Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phát Huy Lòng Từ Bi

Saturday, July 12, 201421:29(View: 11836)
Phát Huy Lòng Từ Bi

PHÁT HUY LÒNG TỪ BI

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch

dalialama-010231256Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì. Bằng những ngôn từ đơn giản, ta có thể định nghĩa từ bitình thương là những ý nghĩ và xúc cảm mang tính cách tích cực đem đến những giá trị thiết yếu, chẳng hạn như hy vọng, lòng can đảm, quyết chísức mạnh nội tâm. Phật giáo xem từ bitình thương là hai thể dạng khác nhau phát sinh từ một sự hiển lộ chung : từ biước vọng nhìn thấy chúng sinh không còn khổ đau nữa, và tình thươngước vọng mong muốn chúng sinh được hạnh phúc.

Tiếp theo đó, phải tự hỏi vun xới tình thươnglòng từ bi có thể thực hiện được hay chăng. Nói một cách khác, có một phương thức nào làm gia tăng các phẩm tính ấy và đồng thời làm suy giảm nóng giận, hận thù và ganh tị hay không ? Tôi sẽ nhất định trả lời là : « Có ! » và không do dự một chút nào cả. Dù ngay trong lúc này đây, nếu như quý vị không đồng ý với tôi đi nữa, tôi cũng xin quý vị hãy tạm thời đừng chống lại quan điểm ấy. Trước hết chúng ta hãy cùng nhau nêu lên một vài kinh nghiệm làm thí dụ : rồi biết đâu sau đó chúng ta sẽ tìm ra một lời giải đáp chung cho vấn đề trên đây.

Trước nhất, phải hiểu rằng hạnh phúc và khổ đau gồm hai thể dạng căn bản : tinh thần và thể xác. Đối với phần đông chúng ta, dạng thể tinh thần tác động mạnh mẽ hơn. Vật chất giữ một vai trò kém hơn, ngoại trừ trường hợp đang đau ốm trầm trọng hoặc đang trong hoàn cảnh cùng quẫn đến tột độ. Trong những lúc thân xác không đòi hỏi gì cả, có thể ta không chú ý đến nó làm gì. Ngược lại, tâm thức thì lúc nào cũng ghi nhận tất cả, kể cả những biến cố thật nhỏ nhặt. Vì thế, phát động nghị lực làm cho tâm thức lắng xuống là một việc khó khăn hơn nhiều so với những lo toan tìm cách cung phụng tiện nghi cho thân xác.

Tâm thức có thể biến cải được

Mặc dù kinh nghiệm của tôi còn hạn hẹp, nhưng tôi vẫn tin rằng nhờ vào sự tập luyện đều đặn, ta có thể hoàn toàn biến cải được tâm thức. Cách cư xử, cũng như tư duyxu hướng tích cực đều có thể làm cho gia tăng thêm, và ngược lại những gì tiêu cực hàm chưa trong ta đều có thể làm cho giảm xuống. Ý thức được điều đó sẽ giúp ta biến cải và thay đổi tâm thức. Sự thật đơn giản trên đây là những gì thuộc vào bản chất của tâm thức.

Cái mà ta gọi là « tâm thức » thật lạ lùng. Đôi khi nó rất bướng bỉnh và cưởng lại mọi sự thay đổi. Tuy nhên, nhờ vào sự cố gắng thường xuyênniềm tin vững chắc dựa trên lý trí, tâm thức cũng có thể tỏ ra mềm dẻo và rất lương thiện. Khi ta nhận thấy cần phải thay đổi, lúc đó tâm thức cũng sẽ sẳn sàng thay đổi. Ước vọng suông hay chỉ biết đơn giản cầu nguyện sẽ không đủ sức làm cho tâm thức đổi thay ; phải ghép thêm vào đó thành phần lý trí – tức những gì dựa một cách thật vững chắc vào kinh nghiệm. Ta không thể nào biến cải tâm thức trong một sớm một chiều : thói quen lâu đời, nhất là nhưng thói quen tinh thần luôn luôn cưỡng lại những giải pháp hời hợt. Nhưng với sức cố gắnglòng tin vững chắc phát xuất từ sự hiểu biết, những thể dạng tâm thần của ta có thể sửa chữa được một cách thật sâu xa.

Muốn thăng tiến, trước hết phải chấp nhận khi nào ta vẫn còn sống trong thế gian này, thì lúc đó ta vẫn còn gặp khó khăn và các chướng ngại cản trở nguyện vọng của ta. Khi các khó khăn hiện ra làm cho ta nhụt chí và mất hết hy vọng, lúc đó ta sẽ không còn khả năng nào để đối đầu với chúng. Ngược lại, khi đã hiểu rằng khổ đau không phải chỉ duy nhất giành riêng cho ta, mà đấy là số phận chung của mọi người, ta sẽ quyết tâm hơn và cảm thấy có nhiều khả năng hơn để vượt lên trên tất cả mọi chướng ngại. Với tấm lòng từ bi sẳn có, ta ý thức được kẻ khác cũng khổ đau như ta, lúc đó ta sẽ xử lý dễ dàng hơn những khổ đau của riêng mình. Đấy là cách thăng tiến trong sự tu tập, mỗi chướng ngại đều là một cơ may quý giá giúp ta nâng cao giá trị của tâm thứcđồng thời cũng giúp ta củng cố thêm sự vững chắc của lòng từ bi ! Mỗi một kinh nghiệm mới đều là một dịp may giúp ta tập luyện để trở thành từ bi hơn, điều đó có nghĩa là trong từng kinh nghiệm ta lại cố gắng thêm để phát lộ lòng xót thương chân thật trước những khổ đau của kẻ khác, và đồng thời làm gia tăng lòng quyết tâm của ta trong mục đích làm bớt đi khổ đau cho họ. Từ bi nâng cao sự trong sángsức mạnh nội tâm của ta.

Làm thế nào để vun xới lòng từ bi

Chủ trương chỉ biết có mình là xu hướng chung của tất cả mọi người, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi, xu hướng ấy ngăn cản không cho ta yêu thương kẻ khác. Muốn thật sự hạnh phúc, cần phải có một tâm thức phẳng lặng, và sự an bình đó trong tâm thức chỉ có thể thực hiện nhờ vào lòng từ bi. Vậy làm thế nào để phát huy một thái độ như thế ? Thật hết sức rõ ràng, không phải chỉ tin vào những lợi ích của lòng từ bi là đủ, hoặc chỉ biết say sưa với vẻ đẹp tuyệt vời của lòng từ bi là được ! Muốn vun xới lòng từ bi, ta phải quyết tâm cố gắng lợi dụng tất cả mọi biến cố đang xảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống để tự biến cải tư duythái độ của mình.

Trước hết cần phải hiểu một cách chính xác ý nghĩa của chữ từ bi là gì. Vì thật ra lắm khi xúc cảm về từ bi chỉ là những gì hàm chứa dục vọngbám víu. Thí dụ, tình thương của cha mẹ đối với con cái không phải là từ bi theo đúng với ý nghĩa của nó, bởi vì tình thương đó dễ bị lầm lẫn với nhu cầu xúc cảm của cha mẹ. Thông thường, sự kiện chăm xóc cho một người bạn thân thiết được xem là một nghĩa cử từ bi, nhưng thực ra lắm khi cũng chỉ là sự bám víu. Khi một cặp vợ chồng được kết hợp và cả hai chưa hiểu gì về tính tình của nhau, thì tình yêu lứa đôi lúc ấy chỉ là sự bám víu, không hẳn là tình yêu thật sự. Hơn nữa, trong trường hợp cuộc sống chung không kéo dài, thì đấy là do thiếu lòng từ bi mà ra : vì sự kết hợp lứa đôi chỉ là hậu quả của những xúc cảm sinh ra từ sự kiện bám víu vào những phóng ảnh của nhau và sự chờ đợi lẫn nhau ; đến một lúc nào đó, khi những phóng ảnh biến đổi, bám víu cũng sẽ không còn. Sự ham muốn có thể quá mạnh làm cho người mà ta bám víu có vẻ như không có một khuyết điểm nào cả, nhưng thật ra là nhiều lắm. Chính đó là dấu hiệu cho thấy tình yêu được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân nhiều hơn là sự quan tâm thật sự đến người đối diện.

Tuy thế, tỏ lộ từ bi nhưng không hề bám víu vẫn có thể thực hiện được. Nhưng cần phải phân biệt thật rõ ràng giữa hai thứ tình cảm ấy. Từ bi đích thực không phải là một phản ứng của xúc cảm, mà là một hành vi dấn thân dựa một cách vững chắc vào lý trí. Lòng từ bị đích thực khi được xây dựng trên nền móng vững chắc sẽ không biến đổi, dù cho người tiếp nhận lòng từ bi phản ứng một cách tiêu cực đi nữa. Lòng từ bi như thế mới đúng là lòng từ bi chân thành. Mục tiêu của người tu tập Phật giáo là phát huy lòng từ bi chân chínhmong ước đem đến an vui cho kẻ khác, kẻ khác ở đây có nghĩa là tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Thật hết sức dễ hiểu, vun xới lòng từ bi như thế không phải là chuyện dễ làm ! Vậy ta nên quán xét những điều sau đây thật cẩn thận.

Dù cho những người chung quanh xinh đẹp hay tầm thường, khả ái hay độc ác, họ đều là những con người như ta. Cũng giống như ta, họ muốn được hạnh phúc và không muốn gánh chịu đớn đau. Hơn nữa, quyền được hạnh phúc và tránh khổ đau của họ cũng ngang hàng với ta. Hành vi biết công nhận tất cả mọi con người đều ngang hàng với nhau trong ước vọng tìm được hạnh phúc và có quyền ngang nhau để thực hiện điều ấy sẽ giúp ta phát lộ dễ dàng tình thân thiện giữa họ và ta. Khi đã tập luyện và quen dần với tình thần nhân ái toàn cầu đó, ta sẽ nhận thấy đấy chính là trách nhiệm chung cho tất cả mọi người, và ta sẽ cố gắng tích cực hơn để giúp đỡ kẻ khác giải quyết những khó khăn của họ. Trách nhiệm đó không mang tính cách chọn lựa, nhưng trải rộng đồng đều và hướng vào tất cả chúng sinh. Vì chưng, họ cũng như ta, tất cả đều bị chi phối bởi nhu cầu hạnh phúc và lẩn tránh khổ đau, không có một căn bản hợp lý nào để căn cứ vào để loại trừ hay ruồng bỏ bất cứ ai dù cho họ hành động không được đúng đi nữa.

Tôi muốn dựa vào những điều trình bày trên đây để nhấn mạnh đến trường hợp một số người tự nhận là thuộc loại thực tế và chủ trương tính cách thực dụng trong sự sống, nhưng thật sự ra họ lại thường tỏ ra thực tế một cách quá lố và họ chỉ nhìn thấy khía cạnh thực dụng của các biến cố. Thật vậy, họ thường nói : « Ước mong tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc và mỗi chúng sinh đều tìm thấy hạnh phúc đúng như mình mong muốn là điều không thể thực hiện được. Lý tưởng ấy nhất thiết không đem đến hiệu quả gì cho tâm thức, cũng không giúp ích được gì hơn cho sự tu tập tinh thần, vì nó hoàn toàn mang tính cách không tưởng ».

Theo họ, trong bước đầu chỉ cần quan tâm đến một nhóm người thu hẹp, sự liên hệ trực tiếp sẽ dễ thực hiện hơn. Sau đó, sẽ nới rộng chu vi tiếp cận và gia tăng thêm các yếu tố khác. Đối với họ, thật là vô bổ khi nghĩ đến con số vô lượng chúng sinh. Họ có thể miễn cưỡng chấp nhận sự liên hệ giữa họ và một số đồng loại sinh sống trên hành tinh này, nhưng khi nói đến vô lượng chúng sinh trong vũ trụ thì quả thật là những gì vượt quá xa, thoát ra khỏi lãnh vực kinh nghiệm của họ. Họ sẽ thốt lên : « Có ích lợi gì đâu khi chủ trương một tâm thức mở rộng đến tất cả mọi sinh linh ».

Có thể trong những bối cảnh khác, may ra quan điểm trên đây có một giá trị nào đó. Nhưng trong trường hợp đang bàn thảo, phải nắm vững tác động của những hành vi nhân ái. Mục đíchmở rộng chu vi của lòng nhân từ, làm sao có thể trải rộng đến tất cả mọi hình thức của sự sống biết cảm nhận khổ đau và hạnh phúc. Vì chính đó là cách công nhận sự nhậy cảm nơi mọi sinh vật trước khổ đau và hạnh phúc.

Xúc cảm về lòng từ bi toàn cầu rất mạnh, không cần phải nhắm chính xác vào từng chúng sinh mới có thể biến xúc cảm đó trở thành hữu hiệu. Cách lý luận này cũng gần tương tợ với sự công nhận bản chất toàn cầu của hiện tượng đổi thay ; thí du khi đã tu tậpđạt được một bậc cấp hoàn hảo ta sẽ nhìn thấy mỗi vật thể và mỗi sự kiện đều vô thường, và khi đó ta sẽ không còn cần đến cách quán xét từng hiện tượng một trong số tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ mới đủ sức công nhận nguyên lý của vô thường. Sự vận hành của tâm thức không giống như thế : phải hiểu rõ điều này.

Thời gian và sự kiên nhẫn giúp ích rất nhiều, phát huy lòng từ bi toàn cầu hoàn toàn nằm trong khả năng của ta. Nhất định chủ trưong chỉ biết có mình và sự bám víu vào cảm giác một cái tôi duy nhấttuyệt đối sẽ tác động một cách ngấm ngầm để chận đứng lòng từ bi. Thật hết sức rõ ràng, khi nào sự bám víu vào một cái tôi được tháo gỡ, lúc ấy ta mới có thể sống với một tấm lòng từ bi đích thực. Tuy là như thế, nhưng ta vẫn có thể bắt đầu nuôi nấng và phát triển lòng từ bi ngay từ bây giờ.

Bắt đầu bằng cách nào ?

Bắt đầu bằng cách loại bỏ những chướng ngại lớn lao cản trở lòng từ bi : tức nóng giận và hận thù. Như chúng ta từng thấy, những xúc cảm cực mạnh có thể làm cho tâm thức đảo điên. Tuy nhiên, hận thùgiận dữ vẫn có thể khắc phục được. Nếu không đủ sức khống chế những xúc cảm đó, chúng có thể sẽ đầu độc cả sự hiện hữu của ta, và – dù không cố tình đi nữa –, chúng cũng sẽ ngăn chận không cho ta tận hưởng hạnh phúc do tình thương yêu mang đến.

Nhưng cũng biết đâu quý vị có thể không xem sự giận dữ là một chướng ngại ; vì thế, điểm khởi đầu cần phải phân tích xem giận dữmang đến lợi ích hay chăng. Đôi khi một tình huống khó khăn nào đó làm cho ta phẫn nộ, một cơn giận dữ hình như làm cho ta gia tăng thêm sinh lực, tự tin và quyết tâm. Tuy thế, chính trong những giây phút đó ta cần phải quan sát thật cẩn thận tình trạng tâm thức của ta. Thật vậy, giận dữ sẽ làm gia tăng sinh lực, nhưng nếu ta quán xét bản chất của sinh lực đó, ta sẽ thấy rằng đấy là một thứ sinh lực mù quáng. Vì thế, ta không thể biết được một cách chính xác hậu quả của nó sẽ mang tính cách tích cực hay tiêu cực, bởi vì biến cố đó che lấp phần lý trí trong não bộ của ta. Vì lý do ấy, sinh lực của giận dữ gần như không bao giờ là một thứ sinh lực có thể tin cậy được. Nó có thể xúi giục ta cư xử một cách nguy hại và gây ra những đổ vỡ lớn lao. Khi giận dữ gia tăngđạt đến mức tột đỉnh sẽ làm mất lý trí và thúc ta hành động gây thiệt hai cho kẻ khác và cho cả chính ta nữa.

May mắn thay, để xử lý những tình thế khó khăn, ta vẫn có thể phát huy một thứ sinh lực khác cũng mãnh liệt như giận dữ, nhưng ta vẫn giữ được sự chủ động. Chủ động được là nhờ vào lòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn. Đấy là những liều thuốc hoá giải rất hữu hiệu chống lại sự giận dữ. Đáng buồn thay, người ta lại thường cho rằng lý trí và sự kiên nhẫn là dấu hiệu của sự hèn yếu. Tôi hoàn toàn hiểu ngược hẳn lại, đấy là những dấu hiệu của sức mạnh nội tâm đích thực. Từ bản chất, từ bi là điều thiện, rất dịu dàng và hiền hoà, nhưng đồng thời cũng rất cường lực. Từ bi tạo ra sức mạnh nội tâm và biến ta trở thành khoan dung hơn. Những người đánh mất kiên nhẫn sẽ hoá ra lo âutính khí bất thường.

Vì thế, khi có một khó khăn hiện ra, hãy cố giữ thật khiêm tốn và cố tìm một giải pháp thích nghi bằng một thái độ chân thật. Nhất định kẻ khác cũng có thể tìm cách lợi dụng sự ngay thật của ta, và nếu như sự độ lượng của ta chỉ làm mồi cho sự hung hãn bùng thêm một cách vô bổ, thì lúc đó mới nên tìm cách giữ vững vị thế của ta. Nhưng hành vi giũ vững đó phải đuợc thực thi với lòng từ bi, và nếu như cần phải bày tỏ quan điểm và chọn một biện pháp mạnh, thì cũng có thể làm nhưng không được phép giận dữ hay mang một chút ác ý nào.

Thật ra, phải hiểu rằng tuy kẻ thù của ta có vẻ như muốn kết đổ thừa cho ta là người làm điều sai trái, nhưng sau cùng chính họ lại gánh lấy tai hại do hậu quả phát sinh từ thái độ tàn phá của chính họ. Nếu muốn khắc phục những phản ứng ích kỷ chống lại kẻ khác, phải luôn luôn nhớ rằng ta đang cố gắng tu tập về lòng từ bi và đang tìm cách giúp đỡ kẻ khác tránh khỏi khổ đau do những hành vi của họ. Những biện pháp mà ta bình tĩnh chọn lựa nhất định sẽ đúng đắn, cường lựchiệu quả. Nếu giận dữ đứng ra chỉ huy sự trừng phạt, thì không mấy khi đưa đến thành công.

