Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Buông Bỏ

02 Tháng Bảy 201511:00(Xem: 24940)
Buông Bỏ
BUÔNG BỎ

HT Thích Nhật Quang

Buông BỏHôm nay, tôi có một vài điều nhắc nhở góp thêm vào đời sống sinh hoạt tu học của đại chúng. Tôi luôn mong rằng chương trình tu học của huynh đệ trong đạo tràng được nâng lên một mức đặc biệt. Quan niệm của tôi về việc học Phật pháp không có cao thấp, tất cả đều do nhân duyên và mỗi hành giả học Phật có sự quan tâm, quyết tâm riêng. Nhìn chung tôi thấy mức độ lãnh hội Phật phápcông phu hành trì của đa số quý vị ngang bằng nhau. Tuy không xuất gia cùng một lượt và nhân duyên đến với đạo của từng vị khác nhau, không ai giống ai nên chủng duyên sâu xa của từng người đối với Tam Bảo thì không thể nói dày mỏng thế nào. Mỗi người kết một chủng duyên riêng nhưng nếu quyết chí thì ai cũng có thể thực hiện tốt sở nguyện của mình.

Khi sống trong đại chúng, tôi luôn luôn muốn gần gũi làm người đi trước nhắc nhở, động viên quý vị trên con đường tu hành. Đối với tôi đó là một nhân duyên đặc biệt, bởi thế dù thân có nhiều bệnh nhưng lúc nào tôi cũng muốn sống gắn bó với đạo tràng. Những quy chế Hòa thượng Trúc Lâm nêu lên, tôi thấy như quen thuộc từ hồi nào. Những điều Ngài dạy có uy lực, sức mạnh làm nền tảng vững cho bất cứ thiền sinh nào muốn theo tu học. Từ thập niên 70 khi được Ngài trực tiếp hướng dẫn, có một điều trong quy chế rất đặc biệt mà tôi ấn tượng là “phủi tay”. Đối với quy chế này, khi quyết tâm thực hiện phải trải qua biết bao trăn trở. Lúc chưa xuất gia, mỗi chúng ta đều có những nhân duyên riêng, bây giờ vô Thiền viện được nghe Hòa thượng tuyên bố phải gỡ bỏ hết những nhân duyên, tư kiến để thực hành tốt quy chế thiền môn.

Ngày đầu tiên lên núi, lúc đó sáng sớm Hòa thượng chống gậy đi từ trên xuống, vừa gặp Ngài tôi mừng lắm. Lễ Hòa thượng xong, Ngài bảo đi lên trên. Tôi được lãnh hai bộ đồ vàng, y áo có sẵn nên chỉ lãnh thêm một chiếc áo tràng để mặc khi tọa thiền, thọ trai. Trong khoảng chừng nửa tiếng, tôi thay đồ và gom hết tất cả vật dụng mang theo gởi cho mấy huynh đệ đem về. Hòa thượng nói đã lên tới đây rồi thì phủi tay đi, tất cả những gì dưới núi đều giao gởi lại hết. Cuộc sống ở đây đơn giản, không có nhiêu khê như phố thị.

Trước khi lên núi tôi không có sự nghiệp gì, chỉ chạy tới chạy lui lăng xăng trong những việc Phật sự nhỏ hoặc liên hệ bổn đạo Phật tử này khác. Khi đó tôi còn quá trẻ, kinh nghiệm không có, đạo đức chưa tròn, trí tuệ cũng không ra chi. Hòa thượng hỏi lý do lên núi tôi đã đáp “bừng con mắt dậy thấy mình tay không”. Thật tình nhìn lại tôi thấy cũng không có gì để phủi, chỉ một vài món đồ cá nhân như đồng hồ hoặc vài vật linh tinh không đáng kể. Khi bắt đầu đời sống buông xả, anh em chúng tôi cảm thấy quen thuộc. Vì được Hòa thượng trực tiếp hướng dẫn nên chúng tôi không gặp trở ngại hay khó khăn gì.

Sống chung huynh đệ với nhau, dần dần những gút mắc cá nhân lại trở thành kinh nghiệm chung. Có một người huynh đệcon cưng trong gia đình. Tuy đã xuất giatài sản trong nhà anh không đặt nặng, nhưng khi có chuyện cần anh ký giấy hoặc chuyển sổ chuyển tên thì gia đình kêu về. Trong những trường hợp như thế anhcố gắng cỡ nào, cuối cùng cũng phải ôm lấy nỗi niềm khắc khoải, bất ổn. Ở nhà có chuyện không tốt thường tin cho hay nên anh luôn bị vọng tưởng quay cuồng không yên. Mới đầu thấy như không có gì nhưng trong sâu lắng anh lại bất an. Nhất là những lúc ngồi một mình, nội lực tu hành không hóa giải nổi, đạo pháp không chen vô được nên nỗi bất an càng ngày càng lớn.

Đặt mình trong hoàn cảnh đó, chúng ta phải hóa giải làm sao? Những thời thiền, thời pháp và sự nhắc nhở, động viên của thầy bạn chính là phương tiện làm vơi dần trở ngại. Có những vọng tưởng chỉ phớt nhẹ bên ngoài nhưng cũng có những vọng tưởng như mũi tên cắm phập vô tim mình. Nếu huynh đệ nào bị những thứ vọng tưởng đó cắm sâu vô tim thì không được đầu hàng mà phải cố gắng giựt nó ra cho mạnh. Hồi đó chúng tôi đều là những Tăng sinh của Phật học đường do vậy phần nhiều trẻ tuổi. Người lớn nhất khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy, còn nhỏ nhất khoảng mười bốn, mười lăm tuổi. Vì chưa được học pháp nơi Hòa thượng ngay từ nhỏ nên chúng tôi cũng huân tập nhiều vọng tưởng. Khi được Ngài dạy vọng tưởng không thiệt, chừng đó chúng tôi mới an tâmtin tưởng nơi mình luôn có tánh giác hằng tồn tại. Bất cứ thời điểm nào trên giảng đường, dưới nhà bếp, ngoài vườn cây trong chùa… đi đến đâu gặp chúng tôi, Hòa thượng đều nói pháp cho nghe.

Chúng ta là con cháu, là đích tử đích tôn của Ngài, những điều Ngài chỉ dạy ta đã áp dụng và sống như thế nào? Hầu hết đa số mới chỉ thực hành được chút ít phần trăm, phải không? Có người làm được những việc lớn lao, còn điều hết sức bình thường lại làm chưa xong, chưa buông nổi. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra công phu tu hành hàng ngày. Đạo lực, trí tuệ và sự phát huy tinh thần tu học bên trong của mỗi vị được thể hiện qua các sinh hoạt hàng ngày. Cho nên nhất định chúng ta phải huân tu nội lực để tự làm chủ mình, tự thể hiện cuộc sống an vui hạnh phúc trong lòng đại chúng.
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”. Trong viện có mấy đại huynh như cụ Phước Hảo, cụ Đắc Pháp là những vị lớn tuổi. Cụ Phước Hảo lớn hơn tôi 12 tuổi, cụ Đắc Pháp hơn tôi nửa con giáp. Trước khi vào Thiền viện, các vị này đều nằm trong bộ phận lãnh đạo của Học viện Huệ Nghiêm. Trong trường hồi đó có các chức vụ như Giám đốc, Giám học, Giám thị, Giám tân là Tri khách. Cụ Phước Hảo là tân Giám đốc, kế thế các Hòa thượng đi trước, còn cụ Đắc Pháp là Giám học của học viện. Mặc dù tôi không phải là giám gì hết nhưng lại có nhân duyên cùng tu học với các Ngài. Tuy không có chức vụ gì, nhưng tôi được vinh dựsư huynh dạy lại các chúng nhỏ trong học viện. Trường cấp cho chúng tôi một chiếc xe, hàng ngày đi học ở Đại học Vạn Hạnh, về có chỗ nghỉ ngơi đàng hoàng. Tới giờ thì xuống dạy kèm chúng nhỏ, cuối tháng cũng được nhận lương nữa.

Tuy chức danh nhỏ vậy thôi nhưng cũng khó thảy nó ra. Nghe ai nói gì về học viện mà có mặt mình trong đó thì mắt sáng lên. Nó là những cái khôn ngoan, lanh lợi, thông minh của vọng tưởng cho nên dần dần chúng ta có thể thấy rõ mặt thật của nó để buông. Một nụ cười bình thản sau khi tọa thiền vào buổi khuya, một cảm giác nhẹ nhàng khi nhìn trời đất thênh thang vào buổi sáng, thật vô cùng quý giá đối với tôi sau những năm tháng dong ruổi miệt mài. Chân Không bốn bề gió lộng, đứng trên núi cao nhìn xuống thấy thống khoái vô cùng. Bất chợt trong những lúc như vậy, chúng tôi áp dụng được lời dạy của Phật qua sự chỉ dạy của Hòa thượng Ân sư. Cơn gió thổi đùng đùng ngang qua rồi thôi, có ai nắm lại được đâu. Vậy mà đối diện với vọng tưởng, biết nó không thiệt nhưng bỏ chưa được. Chúng tôi tìm mọi cách để nhận ra, hiểu thấu và áp dụng sống theo lời Phật Tổ dạy ráng buông. Nếu không như thế, chẳng những không buông lại còn nuôi lớn vọng tưởng nữa mới khổ.

Buổi sáng trước khi ngồi thiền, chúng tôi làm công tác một chút. Mỗi người có dao cuốc riêng, ra vườn chuối hay phát cỏ, dọn dẹp xung quanh không vất vả lắm. Công việc tuy đơn giản nhưng đôi khi anh em không đồng quan điểm nên có sự trở ngại. Những lúc như thế Hòa thượng xuất hiện: “Đó là chỗ mấy chú chưa bỏ được nên bây giờ nó lòi ra, thấy không?” Phật dạy nó là những con rắn độc ở trong tâm chúng ta. Chỉ cần sơ sót thiếu trí tuệ, nó sẵn sàng mổ lại mình chứ không phải mổ ai hết. Đó là trải nghiệm trong công phu tu hành hàng ngày.

Người xuất gia có hai nhiệm vụ chính là thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh. Điều này ai đặt định cho mình? Nhiều huynh đệ nghĩ không ai đặt định hết, do vậy muốn làm hay không làm cũng được. Tự kiếm chỗ tu miễn sao có cơm ăn, có phương tiện sinh hoạt là đủ rồi, việc gì phải hạ hóa chúng sanh chi cho mệt. Nói như vậy nghe có thông không? Nhiệm vụ của một người đệ tử Đức Phật là phải đầu đội vai mang, giác ngộ cho mình rồi tiếp tục giúp người khác giác ngộ. Nếu chẳng như thế coi chừng mang lông đội sừng không có ngày ra. Bởi vì ta đã vai mượn của đàn na tín thí quá nhiều, nhân duyên quả báu không phải là việc có thể xem thường. Đã vay thì phải trả, trong luật nhân quả không có chuyện quỵt nợ được đâu. Nên nhớ dè dặt chớ có buông lung.

Thượng cầu Phật đạo là sao? Cầu Phật đạo là cầu cái gì? Không phải học thuộc năm bộ kinh bảy bộ luận, chứng chỉ Hán học, Sử học… mà thượng cầu Phật đạo là chỗ thâm nhận. Trong nhà thiền nói đó là kiến tánh, nhận ra ông chủ và sống được với ông chủ của chính mình. Tỉnh giác nhận ra ông chủ đừng để bị xoay chuyển bởi vọng tưởng. Cầu Phật đạo là như vậy. Cho nên tụng kinh tọa thiền nhiều thì tốt, không tụng kinh tọa thiền sẽ bị rầy. Tại sao? Vì ta chưa nhận diện và làm chủ được mình, chưa làm tròn nhiệm vụ thượng cầu Phật đạo, do vậy phải hành trì theo quy chế chung. Hàng ngày tụng kinh, ngồi thiền mấy thời, dù bệnh tật cũng phải ráng vượt qua. Có người đặt vấn đề, tu thiền tại sao phải áp đặt vô khuôn khổ cho cực. Ngồi làm gì bốn năm thời một ngày, đau chân muốn chết luôn. Hòa thượng nói vui: “Dễ mà, nếu tôi gõ đầu mấy chú thấy rắn độc lòi ra thì phải tiếp tục ngồi, ngồi nhiều hơn nữa. Khi nào nó không lòi ra thì cho mấy chú xuống núi”.

Hòa thượng dạy phải làm chủ các vọng tưởng, các dấy niệm. Khi dấy niệm khởi lên mình biết, cái biết đó là trí tuệ, nhà thiền gọi là “liễu liễu thường tri”. Chúng ta ai cũng sẵn tánh biết, nó luôn có mặt không khi nào vắng. Nửa đêm đang ngủ, có tiếng động mình biết rõ ràng đó là tiếng người đi lại hay tiếng xe chạy hoặc tiếng chó sủa. Rõ ràng cái biết luôn thường trực. Tuy nhiên nếu không dừng ở đó, nghe tiếng động giật mình, thao thức không ngủ tiếp được hoặc tức giận đùng đùng thì cái biết chân thật đã bị tâm hư dối phân biệt, vọng động che khuất rồi.

Hòa thượng thường hay nhắc chúng tôi, cái biết chân thật không bao giờ phụ bạc mình nhưng chúng ta cứ quay lưng với nó, chạy theo những bóng dáng bên ngoài. Tiếng con chó sủa biết con chó sủa nhưng không chịu dừng, ngang đó suy nghĩ thêm. Con chó sủa ai, giờ này ai đi ngang hay là có ma? Ma gì đây? Ma có đầu, ma không đầu, ma có chân, ma không chân… Tưởng tượng ra một loạt như thế. Do không dừng được nên ảo giác dẫn đi xa mịt mù. Sáng ra kể lại cho huynh đệ nghe, hôm qua tôi chiêm bao thấy con ma lớn quá, chân dài cả thước, áo của nó đen thui, đầu tóc bù xù hôi hám, nó rượt tôi chạy muốn chết. Sự thực nếu là con ma thiệt thì vị ấy đã đứng tim chết tại chỗ, đừng nói chạy nổi. Đó chỉ là những tưởng tượng mà thôi.

Tại sao người xưa thâm nhập và sống được với cái chân thật dễ dàng còn chúng ta thì không? Vì chúng ta đa tưởng tượng, quen sống với vọng động. Chư vị Tổ sư ngày xưa đa số sống trên núi non, không nghe nói các Ngài có môn đệ, nhưng khi ngộ đạo rồi thì học chúng các nơi tự tìm đến. Hành trạng của chư vị Tổ sư kể lại, các Ngài sống trên núi chỉ uống nước suối, ăn rau rừng, hái lá cây làm phương tiện che thân. Vậy mà các Ngài vẫn sống tự tại, an nhàn với trời trăng mây nước, với núi rừng bao la. Có những chi tiết trong sử khiến chúng ta hãi hùng kính phục, tại sao các Ngài có thể sống được như vậy? Bởi vì khi đã quyết chí tu hành, người xưa buông quách hết chứ không còn nhớ ba má, nhớ đất đai, địa vị và nhiều nhân duyên khác như chúng ta. Chỉ có như thế người xưa mới thanh thản vui vẻ sống đời Tăng sĩ. Tất cả đều trải qua sự tôi luyện trong điều kiện cực kỳ khó khăn nguy hiểm, mới có được sự vững vàng kiên định như thế. Ngược lại chúng ta thiếu sự tôi luyện nên sanh ra nhát nhúa không dám dấn thân. Nói buông mà thực sự chưa buông được bao nhiêu.

Chúng ta phải làm sao để được an ổn thực sự. Danh tuy nhỏ không đáng gì hết mà buông không được. Biết đời sống vô thường giả tạm cũng không tìm được niềm an vui chân thật. Không làm chủ được mình thì dở quá, phải không? Nếu biết phản quan chính mình, sống bình thường, ngủ nghỉ, làm việc bình thường nhưng luôn có trí tuệ chiếu soi thì an ổn thôi. Đối diện với bất cứ sự duyên gì, chúng ta phải biết phản quan và kiểm tra kịp thời, nhịp nhàng để giữ vững sự sáng suốt tỉnh táo, chủ động đối với tất cả pháp trần. Xuất gia tu hành rồi cần có công phu đảm bảo, sao cứ đặt vấn đề phải làm này làm kia, như thế không đúng đâu. Luôn nhìn lại mình để kiểm điểm xem công phu và chỗ đang sống như thế nào, đừng để thời gian qua suông uổng lắm.

Nhân duyên chúng ta hiện sinh trong đời này với bao nhiêu chủng nghiệp tập khí và một dãy quan hệ gia đình dòng tộc, bây giờ nói buông đâu phải dễ. Nó là những dây mơ dễ má ăn sâu trong máu thịt chúng ta từ nhiều đời kiếp, phải có thời giancông phu đắc lực mới dần dần hóa giải được. Bữa nay ngồi thiền chợt nhớ người bà con dưới miền Tây, sáng ra nhớ người bà con trên Đà Lạt, đủ thứ tâm tình phiền lụy. Những vị lớn tuổi khi nhìn lại cuộc đời đi qua thấy y như một pho lịch sử, photo tất cả những sự việc từ ngày sanh ra khóc oa oa đến lớn lên đi học, đi làm cho tới già suy. Nói thế để thấy vọng tưởng nhiều vô kể. Có lần tôi thưa với Hòa thượng Ân sư:

- Bạch Thầy, sao con nhiều vọng tưởng quá.

- Ờ, năm nay chú bao nhiêu tuổi?

- Dạ, con 70 tuổi.

- Quá không! Một đống 70 năm.

Một ngày không biết bao nhiêu sự kiện mà 70 năm gom lại thì vọng tưởng nhiều hay ít? Do vậy buông rất khó. Nếu dễ thì chỉ cần đạo lực, trí tuệ biết nó là vọng tưởng không thật, ngay đây hết. Nói buông rồi nhưng có khi chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng. Bên ngoài sống vui hòa nhưng thực sự bên trong không ổn. Ngồi lại với nhau, nghe huynh đệ nói sơ hở một chút là vẻ mặt không ưa hiện ra liền: “Anh nói vậy sao phải, tôi không đồng ý” chẳng hạn. Vì bản ngã của mình quá lớn, từ nhỏ đến giờ đã huân tập, photo quá nhiều điều nên bây giờ tiếp duyên xúc cảnh bị dính liền.

Tâm phan duyên, phân biệt tốt xấu luôn đi đầu. Suy nghĩ manh nha, nhen nhúm khiến mình dính mắc, ghi nhậnbảo thủ đủ thứ vọng tưởng. Buông mặt này, nó hiện mặt khác. Tuy nhiên không phải là không có cách trị. Trong sinh hoạt bình thường, giờ ăn, giờ nghỉ, giờ làm việc, giờ tu học, giờ tụng kinh, giờ tọa thiền, giờ nghe giảng dạy, tất cả thời đều bình ổn. Học chỉ học, thọ trai chỉ thọ trai, đây là cách Hòa thượng dạy cho thiền sinh thực tập sống chỗ chân thật. Làm việc gì biết việc đó, tụng kinh biết tụng kinh, ngồi thiền biết ngồi thiền, ý niệm nào dấy khởi lên buông liền. Đó là cách tu giản dị nhất và cũng trọng yếu nhất để điều phục vọng tưởng.

Trước đây, tôi có nghe một số Phật tử nói chuyện về những người say mê nghiên cứu khoa học. Họ mê công việc đến mức khi hút thuốc, đưa điếu thuốc vô miệng rồi để hoài, tới cháy môi mới giật mình lấy ra. Đam mê quên ngày tháng chỉ cốt làm sao vỡ lẽ được đề tài của mình. Có vị trong ngày cưới, sắp đặt đâu đó ổn rồi, tới giờ rước dâu không thấy chú rể đâu, thiên hạ kiếm tá lả. Té ra anh ta ở trong phòng nghiên cứu đang ngồi say sưa với phát minh của mình. Đối với họ mọi việc chung quanh coi như không, quan trọng là làm sao vỡ lẽ việc của mình. Nghe thế tôi thích quá. Nếu các hành giả, các thiền sinh cũng được như vậy thì tốt biết bao. Chỉ mong đại chúng quên hết quên sạch những cù cặn, vọng động tập trung đắc lực vào công phu thì lo gì không phát minh đại sự.

Trong thiền đường của chúng ta, giờ tọa thiền có đến sáu bảy chục vị. Mới vô ngồi rất trang nghiêm, nửa chừng thấy vị này lắc qua, vị kia cúi xuống. Vọng tưởng bắt đầu bốc ra chạy loanh quanh trong nhà thiền. Ông giám thiền đóng cửa lại, cầm thiền bảng đuổi lung tung nhưng cũng chẳng đứa vọng tưởng nào rơi rụng. Đánh đằng này thì ông đằng kia gục đầu, sửa bên đây thì ông nọ ngả bên kia. Sáu bảy chục ông như vậy cho nên vô thiền đường muốn ngộp thở luôn. Vọng tưởng nhiều mà đạo lực, trí tuệ ít thì làm sao trị được. Công đức, công phu chưa có, lấy gì đối kháng vọng tưởng nghiệp tập. Ở La Hán Đường có một thiền sinh ngồi thiền rất giỏi. Tuy đã lớn tuổi nhưng ông có thể ngồi vững vàng một thời năm sáu tiếng đồng hồ. Vọng tưởng trong tâm ông giống như con trâu nằm nghỉ, không hề lăng xăng ngược xuôi. Vì con trâu ngoan ngoãn nằm nghỉ nên người chăn cũng tươi trẻ thư thả. Đó là phúc duyên riêng của ông.

Trong đạo tràng nếu có được nhiều huynh đệ tu hành như vậy là tin tức tốt. Quy chế Thầy Tổ đặt ra để nhắc nhở chúng ta tu hành, đâu phải chỉ có nấu cơm, quét sân, lái xe… Nhiệm vụ chính của người xuất giatu tập sáng tỏ chân tâm của mình, sau đó giúp đỡ mọi người cùng được lợi ích. Nguyện đem công đức đó dâng lên cúng dường Tam Bảo, các bậc Sư trưởng, các vị thiện hữu tri thức và luôn ghi nhớ công ơn lớn lao của đàn na thí chủ. Chúng ta được sống, được tu tập, ăn uống học hành đầy đủ trong môi trường tốt đẹp như thế thì ân nghĩa này nặng lắm, không phải vừa. Ngoài ra còn có những vị hộ pháp, các vị thiện thần luôn bên cạnh ủng hộ. Tuy trong thân mỗi vị có lúc phải chịu sự bất an do bốn đại trái nghịch nhưng đó chỉ là những duyên riêng. Thực sự nhìn chung đạo tràng tương đối tốt, cho nên đại chúng cố gắng phát huy tinh thần tu học, làm tròn nhiệm vụ lợi mình lợi người.

Chúng ta tuyệt đối đừng để rơi vào tình trạng trì trệ, chểnh mảng. Nếu chưa khắc phục, chưa làm chủ, chưa buông được vọng tưởng thì đâu thể yên lòng. Người xưa có câu: “Dù là việc nhỏ mà làm chưa xong, sao đành lòng nằm ngủ”. Đừng cho những dây mơ rễ má nắm bắt mình và cũng đừng nắm bắt vọng tưởng làm chi. Vọng tưởng thường làm chúng ta xốn xang bức xúc tu không tiến, cho nên phải cương quyết trị nó và thực hiện tốt nhiệm vụ của một người xuất gia.

Thời gian gần đây, trong đạo tràng có một số thầy lớn bắt đầu tham gia công tác diễn giảng, hướng dẫn Phật pháp cho Phật tử tu thiềnmọi nơi. Nhất là những vùng như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nhân duyên đạo pháp đang phát triển rất tốt. Ở Bạc Liêu có đạo tràng Dũng Mãnh, Cà Mau có đạo tràng Tinh Tấn, đây là những đạo tràng thành lập từ rất sớm do Hòa thượng Ân sư đặt tên. Sau này tôi phát triển thêm một số đạo tràng khác như đạo tràng Trúc Lâm Phật Trí, Trúc Lâm Phật Huệ, Trúc Lâm Phật Châu, Trúc Lâm Vạn Phúc, Trúc Lâm Vạn Thiện, Trúc Lâm Vạn Thành, Trúc Lâm Vạn ĐứcTrúc Lâm Vạn Thông. Các huynh đệ lớn đã thay nhọc tôi gánh vác Phật sự ở những nơi này, dần dần sẽ tới lượt các huynh đệ kế tiếp.

Ngày xưa trong giáo đoàn của Đức Phật, hàng đệ tử lớn cũng theo dấu chân Ngài tiếp tục con đường hoằng pháp, như Tôn giả Đại Ca Diếp, Tôn giả Ca Chiên Diên, Tôn giả Phú Lâu Na..., bên Ni thì có Tỳ-kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Kherma… Các Ngài đã lãnh hội trọn vẹn giáo pháp Phật, sau đó tiếp tục sứ mệnh giáo hóa chúng sanh. Chúng ta ngày nay tiếp bước quý Ngài cũng phải thực hiện cho được hai nhiệm vụ đó. Đối với trọng trách cao cả này thì không thể đành lòng cơm cháo qua ngày được. Nhờ sự trợ lực của Tam Bảo, tôi hy vọng chư huynh đệ có thể buông bỏ những vọng tưởng, dấy niệm của mình một cách mau chóng, liên tục, để thành tựu giác ngộ giải thoát viên mãn.


Hòa Thượng Thích Nhật Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14043)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16101)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12344)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13430)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11913)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10986)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11216)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11426)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12073)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12202)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11843)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11430)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11885)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11992)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13390)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12272)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11759)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11455)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10790)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10117)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10573)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10876)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10316)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11341)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9931)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10909)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11158)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12623)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 12979)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11968)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11702)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11440)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10194)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11914)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10964)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10910)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12675)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16389)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12155)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11900)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10457)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10589)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10516)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11708)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12254)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11766)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10667)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11189)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12127)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10336)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant