình, để trao nhau lời thơ, dù đang đứng trước ngõ … Thấy được ngõ vào, có phải chăng đây là hạnh phúcchúng ta tìm kiếm..

Giáo pháp của đạo Phật bao la quá như lòng Bi Trí của đức Phật, như cuộc đời Ngài từ vô lượng kiếp đến naycon người khai mở đường đi đến Chân Thiện Mỹ, đến bờ giải thoát.

Người Cùng tử tìm ra được một lương dược, một phương thuốc thích ứng cho chính mình, từ trong vườn hoa đẹp đó, thực hành và có chút an lạc, dù là đường còn xa vạn dậm vì vọng tưởng vẫn còn chi phối.

Thưa bạn, vẫn với những ý nghĩ cạn cợt của người có chút hiểu biết, đi tìm tâm, đôi khi cứ tưởng tâm ở bao xa, trên rừng sâu, núi cao hay ẩn trốn nơi nào đó.. trong đau khổ, chợt quay về, nhìn lại thấy nụ cười vẫn còn nở trong tâm, trên môi khô, thấy biển cuốn trôi đời nhau vào tánh không, để nhận thức được rằng tình yêu thương con người vẫn tràn đầy và hạnh phúc là những gì đẹp nhất mà con người ai ai cũng mong tìm đến. Tuy nhiên, với những lời văn thô thiển, ngây ngô… nhưng với một tấm lòng chân chất, chia sẻ, dù bạn có đồng ý hay không, cũng xin nhận nơi đây một chân tình kính dâng và chúng taphải chăng có đầy đủ phước đứcnhân duyên mới hiện hữu làm người trong cõi vô thường…

Xin thành kính chia sẻ..

Viết xong lúc 0:28 phút sáng ngày 01.12.2009
__________________

* Trích từ “12 lời kệ tán Bồ tát Quán Thế Âm” của Cư sĩ Liên Hoa
** Tiểu luận “Bảo bộ và những vần thơ” của Cư sĩ Liên Hoa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8342)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 7977)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9864)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8005)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9511)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8282)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8117)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8401)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9631)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10969)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9996)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9183)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9322)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11633)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8462)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9005)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8677)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9097)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10726)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9785)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8316)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9740)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9816)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8727)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13139)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9873)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9072)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26622)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9704)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12572)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10577)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9679)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9985)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10887)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9629)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9909)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9369)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9739)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8596)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8346)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9808)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9759)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9233)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10322)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8851)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10186)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10984)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8245)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12318)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9960)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant