Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lá xa mùa

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15406)
Lá xa mùa

image

Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm, chợt tình cờ nhìn thấy.

hình ảnh đó là tuyệt tác phẩm nghệ thuật.

hình ảnh đó long lanh sâu thẳm tâm linh.


hình ảnh đó là hài hòa tuyệt đối giữa mộng và thực, giữa đạo và đời, giữa mong manh và hùng tráng.


Tự thân đã diễm lệ như thế nên không mấy thiền sư, từ nhà Như Lai bước vào đời hoằng pháp mà không ghé qua cánh cửa thơ mộng của thi ca. Ở đó, hạc trắng vỗ cánh bay lên từng không, rơi rụng đôi vọng âm của làn sáo gió, thánh thót của hạt mưa bay, rạt rào của lớp sóng xô bờ. Ở đó, thiền sư quán công án giữa mênh mang trầm bổng thi ca, một lời thốt lên như hoa nở, tiếng mõ nhịp xuống như sương rơi, giòng chuông ngân dài như hồ biếc. Khi nào thiền là thơ? Khi nào thơ là thiền? Những câu như vầy, từ thi sỹ hay thiền sư:


Một con én, một đoạn đường lây lất


Một đêm dài nghe thác đổ trên cao


Ta bước vội qua dòng sông biền biệt


Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao …


Làm sao để tâm thế gian hạn hẹp phân luận được, khi thi sỹ đã đạt tới tuyệt đỉnh của thơ và thiền giả đã đạt tới không tịch của đạo?


Hãy thử một đêm dài nghe thác đổ trên cao, tìm hào khí ngất trời của người xuống núi với thanh gươm Bát Nhã.


Rồi đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao, thắp lên tình tự cực kỳ thơ mộng của thi nhân.


May ra chúng ta mới biết cám ơn hoa trái nhiệm mầu.


Đã nếm hương đạo vị diệu kỳ, ta sẽ an nhiên, dù đi giữa vô minh. Này nghe:


Bóng ma gọi tên người mỗi sáng


Từng ngày qua, từng tiếng vu vơ


Mưa xanh lên tóc huyền sương nặng


Trong giấc mơ lá dạt xa bờ …


Đó, nhẹ tênh! Tiếng ma gọi hay tiếng cai ngục điểm danh chẳng hơn gì tiếng vu vơ trời đất vì trong mỗi chúng ta đã có sẵn một ngôi nhà Phật tráng lệ, vững vàng. Thế nên, thiền sư tĩnh tọa rồi, lại mơ màng thi sỹ:


Người đứng mãi giữa lòng sông


nhuộm nắng


Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa


Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng


Nhưng về đâu, một chiếc lá xa mùa!


Trời hỡi! Âm thanhhình ảnh của “Lá xa mùa” tuyệt diệu quá! Lá xa mùa là lá đâm chồi quá sớm hay úa tàn quá trễ? Quá sớm cũng đã thấy đọt xanh; quá trễ cũng đã thấy nhuốm vàng, nhưng nhìn kỹ đi, chẳng phải lá ấy mùa xuân mới xanh, mùa thu mới vàng mà ngay khi lá nhuốm vàng đã đang dành lại nhựa sống cho mầm xanh; và lá xanh vươn lên, đem hoa trái cho đời rồi lại cùng với đất, vun bón cây cao. Có chiếc lá nào xa mùa đâu! Xanh hay vàng, lá vẫn ở cùng mùa đấy chứ vì TRONG SINH DIỆT VỐN SẴN MẦM BẤT DIỆT. Ấy vậy mà thi sỹ mơ màng đùa cợt để thiền sư thoáng mỉm nụ cười. Có phải nơi giòng thơ này, chúng ta đã thấy thiền sư và thi sỹ là một, nên ngôn ngữ thi ca và nguồn thiền mới hài hòa tuyệt kỷ đến thế!


Người yêu thơ chưa vơi rung cảm, người tọa thiền chưa xả phút tịnh-như, mà gió thơm đã bát ngát không gian, phả xuống tận đáy lòng giòng tự tại Bát Nhã:


Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng


Người mãi đi như nước chảy xa nguồn


Bến bờ lạ, chút tự tình với bóng


Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm.


Thời Phật còn tại thế, một lần, đang tĩnh tọa trong rừng lau, Ngài bỗng nghe những tiếng chân chạy rầm rập rồi, năm, bảy thanh niên xuất hiện. Người đi đầu hỏi Phật:


- Thưa sa môn, ngài ngồi đây lâu chưa? Có thấy một cô gái chạy qua đây không?


Phật hỏi:


- Chuyện gì thế?


Đám thanh niện tranh nhau nói về buổi du ngoạn mà họ tổ chức, có đem theo một vũ nữ để ca múa giúp vui, nhưng khi tiệc tan, thừa lúc họ mệt mỏi nằm nghỉ dưới gốc cây thì người vũ nữ kia đã lén lấy hết tiền bạc và bỏ trốn.


Nghe câu chuyện, Phật ôn tồn bảo:


- Thật sự lúc này các em cần tìm người vũ nữ hay cần tìm chính mình?


Đối với đám thanh niên con nhà giầu ấy, có lẽ chưa từng nghe ai hỏi câu hỏi lạ lùng vậy. Nhưng tự thể câu hỏi đầy trí tuệ đã thu hút họ ngồi xuống quanh Phật để rồi được nghe ngài nói về giá trị của phút giây hiện tại. Sau đó, một thanh niên đã rút ống sáo mang theo, thổi một bản nhạc để cám ơn bài pháp bất ngờ. Dứt tiếng, người thanh niên ấy nâng sáo lên, thưa Phật:

- Sa môn lắng nghe chăm chú lắm, sa môn có từng thổi sáo không?


Phật im lặng mỉm cười, nhận ống sáo. Ngước nhìn vạt nắng lung linh qua khe lá, ngài thong thả đưa sáo lên môi và bắt đầu thổi. Thoạt đầu chỉ là tiếng gió thoảng, rồi thông reo, rồi suối róc rách, rồi âm thanh rời rừng cây, vi vút trên đỉnh non, mênh mang qua đại dương, thong thả vuốt ve vườn thượng uyển thành Kapilavatthu năm nào, nơi công nương Yasodhara sai thị nữ đốt một đỉnh trầm hương thơm ngát và mời Thái Tử Siddhatta ngồi bên nàng, thổi sáo. Hương trầm ngát như thế, kỳ hoa dị thảo rực rỡ như thế, nhưng tiếng sáo vẫn nhẹ nhàng bay đi, bay cao, bay xa với tiếng gọi cực kỳ mầu nhiệm của tâm linh …. 


Đám thanh niên rúng động khi Đức Phật buông ống sáo xuống. Họ kinh ngạc nghe Đức Phật nói rằng khi còn là Thái Tử Siddhatta, ngài đã từng thổi sáo nhưng hơn bẩy năm khoác áo sa môn, ống sáo đã là vật quá khứ! Họ không thể tin rằng bẩy năm không tập dợt mà tiếng sáo còn tuyệt vời đến thế; nhưng sau khi xin thọ giới theo tăng đoàn tu học một thời gian, họ mới hiểu rằng, ta chỉ đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật khi tìm thấy chính mình.


Không còn gì hoài nghi để không tin rằng tác giả bài thơ “Mưa cao nguyên” đã tìm thấy chính mình. Cũng không phải chỉ mới bây giờ, mà như ông đã tìm thấy chính mình tự tiền thân, nên nhân gian đã có Thi sỹ Tuệ Sỹ; và chúng sanhThiền sư Thích Tuệ Sỹ.


Lành thay!

Theo: hoangphap.info

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8899)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9369)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9459)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8602)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8323)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9517)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10262)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9096)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9192)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11262)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10004)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17466)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8104)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8316)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8516)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8174)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10049)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8188)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9641)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8463)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8296)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8584)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9810)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11173)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10186)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9361)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9498)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11776)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8586)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9168)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8867)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9275)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10840)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9955)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8539)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9919)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10012)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8875)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13356)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10069)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9192)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26825)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9925)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12762)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10782)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9890)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10185)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11082)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9818)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10118)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant