Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hương vườn xưa

30 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15472)
Hương vườn xưa

image

Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”

Đó là một căn nhà nhỏ hai phòng, rất cũ kỹ, ước chừng cũng phải bốn, năm chục tuổi. Nhưng mới xem qua, tôi đã biết mình sẽ mướn nơi này, vì có sân cỏ phía trước và nhất là khu vườn sau, rộng mênh mông.

Căn nhà bỏ trống đã lâu, cỏ sân sau mọc cao tới đầu gối. Khi mới bước ra, tôi phát kinh hãi, nhưng chỉ một thoáng thôi, tôi hình dung ra ngay một vườn rau xanh tươi với những mùi vị thân quen của húng, ngò, của những lá răm thơm cay, của dãy cà pháo đầy hoa tím, giàn bầu bí lủng lẳng trái xanh non hay bụi ớt hiểm chi chit, đỏ tươi, nhìn đã thấy cay sè, mời gọi tô bún Huế …


Và tôi đã mướn căn nhà cũ kỹhình ảnh khu vườn tương lai thân yêu đó.


Việc đầu tiên sau khi dọn vào là tôi gọi người tới phạt cỏ, soi đất. Hai bàn tay tôi trầy sước, tê buốt vì gai nhọn khi thanh toán những bụi hồng dại, mọc men theo hàng rào, không biết đã từ bao năm. Rồi những cây xương rồng, những ụ đất đá mấp mô, lồi lõm phải được san bằng, tưới nước, sau đó là hỳ hục khiêng về hàng chục bao đất tốt để sẵn sàng gieo hạt, lên luống trồng rau.


Hai tuần sau, người chủ nhà ghé tới, lấy vài món còn sót trong nhà xe, đã sửng sốt khi thấy khu vười được khai quang sạch sẽ. Hai tuần sau nữa đến lấy tiền nhà thì ông ta đã phải thốt lên: “Không thể tưởng tượng được tinh thần của người Á Đông!”


Nói thế, hẳn ông ta đã từng chứng kiến người Á Đông chăm sóc nhà cửa, vườn tược thế nào rồi.


Riêng tôi, khu vườn sau của căn nhà cũ, nơi xứ người, đang mỗi ngày mỗi đưa tôi về gần vườn rau quê nội. Khi đi tìm mua hạt giống hoặc cây non, tôi cứ tưởng là tình cờ, sau mới biết rằng những hạt ấy, cây ấy, đã từ trong tiềm thức. Vườn rau xanh non bên kho chứa thóc, ở một căn nhà trong thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, nơi mỗi mùa hè chị em tôi được cha mẹ cho về quê nội vui chơi thỏa thích, đã có những hạt ấy, những cây ấy. Cải bẹ xanh từng luống nõn, cắt vào luộc, chấm với tương, bầu bí nấu canh, chỉ chút bột nêm mà cũng ngọt lịm! Rau dền thì cứ như thi nhau mọc lên như thổi, quơ tay là hái cả rổ. Hôm nào bác Cả nấu bún riêu thì không phải chỉ có kinh giới thêm hương vị mà mọi thứ rau thơm ngoài vườn đều được chiếu cố, thơm lừng tô bún!


Vườn rau quê nội đang thầm lặng thành hình nơi tạm trú, khiến ở sở làm về, cơm nước xong là tôi quanh quẩn ngoài vườn đến xẩm tối. Tôi biết rõ từng lá non mới mọc, từng nụ hoa mới trổ. Tôi nói chuyện với những cây cà khi chúng bắt đầu nhú trái. Tôi kể cho chúng nghe rằng, ở quê hương Việt Nam tôi, người ta thường đo lường sự khéo léo của người nội trợ qua vại dưa, lọ cà. Mẹ tôi là con dâu trưởng trong một gia tộc lớn, càng bị chú ý nghiêm túc hơn. Có lẽ vì vậy mà mẹ chịu khó học hỏi, từ cách nấu ăn, may vá, thu vén trong ngoài, nhất nhất đều một tay mẹ đảm đương.


Tôi cũng tâm sự với giàn bí khi chúng bắt đầu trổ hoa, là ở quê ngoại tôi, canh hoa bí đầu mùa là món chỉ dành để đãi khách. Nghe thế, tôi tưởng như các bông hoa bí dụi đầu vào nhau, khúc khích cười …


Chỉ một loài hoa không thấy trong vườn quê nội mà tôi vừa trồng bên hiên nhà. Đó là hoa cúc vàng, nụ nhỏ, lá biếc xanh. Một lần, tình cờ vào thăm vườn cây của người Nhật, thấy những chậu cúc vàng này, tôi như bị thôi miên, không bước đi nổi, vì đây là loài hoa cha tôi yêu thích nhất. Cha thường nói: “không kiêu sa như lan, không đài các như hồng, không lạnh lùng như vạn thọ, chỉ giản dị sắc tươi, dáng đẹp mà gần gũi, thân thương”


Hôm đó, tôi can đảm trích một phần tiền chợ trong tháng để khiêng về 10 chậu cúc vàng. Tôi làm cỏ thật kỹ nơi sẽ trồng cúc, đào đất xấu đi, bỏ đất tốt xuống, tưới cho đất ẩm rồi mới cẩn thận, nhẹ nhàng an vị từng cây. Mỗi cây trồng xuống, tôi đều thầm thì: “Cha ơi, con trồng cúc chờ cha đó, cha sang mà chăm sóc nhé!”


