Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đâu Phải Bởi Cuộc Đời

16 Tháng Bảy 201511:00(Xem: 9726)
Đâu Phải Bởi Cuộc Đời

ĐÂU PHẢI BỞI CUỘC ĐỜI

(Bài phỏng vấn Charlotte Joko Beck)

Amy Gross thực hiện
Diệu Ngộ - Mỹ Thanh dịch

Đâu Phải Bởi Cuộc Đời
Charlotte Joko Beck, năm 1998, bà 81 tuổi. Bà bắt đầu tu Thiền khi đã hơn 60, sau khi hoàn thành nhiệm vụ một mình nuôi bốn con trưởng thành. Bà trưởng thành trong một gia đình theo đạo Tin Lành ở New Jersey. Ở đại học Oberlin, bà theo học dương cầm, và sau đó biểu diễn chuyên nghiệp, chuyện mà theo bà "chẳng có gì đáng kể". Tuy nhiên bà kiếm sống lại bằng các nghề dạy học, thư ký, và cuối cùngquản lý phòng hóa học ở trường Đại học San Diego. Năm 1977, bà hưu trí, về sống ở Trung Tâm Thiền Los Angeles. Vào năm 1983, bà thành lập Trung Tâm Thiền San Diego, hướng dẫn các thiền sinh. Phương pháp dạy của bà là luôn luôn cởi mở, đón nhận những điều mới mẻ. "Tôi sẽ tiếp nhận tất cả những gì tôi xét thấy là hữu ích. Vấn đề là cách nhìn để nhận ra những gì thật sự chuyển đổi cuộc sống của con người".

Tại sao bà bắt đầu tu Thiền?
Tôi có một đời sống ít sóng gió. Chồng tôi bệnh tâm thần, chúng tôi ly dị, nhưng ông ấy rất tốt. Các con tôi đều ngoan. Tôi có một nghề nghiệp vững vàng. Nhưng tôi thường thức giấc với câu hỏi: "Sống chỉ có thế ư?"
Thế rồi tôi gặp được Roshi Maezumi. Một lần Roshi đến giảng ở nhà thờ Unitarian, tôi đi cùng với người bạn. Sau đó chúng tôi lập thành nhóm tu Thiền mà bắt đầu chỉ có hai người, tôi là người thứ ba.

Do đâu bà lập ra Trung Tâm Thiền?
Chúng tôi chung tiền lại mua hai ngôi nhà sát liền nhau. Tôi cần một nơi để ở, và họ cần một nơi để đến tọa Thiền. Chúng tôi chia nhau không gian ấy. Không hoàn toàn lý tưởng, nhưng cũng nhờ đó mà nơi này thành thú vị. Không có hoàn cảnh nào xảy ra hoàn toàn theo ý mình, nên chúng tôi phải tập sống với cái mình có, và coi đó là một cách tu tập. Đôi khi những điều không như ý cũng có ích cho ta.

Việc tu tậpTrung tâm này ra sao?
Thiền sinh rất đông, khó mà nhận hết được - chúng tôi phải giới hạn ở con số 50. Khóa tu dài nhất là năm, hay sáu ngày. Năm ngày là đủ. Đủ để chuẩn bị hành trang cho họ khởi hành. Buổi sáng chúng tôi trở dậy lúc năm giờ, làm vệ sinh cá nhân khoảng một giờ. Sau đó, tất cả thời giờ còn lại dành cho việc tu tập cho đến mười giớ tối.

Các Thiền sinh thực tập như thế nào?
Căn bản là các Thiền sinh mới học làm quen với thân tâm mình. Tập thói quen đặt tên các vọng tưởng của họ. Không có nghĩa là họ phải phân tích, mổ xẻ tư tưởng mình. Cũng gần giống như Thiền Vipassana, nhưng thay vì nói: "Nghĩ, nghĩ", tôi yêu cầu họ nói lại tư tưởng của mình. Nếu bạn thực tập như thế trong vòng ba, bốn năm, bạn sẽ biết rất rõ tâm bạn hoạt động ra sao.

Làm sao đặt tên tư tưởng?
Thí dụ: "Có nghĩ về Mary... Có nghĩ rằng tôi không thích cô ấy... Có nghĩ rằng tôi không thể chịu được cách cô ấy hoạnh hẹ mọi người". Chúng tasuy nghĩ như thế phải không? Với phương cách đó - quán sát tâm, dần dần sự suy nghĩ của ta sẽ trở nên khách quan hơn. Phần đông chúng ta thay vì dừng lại ở chỗ có nghĩ đến Mary, lại đi xa hơn. "Ôi, tôi không thể chịu nổi cô ta, cô ấy làm tôi điên lên được". Và thế là họ bị lôi cuốn theo dòng tư tưởng đó. Điều ta cần làm là tập nhìn một ý tưởng theo đúng thực chất của nó - một tâm hành, rồi cảm nhận ảnh hưởng của nó trên thân: sự căng thẳng ở thân chẳng hạn. Khi bạn đang giận ai, bạn thấy căng thẳng, phải không? Vì thế hãy sống với trạng thái đó. Ngay giờ phút đó, hãy quên cái ý tưởng đi, hãy chỉ là cái giận, sự xung đột, hay căng thẳng. Khi làm như thế, có nghĩa là bạn không cố gắng chuyển đổi cơn giận của mình. Bạn hoàn toàn hòa nhập vào nó. Rồi thì tự nó sẽ chuyển đổi.