Bạn và thù

Tôi xin phép trở lại chủ đề đã đề cập trước đây là muốn phát huy lòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn, không phải chỉ nghĩ đến giá trị của những phẩm tính ấy là đủ. Nhưng phải đem những phẩm tính ấy ra để ứng dụng mỗi khi gặp khó khăn. Nhưng những ai đã tạo ra các khó khăn đó ? Nhất định không phải là bạn hữu của ta, nhưng chính là kẻ thù của ta. Chính kẻ thù là những người tạo ra phiền toái cho ta. Vậy, nếu thực tâm muốn học hỏi, ta phải xem kẻ thù của ta như những vị thầy tốt nhất ! Đối với bất cứ ai muốn tìm cách vun xới lòng từ bi và tình thương, sự kiên nhẫn là cách tập luyện thiết yếu nhất và kẻ thù là một yếu tố không thể thiếu sót được. Hơn thế nữa, ta còn phải biết ơn kẻ thù của ta, bởi vì chính họ đã giúp ta tìm thấy sự an bình trong tâm thức, họ tích cực hơn bất cứ kẻ nào khác ! Thật vậy, có phải ta vẫn thường nhận thấy qua đời sống cá nhân và trong tập thể xã hội, nhiều trường hợp kẻ thù đã trở thành bạn hữu.

Nhất định, ai chẳng muốn được bạn bè săn đón. Nhưng tình bạn hữu có phải đã phát sinh từ sự chống đối và giận dữ, từ ganh tị và tranh đua quyết liệt hay không ? Tôi không tin một chút nào cả. Phương cách tạo ra bạn bè, chính là tình thân ái ! Chỉ có tình thân ái mới tạo được những người bạn trung tínthành thật. Hãy thật sự chăm sóc cho kẻ khác, quan tâm đến sự an vui của kẻ khác, giúp đõ họ, phục vụ họ, tạo thêm bạn bè, hãy làm nở thêm những nụ cười. Những hành vi đó sẽ đem đến lợi lộc gì cho ta ? Thật nhiều giúp đỡ khi ta cần đến. Ngược lại, nếu ta không hề quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác, trong lâu dài chính ta sẽ là người không tìm thấy hạnh phúc.

Trong một xã hội vật chất, tiền bạc và quyền thế có vẻ như đem đến cho ta thật nhiều bạn hữu ; nhưng đó chỉ là bè bạn của tiền bạc và uy thế mà thôi. Khi ta sa sútquyền uy không còn nữa, thì dù có muốn dò tìm tông tích của họ cũng không phải là chuyện dễ.

Khi mà mọi việc trong cuộc sống của ta đều suôn sẻ, ta có cảm giác có thể tự xoay trở một mình, không cần đến bè bạn. Nhưng khi địa vị xã hội và sự giàu sang sa sút, lúc đó ta mới nhận ra trước kia ta đã hiểu lầm. Để phòng ngừa cảnh huống đó, và để tìm được những người bạn đích thực có thể giúp đỡ trong khi cần đến, ta phải biết trau dồi lòng từ bi !

Nêu lên việc này biết đâu sẽ có người bật cười, nhưng tôi vẫn cứ nói lên là tôi vẫn còn muốn có nhiều bạn hơn nữa. Tôi rất thích những nụ cười. Vì thế, tôi tìm cách làm bạn với thật nhiều người, để đón nhận tật nhiều nụ cười, nhất là những nụ nười đích thực. Có đủ mọi thứ cười, có những nụ cười cay độc, giả tạo hay ngoại giao. Có những nụ cười thiếu hẳn sự thành thực ; những nụ cười ấy thường gây ra ngờ vực, kể cả sự sợ hãi, có đúng thế hay chăng ? Nhưng một nụ cười chân thật tỏa ra một cảm giác mát mẻ, và theo tôi một nụ cười như thế mới chính thực là một nụ cười của con người. Nếu chúng ta muốn được nhìn thấy những nụ cười như thế, thì cũng nên hiểu rằng chính chúng tanguyên nhân tạo ra những nụ cười ấy.

Vậy thì, ta phải làm bạn như thế nào ? Nhất định không phải bằng hận thù và chống đối. Không thể nào tạo ra những mối giây thân hữu khi đánh đập kẻ khác hay tuyên chiến với họ. Một tình bạn đích thực phải xây dựng trên sự lương thiệnthành thật, nói một cách khác là bằng một tâm thức cởi mở và một tấm lòng ấm áp. Theo ý tôi, cách giao tiếp với kẻ khác trong cuộc sống thường nhật cũng đủ để chứng minh điều ấy.

Chiến thắng kẻ thù ẩn nấp trong ta

Giận dữhận thù là những kẻ thù đích thực. Chính đó mới thật là những kẻ thù mà ta cần phải chiến thắng và khắc phục, không phải là những kẻ thù bất chợt do thời cơ xui khiến. Khi nào tâm thức chưa được luyện tập đầy đủ để khắc phục sức mạnh tiêu cực của giận dữhận thù, thì những xúc cảm ấy vẫn còn tiếp tục khuấy động và hủy diệt mọi nổ lực tìm kiếm sự an bình cho nội tâm.

Muốn loại trừ tiềm năng tàn phá của giận dữhận thù, ta cần hiểu rằng những xúc cảm đó bắt nguồn từ sự kiện ta chỉ biết quan tâm đến lợi ích và an vui của cá nhân ta và quên đi hạnh phúc của kẻ khác. Thái độ chỉ biết đến mình tiềm ẩn trong mỗi con người, thái độ ấy chẳng những dung dưõng sự giận dữ mà còn làm phát sinh mọi thể dạng tâm thức tệ hại khác nữa. Đấy là sự cảm nhận lừa phỉnh không cho phép ta nhìn thấy bản chất đích thực của mọi vật thể, và từ cách diễn đạt sai lầm này sẽ phát sinh ra mọi thứ khổ đau và bất toại nguyện mà ta phải gánh chịu. Vì thế, người tu tập từ bitình thương yêu phải chận đứng những tác hại của kẻ thù nội tâm, không cho phép những kẻ thù ấy tự động đưa đến những hậu quả đổ vỡ không hàn gắn được.

Muốn lột trần quá trình tàn phá trên đây một cách minh bạch, ta phải học tập để hiểu thấu bản chất của tâm thức, bởi vì như tôi thường nói, tâm thức là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Triết học Phật giáo nêu lên nhiều loại tâm thức hay là tri thức khác nhau, và đồng thời cũng đưa ra các phương pháp thiền định giúp ta quen thuộc với tính cách biến động không ngừng của những thể dạng tâm thần.

Theo các khảo cứu khoa học, vật chất được cấu hợp từ những hạt cơ bản. Một số thành phần phân tử hoá học cũng như một số cấu trúc nguyên tử hàm chứa một giá trị thực tiển nào đó thường được các khảo cứu gia quan tâm nhiều hơn, trong khi những thành phần và cấu trúc nào không hàm chứa các đặc tính hữu ích thì không được chú ý đến, hoặc bị đặt qua một bên. Phân loại bằng cách chọn lọc như thế đã đưa đến những kết quả thật ngoạn mục.

Nếu người ta biết dồn thật nhiều nổ lực như trên đây để nghiên cứu về tâm thức, về thế giới nhận biết và các hiện tượng tâm thần, thì nhtấ định người ta cũng sẽ khám phá ra vô số những thể dạng khác biệt nhau tùy theo cách nhận biết, đối tượng nhận biếtsức mạnhtâm thức sử dụng để nhận biết. Có một số thể dạng tâm thức rất hữu ích và tốt đẹp, ta nên xác định chúng một cách chính xác và phát huy tiềm năng của chúng. Hãy bắt chước phương pháp của các nhà khoa học, khi ta phân tích và thấy rằng một số thể dạng nào đó của tâm thức không mang tính cách tích cực, bởi vì chúng tạo ra khổ đau và chướng ngại, ta nên tìm cách loại trừ chúng ngay. Đấy là một trong những phương pháp quan trọng nhất : dù sao đi nữa, điều ấy cũng là mối ưu tư hàng đầu của người tu tập Phật giáo. Việc đó cũng tương tợ như mổ xẻ bộ nảo để thực hiện các thí nghiệm trên những tế bào tí teo, tìm hiểu xem tế bào nào làm phát sinh ra hân hoan, và tế bào nào tạo ra đau khổ. Cho đến khi nào những kẻ thù như vừa kể trên đây còn ẩn nấp trong ta, thì ta vẫn còn gặp nguy cơ vấp phải những hiểm nguy to lớn.

Trước khi bước vào kỹ thuật tu tập tâm thức của Phật giáo, cần phải hiểu rõước tính cẩn thận những khó khăn có thể gặp phải trong các cách luyện tập ấy. Kinh sách Phật giáo có nói đến tám mươi bốn ngàn loại tư duy độc hại, và đồng thời cũng có tám mươi bốn ngàn phương thuốc để hoá giải chúng. Do đó, xin chớ chờ đợi một giải pháp thần diệu hiện ra như một thứ phù phép giải thoát ta ra khỏi tất cả những sức mạnh tiêu cực. Ta phải thực hành thật nhiều phương pháp khác nhau trong một thời gian lâu dài mới có thể nhìn thấy được những kết quả cụ thể. Cần nhất là phải có sức mạnh của quyết tâm và thật nhiều kiên nhẫn. Trong những bước đầu trên con đường Đạo Pháp, xin quý vị chớ nên mong đợi đạt ngay được Giác ngộ sau một tuần lễ tu tập. Điều đó quả thật không thực tế một chút nào cả.

Một vị thánh vĩ đại của Phật giáoLong Thọ đã viết nhiều trang luận giải trình bày sự cần thiết của kiên nhẫn trong quá trình tu tập tinh thần. Ông khẳng định rằng – nhờ vào sự tu tậpkỷ cương tâm thức, nhờ vào sự quán thấy sâu xa và những ứng dụng tinh thông – khi nào ta đã tạo được cho ta một thể dạng thăng bằng và tự tin, thiết lập bằng một phương pháp tu tập đích thực và rốt ráo, thì lúc đó thời gian cần thiết để đạt được Giác ngộ không còn là một điều quan trọng nữa. Tuy thế, khác với trường hợp của Long Thọ, thời gian đối với chúng ta vẫn còn là một yếu tố quan trọng. Khi nào ta vẫn còn phải gánh chịu những biến cố đau buồn không thể kham nổi, dù chỉ là tạm thời đi nữa, thì lúc đó ta vẫn không có đủ kiên nhẫn và phải tìm một lối thoát nào nhanh chóng nhất.

Vì chưng từ bitình thương yêu chỉ có thể trả với một giá rất đắt bằng những cố gắng thật ý thứcliên tục, cho nên cần phải xác định rõ ràng những điều kiện nào có thể giúp phát lộ những phẩm tính của lòng ta và những cảnh huống bất thuận lợi nào sẽ ngăn cản không cho phép ta vun xới những thể dạng tích cực. Muốn thực hiện mục tiêu đó, ta phải sống với một tâm thức bén nhậy và tĩnh giác. Ta phải tự chủcảnh giác để mỗi khi có một biến cố xảy ra, ta có thể ý thức được ngay đấy là một biến cố thuận lợi hay bất thuận lợi cho sự phát triển từ bi và tình yêu thương. Tu tập được như thế, ta sẽ dần dần giới hạn ảnh hưởng của những sức mạnh tiêu cựcđồng thời làm gia tăng những điều kiện thích nghi để phát huy hai phẩm tính là từ bitình thương yêu.

Như tôi vừa trình bày trên đây, bất cứ khổ đau nào hay hạnh phúc nào cũng đều thuộc vào hai lãnh vực, hoặc là thân xác hoặc là tinh thần. Khi đau đớn phát sinh trên thân xác, một tâm thức tích cực có thể làm bớt đi sự đau đớn đó. Thực vậy, một tâm thức bình tĩnh có thế hoá giải được sự đau đớn. Chấp nhậnquyết tâm chịu đựng sự đau đớn cũng cho thấy những hiệu quả lớn lao. Ngược lại, đối với trường hợp khổ đau có tính cách tinh thần, thì dù có cố gắng làm cho khoẻ mạnh thêm trên phương diện thân xác thì cũng không vì thế mà có thể làm giảm bớt được khổ đau tinh thần. Nhất định ta có thể tìm cách làm quên bớt những khổ đau tinh thần bằng cách ru ngủ giác quan bằng những thích thú, nhưng tình trạng đó không kéo dài và khổ đau còn có thể trở nên trầm trọng hơn gấp bội. Vì thế, phải cần luyện tập tinh thần thường xuyên, nhưng không cần phải tu tập những gì liên quan đến cái chết hay là con đường đưa đến Giác ngộ. Dù sao, nếu những tầm nhìn thật xa không đủ sức thu hút ta, thì ta cũng nên chăm lo cho tâm thức, hơn là chỉ biết chú ý đến đồng tiền trong túi.

Thật rõ ràng, Phật giáo không phải chỉ giúp làm cho nhẹ bớt đớn đau, mà còn nhắm vào sự giải thoát tất cả chúng sinh khỏi vòng đau khổ. Tuy nhiên, nếu như việc chịu đựng đau đớn cho chính mình đã là việc khó, thì làm thế nào để đủ sức gánh chịu khổ đau cho tất cả chúng sinh ? Trong tập sách Hướng dẫn sự sinh hoạt của một vị Bồ-tát, một vị thầy người Ấn thuộc thế kỷ thứ VIII là Tịch Thiên đã giải thích những khác biệt trên phương diện hiện tượng học giữa những đớn đau mà ta cảm nhận được khi nhận lảnh tất cả khổ đau của kẻ khác và những khổ đau trực tiếp của chính ta. Loại khổ đau thứ nhất hàm chứa tính cách bất an vì phải chia xẻ khổ đau của kẻ khác, nhưng đồng thời ta vẫn giữ được một thể dạng thăng bằng nào đó trong tâm thức bằng sự tự nguyện chấp nhận. Hành vi chủ ý chấp nhận khổ đau của kẻ khác hàm chứa một sức mạnh và sự tự tin, trong khi đó đối với loại khổ đau thứ hai, sự cảm nhận đớn đau và khổ nhọc vượt ra ngoài ý muốn của ta. Vì chưng những khổ đau thuộc loại ấy thoát ra khỏi sự kiểm soát của ta, nên ta sẽ cảm thấy yếu đuốikinh hoàng.

Những lời giảng huấn của Phật giáo về lòng nhân ái và từ bi thường sử dụng đến những câu châm ngôn như sau : « Đừng nghĩ đến sự an vui của chính mình, hãy đặt sự an vui của kẻ khác lên trên hết ». Những câu châm ngôn như thế có vẻ làm cho người nghe khó hiểu, nhưng thật ra phải đặt những câu ấy vào đúng phối cảnh của chúng, tức là tình trạng ta đang phải tu tập để tự nguyện nhận chịu khổ sở và đớn đau cho kẻ khác.

Thực ra, cũng phải đủ sức để yêu mến chính mình trước khi chăm lo cho kẻ khác. Yêu thương chính mình không phải là một thứ xúc cảm giống như một món nợ cá nhân đối với chính mình. Đúng hơn, yêu thương có nghĩa là từ bản chất, tất cả chúng ta đều mong muốn được hạnh phúctránh khỏi khổ đau. Sau khi chấp nhận sự yêu mến chính mình, ta sẽ có thể trải rộng sự yêu mến đó đến tất cả chúng sinh có giác cảm. Vì thế, khi thấy những lời giảng huấn khuyên ta không nên tìm kiếm an vui cho riêng mình mà hãy dành ưu tiên cho kẻ khác, thì nên hiểu đấy là nguyên tắc quy định trong cách tu tập về lòng từ bi lý tưởng. Nhất là ta không nên chọn lấy sự vui sướng khi chỉ biết có ta, để đánh mất đi những gì tốt đẹp trong những hành vi hướng về kẻ khác.

Ta cũng nên tập đánh giá cao kẻ khác bằng cách nhìn thấy tầm quan trọng nơi tình thương yêu của họ đã giữ một vai trò quan trọng giúp ta tạo được hạnh phúc, hân hoan và góp phần đem đến sự thành đạt của ta. Điều ấy phải là mối quan tâm hàng đầu của ta. Tiếp theo đó, ta phải phân tích để thấy rằng tất cả khó khăn và khổ đau đều xuất phát từ thái độ ích kỷ, mặc kệ kẻ khác, chỉ cần biết đến sự an vui của riêng mình, và đồng thời cũng phải nhận thấy là tất cả niềm hân hoan và sự tự tin của ta đều xuất phát từ những tư duy và xúc cảm khi hướng về kẻ khác. Nếu đem ra so sánh hai thái độ trên đây – chỉ biết nghĩ đến ta, hoặc lo âu cho kẻ khác – thì ta sẽ nhận thấy hạnh phúc của kẻ khác quan hệ vô cùng.

Thái độ bình đẳng không phân biệt

Từ bi đích thực mang tính cách toàn diệnvô tư, vì thế trước hết phải tu tập thế nào để giữ một thái độ công bằng như nhau và không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Theo quan niệm Phật giáo, đối với một người nào đó chẳng hạn mà ta xem là bạn hay là một người thân thuôc trong gia đình, nhưng biết đâu trong kiếp trước họ đã từng là một kẻ thù tệ hại nhất của ta. Ta cũng có thể áp dụng lối suy luận trên đây đối với một kẻ thù : nếu họ có làm điều sai tráithiệt hại cho ta trong kiếp sống này, nhưng biết đâu trong những kiếp sống trước họ từng là một người bạn tốt nhất của ta, kể cả việc có thể họ đã từng là mẹ của ta. Khi biết suy nghĩ về tính chất bất định trong sự liên hệ giữa kẻ khác và ta và sự kiện mỗi chúng sinh đều hàm chứa khả năng tùy theo lúc có thể là một người bạn tốt hay là một kẻ thù, ta sẽ hiều rằng cần phải cố gắng để phát huy trong tâm thức một thái độ không thiên vị hay « bình đẳng không phân biệt ».

Sự tu tập ấy đòi hỏi phải có một sự siêu thoát nào đó, và ta cũng cần phải tìm hiểu ý nghĩa thật sự của chữ ấy là gì. Đôi khi nghe nói đến « siêu thoát » trong Phật giáo, một số người lại hiểu lầm đấy là một truyền thống tôn thờ sự dửng dưng. Hoàn toàn không phải như thế. Đi tìm « siêu thoát » tức là loại bỏ những xúc cảm dựa vào sự cân nhắc hời hợt về những khoảng cách xa hay gần phân chia giữa ta và kẻ khác. Thực hiện được như thế ta mới có thể phát huy lòng từ bi đích thực mang tính cách toàn diện. « Siêu thoát » không có nghĩa là « thờ ơ » với thế giới này và sự sống – ngược lại thì đúng hơn. Những kinh nghiêm sâu xa về sự siêu thoát sẽ tạo ra một mảnh đất thuận lợi để xây dựng lòng từ bi đích thực hướng về tất cả chúng sinh.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 44)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 56)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 144)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 209)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 183)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 205)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 216)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 237)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 235)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 275)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 303)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 436)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 874)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 339)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 436)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 300)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 300)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 327)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 349)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 334)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 346)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 353)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 353)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 341)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 337)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 343)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 391)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 365)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 563)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 429)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 418)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 417)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 444)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 427)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 476)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 490)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 568)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 469)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 626)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 574)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 583)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 599)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 574)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 631)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 677)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 692)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1557)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 696)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 802)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant