Việt dịch: Thích Quảng Lâm
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.
Nhan Hồi ở nơi đường cùng góc hẻm, nhà nát vách thưa, cơm ngày một chén chan với nước trong, nhưng trong lòng vẫn hết sức an lạc. Như vậy ai dám kết luận ông ta là người nghèo đây? Ngài Đại Ca Diếp tôn giả ở nơi đồi trọc suối cạn, ngoài ba tấm Cà sa, bình bát, cơm ngày 1 bữa ra, một vật lớn nhỏ nào cũng không có. Thế nhưng , ngài vẫn sống 1 cuộc đời tự tại giải thoát. Chúng ta ai dám nói tôn giả là người nghèo cùng. Ngược lại mà thấy, người ở nhà cao cửa rộng, có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót, đi thì có kẻ đưa người đón, nhưng ngày ngày bị đồng tiền chế ngự tất bật, không chút thanh thản. Người đó đáng được gọi là người giàu có chăng? Người đó mặc dù đời sống vật chất đầy đủ, tiền kho bạc núi, không thiếu thứ gì, nhưng tâm lượng nhỏ nhoi, keo kiệt; 1 đồng cũng không dám bỏ ra. Lòng tham vô đáy khiến cho tâm trí người đó chỉ biết nghĩ tới gom góp, mà gom góp bao nhiêu cũng không thấy đủ. Bạn cho rằng đó là người giàu có chăng? Giữa hai hạng người trên, ai là thật sự giàu có và ai là người nghèo khổ? Từ đó mà suy ra, giàu nghèo không thể lấy tiền tài vật chất ra để đo lường.
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác. Người này về cuộc sống tinh thần, so cho cùng chẳng phải là bậc “Đại Phú Ông” sao? Ngược lại những người ngày đêm không ngừng mong cầu cuộc sống vật chất, chà đạp lên lợi ích của người khác. Phàm có chỗ được nào thì đều muốn tìm cách chiếm hữu làm của riêng mình, những ngừơi như vậy tâm linh nghèo cùng không bút mực nào tả xiết.
Kỳ thật, dựa trên quan điểm Phật giáo mà nhìn thì trên thế gian vốn không có người nào là tột cùng nghèo khó. Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý. Hoặc bạn biết khéo léo vận dụng ngôn từ chân thật thiện mỹ tán thán những chỗ tốt của người, cổ vũ khích lệ người khác làm việc tốt; tất nhiên bạn sẽ là người giàu có ngôn ngữ, phong phú âm thanh. Hoặc bạn biết lấy nụ cười chân thiện khiêm cung, hoan hỷ đối đãi với người, thì Tâm bạn đã sinh trưởng của báu vô giá. Hoặc bạn biết vận dụng sức lực mình đi giúp đỡ người, phục vụ quần chúng.Đó chẳng phải bạn đã có nguồn khí lực sung túc chân thật sao? Thế nên luận về sự giàu nghèo thì tâm tham không biết đủ, vĩnh viễn sẽ là người nghèo cùng. Vui làm việc thiện nghĩa không 1 tơ hào so đo tính toán hơn thiệt, vĩnh viễn là người giàu có.
Khi nói đến giàu có, thì không chỉ nhìn những cái giàu có nhất thời, mà phải nhìn cho ra cái tài phú trong suốt cả cuộc đời. Cũng không nên nhìn cái tài phú của 1 người, mà phải nhìn cái tài phú trong sự cộng hữu. Và nhất là không nên nhìn cái tài phú do sự vơ vét của người khác, mà cần phải nhìn xác thật sự vận dụng tài phú đó. Đồng thời cũng không nên nhìn cái tài phú trên hình tướng, mà cần phải nhìn cái tài phú vô tướng của nội tâm.
Người chân thật có trí tuệ, có tâm từ bi, có chính tín, có tâm hoan hỷ, biết sống cuộc đời đạm bạc biết đủ với tâm tàm quý…Những đức tính ây, chính là nguồn tài phú vô giá của mỗi chúng ta. Trong kinh Kim Cương Đức Phật dạy rằng:
Mọi hành vô thường
Vạn pháp vô ngã
Sinh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui
Nếu chúng ta biết lấy bốn câu kệ trên mà vận dụng vào đời sống thường nhật, và đem quảng kết thiện duyên, giảng dạy, hướng dẫn người khác cùng tu tập chính pháp, thành tựu giác ngộ, giải thoát thì công đức pháp thí đó rộng lớn muôn vàn so với công đức bố thí tài vật mà thế gian cho là quý giá như vàng bạc, châu báu. Bởi thế, sự giàu có và nghèo khổ chúng ta nên quán sát như vậy.
贫穷与富有
媒体:《迷悟之间》 作者:星云大师
“贫穷”和“富有”是两个相互对待的身份名词,在一般人的认知里,贫穷的人不是富有,富有的人也不是贫穷。其实不然,世间上贫穷的富者,富有的穷人,比比皆是。
颜 回居陋巷,一箪食,一瓢饮,而内心充满安乐,你能说他是一个穷者吗?大迦叶尊者,居住冢间,山崖水边,日中一食,衣钵以外别无长物,而其解脱自在的心胸, 你能说他是一个穷者吗?反观今之居高楼、坐汽车、童仆盈门,但每天为金钱周转、为股票涨跌而愁眉不展的人,你能说他是富有的吗?那些拥资千万,家有良田万 顷,但却悭吝不舍、时时觉得自己不够的人,你能说他是富有的吗?所以富者不是真富,穷者不是真穷,贫富之间不可以从金钱物质上去衡量。
世间上有的人虽不能日进斗金,却乐于社会公益,乐善好施,他不就是一个精神上的大富长者吗?但也有一些人每天只想贪图别人的利益,凡有所得,总想占为己有,这样的人即使拥有再多的财富,不也是心灵贫乏的穷者吗?
其 实,在佛教看来,世间上并没有穷人。有时间的人,用时间去帮助别人,他不就是时间的富者吗?他善于言词,用语言来赞美鼓励别人,他不就是一个语言的富者 吗?他用微笑、欢喜、礼敬待人,他不就是一个内心充实的富者吗?他用力气帮助别人,服务他人,这不也是有力的富者吗?所以,贪心不足永远是贫穷的人,乐于 助人则永远都是富贵的人。
说到财富,不能只看一时的财富,要看永生的财富;不要看一人的财富,要看共有的财富;不要看聚敛的财富,要看活用的财富;也不要看形相上的财富,而要看内心无形的财富。
一个人拥有智能、慈悲、信仰、欢喜、满足、惭愧等,这些都是我人的财富也。《金刚经》云:若人以四句偈与人广结法缘,即胜过三千大千世界的七宝布施。所以,富者与穷者应作如是观!