Sự chuyển đổi này rất khác với sự thay đổi - một khác biệt quan trọng. Tôn giáo thường có khuynh hướng thay đổi con người: Họ nói "Bạn không tốt; bạn phải thay đổi làm người tốt". Nhưng ở đây, trong quá trình đặt tên và tự kinh nghiệm, bạn tập luyện để trở nên bớt cảm tính, bớt bị lôi cuốn bởi tất cả những gì đi qua đầu mình. Tánh hay nóng giận sẽ giảm, sẽ bớt sức mạnh, cho tới một lúc nào đó bạn sẽ nhận thấy sự chuyển đổi ở mình. Có thể bạn vẫn phản ứng một cách giận dữ trước một việc gì đó, nhưng giờ bạn có thể quán sát nó. Và người quan sát viên ngày càng sắc sảo.

Hành giả tiến đến cái Không như thế nào?
Tôi không nghĩ người ta có thể thấy tính Không, mà chỉ có thể hòa nhập vào đó, một cách tự tại. Tính Không đơn giản chỉ là sự vắng mặt của các phản ứng. Trong liên hệ, không có tôi, có anh, và trong tâm chúng ta không có những sự so sánh nọ kia. Khi tất cả những thứ đó không còn, thì ta đạt được tính Không. Thật khó diễn tả những điều ấy bằng lời. Đó là một vấn đề đối với nhiều người. Họ cố gắng để chứng nghiệm được tính Không. Nhưng tu tập không phải là để được cái gì cả. Tu tập chỉ có mục đích là để chuyển đổi được bản thân mình. Vì thế tôi thường nói với mọi người: "Bạn không thể đi tìm cái gì đó. Bạn phải để sự chuyển hóa tự thành hình". Có nghĩa là phải tinh tấn, khổ nhọc huân tập mỗi ngày. Tôi không bao giờ để một ý tưởng giận hờn đi qua đầu mà không quán sát nó. Không phải là mổ xẻ nó, mà chỉ là dừng nó lại. Phải có khả năng dừng lại, nhìn lại để quán sát nó. Không phải để nói đó là tốt hay xấu, mà chỉ là thuần quan sát xem bằng cách nào nó đã đến với tâm bạn.

Bà nghĩ tại sao ngày nay nhiều người tìm đến với Thiền, với Phật giáo?
Vì người ta tin rằng Phật giáo hay Thiền có thể giải thoát họ khỏi những khổ đau, thất vọng. Khi đó họ nói: "Tôi sẽ thử hành thiền". Nhưng trừ khi bạn hiểu rõ tại sao, thái dộ đó chỉ làm trở ngại thêm cho bạn. Bạn phải hiểu sự thực tập của mình không phải để dẹp bỏ đau khổ hay thất vọng mà là để có thể sống với chúng.

Ngày nay khi bà ngồi Thiền, tâm bà nghĩ gì?
Không có gì nhiều. Vọng tưởng đến rồi đi, chẳng ngại gì - nhiệm vụ của tâm là suy tưởng mà. Nhưng tôi cố gắng tỉnh thức càng nhiều càng tốt. Chỉ có thế. Tôi không lo lắng phải làm sao cho tốt hơn thế nữa. Tâm tôi khá yên tĩnh, nên tôi không bị nó phiền hà.

Có phải trước đây bà có tánh nóng nảy?

Vâng, tôi hay liệng đồ, chọi đá vào cửa sổ. Người tốt cũng có những cơn giận ghê gớm lắm. Không phải lúc nào tôi cũng thế, nhưng tôi rất dễ nóng giận.

Làm thế nào việc tu tập có thể thay đổi được bà?

Bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, thay vì chạy trốn nó, hay biện hộ cho nó. Tất cả là do lòng sợ hãi mà ra. Bạn phải nhìn thẳng nó, tập làm quen với chính những điều làm bạn sợ. Thí dụ như gọi điện thoại để xin lỗi một người bạn. Không phải để chứng tỏ điều gì, chỉ là để tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ thể hiện qua những cảm giác nơi thân. Làm được những điều bạn không muốn làm rất hữu ích.

Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì. Thí dụ bạn thấy mình không có kiên nhẫn với người nào đó. Ngay lúc ấy, hãy tự hỏi: "Sự bực bội này là gì đây? Tại sao ta có thái độ này?" Nếu bạn hay bực mình, thì bất cứ điều gì cũng khiến bạn nóng giận. Còn nếu bạn không để mình bận tâm, thì bạn sẽ thấy mọi thứ trên đời đều dễ chịu.

(Lược dịch theo Life’s Not a Problem, Tricyle: Buddhist Review 1998)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1490)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1940)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1765)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1889)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1479)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2068)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1438)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1679)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1588)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1653)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1473)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2222)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1917)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1859)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1699)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2010)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1626)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1771)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1978)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1518)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1770)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1734)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1978)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1748)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1605)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1576)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1590)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1676)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1956)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1545)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1508)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2030)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1785)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1594)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2139)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1784)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1861)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2058)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2325)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2352)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1888)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2333)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1697)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1725)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2064)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2587)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1482)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1445)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1605)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1436)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant