Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đối Phó Với Sân HậnCảm Xúc

31 Tháng Bảy 201512:20(Xem: 9024)
Đối Phó Với Sân Hận Và Cảm Xúc
ĐỐI PHÓ VỚI SÂN HẬNCẢM XÚC

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/08/2011


San Han va Cam xucSân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hổ trợ của từ bituệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, rõ ràng rằng nếu mỗi cá nhân thực hiện nổ lực ,sau đó người ấy có thể thay đổi. Dĩ nhiên, thay đổi không phải ngay lập tức mà nó cần nhiều thời gian. Nhằm để thay đổi và đối phó với những cảm xúc, phân tích tư tưởnglợi lạc, xây dựng và hữu ích cho chúng ta một cách thiết yếu. Tôi muốn nói một cách chủ yếu đối với những tư tưởng làm cho chúng ta tĩnh lặng hơn, thư thái hơn, và những điều ban hòa bình cho tâm tư chúng ta, chống lại những tư tưởng tạo nên băn khoăn, sợ hãithất vọng. Sự phân tích này tương tự với điều mà chúng ta có thể sử dụng cho những thứ ngoại tại, như thực vật. Một số cây cỏ, bông hoa, và trái cây là tốt lành cho chúng ta, vì thế chúng ta sử dụng và trồng trọt chúng. Những thứ cây cỏ nào độc hại hay tổn thương chúng ta, chúng ta nghiên cứu,nghe biết để nhận ra và đôi khi tiêu trừ chúng.

Có một sự tương tự với thế giới nội tại. Thật đơn giản để nói về "thân thể" và "tâm thức". Trong thân thể có hàng tỉ hạt [vi tế]. Tương tự thế, có nhiều tư tưởng khác nhau và một sự đa dạng thể trạng của tâm thức. Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức của chúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi íchtổn hại của tâm thức. Một khi chúng ta có thể nhận ra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cố hay nuôi dưỡng chúng.

Đức Phật đã dạy về những nguyên tắc của Bốn Chân Lý Cao Quý[1] và những điều này hình thành nền tảng của Phật Pháp. Chân Lý Thứ Ba là sự chấm dứt (diệt đế). Theo Long Thọ, trong phạm vi chấm dứt này có nghĩa là thể trạng của tâm thức hay phẩm chất tinh thần qua sự thực tập và nổ lực, chấm dứt tất cả mọi cảm xúc tiêu cực. Long Thọ xác định sự chấm dứt chân thật như một tình trạng mà trong ấy cá nhân đã đạt đến một thể trạng toàn hảo của tâm thức tự do khỏi những tác động của các phiền não đa dạng của những cảm xúctư tưởng tiêu cực. Một thể trạng chấm dứt thật sự như vậy, theo Đạo Phật, là Giáo Pháp chân thật và vì thế là nơi nương tựa mà tất cả những sự thực hành Phật Pháp tìm cầu. Đức Phật trở thành một đối tượng nương tựa, đấng tôn kính, bởi vì Đức Phật thực chứng thể trạng ấy. Do thế, sự tôn kính của một người đối với Đức Phật, và lý do mà người ta tìm cầu sự quy y với Đức Phật, không phải bởi vì Đức Phật là một người đặc biệt từ lúc đầu, nhưng bởi vì Đức Phật thân chứng thể trạng chấm dứt chân thật (diệt đế). Tương tự thế, cộng đồng tâm linh, hay Tăng Già, được xem như một đối tượng để nương tựa bởi vì những thành viên của cộng đồng tâm linh là những cá nhân hoặc là đã hay đang dấn thân trong con đường đưa đến thể trạng diệt đế ấy.

Chúng ta thấy rằng thể trạng chân thật ấy có thể được hiểu chỉ trong những dạng thức của một thể trạng tự tại khỏi những cảm xúc tiêu cực hay là điều đã được tịnh hóa những tư tưởng bất thiện qua việc áp dụng những sự đối trịnăng lực đối kháng. Sự chấm dứt chân thậtmột thể trạng của tư tưởng và những nhân tố đưa đến điều này cũng là những chức năng của tâm thức. Cũng thế, căn bản mà trên ấy sự tịnh hóa có thể diễn ra là sự tương tục của tinh thần. Do vậy, một sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm thức là thiết yếu cho sự thực hành Phật Pháp. Bằng việc nêu lên điều này, tôi không muốn nói rằng mọi thứ hiện hữu đơn giản là sự phóng chiếu hay phản chiếu của tâm thức và rằng tách rời khỏi tâm thức thì không có gì tồn tại. Nhưng do bởi tầm quan trọng của sự thấu hiểu về bản chất tự nhiên của tâm trong sự thực hành Phật Pháp, nên người ta thường diễn tả Đạo Phật như một "khoa học của tâm thức".

Nói một cách tổng quát, trong kinh luận Đạo Phật, một cảm xúc hay tư tưởng tiêu cực được định nghĩa như "một tình trạng tạo ra quấy nhiễu trong tâm thức con người." Những cảm xúctư tưởng phiền não này là những nhân tố tạo nên khổ sở và rối loạn trong chúng ta. Cảm xúc trong tổng quát không nhất thiết là điều gì đấy tiêu cực. Tại một hội nghị khoa học mà tôi tham dự cùng với nhiều nhà tâm lý họcthần kinh học, đã kết luận rằng ngay cả những vị Phật cũng có cảm xúc, theo sự định nghĩa cảm xúc thấy trong những nguyên tắc khoa học đa dạng. Vì thế bi mẫn (karuna - lòng ân cần tử tế vô hạn) có thể được diễn tả như một loại cảm xúc.

Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ,v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực là những thứ tạo ra một loại khổ sở hay không thoải mái ngay lập tức, và là những thứ về lâu dài, tạo nên những loại hành động nào đấy. Những hành động này căn bản đưa đến tồn hại người khác, và điều này mang đau đớn hay khổ sở đến chính người ấy. Đây là những gì chúng tôi muốn nói qua cảm xúc tiêu cực.

Một cảm xúc tiêu cựcsân hận. Có lẽ có hai loại sân hận. Một loại sân hận có thể chuyển hóa thành cảm xúc tích cực. Thí dụ, nếu một người có một động cơ từ bi chân thậtquan tâm đến người nào đấy, và người ấy không lưu ý đến cảnh báo của mình về hành vi của người ấy, rồi thì không có lựa chọn nào ngoại trừ việc sử dụng một loại sức mạnh nào đấy để chấm dứt hành vi sai lầm của người ấy. Trong sự thực hành Mật tông tantra, có những loại kỷ năng thiền quán cho phép chuyển hóa năng lượng của sân hận. Đây là lý do ẩn tàng phía sau những bổn tôn phẩn nộ. Trong căn bản của động cơ từ bi, sân hận có thể hữu ích trong một vài trường hợp bởi vì nó cho chúng ta năng lượng bổ sung đặc biệt và có thể cho phép chúng ta hành động một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, sân hận thường đưa đến thù oán và thù hận luôn luôn là tiêu cực. Thù hận nuôi dưỡng ý chí bệnh hoạn. Tôi thường phân tích sân hận trong hai cấp độ: trên cấp độ căn bản của loài người và trên cấp độ của Đạo Phật. Từ cấp độ của con người, không có bất cứ sự liên hệ nào với một truyền thống hay lý tưởng tôn giáo, chúng ta có thể nhìn vào căn nguyên sự hạnh phúc của chúng ta: thân thể mạnh khỏe, phương tiện vật chất thuận lợi, và những người đồng hành hữu hảo. Bây giờ từ vị thế của sức khỏe, những cảm xúc tiêu cực như thù hận là rất tệ hại. Vì con người thông thường cố gắng chăm sóc sức khỏe của họ, một kỷ năng người ta có thể dùng là thái độ tinh thần của họ. Tình trạng tinh thần của chúng ta phải luôn luôn trầm tĩnh. Ngay cả nếu một sự băn khoăn nào xảy ra, như nó luôn luôn ràng buộc với đời sống chúng ta phải luôn luôn tĩnh lặng. Giống như sóng sinh khởi từ nước, và hòa tan trở lại trong nước, những sự quấy nhiễu này rất ngắn, vì thể chúng không ảnh hưởng thái độ tinh thần căn bản của chúng ta. Mặc dù chúng ta không thể loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, nếu thái độ tinh thần căn bản của chúng talành mạnhtrầm tĩnh, nó sẽ không bị ảnh hường nhiều. Nếu chúng ta duy trì tĩnh lặng, áp suất của máu, v.v... sẽ duy trì ở mức độ bình thường và như một kết quả sức khỏe của chúng ta sẽ cải thiện. Trong khi tôi không thể nói một cách khoa học tại sao điều này là như vậy, thì tôi tin tưởng rằng điều kiện thân thể của chính tôi đang cải thiện khi tôi già hơn. Tôi đã và đang dùng cùng một loại thuốc, cùng một bác sĩ, cùng một thứ thức ăn, vì thế điều này phải là xuyên qua tình trạng tinh thần của tôi. Một số người nói với tôi, "Ngài phải có một loại thuốc men đặc biệt của Tây Tạng." Nhưng tôi không có!

Như tôi đã đề cập phía trước, khi tôi còn trẻ, tôi khá dễ nổi nóng. Đôi khi tôi xin lỗi điều này bằng việc nói rằng tại vì cha tôi hay nổi giận, giống như nó là một loại di truyền. Nhưng thời gian trôi qua, tôi nghĩ rằng bây giờ tôi hầu như không có thù hận đối với bất cứ người nào, kể cả những người Trung Cộng đang tạo nên khốn khó và khổ đau cho đồng bào Tây Tạng của tôi. Thậm chí đối với họ, tôi thật sự không cảm thấy bất cứ loại thù oán nào.

Một số người bạn thân của tôi bị áp huyết cao, tuy thế sức khỏe của họ chưa bao giờ đi đến tình trạng nghiêm trọng và họ chưa bao giờ cảm thấy mệt mõi. Trải qua nhiều năm, tôi đã gặp một số hành giả rất tinh chuyên. Trong lúc ấy, có một số người bạn khác có tiện nghi vật chất rất tốt, nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói, sau một vài lời lịch sự khởi đầu, họ bắt đầu phiền hà và đau buồn. Mặc cho sự giàu có vật chất của họ, những người này không có sự tĩnh lặng hay bình an của tâm hồn. Như một kết quả, họ luôn luôn lo lắng về sự tiêu hóa, giấc ngủ của họ, mọi thứ! Do thế, rõ ràng rằng sự tĩnh lặng của tâm tư là một nhân tố rất quan trọng cho sức khỏe tốt lành. Nếu quý vị muốn sức khỏe tốt, đừng hỏi bác sĩ, mà hãy nhìn vào chính quý vị. Hãy cố gắng sử dụng khả năng nào đấy của quý vị. Điều này thậm chí không tốn tiền gì cả!

Nguồn gốc thứ hai của hạnh phúc là những phương tiện vật chất. Thỉnh thoảng khi tôi thức giấc vào buổi sáng sớm, nếu tâm trạng của tôi không quá tốt đẹp, sau đó khi nhìn đồng hồ, tôi không cảm thấy thoải mãi, do bởi tâm trạng của tôi. Rồi thì trong những ngày khác, có lẽ qua kinh nghiệm của ngày trước, khi thức dậy, tâm trạng của tôi dễ chịuan bình. Vào lúc ấy, khi tôi nhìn đồng hồ đeo tay của tôi, và tôi thấy nó như cực kỳ đẹp đẻ. Nhưng đấy cùng là một đồng hồ thôi, có phải không? Sự khác biệt đến từ thái độ tinh thần của tôi. Việc sử dụng các phương tiện vật chất cung cấp sự hài lòng chân thật hay không tùy thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta.

Phương tiện vật chất của chúng ta sẽ là tệ hại nếu tâm tư chúng ta bị khống chế bởi sân hận. Để nói một lần nữa về kinh nghiệm của chính tôi, khi tôi còn trẻ, đôi khi tôi sửa chửa những đồng hồ đeo tay. Tôi cố gắng và thất bại nhiều lần. Đôi khi tôi đánh mất sự kiên nhẫn của mình và đập chiếc đồng hồ! Trong những thời khắc ấy, sự giận dữ làm thay đổi thái độ của tôi hoàn toàn và sau đó tôi lấy làm tiếc vì những hành động của tôi. Nếu mục tiêu của tôi là sửa chửa đồng hồ, thế thì tại sao tôi đập nó trên bàn? Một lần nữa, quý vị có thể thấy thái độ tinh thần của một người là thiết yếu nhằm để sử dụng những phương tiện vật chất cho sự toại nguyện hay lợi ích chân thật của chúng ta.

Nguồn gốc thứ ba của hạnh phúc là những người đồng hành của chúng ta. Rõ ràng rằng khi chúng ta tĩnh lặng tinh thần, chúng ta lịch sự và cởi mở tâm tư. Tôi sẽ cho một thí dụ. Có lẽ 14 hay 15 năm về trước, có một người Anh Quốc tên là Phillips, người có một mối liên hệ với chính quyền Trung Cộng, kể cả Chu Ân Lai và những lĩnh tụ khác. Ông ấy biết họ trong nhiều năm và ông là bạn thân của những người Hoa. Một lần nọ vào năm 1977 hay 1978, Phillips đã đến Dharamsala để gặp tôi. Ông mang đến một số phim và nói với tôi về những khía cạnh tốt đẹp của Trung Hoa. Vào lúc mở đầu cuộc gặp gở, có một sự khác biệt lớn lao giữa chúng tôi, vì chúng tôi đã có những ý tưởng khác biệt nhau. Trong quan điểm của ông, sự hiện diện của Trung Cộng ở Tây Tạng là điều gì đấy tốt đẹp. Trong ý kiến của tôi, và theo một số báo cáo, tình trạng là không tốt. Như thông thường, tôi không có cảm giác tiêu cực đặc thù gì với ông ta. Tôi chỉ cảm thấy là ông ta giữ những quan điểm này qua sự thiếu hiểu biết. Với sự cởi mở, tôi đã tiếp tục cuộc đối thoại của chúng tôi. Tôi tranh cải rằng những người Tây Tạng đã tham gia Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào đầu năm 1930 và những người đã tham dự trong cuộc chiến tranh Hoa - Nhật và đã chào mừng sự xâm lược của Trung Cộng và nhiệt tình hợp tác với những người Trung Cộng đã làm như thế vì họ tin rằng đấy là một cơ hội bằng vàng để phát triển Tây Tạng, từ quan điểm của tư tưởng Marxist. Những người này đã hợp tác với người Hoa vì hy vọng chân thành. Sau đó, khoảng những năm 1956 hay 1957, hầu hết những người ấy đã bị gạt bỏ khỏi đủ loại cơ quan của Trung Cộng, một số bị cầm tù, và những người khác bị mất tích. Do thế, tôi đã giải thích rằng chúng tôi không chống người Hoa hay chống Cộng. Trong thực tế, đôi khi tôi nghĩ chính mình như một người phân nửa Marxist và phân nửa Phật tử. Tôi đã giải thích tất cả những thứ khác nhau đến ông ta với một động cơ chân thành và cởi mở và sau một thời gian thái độ ông ta hoàn toàn thay đổi. Thí dụ này cho tôi một sự niềm tin nào đấy rằng nếu có một sự khác biệt ý kiến lớn lao, chúng ta vẫn có thể đối thoại trên trình độ con người. Chúng ta có thể đặt qua một bên những ý tưởng khác nhau và đối thoại như những con người. Tôi nghĩ rằng đấy là một cách để tạo nên những cảm giác tích cực trong tâm tư những người khác.

Cũng thế, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu vị Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn này cười ít hơn, có lẽ tôi sẽ có ít bạn bè hơn ở những nơi khác nhau. Thái độ của tôi đối với người khác là luôn luôn nhìn vào họ từ trình độ loài người. Trên trình độ ấy, cho dù tổng thống, nữ hoàng hay hành khất, không có gì khác biệt, những con người biểu lộ rằng có cảm giác con người chân thành với một nụ cười con người chân thành tác động.

Tôi nghĩ rằng trong cảm giác con người chân thànhgiá trị hơn là trong thân phận[2],v.v... Tôi chỉ là một con người giản dị. Qua kinh nghiệm và nguyên tắc đạo đức tinh thần, một thái độ quan điểm mới nào đấy đã phát triển. Điều này không có gì đặc biệt. Quý vị, những người tôi nghĩ đã có một nền học vấn tốt hơnkinh nghiệm hơn chính tôi, có khả năng hơn để thay đổi chính quý vị. Tôi đến từ một làng quê nhỏ bé không có sự giáo dục hiện đại và không có sự tỉnh thức sâu xa về thế giới. Cũng thế, từ lúc mười lăm hay mười sáu tuổi tôi đã mang lấy một gánh nặng không thể tưởng được. Do vậy, mỗi người quý vị phải cảm thấy rằng quý vị có một khả năng lớn và đấy, với sự tự tin và một ít nổ lực hơn, có thể thật sự thay đổi nếu quý vị muốn. Nếu quý vị cảm thấy rằng lối sống hiện tại của quý vị là không vui hay có những khó khăn nào đấy, thế thì đừng nhìn vào những thứ tiêu cực này. Hãy thấy phía tích cực, năng lực, và thực hiện một nổ lực. Tôi nghĩ rằng ở điểm ấy đã có một loại nào đấy bảo đảm thành công từng bộ phận. Nếu chúng ta sử dụng tất cả năng lượng tích cực của con người hay những phẩm chất của con người, chúng ta có thể vượt thắng những vấn nạn này của loài người.

Do vậy, cho đến khi mà sự tiếp xúc của chúng ta với đồng loại con người được quan tâm, thái độ tinh thần của chúng ta là rất quan yếu. Ngay cả đối với những người không tín ngưỡng, chỉ là một con người giản dị ân cần, cội nguồn căn bản của hạnh phúc là trong thái độ tinh thần của chúng ta. Thậm chí nếu quý vị có sức khỏe tốt, những phương tiện vật chất được sử dụng trong cung cách thích đáng, và những mối quan hệ tốt với những con người khác, nguyên nhân chính của một đời sống hạnh phúc là ở trong ấy. Nếu quý vị có nhiều tiền đôi khi quý vị lại có nhiều lo lắng hơn và quý vị vẫn cảm thấy thèm muốn hơn nữa. Một cách căn bản, quý vị trở thành nô lệ của tiền của. Trong khi tiền của là rất hữu ích và cần thiết, nó không phải cội nguồn quan yếu của hạnh phúc. Tương tự thế, học vấn, nếu không quân bình hợp lý đôi khi có thể tạo nên nhiều rắc rối hơn, băn khoăn hơn, tham lam hơn, thèm khát hơn, và tham vọng hơn - nói tóm lại, khổ đau tinh thần hơn. Bạn bè cũng thế, đôi khi rất phiền phức.

Bây giờ quý vị có thể thấy giảm đến mức tối thiểu sân hậnthù oán như thế nào. Đầu tiên, điều cực kỳ quan trọng là nhận ra tính tiêu cực của những cảm xúc này trong phổ quát, đặc biệtthù oán. Tôi xem thù oánkẻ thù chính yếu. Bằng chữ "kẻ thù" tôi muốn nói cá nhân hay nhân tố trực tiếp hay gián tiếp phá hoại sự quan tâm của chúng ta. Sự quan tâm của chúng ta là những gì căn bản tạo nên hạnh phúc.

Chúng ta cũng nói về kẻ thù ngoại tại. Thí dụ, trong trường hợp của riêng tôi, những anh chị em Trung Cộng đang tiêu diệt những quyền của người Tây Tạng và trong cách ấy, khổ đau và khoắc khoải hơn tăng trưởng. Nhưng bất chấp điều này mãnh liệt như thế nào, nó không thể phá hoại cội nguồn siêu việt hạnh phúc của tôi, đấy là sự tĩnh lặng tâm thức của tôi. Đây là điều gì đấy mà một kẻ thù bên ngoài không thể phá hủy. Non sông tôi có thể bị xâm lược, tài sản tôi có thể bị phá hủy, bạn bè tôi có thể bị giết, nhưng đây là những điều thứ yếu trong niềm hạnh phúc tinh thần của tôi. Cội nguồn chủ yếu của hạnh phúc tinh thần là sự tĩnh lặng tâm thức của tôi. Không điều gì có thể phá hoại điều này ngoại trừ sự sân hận của chính tôi.

Hơn thế nữa, chúng ta có thể đào thoát hay lẫn trốn khỏi kẻ thù bên ngoài và đôi khi chúng ta ngay cả có thể lừa đảo kẻ thù. Thí dụ, nếu có ai đấy quấy nhiễu sự hòa bình tâm hồn tôi, tôi có thể trốn tránh bằng việc đóng cửa phòng và ngồi yên lặng một mình. Nhưng tôi không thể làm như thế với sân hận! Bất cứ nơi nào tôi đi đến, nó vẫn luôn luôn ở đấy. Mặc dù tôi khóa cửa phòng, sân hận vẫn ở bên trong. Ngoại trừ chúng ta áp dụng một phương pháp nào đấy, bằng không thì không thể trốn thoát. Do thế, thù oán hay sân hận - và ở đây tôi muốn nói về giận dữ tiêu cực - là kẻ tàn phá chủ yếu niềm hòa bình tinh thần của tôi và vì vậykẻ thù thật sự của tôi.

Một số người nào đấy tin rằng đè nén cảm xúc là không tốt, rằng tốt hơn là để nó bộc lộ ra ngoài. Tôi nghĩ rằng có những sự khác biệt giữa những cảm xúc tiêu cực đa dạng. Thí dụ, với chán nãn thất vọng, có một loại thất vọng nào đấy phát triển như một kết quả của những sự kiện quá khứ, chẳng hạn như ngược đãi tình dục, rồi thì điều này vô tình hay cố ý tạo nên những rắc rối. Thế nên, trong trường hợp này, tốt hơn là bày tỏ sự chán chường và bộc lộ nó ra ngoài. Tuy vậy, theo kinh nghiệm của tôi với sân hận, nếu quý vị không thực hiện một cố gắng để giảm thiểu nó, nó sẽ vẫn duy trì với quý vị và thậm chí gia tăng. Rồi thì ngay cả với một sự việc nhỏ nào đấy quý vị sẽ nổi giận ngay lập tức. Một khi quý vị cố gắng để kiểm soát hay rèn luyện sự sân hận của quý vị, sau đó cuối cùng thậm chí những sự việc lớn lao cũng sẽ không làm quý vị giận dữ. Qua rèn luyệntu tập chúng ta có thể thay đổi.

Khi sân hận đến, có một kỷ năng quan trọng để hổ trợ quý vị duy trì sự hòa bình tĩnh lặng của tâm thức. Quý vị không nên bất mãn hay chán nãn bởi vì đây là nguyên nhân của giận dữ và thù hận. Có một sự nối kết tự nhiên giữa nguyên nhânhậu quả. Một khi những nguyên nhânđiều kiện nào đấy hội ngộ một cách đầy đủ, thi cực kỳ khó khăn để ngăn chặn tiến trình quan hệ nhân quả ấy đi đến đơm hoa kết trái. Thật là quan yếu để thẩm tra hoàn cảnh vì thế vào lúc giai đoạn trứng nước sơ khởi chúng ta có thể xếp đặt một sự dừng lại của tiến trình nhân quả. Rồi thì nó không thể tiếp tục đi đến giai đoạn xa hơn. Trong tác phẩm Phật Giáo Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, đại hành giả Tịch Thiên đề cập rằng thật quan trọng để bảo đảm rằng chúng ta không đi vào một tình trạng đưa đến sự bất mãn chán chường, bởi vì bất mãnhạt giống của sân hận. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải áp dụng một quan điểm nào đó đối với tài sản vật chất của chúng ta, đối với những người đồng hành cùng bạn bè, và đối với những tình huống đa dạng.

Những cảm giác của chúng ta về bất mãn, khốn khó và tuyệt vọng, v.v... trong thực tế liên hệ đến tất cả những hiện tượng. Nếu chúng ta không tiếp nhận một quan điểm đúng đắn, có thể bất cứ điều gì và mọi thứ đều làm cho chúng ta chán chường. Thí dụ đối với một số người nào đấy ngay cả tên Đức Phật có thể cũng tránh khỏi làm họ giận dữ hay thất vọng, mặc dù có thể khôngtrường hợp khi ai đấy có một sự gặp gở trực tiếp với Đức Phật. Do thế, tất cả mọi hiện tượng có khả năng tạo nên sự chán nãn và không hài lòng. Tuy vậy, những hiện tượng là bộ phận của thực tạichúng ta là đối tượng của những quy luật hiện hữu [nhân quả, luân hồi,...]. Vì thế, điều này chỉ cho chúng ta một lựa chọn duy nhất: thay đổi thái độ của chúng ta. Bằng việc đem đến sự thay đổi trong quan điểm của chúng ta đối với mọi sự vật và sự kiện, tất cả những hiện tượng có thể trở nên bằng hữu hay cội nguồn của hạnh phúc. Thay vì trở thành những kẻ thù hay nguồn gốc của thất vọng.

Trong trường hợp đặc biệt là một kẻ thù. Dĩ nhiên, có một kẻ thù là rất tệ hại. Nó quấy nhiễu sự hòa bình tinh thần và tàn phá một số thứ thánh thiện của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào nó từ một khía cạnh khác, chỉ có kẻ thù mới cho chúng ta cơ hội để thực tập sự kiên trì (nhẫn nhục). Không ai có thể cho ta cơ hội để bao dung. Thí dụ, như một Phật tử, tôi nghĩ Đức Phật hoàn tòa thất bại trong việc cung ứng cho chúng ta một cơ hội để thực tập bao dungkiên nhẫn. Một số thành viên của tăng đoàn có thể cung cấp cho chúng ta điều này, nhưng nói khác hơn thật là hiếm hoi. Vì chúng ta không biết đại đa số năm tỉ người trên trái đất này, do thế, đại đa số con người cũng không cho chúng ta cơ hội để biểu lộ bao dung hay nhẫn nhục. Chỉ có những người nào mà chúng ta biết và những người tạo ra rắc rối cho chúng ta thực sự cung ứng cho chúng ta một cơ hội tốt để thực hành nhẫn nhụcbao dung.

Thấy từ khía cạnh này, kẻ thù là một vị thầy vĩ đại cho sự thực hành của chúng ta. Tịch Thiên Tôn Giả biện luận một cách rất sáng tỏ rằng những kẻ thù, hay những thủ phạm gây tổn hại cho chúng ta, trong thực tế là những đối tượng xứng đáng cho sự tôn kính và đáng để xem như những vị thầy quý báu của chúng ta. Ai đấy có thể phản đối rằng các kẻ thù của chúng ta không thể được xem xứng đáng cho sự tôn kính của chúng ta bởi vì họ không có xu hướng trong việc giúp đở chúng ta; sự thật rằng họ rất hữu dụng và lợi ích cho chúng ta chỉ đơn thuần là một việc ngẫu nhiên. Tịch Thiên nói rằng nếu đây là trường hợp thế thì tại sao chúng ta, như những Phật tử, xem thể trạng ngừng dứt (diệt đế) như một đối tượng xứng đáng để nương tựa khi sự ngừng dứt chi là một thể trạng đơn thuần của tâm và về phần nó không có khuynh hướng để hổ trợ chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng mặc dù điều này là đúng, ít ra với sự ngừng dứt thì cũng không có khuynh hướng làm tổn hại chúng ta, trái lại những kẻthù, đối nghịch khuynh hướng giúp đở chúng ta, trong thực tế có khuynh hướng làm tổn hại chúng ta. Do thế, một kẻ thù không phải là một đối tượng đáng để tôn trọng. Tịch Thiên nói rằng chính khuynh hướng làm tồn hại chúng ta là điều làm cho kẻ thù trở nên rất đặc biệt. Nếu kẻ thù không có khuynh hướng làm tồn hại chúng ta, thế thì chúng ta sẽ không phân loại người ấy như một kẻ thù, do thế thái độ của chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt. Chính vì khuynh hướng làm tồn hại chúng ta làm cho người ấy là một kẻ thù, và do bởi điều ấy kẻ thù đã cung cấp cho chúng ta một cơ hội để thực hành nhẫn nhụcbao dung. Vì vậy, một kẻ thù quả thực là một vị thầy quý báu. Bằng việc suy tư trong những dòng này chúng ta cuối cùng có thể giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực, đặc biệtthù oán.

Đôi khi người ta cảm thấy rằng giận dữ là hữu ích bởi vì nó mang đến một năng lượng phụ trội và tính táo bạo. Khi chúng ta chạm trán với những khó khăn, chúng ta có thể thấy sân hận như một kẻ hộ vệ. Nhưng mặc dù giận dữ đem cho ta thêm năng lượng, năng lượng ấy một cách chủ yếu là mù quáng. Không có gì bảo đảm rằng sự giận dữnăng lượng ấy sẽ không trở thành tàn phá đối với những sự quan tâm của chúng ta. Do vậy, thù oángiận dữ hoàn toàn không lợi ích gì cả.

Một câu hỏi khác là nếu chúng ta luôn luôn giữ sự khiêm tốn thì người khác có thể lợi dụng chúng tachúng ta phản ứng như thế nào? Điều này khá giản dị: chúng ta nên phản ứng với tuệ trí hay cảm nhận thông thường, không có sân hận hay thù oán. Nếu hoàn cảnh đến nổi chúng ta cẩn một loại hành động nào đấy về phần mình, chúng ta có thể có một phản ứng chống lại giới hạn mà không sân hận. Sự thật là, những hành động như vậy theo chiều hướng tuệ trí hơn là giận hờn trong thực tế hiệu quả hơn. Một phản ứng đối phó xảy ra giữa sự giận dữ có thể thường sai lầm. Trong một xã hội rất ganh đua, đôi khi cần có một phản ứng đối phó. Chúng ta hãy thẩm nghiệm tình trạng của Tây Tạng một lần nữa. Như tôi đã đề cập trước đây, chúng tôi đang tiến hành một phương cách bất bạo động và bi mẫn chân thành, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi nên phải cúi mình xuống với hành động của những kẻ xâm lượcchịu thua. Không sân hận và không thù oán, chúng tôi có thể xoay sở một cách hiệu quả hơn.

Có một loại thực hành khoan dung liên hệ một cách ý thức thể hiện trên khổ đau của những kẻ khác. Tôi đang nghĩ về những hoàn cảnh mà trong ấy, bằng việc dân thân trong những hành vi nào đấy, chúng ta cảnh giác về những thử thách gay go, khó khăn, và rắc rối liên hệ trong thời gian ngắn hạn, nhưng được tin rằng những hành động như vậy sẽ có một tác động lợi ích rất lâu dài. Do bởi thái độ của chúng ta, và cố gắng cùng nguyện ước của chúng ta nhằm mang đến lợi ích lâu dài ấy, đôi khi chúng ta ý thứccẩn trọng gánh lấy những thử thách khó khăn và các rắc rối liên hệ nhất thời.

Một trong những phương tiện hiệu quả mà nhờ nó chúng ta có thể vượt thắng các năng lực của những cảm xúc tiêu cực như sân hậnthù oán là bằng việc trau dồi những năng lực đối kháng của chúng, chẳng hạn như những phẩm chất tích cực của tâm như từ ái và bi mẫn.

Dealing with Anger and Emotion trích từ quyển The Art of Living

Ẩn Tâm Lộ ngày 31/08/2011

Bài liên hệ

1- Sống Vui, Sống Khỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện với Cái Chết và Chết An Lành



[1] BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ His Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

[2] Chúng tôi là những con người với những cảm giác chân thành của con người trọn vẹn chứ không chỉ là thân phận những con người mà không có cảm nhận con người. "Ngay trong văn hóa quần chúng điều này được diễn tả trong nhận xét rằng cho đến bao giờ tình thương và sự quan tâm cho những người khác trưởng thành mà một người mới được xem là “tính người trọn vẹn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13368)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11842)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10914)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11148)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11356)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12007)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12127)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11780)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11362)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11808)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11924)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13306)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12208)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11708)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11400)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10727)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10060)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10504)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10820)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10268)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11276)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9870)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10856)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11094)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12546)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 12906)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11902)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11642)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11382)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10127)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11857)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10904)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10837)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12618)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16325)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12088)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11846)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10396)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10524)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10457)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11656)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12187)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11706)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10618)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11129)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12074)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10277)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11358)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10801)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10567)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant