Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bóng chiều quê

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17949)
Bóng chiều quê


Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Chiêu hồn về bao khúc ca yêu đời. Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát. Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca ngày mùa... (Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương).

 

Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết. Nhớ những buổi chiều nghe tiếng mõ đàn trâu đang đi về đâu đó, đang rộn lên một âm thanh rất vui tai. Chiếc mõ mà người dân quê thường đeo vào cổ trâu, để khi thả trâu ra đồng, trâu đi về hướng nào, thì người mục đồng nghe biết để đón trâu về. Chỉ đơn giản vậy thôi, mà âm thanh ấy nghe chừng như một điệu nhạc muôn đời của tình quê của hồn nước. Tiếng nhạc ấy khi nhặt khi khoan cũng báo cho chúng ta những tín hiệu là trâu đang cặm cụi ăn cỏ, hay trâu đã no nê và rủ nhau thong thả về chuồng. Sự khoan thai của những con trâu đã no cỏ, đang thong thả đi về cũng đã tạo nên hình ảnh an nhàn vào lòng người ảnh hưởng.

 

Bóng dáng của chú mục đồng ngồi ngất nghểu trên lưng trâu, cũng thảnh thơi biết mấy, mỗi khi chiều về. Cảm thấy sung sướng khi đã làm xong công việc trong ngày, cất nông cụ vào nhà ăn cơm và nghỉ ngơi. Ngồi bên chén cơm bốc hơi mùi gạo mới như đang kích thích dịch vị khát đói, sau một ngày làm lụng vất vã ngoài đồng áng. Buổi cơm chiều, thường thì với dĩa rau luộc chấm mắm nêm, vài quả cà dầm nước mắm, nhưng cảm thấy ngon lạ lùng. Vì ngoài ba bửa cơm, người nông phu không còn có gì để ăn thêm. May ra thỉnh thoảng mới có một bửa chè nếp, hay chè khoai môn, cho giữa buổi chiều. Vì miền quê về mùa hè trời nóng bức, khát nước liên tục và thèm chất ngọt khủng khiếp. Còn có lúc nào sung sướng cho bằng, làm việc đến lúc nửa chiều, vừa mệt bụng lại đói mà thấy người nhà bưng ra một soong chè, hay nồi khoai luộc? Mang đến dưới bóng mát nghỉ ngơi và ăn uống, những lúc ấy thật là cái thú tuyệt vời. Như đang tiếp sức thêm cho người nông phu, làm việc nặng nhọc dưới nắng mưa, trong những ngày phải cày bừa cho kịp vụ. Vất vã trăm bề, nhưng nhờ trời cũng được bù lại cho người nông phu, qua những tháng được nghỉ ngơi và giải trí. Việc nghỉ ngơi và giải trí của họ cũng đơn sơ lồng trong công việc làm theo mùa. Qua những câu ca như phân chia một thời khóa biểu từng việc: Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà. Tháng ba thì đậu đã già. Ta ra đồng hái về nhà phơi khô. Tháng tư đi tậu trâu bò. Để cho ta lại kịp mùa tháng năm…

 

Công việc khi nhặt khi khoan ấy, cũng điều hòa cho tinh thần của nhà nông. Để lúc mệt mỏi, còn có lúc thưởng thức những thú vui chơi. Họ vui với nếp sống đạm bạc, nhưng tình cảm thì luôn sâu đậm và đằm thắm. Gặp nhau trong những lễ hội hay các buổi tế lễ trong đình làng, đều chia sẻ cho nhau những nguồn cảm dạt dào. Cảnh buổi sáng ra đồng, hay tiếng kỉu kịt của trai gái trong làng đang gánh lúa về đầu xóm, tiếng cười pha lẫn tiếng chuyện trò dòn tan trong không gian tưởng như rộn rã lên. Trên ngọn cây cao ánh nắng xuyên qua những áng mây như giải lụa trời thướt tha, đang lơ lửng như sắp sửa buông màn. Cảnh về chiều của thôn làng như cuốn hút và thu gọn lại từng bước chân của người dân quê đi làm trở về nhà, và trả lại cho không gian tỉnh mịt của ruộng đồng. Khi ấy xóm làng cũng trở nên yên ả, vì gia đình nào cũng có vườn rộng, nhà nầy cách nhà khác vài ba trăm thước là thường. Thế nên mỗi làng từ xóm dưới lên đến xóm trên, cũng cách xa vài ba cây số. Ở thôn quê đất đai rộng rãi, nhà ở thưa thớt, không khí trong lành nên cảm thấy thoải mái. Nhờ vậy mà người dân quê ít khi đau ốm, tuổi thọ cũng cao. Công việc đồng áng tuy vất vã, chân lấm tay bùn nhưng không mảy may lo lắng. Khỏe thì làm, mệt mỏi thì nghỉ ngơi. Làm việc nhà cũng không tính giờ tính giấc, thấy bóng mặt trời đã ngã thì dọn dẹp lùa trâu về.

 

Vì công việc nông gia thì quanh năm suốt tháng, chứ đâu ngày một ngày hai mà phải làm cho xong trong một lúc. Cứ từ từ theo đà phát triển của cây cối trồng trọt. Đến mùa gieo mạ, cũng phải đợi mạ lên, cấy xong vụ cũng phải đợi cho cây lúa phát triển, mới đến việc nhổ cỏ bón phân. Như cái thời khóa biểu giúp cho người nông dân để làm việc. Trong một ngày cũng vậy, buổi sáng dắt trâu ra đồng, cày bừa đến lúc thấy vừa đủ cho một ngày. Đất được cày xới coi ngang ngửa với số đất cày hôm qua, hôm kia thì thấy đã yên lòng rồi. Thường thì người ta dùng mặt trời thay đồng hồ để biết giờ giấc. Làm lụng cho đến khi mặt trời ngả bóng chiều, chim bay về tìm tổ sau một ngày đi kiếm ăn. Chim tìm về những hàng cây đầu ngõ, để ẩn núp qua đêm. Và người nông phu cũng về, như chim. Họ tìm về dưới mái nhà tranh đầm ấm, tìm về với bửa cơm tối sum vầy. Tìm về với niềm hạnh phúc muôn đời của gia đình ấp ủ. Những lúc tìm về ấy, thật đẹp làm sao. Sẽ dịu dàng mến yêu cho vơi đi những giây phút mệt nhọc đã qua, bồi dưỡng thêm sức sống tràn đầy cho những ngày tháng sắp tới.

 

Bóng ráng sau đồi như lần lượt đổi sắc theo từng giây từng phút, như người thợ vẽ đang tô lên khung hình từng vệt sơn dầu bóng loáng. Xa xa trên trời, chợt hiện một vài nét chấm phá của những cánh chim đang bay về tìm chỗ đậu. Bức tranh thiên nhiên ấy, bây giờ có ai vẽ lại được không cho tôi tìm lại một khung trời kỷ niệm, mà từ lâu đã nhạt nhòa bóng nhớ. Vì tuổi thơ tôi đã gắn liền, đã điểm lên bức tranh ấy từng dấu chân vụng dại, một chuỗi đời ngọt ngào hương hoa. Thì làm sao tôi đành xóa mờ, hay quên đi sao nỡ? Mùi hương của buổi sáng tinh sương tỏa ra từ bông bưởi, bông cau. Hay từ buổi hoàng hôn thơm lừng hương lan hay dạ lý. Tuy đơn sơ nhưng đã thấm đậm vào lòng, khắc ghi vào dạ. Vài bóng chim đang bay về tìm chỗ đậu, in đậm dưới nền trời xanh nhạt như những chấm phá trong bức tranh thiên nhiên, rất hùng vĩ nhưng dịu dàng ấy như hồn thiên cổ của quê hương yêu dấu. Đang vẽ đi vẽ lại mãi những chuyển hóa của vũ trụ, của thời gian không ngừng trôi dần về tương lai.

 

Bóng chiều quê thật dịu dàngthanh thoát, nét đơn sơ nhưng gợi lại trong lòng người bao nỗi nhớ nhung diệu vợi. Nỗi nhớ không hình không ảnh ấy, tuy khó hình dung nhưng đã bám theo suốt kiếp. Như những ngọn khói tỏa lên dưới túp lều tranh, tỏa mùi thơm ngai ngái của cây cỏ, của đất đai, phân bón... nhưng cũng còn thoảng mùi hương hoa cỏ dại để trang sức cho không gian thôn quê, được dung hòa khứu giác, được lãng đãng mộng mơ trong những phút giây nhàn rỗi. Những lúc ấy thật là tuyệt vời, vì người dân quê không bao giờ tiêu khiển bằng những chất độc hại, nên cảm giác cũng được thuần khiếtthanh tao. Nên tinh thần vẫn luôn trong sáng để đón nhận mến yêu, để luyến lưu kỷ niệm. Kỷ niệm từ buổi tinh khôi, từ lòng son trẻ đã thấm nhuần thì không bao giờ tàn phai úa héo. Nó như nhựa sống để nuôi cây, cũng như việc đọc sách, giải trí để cho tinh thần được thoải mái.

 

Ở thôn quê, người ta thường làm nhà trở mặt ra hướng đông. Buổi chiều gần tối gió đông thổi lên mang hơi nước biển, nên khí hậu cũng được dịu lại. Quanh vườn nhà thường trồng cây ăn trái rậm rạp, nên ban ngày muỗi mòng ra ẩn núp ngoài vườn. Đến tối thì bay vào nhà tìm hơi ấm. Nên người dân quê hay nhúm một bếp trấu trước sân, nhờ gió thổi tạt vào nhà để xua đi muổi mòng. Cho nên các văn nhân thường gọi là “bếp chiều, khói lam chiều, hay mái tranh chiều thở khói...” tiếng gọi nghe cũng hay hay, cho nên bếp trấu trước nhà là một biểu tượng đặc thù của miền thôn dã. Như hơi hướm của tình quê sưởi ấm bóng chiều. Nên nhà nào cũng nhóm một bếp trấu trước nhà, nhờ khói bốc lên xua đi ruồi muỗi. Không chỉ là mùa hè thu mà thôi, mà mùa đông cũng còn nhóm được bếp trấu. Vì dầu ngoài trời có mưa lất phất, ướt trên mặt nhưng trong lòng bếp vẫn ngun ngút cháy hoài. Nhờ vậy mà dân quê cũng được ấm áp, vơi bớt cảm giác quạnh hiu mỗi khi hoàng hôn buông xuống.

 

Cảnh rộn ràng nhất, vui thú nhất là những mùa trăng. Người dân quê thường nhờ vào ánh sáng trăng, để làm lụng về đêm ở trước sân. Như đập lúa, giã gạo hay dọn bửa cơm tối ngoài sân, cũng nhờ đến ánh sáng của trời. Cứ mỗi mùa trăng, người dân quê thường đo bóng trăng theo câu hát đồng dao: Mồng một lưỡi ca, mồng ba lưỡi liềm, mồng năm lưỡi quéo, mồng sáu trăng méo, mồng bảy trăng non... mười tám nám bếp trấu, mười chín nín hông xôi, hai mươi giấc tốt, hâm mốt nửa đêm... (Ngày mồng một thì bóng trăng chỉ mới như lưỡi gà, mồng ba dày thêm một chút như lưỡi liềm cắt cỏ, đến mồng năm thì lại dày thêm một chút như lưỡi quéo dùng để móc buồng cau, hái trái dừa... đến ngày mười tám thì bếp trấu nhúm trước nhà đã cháy nám một nửa, đêm mười chín thì khi nấu chín hông xôi, đêm hai mươi là mọi người đều ngủ ngon giấc, gần nửa đêm trăng mới mọc...)

 

Con trăng mới mọc là hình ảnh đem đến thanh bình cho xóm thôn, đem đến niềm vui cho bé thơ, đem đến mộng mơ cho các chàng trai mới lớn, cho các cô thôn nữ dậy thì. Dưới bóng trăng quê được đùa vui ca hát, những khúc hát thật thiết tha qua vần điệu ca dao muôn đời mật ngọt. Và cứ hát như vậy để tính con trăng, là một điệu nhạc vui nhộn của lũ trẻ trong làng cùng nhau đùa vui... Giờ nhắc lại mà nhớ ơi tiếng hát đồng dao của thời nào tuổi nhỏ. Cứ vang vọng mãi mỗi khi nhớ về, như tiếng lòng muôn thuở ấy không bao giờ phai.

 

Những buổi trưa hè thì nhờ vào những tàng cây đa đầu làng, để cho lũ trâu nằm nghỉ ngơi nhai cỏ. Không khí oi bức, làm cho người và vật đều uể oải, khó chịu. Tiếng gà trưa trong xóm cất lên tiếng gáy não nuột. Hay nơi mái lá sau hàng tre, vọng lại tiếng kỉu kịt võng đưa, và rười rượi buồn của tiếng bà ru cháu:

 

À ơi... Ngó qua bên tê khe

Thấy mấy bụi tre, chơ... bụi trừa bụi đựng

Rứa...Ngó xuống dưới sông nọ

Có mấy hòn đá, hòn dựng mà hòn ư ư... nằm

À ơi...Tình vợ chồng là đạo nghĩa trăm năm

Dẫu mai saugiàu sang ...rồi mà...phú quý

(À ơi... có giàu sang... mà phú quý...

Thì chớ quên cái thuở lá trải lá ư ư ...nằm với nhau!

 

Câu hát đơn sơ mộc mạc của ngôn ngữ dân quê, nhưng đã chứa đựng một tình ý thiết tha với tình nghĩa vợ chồng: (nhìn qua bên kia suối, thấy mấy bụi tre, bụi mọc nơi chỗ bằng phẳng thì vươn thẳng lên cao, bụi mọc bên bờ cheo leo thì lã ngọn xuống. Nhìn xuống bờ sông có mấy hòn đá, hòn thì dựng, hòn thì nằm. Đây là diễn tả về cảnh thiên nhiên của tạo hóa. Để từ đó diễn giải về tình vợ chồng là cái đạo nghĩa của suốt một cuộc đời. Và đi đến một lời khuyên phải gìn giữ cái đạo làm người: Là vợ chồng nên chung sống với nhau cho tròn thủy vẹn chung. Dẫu mai saugiàu sang phú quý, thì đừng quên cái thuở "lá trải lá nằm", tức là cái thời hàn vi.

 

Vì thường ở thôn quê, người nông phu buổi sáng ra đồng cày cấy, đến trưa người vợ mới mang cơm ra cho chồng. Cơm thường nấu xong rồi đem gói vào một chiếc mo cau, ém lại thật chặt. Đến khi mở ra dùng dao xắt thành từng lát, chấm với muối mè, hay muối đậu phụng sả ớt và được ăn lúc bụng đã đói cồn cào, thì hỏi còn cao lương mỹ vị nào mà ngon hơn thế nữa? Cơm được đưa đến dưới gốc một bụi chuối (chuối là loại cây ưa sống chỗ thấp có nhiều nước, nên bên bờ ruộng người ta thường trồng chuối), rồi người vợ ngắt một tàu chuối trải ra để dọn cơm cho chồng ăn; rồi ngắt một tàu chuối khác để quạt cho chồng mát. Khi ăn uống xong thì người vợ lại ngắt một tàu chuối trải ra cho chồng nằm nghỉ ngơi một chút cho khoẻ). Những việc săn sóc chồng ấy là người vợ đã chia sẻ một phần công lao với chồng. Nên lúc ấy là lúc mà tình nghĩa vợ chồng trở nên đậm đà thân thiết. Và lúc ấy cũng là lúc chứng tỏ tình cảm vợ chồng đẹp nhất. Cái đẹp không hình dáng, không thể vẽ lên một bức tranh cho người đời chiêm ngưỡng. Nhưng nó sẽ hiện hữu như một bức tranh vô tướng, mà những ai đã sống qua những tháng ngày với quê hương yêu dấu ấy. Đều vẫn còn mãi trong tâm thức hình bóng tình nghĩa vợ chồng, hay hình bóng quê hương muôn thuở.

 

Tình tự của người dân quê thì đơn sơ như thế đó, nhưng cũng đẹp biết bao. Cái đẹp không son phấn, cái đẹp hồn nhiên nhưng vĩnh cửu, không bao giờ đổi thay, không bao giờ phai tàn. Vì tâm hồn của họ được ướp bằng hương đồng cỏ nội, được thở không khí trong lành tinh khiết của miền quê, được ăn rau tươi, trái chín tới và nhất là tình bà con làng xóm luôn đầm ấm như bếp lửa hồng mẹ nhóm, để sưởi ấm những chiều đông. 

 

Thế nên mỗi lần đi xa được trở về, đi ngang qua cảnh đồng quê trong lúc mùa về, là mỗi lần nỗi nhớ như quặn thắt. Nhớ làn gió nhẹ lùa qua hàng tre tiếng đưa kỉu kịt, phảng phất mùi hoa dại ven đường hay hương lúa từ những cánh đồng trải dài đưa lại. Nhưng tất cả đã xa rồi, nên biết tìm đâu ra kỷ niệm xưa, khung trời cũ, cho lòng được gởi về để ấp ủ mến yêu.

 

Giờ đây nơi đất khách quê người, nơi muôn vàn xa lạ với thời tiết mùa đông băng giá, mà mùa hạ cũng hiu hắt lạnh lùng, khiến cho lòng ta mãi vẫn nỗi buồn. Vì đã xa rồi những mùa hè nồng ấm, những buổi tàn thu gió lành lạnh sang đông. Cái lạnh chỉ hơi se một chút của ngọn gió heo may cho chớm hồng nắng xuân, cho chớm vàng bông cải. Lòng trời rộng đã ôm ấp quê hương như vòng tay mẹ ôm con. Thời tiết bốn mùa đã dung hòa tưới tắm cho đồng ruộng xanh mầu, cho vườn cây xanh lá, như tình mẹ mãi muôn đời quạt nồng ấp lạnh cho con.

 

Nên hình bóng quê hương vẫn mãi như trăng đầu núi, như nguyệt đêm rằm. Ánh sáng vẫn vằng vặc trong lòng muôn thu, vẫn soi lên muôn vàn nỗi nhớ. Nhớ những buổi chiều vàng, khi nắng dần tắt sau đồi với hình bóng cha đang trở về sau một ngày làm lụng ngoài đồng. Hình bóng ấy cũng vẫn còn vằng vặc muôn thu, vẫn thấm nhuần vào lòng con như cha đã âm thầm trao truyền những cảm xúc, những lời yêu thương không nói. Như mẹ đã một đời tận tụy, vắt sửa nuôi con với ngày hạ quạt nồng, với đêm đông đắp ấm và hướng dẫn cho con từ những bước đi vừa chập chững vào đời.

 

Và bây giờ đã xa, bây giờ đã nghìn trùng một hình bóng cha, một hình bóng mẹ và một hình bóng quê hương, như tất cả đã hòa tan và gói tròn vào niềm nhớ. Nên mỗi khi chiều về sẽ không còn tìm đâu thấy khung trời cũ, bóng hình xưa rất thiết tha, rất dịu dàng từ ái. Nhưng hình ảnh ấy, bóng dáng kia sẽ không bao giờ nhòa phai trong lòng người xa xứ. Và hình ảnh ấy muôn đời vẫn đẹp, muôn đời vẫn thơm tho, ngọt ngào...

 

Ôi ! "Bóng chiều quê".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11201)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8370)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8170)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8377)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9327)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8705)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9036)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9050)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8206)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8251)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10778)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8833)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27626)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9025)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8791)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11312)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10041)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11668)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8856)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8805)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9609)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9267)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17354)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27424)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15552)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 8978)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8788)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10694)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8509)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9414)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8380)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7880)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9179)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8847)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8357)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8358)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9195)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9016)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9090)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9004)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10684)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14586)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10071)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8872)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 8962)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 21842)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8753)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8654)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8392)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8471)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant