Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm. Thiếu một trong hai thứ thì không thể vượt sang bờ kia, thành tựugiải thoáttối hậu. Như hai cánh của con chim, phước và trí nâng đỡ lẫn nhau giúp cho người tu đạt đến tự giác, giác tha, giác hạnhviên mãn.
Nói một cách dễ hiểu, có phước báo mới có đủ phương tiệntu tập và hành đạo, làm lợi mình và lợi người, mang lại lợi ích to lớn cho số đông. Phước báo ở đây cụ thể là có sức khỏe, tài vật đầy đủ, mọi Phật sự đều như ý, hanh thông, thuận lợi. Đức Thế Tôn đã dạy về công năng của phước báo trong tu tập như sau:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các thầy chớ sợ phước báo. Sở dĩ như thế là vì đây là sự hưởng an vui rất đáng nên yêu thích. Sở dĩ gọi là phước vì có quả báo lớn này. Các thầy hãy sợ không phước. Vì sao thế? Vì đây là nguyên gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa ý, không có yêu thích. Đây gọi là vô phước.
Tỳ-kheo, Ta nhớ ngày xưa bảy năm hành lòng từ, lại qua bảy kiếp không đến cõi này, lại trong bảy kiếp sanh cõi trờiQuang Âm, lại bảy kiếp sinh cõi trời Không Phạm làm Đại Phạm Thiên không ai sánh bằng, thống lãnh trăm ngàn thế giới, rồi ba mươi sáu lần làm Trời Đế Thích, vô số đời làm Chuyển luân Thánh vương.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, làm phước chớ có mỏi mệt. Vì sao thế? Hưởng vui rất đáng yêu thích. Thế nên gọi là phước. Các thầy nên sợ vô phước. Vì sao thế? Vì là nguồn gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa ý. Đây gọi là vô phước.
Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ: “Vui thay, phước báo/ Sở nguyện được thành/ Mau đến diệt tận/ Đến chỗ vô vi/ Cho dù số ức/ Thiên ma Ba-tuần/ Cũng không thể nhiễu/ Người tạo phước nghiệp/ Kia hằng tự cầu/ Đạo của Hiền Thánh/ Liền trừ hết khổ/ Sau chẳng có lo”.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, làm phước chớ chán. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.116) Rõ ràng, thiếu phước thì khó có thể tu tậptiến bộ và thành công, nên “làm phước chớ có mỏi mệt”, “làm phước chớ chán” là hạnh tu căn bản. Đức Phật khẳng định, người tu có phước báo sâu dày thì thiên ma Ba-tuần cũng không phá hoại được. Phước báo cũng là nền tảng quan trọng để tịnh hóa phiền não, đạt đếnvô vi Niết-bàn, nên Phật đã răn nhắc “chớ sợ phước báo”, “nên sợ vô phước” mà thôi.
Tuy nói thế nhưng với người tu mà tâm lực và trí lực còn yếu thì phải dè chừng tâm tham đắm lợi danh khi phước báo ngày mỗi thêm nhiều. Cần thiết lập thăng bằng giữa phước và trí mới có thể thăng hoa tâm linh. Bởi nếu không có trí soi sángdẫn đường thì phước báo đôi khi khiến cho người tu tự mãn, ỷ lại, phung phí thì nó lại là trở lực cho giác ngộ, giải thoát.
Thế nên trong thực tế, không ít người tu khi thấy phước đến nhiều quá lại sợ. Vô phước đáng sợ thì đã đành, vì sao có phước mà lại sợ? Sợ tâm mình không đủ sáng suốt để xem phước báo chỉ là phương tiện. Rõ biết là phương tiện thì không kẹt, dính mắc vào nó. Như chiếc bè, phương tiện để qua sông, chưa qua sông mà bỏ bè thì chết chìm, qua sông rồi mà cứ ôm chặt chiếc bè thì cũng chết mòn mà thôi. Mới hay, “chớ sợ phước báo” là cả một khung trời tuệ giác. Minh triết chính là biết vận dụng phương tiệnphước báo để tu hànhtự lợi, để làm lợi lạc cho hữu tình mà trọn không mảy may dính mắc. Thì ra, với người có tuệ giác vượt bờ, thấy hết thảy là phương tiện thì phước và trí luôn hỗ tương, có mặt trong nhau để phước trí cùng đều tròn đủ, trang nghiêm.
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sựvạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công laosinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìnoai nghitế hạnh là trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
Việc tu tập ở thiền việnnhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.