Có những đêm, trời trở lạnh đột ngột, tôi thao thức, sợ những bụi cúc sẽ tê cóng mà chết trước lúc mặt trời thức dậy. Tôi nghĩ đến cha, đến mẹ, đến những tờ giấy bảo lãnh vô tri, lênh đênh mù mịt đã mấy năm trời vẫn chưa được cứu xét! Cha mẹ thì tuổi già sức yếu, biết có còn kịp thăm con cháu phương xa không! Thư cha viết, thường an ủi tôi rằng; “Con đừng quá bận tâm lo lắng, cha mẹ già rồi, đi hay ở không thành vấn đề. Đi cũng tới bến, mà ở thì bến ngay dưới chân ta. Quê nhà cũng còn các em con, và các cháu, rau cháo đỡ đần chúng cũng là niềm vui tuổi già, mang sức tàn mà giúp suối ra sông …”


Cúc chưa vàng hoa, tin xa đã tới.
Cha đi rồi!
Cha mất rồi!


Cha đi quá nhẹ nhàng vì áp huyết đột ngột tăng nhanh! Ly trà sau bữa cơm tối đang còn cầm trên tay, đã bất ngờ sóng sánh, rơi xuống sàn nhà, vỡ tan tành! Mảnh vụn thủy tinh như ghim vào trái tim mẹ, trái tim con cháu quê nhà, con cháu phương xa!


Cha ơi! Gia đình ta, nhờ tinh thầný chí mạnh mẽ của cha mà vượt qua bao cuộc thăng trầm, dâu bể, từ chiến chinh miền Bắc tới khi xuôi Nam. Nay, cuộc phân ly còn vượt đại dương, trùng trùng cách biệt, cha đã vội ra đi, mẹ và các con, các cháu biết nương tựa vào đâu?


Non cao núi thẳm, mờ mịt trời mây, tôi ra vườn, run rẩy cắt những bông cúc chưa kịp nở tròn sắc vàng, mang vào cúng cha. Qua ánh nến, những bông cúc trên ban thờ cha như long lanh nhỏ lệ. Những bông cúc đang cùng khóc với tôi. Nhạt nhòa nước mắt, tôi bồi hồi như cha phảng phất đâu đây, và nụ cười dịu dàng của cha, thầm lặng nhưng mãnh liệt, đang ân cần chuyển tải năng lượng an lạc cho tôi…


Phút giây, tôi bỗng cảm nhận ngay rằng, cha vẫn còn đây, vì từ cha mẹ, tôi đã chào đời. Tôi luôn mang bố mẹ mà trưởng thành, cũng như bố mẹ luôn ở trong tôi để cùng đi.


Chậm rãi lau nước mắt, tôi khoanh chân, ngồi trong thế kiết già, mời gọi cha, thở cùng tôi, khi những ý tưởng lung linh đan nhau, thành bài thơ tháng bẩy:


Pháp thân như trúc biếc,

Bát Nhã tựa hoa vàng
Tóc rơi từng sợi nhỏ,
Tàn cây nhang.

Người xòe tay,

Tay trắng
Bình bát, củ khoai lang
Cúng dường Xá Lợi Phất
Công đức ba ngàn thế giới
Hồi hướng Vu Lan.

Cha về với Phật,
Mẹ còn đây
Sương sớm có tan,
Trăng có gầy
Mẹ ơi tháng bẩy,
Vu Lan tụng.

Đóa hồng cài áo,

Hồi chuông xa bay …
Cha như núi,
Mẹ như sông,
Núi cao dựng vách,
Xanh phấn thông
Sông chảy mênh mang, dòng sữa ngọt
Một trời hư không.

Con xuống tóc, đi tìm cha

Sợi vương cửa động, san hà lung lay
Rừng chiều, một cánh chim bay
Chợt nghe gió thoảng,
Hương say hoa rừng.

Con về,

Ngủ dưới gốc thông
Trong mơ hé nụ, đóa hồng Vu Lan

Huệ Trân

(Vu Lan, hồi tưởng ngày được tin cha) 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 51)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 46)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 63)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 87)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 171)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 199)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 215)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 223)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 261)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 231)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 227)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 430)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 256)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 366)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 298)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 287)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 265)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 372)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 370)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 486)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 360)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 621)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 388)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 421)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 581)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 490)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 412)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 717)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 459)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 518)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 461)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 461)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 477)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 480)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 405)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 536)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 871)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 896)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 735)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1081)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 546)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 515)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 595)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 617)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 593)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 587)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 755)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 653)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 796)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant