Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Học Từ Bi Với Chính Mình

26 Tháng Chín 201508:00(Xem: 9447)
Học Từ Bi Với Chính Mình
HỌC TỪ BI VỚI CHÍNH MÌNH

Thiện Ý


Học Từ Bi Với Chính MìnhChúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu! Có người bảo rằng mình phải học cách sống hy sinh cho người khác thì tâm từ bi mới nở rộ. Nhưng có người lại nói rằng từ bi mà không có trí tuệ là một kẻ dại khờ, ngu dốt. Câu chuyện làm đề tài từ bi thêm hấp dẫn là câu hỏi: 'có nên hay không nên cho tiền người vô gia cư, không nhà, không chốn nương thân (homeless)?' Có người cho rằng không nên vì nếu cho tiền họ, họ có thể mua ít rượu để uống và khi rượu vào thì có thể tâm trí họ sẽ không còn minh mẫn; do đó, họ có thể trở nên bạo động, và có thể, giết người. Nghiệp họ gây ra là do chính mình đã cho họ một số tiền, dù nhỏ, nên tạo duyên cho họ gây tội ác. Thế nên, mình cũng có dính phần trong đó!

Có người lại cho rằng đã từ bi thì không nên tính toán. Mình cứ cho người đi còn họ dùng tài vật vào chuyện gì đó là chuyện của họ. Vì lỡ có người quá đói cần ăn để sống nếu chúng ta phân vân không cho, có thể họ sẽ bị chết vì đói. Như vậy, có phải là mình thiếu đức từ bi hay không? Người khác lại bàn rằng: chắc ăn nhất là mua thức ăn cho họ, nếu họ đói, họ sẽ có cái gì đó bỏ bụng. Nếu họ không đói, họ có thể để dành khi nào đói thì ăn. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng tạo duyên xấu cho họ gây tội ác.

Tùy theo ý thích của mỗi người chọn cho mình cách thể hiện lòng từ tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thấy rằng nếu mình rãi tâm từ không hợp thời và không đúng cách sẽ khiến mình thêm phiền não và khó chịu! Bạn thử chiêm nghiệm câu châm ngôn: ‘Một miếng khi đói bằng một gói khi no.’ Hiệu ứng giá trị của một miếng và một gói khác nhau thật là nhiều khi mình biết cho đúng thời và hợp lúc.

Nhưng nếu suy xét kỷ bạn có thấy rằng sỡ dĩ mình phân vân không biết chọn cách thể hiện lòng từ nào cho đúng là vì mình có bao giờ ứng dụng lòng từ đó với chính mình chưa? Mình đã có bao giờ ‘thử’ từ bi với chính mình? Đương nhiên, khi nói đến lòng từ bi là chúng ta thường liên tưởng đến từ bi đối với người khác. Nhưng Phật thường dạy: ‘Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!’ Có nghĩa là, hãy tự độ mình rồi mới độ tha là vậy. Chính nhờ biết từ bi với chính mình mà ta mới hiểu cách nào để rộng mở lòng từ bi đến cho mọi người. Chúng ta sẽ dễ cảm thông khi có người đang tự làm khổ lấy chính bản thân họ.

Nếu bạn còn lấn cấn vì cho rằng từ bi với chính mình thì sẽ sanh ngã ái thì bạn hãy đọc lời Phật đã dạy: “Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến thời không dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau.” (phẩm Niết bàn-Tương Ưng Bộ Kinh). Ngã ái là luôn luôn chấp ngã và sinh tâm mê thích ta và cái của ta. Chỉ biết nghĩ đến mình và những gì thuộc về mình. Còn từ bi là ban vui, cứu khổ, một tình thương yêu không bờ bến, không phân biệt ta hay người.

Lòng từ bi không phải chỉ để ứng dụng đối với người khác mà còn bao gồm luôn cả chính bản thân mình nữa. Vì mình cũng là một chúng sinh! Nếu ai cũng thực hành hạnh Từ Bi với chính mình là không để cho những thị phi, đàm tiếu khiến làm cho mình bớt đau, bớt khổ, giúp cho mình giảm bớt bệnh tật, bớt tâm tham, sân, si. Không ai thương mình, bằng chính mình thương mình. Nếu tâm ta cứ tham muốn điều này đến điều khác thì rất dễ dẫn đến sân hận, bực bộilo lắng. Đó có nghĩa là mình không biết từ bi với mình.

“Đứng về phương diện đối trị cái giận, Từ QuánBi Quán là những phương pháp rất thực tế mà rất mầu nhiệm. Kinh có nói tới bảy cái bất lợi của sự giận hờn, của người không chịu buông thả, không chịu chuyển hóa cơn giận của mình. Thứ nhất, người đó trông xấu xí…; điểm bất lợi thứ hai là ta nằm kẹt đau đớn trong cơn giận của ta. He lies in pain. Người giận nằm co quắp trong niềm đau của mình. Niềm đau này là do cái giận làm ra. Thứ ba là không có sự phát triển phong phú. Thân thể cũng như tâm hồn không phát triển và bừng nở được như một đóa hoa. Thứ tư là nghèo đi về tiền tài cũng như về hạnh phúc. Thứ năm là không được tiếng tốt. Thứ sáu là không có nhiều bạn. Và thứ bảy là người đó sẽ tái sanh trong cõi A Tu La, không có hạnh phúc. Đó là bảy điều bất lợi của những người ôm cái giận của mình mà không biết buông bỏ để chuyển hóa.” (Trái Tim Của Bụt - Sư Ông Nhất Hạnh).

Có một câu chuyện có thật xảy ra như sau: Một giáo sư và cũng là nhà nghiên cứu về đề tài hạnh phúc trải qua suốt 20 năm để tìm ra công thức mang đến hạnh phúc. Cuối cùng ông cũng tìm ra và đem tất cả những sở học của mình viết thành nhiều quyển sách nói về hạnh phúc. Chẳng bao lâu, ông trở nên nổi tiếng vì trên thế gian này, ai cũng muốn có hạnh phúc. Thế là ông được mời đi thỉnh giảng khắp nơi trên thế giới về hạnh phúc. Ông bận rộn suốt ngày đêm nào lo soạn bài, nào bay đi khắp nơi để diễn thuyết. Công việc của ông ta tưởng chừng như không bao giờ hết! Một hôm, sau khi diễn thuyết xong có một khán giả muốn biết xem ông đã diễn giảng cho mọi người về hạnh phúc, nhưng chính bản thân ông có cảm nhận được hạnh phúc hay không? Câu hỏi như tiếng sét đánh ngang tai vì suốt bao năm qua ông miệt mài tìm kiếm giải đáp cho câu hỏi hạnh phúc. Nhưng tự bản thân ông chưa bao giờ nghĩ đến là chính mình phải cảm nhận nó!

“Maitri Bhavana Pháp Quán Từ Bi là một trong những pháp thiền thâm nhập sâu sắc nhất… Nó là một nỗ lực đem cái tâm tự-nhiên của bạn trở lại với bạn; nó là một nỗ lực mang cái bản lai diện mục trở lại với bạn; nó là một cái nỗ lực mang bạn tới cái điểm mà bạn mới sinh ra và xã hội chưa khởi sự vo tròn bóp méo bạn, chưa biến đổi bạn thành kỳ quái (the society had not yet corrupted you). Khi một đứa trẻ được sinh ra nó ở trong trạng thái thiền quán Từ bi. Pháp thiền Từ bi chính là cảm-thức mênh mông của thân hữu, từ bi yêu thương, đại bi. Khi đứa trẻ được sinh ra nó không biết thù ghét, nó biết chỉ có từ bi yêu thương. Từ bi yêu thương là tự nó có; sân hận là cái nó sẽ học về sau. Tính tức-giận-cay-đắng-khi-có-đua-tranh (jealousy), tính chiếm-hữu (possessiveness), tính thèm-khát-được-như-người (envy), nó sẽ học về sau. Những cái này chính là những cái xã hội sẽ dạy những đứa trẻ: làm thế nào để tức-giận-cay-đắng-khi-có-đua-tranh, làm thế nào để lòng-chứa-đầy-thù-ghét, làm thế nào để lòng đầy sân hận hoặc bạo lực… Trẻ con đang tín nhiệm nơi con người, nhưng dần dần chúng sẽ có những kinh nghiệm bị lừa dối đưa chúng tới những khó khăn, những vấn đề – những kinh nghiệm trong đó chúng bị chống đối, bị đàn áp, những kinh nghiệm trong đó chúng trở nên kinh sợ. Dần dần chúng sẽ học tất cả các trò lừa đảo của thế giới. Đó là những gì xảy ra, nhiều hoặc ít, cho tất cả mọi người.” *

Lời Phật dạy cách đây 2.600 năm chứa đựng một sự thật căn bản về bản chất của chúng sinh. Đó là, con người là một loại sinh vật xã hội (social animal). Chúng ta không thể sống thiếu sự đoàn kết, thương yêu cho mình và cho người. Cho nên, ai thực hành hạnh từ bi sẽ được những lợi ích như sau: “Này các Tỷ-kheo, với từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự, thời chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một? 1. Ngủ được an lạc; 2- Thức dậy được an lạc; 3- Không thấy các ác mộng; 4- Được mọi người thương yêu, quý mến; 5- Được các hàng phi nhân thương yêu, quý mến; 6- Được chư thiên hộ trì; 7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí… không thể làm hại được; 8- Tâm dễ dàng an tịnh; 9- Gương mặt sáng sủa; 10- Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt); 11- Đề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ đệ ngũ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A-la-hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên…” (Kinh Tăng Chi, Phẩm Từ - H.T. Minh Châu dịch).

Có một câu chuyện về một vị Lạt ma, vốn là bạn và cũng là thầy dạy của đức Đạt lai Lạt ma đời thứ 14. Một hôm vị lạt-ma này xin yết kiến đức Đạt-lai Lạt-ma sau khi trốn khỏi nhà tù do chính quyền Trung quốc quản lý bên Tây tạng. Khi tiếp kiến, ngài rươm rướm nước mắt, ngỏ lời xin đức Đạt lai Lạt ma chủ trì cho lễ sám hối của ngài. Kinh ngạc, đức Đạt lai Lạt-ma hỏi ngài đã phạm tội gì! Ngài trả lời đã phạm tội mất từ bi khi bị những người lính Trung quốc hành hạ, đau đớn. Ngài đã có ý tưởng trả thù và muốn làm tổn thương những người hành hạ ngài. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 từng nói: “Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, phải thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, phải thực hành lòng từ bi.” Khi mình đánh mất lòng từ bi với chính mình thì cũng như chúng ta đánh mất hạnh phúc của chính mình vậy!

Khi quay nhìn lại tất cả những gì mình đã làm trong đời, từ việc tốt đến việc xấu. Chúng ta không chỉ hãnh diện với những việc mình đã làm đúng, mà cũng phải mở rộng lòng chấp nhận những điều sai sót, mình hối tiếc, đã lỡ gây ra. Chính vì còn chất người nên mình đã có lúc làm đúng, sai như vậy! Đương nhiên, mình sẽ cố gắng sửa đổi những sai phạm đã gây ra; nhưng không vì đó mà tự hành hạ mình. Mình phải học cách biết tha thứtừ bi với chính mình vì, nếu không, mình đang không chấp nhận con người thật của mình, một con người có lúc đúng và có lúc sai, như tất cả mọi con người khác! Khi mình chối bỏ tâm từ bi với chính bản thân mình, thì thử hỏi, làm sao bạn có thể mở lòng từ bi với người khác?

Giáo sư Kristin Neff của Đại học Texas là người tiên phong xét nghiệm lòng từ bi với bản thân như một công cụ để thúc đẩy sự chữa lành về mặt tâm lý, hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bà so sánh lòng từ bi với bản thân (self-compassion) và lòng tự trọng (self-esteem). Trong khi lòng tự trọng cao dựa trên những giá trị về sự thành công cao, thì lòng từ bi với bản thân là một phẩm chất cá nhân, ở đó chúng ta đánh giá cao bản thân và đối xử tử tế với bản thân chỉ vì chúng tacon người. Với thái độ quan tâm cho bản thân giúp chúng ta nhận ra điểm tương đồng và sự liên đới giữa chúng ta với những người khác, những người chia sẻ với chúng ta những khát vọng chung và những mầm mống của đau khổ.

Theo giáo sư Kristin Neff lòng từ bi với bản thân không làm chúng ta yếu đuối, mà đúng hơn là một phương thuốc có thể làm giảm lo lắng và làm tăng khả năng phục hồi sau thất bại. Nó không đòi hỏi chúng ta phủ nhận hoặc đè nén những kinh nghiệm tiêu cực của chúng ta. Bản chất của từ bi với bản thânthừa nhận nỗi đau, cảm xúc của riêng chúng ta; và sau đó, an ủi mình bằng cách tạo ra những cảm xúc ấm áp, dịu dàng, và chăm sóc đến nỗi khổ, niềm đau của tự thân. **


Tóm lại, lòng từ bi với bản thân thường đem lại nhiều lợi ích. Khi mình biết đối xử tử tế với bản thân, chúng ta học cách mở rộng lòng mình với mọi kinh nghiệm, cảm xúc của chúng ta. Chúng ta cũng trở nên dể dàng từ bi với người khác hơn khi lòng yêu thương không có sự chiếm hữu hay vụ lợi, vì tình yêu thương chân thật đó sẽ giúp cho ta có một tâm hồn trong sáng để lắng nghe. Và một khi trái tim được rộng mở, thì toàn bộ cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hài hòa. Nhờ thế mà lòng từ bi, mong muốn cho tha nhân được hạnh phúc, sẽ được nhân đôi lên với niềm hạnh phúc của tự thân. Chính những điều đó là một năng lực từ trường có khả năng trị bệnh cho mình; đồng thời, cũng có thể giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn.

Tháng 4 – 2014

Thiện Ý


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8721)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8457)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8538)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8708)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7736)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11744)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21894)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7970)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9466)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14227)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9223)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8980)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8368)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8689)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9851)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9563)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9459)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8778)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9583)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8270)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9181)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9532)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8989)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9315)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21400)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8957)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9438)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8782)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9174)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10666)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9067)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10164)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9538)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8809)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8720)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9215)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8456)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9831)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10163)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17087)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10555)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9766)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11124)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22184)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8706)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8120)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7966)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8941)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15784)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9473)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant