Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gọi cõi đi về …

15 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13842)
Gọi cõi đi về …


coi-di-ve-contentTrăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây dù là qua bao nhiêu vật đổi sao dời, dù là trải qua vô tận số kiếp trong sáu nẻo trầm luân, dù là thay muôn hình vạn trạng, nhưng ánh trăng đó vẫn còn hằng sáng, lung linh vi diệu, vì đó là sự sống …, chỉ cần chúng ta quay đầu, tìm đến cõi đi về ..

Kính dâng tặng những người mang chiếc áo cô đơn với lý tưởng, tình yêu và tuổi trẻ vào đời…

 

Một sớm mai về, ôm vũ trụ

lỡ tay đánh mất một trời thơ

ngõ xưa, gió thoảng bên hư ảo

hờn dấu tuổi tròn, tóc xoã mơ

 

hỡi em ngày tháng tuổi vô cùng

bây chừ còn khép cánh ưu tư

sao không thả mộng theo hơi thở

cho ánh trăng vui nở trọn lòng…

Nguời cùng tử vẫn lang thang trên mọi góc phố của cuộc đời, bâng khuâng, tìm kiếm, soi lùng trong mọi góc tâm để tự vấn. Tuổi đã vô cùng chất chồng theo ngày tháng, gánh chứa những phiền muộn như gom cất tư lương vào chốn thâm u, góc tối cuộc đời. Đã có bao giờ dám mạnh tay để thả những hư mộng phiền não theo hơi thở, để cho trăng tâm được nở nụ cười, thay vì cứ ôm mộng tưởng điên đảo để gán cho đó là chân thật, là hiện hữu trong siêu thực của loạn tâm. Vô lượng thế kỷ qua vẫn là cuộc trùng phùng, ngăn cách, gần gũi, xa lìa … như tiến trình mở khép của tâm, của ảo hoá (mãya). Trên đôi tay, trong góc tâm nầy, bầu trời vẫn xanh, mây vẫn ung dung trôi chảy, chỉ còn chăng là đôi khi tâm vuốt lại tâm, xếp lại dấu xưa, để mảnh trăng tâm tròn trịa tuổi đời, làm dậy lên bao sóng gió trên mặt nổi của vùng vô thường.

Vẫn cùng nhau nhảy múa, cất tiếng hát của bé thơ, nghe lại những chắt chiu của tâm lượng, thấy trần sa trong mộng đẹp, cảm nhận chân thường trong cách di dời, chuyển động, để còn là bờ cát biển vẫn rì rào, vi vu điệu nhạc muôn thưở.

lớp lớp phù sa trường ảo mộng

trùng trùng sóng nước thấm bờ vai

có con chim nhỏ đang yên ngủ

giọt nắng vô tình, gọi gió mây...

Hãy khẽ tay vóc lên từng hạt cát đi em, có bao giờ em lắng lòng nghe được mảnh tâm tình của hạt cát trải dài theo ven biển, cát nói nhiều lắm, đa ngôn đa tình, vô thủy khứ lai nằm trân mình trước sóng gió, mưa nắng...mà chỉ có người đã từng ngồi tịch liêu, im lặng thật sâu mới nghe rõ ngọn ngành được âm thanh vi diệu vô ngôn nầy. Hãy nắm trong tay những giọt nước của đại dương, nước của lòng, nước của cội nguồn không tướng, và để rồi, có bao giờ em hỏi “nước trong tay nhiều hay nước của đại dương rộng lớn, bao la”, vì tánh nước vẫn lộ nguồn vô thủy vô chung.

Người ta nói rằng hiểu một là hiểu được tất cả, vì vũ trụ vốn tương duyên tương sinh, vỗ đôi bàn vào nhau để có âm vang, nhưng âm thanh sẽ còn hay mất trong tiếng vỗ tay, đi đâu, về đâu? Cho nên, vì mù mờ bước đi, dùng ngôn ngữ suy diễn, bỏ ý giữ lời, nên vô lượng tham sân si vẫn tràn đầy, những mảnh tình say ngất vẫn bừng vang, những cuồng loạn của tấm lòng vẫn như cường toan loan chảy, cháy toan những mộng đẹp kỳ diệu của đời người. Có phải vì chúng ta thiếu sự dừng lại, chiêm nghiệm hơi thở trên từng bước chân, trên từng sớ thịt của tâm, để lặng lòng cho lớp phù sa từ nội kết toả rộng, chan hoà nuôi dưỡng tâm trên bước đường đi không bến. Người tìm về bến, là người ra đi, người trở về là người tiếp bước, và nghịch lý của nội tâm, có phải chăng cũng là thoảng hương thơm của giáo pháp ..

Con đường mở rộng thênh thang nào phải là của các mệnh từ, những danh hiệu, được dán nhản với bao nhiêu danh xưng cao sang, quyền quí, mà chính ra phải là vuợt khỏi những rào cản, vuợt khỏi chính thực tướng của thực tại, những be bờ che chắn, như đám mây che lại ánh trăng huyền diệu, vì nếu không thì tâm vẫn còn bị vẩn đục, miên man trong trường thiên tài sắc danh thực thụy, không chính danh, chưa gọi đúng tên em trong từng một niệm vuông tròn..

"Như giữa đống rác nhớp,

Quăng bỏ trên đường lớn,

Chỗ ấy hoa sen nở,

Thơm sạch, đẹp ý người."

 (Kinh Pháp cú 58. Phẩm Tâm).

Cảm nhận được tâm vô lượng trong cõi đời, tâm của bồ đề, của sự dấn thân, đối diện với tử sinh … Trong một bài viết ngắn, tôi tạm gọi là “Ông Phật nhỏ” của những hành giả trên đường đi về, gọi cõi vô thường:

Sự xuất hiện của Đức Từ phụ đã đánh thức nhân loại trong chiều sâu giấc ngủ vô minh. Nhưng cũng từ đó, bên cạnh những người đầy đủ nhân duyên nhận rõ Chân tánh nơi mình đã nối bước chân giác ngộ; thì cũng có những người lăn xăn chạy đi tìm Phật? Phật ở đâu? và quên rằng Phật chính là tâm của mình khi không còn bóng dáng của bụi trần che lấp.

Đức Phật của mỗi người không có “trụ xứ” mà tùy tâm thị hiện. Thành Phật có nghĩa là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Cho nên, không một đức Phật nào không cứu độ chúng sanh và không một người con Phật nào (Phật nhỏ) là không cưu mang lòng từ đến với mình và các loại. Bài thơ nầy ghi lại cảm xúc về những con người “trên cầu Phật pháp, dưới hóa độ chúng sanh”. Lăn tăn sóng nước, gió thổi rung rinh... chỉ là những điệu nhạc du dương, êm dịu là tươi đẹp cuộc đời, nhưng tòa ngồi “rỗng không” hay nhận thức rõ “tánh không” của vạn pháp, thì không có gì có thể ràng buộc được hành giả trên con đường đại nguyện.

ÔNG PHẬT NHỎ

 

Này ông Phật nhỏ

ngồi trên lá sen

lăn tăn sóng nước

miệng vẫn mỉm cười

 

Này người Phật nhỏ

ngồi trên cành sen

gió thổi rung rinh

an nhiên tự tại

 

Này ông Phật nhỏ

ngồi trên tòa sen

nguyện cứu muôn loài

nên chưa thành Phật

 

Sen hồng vẫn nở

lửa cháy ngập trời

còn nước mắt khổ

tòa ngồi rỗng không….

 (24.11.2000).

Trong thời gian còn làm tại Y tế, tôi có quen với Bác Đinh văn Tuấn tức thi sĩ Tuấn Anh, cũng là nhà Tử vi học, là bệnh nhân của tôi. Một lần, Bác nhìn gương mặt tôi dò xét, suy nghĩ lâu lắm và sau đó, viết tặng tôi 2 câu thơ:

 

Trần gian một kiếp cầu thanh thản

tục lụy trăm năm, trả gió sương…”

 

Tôi đã mang hai câu thơ nầy trong tôi như một hệ lụy tất yếu, cố vùng vẫy ra để bước ra, nhưng có lẽ vì nghiệp dĩ sâu dày, nên bước chân đi vẫn còn luôn bị quờ quạng. Cuộc đời ai là không muốn được an nhàn, thảnh thơi, rong chơi trong cõi tử sinh, như “thần thông du hý”, nhưng đã mang lấy kiếp của con người, mỗi người trên bước đường đi trong cuộc sống là đáp số của những hệ lụy đã qua tác động đến và là ấn số cho những bước kế tiếp… do chính người đó tạo ra, dù vô tình hay hữu ý, trong cuộc đời nầy.

 

"Như từ một đống hoa,

Nhiều tràng hoa được làm.

Cũng vậy, thân sanh tử,

Làm được nhiều việc lành."

 Pháp cú 53

Mỗi người tùy theo hoàn cảnh, môi trường, địa vị, kiến thức, tri thức v.v… của mình, để trả nợ cho gió sương, dù muốn hay không. Có những hạt sương mê mờ, vướng bận, oan trái, nặng nề như hòn núi, làm cho đời sống con người rơi vào những bất hạnh, khổ đau, trở thành gánh nặng cho con người, xã hội hoặc có thể gây nguy hại to lớn cho đời sống nhân sinh; nhưng, cũng có những hạt sương rơi đẹp lạ lùng trong trời đất, tô điểm thêm cho đời sống con người có ý nghiã đóng góp, hy sinh, hiến tặng cho nhân loại những giá trị nhân bản đích thực.

Nói đến hạt sương rơi, nói đến cơn gió phù du, cũng là nói đến những sợi vô thường trong cuộc sống, nhưng qua đó, lại có sự thể hiện tánh chân thường tuyệt đẹp, trực tâm, sống thực, nằm sau bức màn ảo hoá, duyên sinh.

Vâng, còn nước mắt khổ, toà ngồi rỗng không. Đạo Phật là đạo của dấn thân vì sự khổ của chính mình và của con người, vì không có sự đau khổ, sẽ không có đạo Phật xuất hiện, chỉ đường thoát khổ. Những Ông Phật nhỏ, những người mang lý tưởng, tình yêu, tuổi trẻ đi vào đời, vẫn mang trên vai chí nguyện làm lợi ích cho người.

Mây vờn đỉnh núi phiêu bồng

Trăm năm tô lại cánh thơ tuổi hồng

nằm nghe hơi thở phù vân

bên sân ngỏ trước, bồng bềnh nắng mai

 

sáng ra, mở cửa tìm thơ

ồ hay em đã mang trăng đâu rồi

ta đi tìm lại gói mơ

luân hồi vẽ lại mảnh tình thưở xưa

 

đất men tình tự con người

hữu sinh nên cỡi mây trời mênh mông

trong tâm điểm chấm sen hồng

người vào lạc chốn, nổi lòng hư không 

 

nơi vườn khuất lối nhân sinh

lời kinh năm ấy, gối mơ em nằm

hiu hiu gió cuốn tờ kinh

còn chăng một chữ chân không hữu tình..

Hỡi tuổi trẻlý tưởng của tôi, đã có những ngày, những năm tháng ôm hoài bão làm được gì đó cho cuộc đời, qua tấm lòng, qua những sở hữu của tâm và vật, của kiến thức, tri thức, từ thiện xã hội v.v… được bồi đắp và cưu mang; nhưng có phải một lúc nào đó, nhìn lại, quán chiếu lại, chúng ta lại nhìn thấy những lời đó, mộng ước đó thật là hư ảo, vì chứa đựng trong nội dung là những tham vọng, những ưu tư vị kỷ, vun đắp thêm những sở hữu cho chính mình… dù rằng ở bên ngoài được tô son vẽ phấn thật đẹp, thật quyến rũ… với những mỹ từ thật kêu. Càng có tiếng vang, càng sở hữu nhiều, cành nhiều danh vọng, cũng là lúc chứa đựng trong nội hàm của bỉ thử, nhân ngã… thành hình, mà nhiều khi vì quá vi tế, khó nhận được ra và đó cũng là “phiền não chướng và sở tri chướng” làm ngăn cản đường dấn thân chân thật.

Nếu có một lần nào đó, được hữu duyên, chúng ta tiếp cận với đạo Phật- nơi đó có gia tài tâm linh vô giá của đức Phật, được Thầy Tổ gìn giữ, “truyền đăng tục diệm” và trao truyền lại. Gia bảo đó không nằm ngoài nơi đâu, nhưng chính trong lòng bàn tay huyền diệu, trong thân tâm của chúng ta. Hãy khám phá, khai thác kho tàng đó, áp dụng vào đời sống, đem lý tưởng từng cưu mang cần trui luyện, tu tậpchuyển hoá theo tinh thần của Ba Pháp Ấn hay Ba Pháp Môn Giải Thoát “Khổ - Không – Vô Thường Vô Ngã”, thì chắc chắn rằng, lý tưởng của chúng ta sẽ khác, sẽ hồi sinh, vững trải, trực tâm và có nội dung phong phú, súc tích vô cùng có thể giúp ích cho mình và người một cách thiết thực, vì con đường của lý tưởngcon đường của từ bỏ và nơi đó, không còn là những bỉ thử thường tình, mà là một tấm lòng mở rộng..

Ánh trăng sẽ hiện rõ ở bất cứ nơi nào có nước, bầu trời sẽ rộng bao la khi không có áng mây (Thiên giang hữu thũy, thiên giang nguyệt. Vạn lý vô vân, vạn lý thiên) như câu nói nào đó đã diễn tả đủ bản chất của nội tâm.

Hỡi tình yêu của tôi, tưởng đã ngủ yên cùng năm tháng, dại khờ như sỏi đá, nằm yên bất động thiên thu với những khối tình say. Nhưng, đạo Phật đã vực đánh thức dậy, trong buổi sáng hôm nào đó, trong một khoảng thời gian nào đó, đã chín mùi, đã trưởng thành, nhìn rõ mặt mũi cội nguồn xưa, chất xám của hữu tình bao la, phổ quát… Những bước chân của tình yêu là bước chân dẫm chắc trên đại địa của tâm không hoen ố, của không tánh để mở rộng cả bầu trời, không gian vô tân. Tình yêu được nhân lên sau bao sóng gió, giông tố, nghịch cảnh, của cuộc đời như lẽ thường, trưởng thành từ lý tưởng dấn thân, chia sẻ, cảm thông, đem chính mình làm ích lợi cho mình và người. Không có sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và không được tưới tẩm qua giáo pháp vị tha, từ bi, trí tuệ .. thì tình yêu, lý tưởngtuổi trẻ đó chỉ là lời nói vô hồn vô nghĩa, không có giá trị đóng góp cho chính mình, huống gì là cho con người.

Có phải ở một lúc nào đó, thời gian nào đây, chúng ta từng sợ, sợ những hão huyền bay mất, sợ những mông lung của cuộc đời, bắt gặp nhau như màu hoa phấn bay khắp mọi nơi, mong gói ghém nhau lại trong tình say, tình si, với con tim run rẩy.. Sao không để cho muôn vàn cánh hạc đẹp của tình yêu tung bay lên bầu trời, để sự sợ hãi chỉ là một dấu chấm dĩ vãng của nội kết, để đến với nhau trong tinh thần khác, biết yêu thương thực sự với sự kỳ diệu trong tâm…

Em thật nhẹ, chỉ sợ tình bay mất

sợ mùi hương bảng lảng ở đâu đây

sợ những lúc hờn nhau trong ước vọng

sợ mây trời không đủ che nắng mưa

sợ nổi nhớ bỗng tròn to bằng vũ trụ

sợ vụng chân, vấp ngả ở lưng trời

sợ tay nắm tự buông lơi từ vạn cổ

sợ sát na, mà cứ ngỡ thiên thu…..

Con đường của Phổ Môn là cánh cửa dung thông, tự tại, vô úy, không sợ hãi, thong dong trên thực tại của tâm mở rộng, biên giới của vị ngã sụp đổ, còn chăng là tấm lòng. Chúng ta hãy mang tấm lòng chân thành đó để cho và vì con người như hạnh nguyện của Bồ tát Quán thế Âm trong hạnh lắng nghe và chia sẻ. Bộ Kinh Phổ MônBộ kinh mà tôi đọc mỗi ngày, được tìm gặp, có duyên khi tuổi trẻ, lý tưởng và tình yêu có nhiều nổi dại khờ, và đem áp dụng trong đời sống. Lạ lùng thay, từ nơi đâu đó, tự nhìn được tình yêu bao la của Ngài trong các cõi. Không chỉ có trong thất nạn, nhị cầu, tam thập nhị ứng… vì ngàn mắt ngàn tay, đã là biểu trưng, biểu tượng chân thật cho tình thương bao là của Ngài, vì sự khổ con ngườihoá thân ứng hiện, cứu khổ, cùng khắp.

Đó cũng là tinh thần sống động của Phật giáo ứng hoá thân vì con người và cũng là nét đặc thù của Mật giáo, qua tình yêu thương vi diệu nầy, do sự “ chuyển y” đến từ tâm bồ đề. Là người con Phật, chúng ta ra sao, làm được gì và mỗi người tự trả lời câu hỏi nầy cho chính mình?

"Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời"

 Pháp cú 54

Trăng hôm nay đẹp quá. Gương mặt son tươi, mát mẻ, sáng chói trên bầu trời của đêm Rằm tháng Tám. Trong căn phòng khách, ngồi bệt dưới đất, bên chiếc bàn tròn bằng thủy tinh, thay vì ngồi xếp bằng, nhưng ai cũng sải chân ra cho thoải mái. Buổi Thiền trà hôm nay chỉ vỏn vẹn có ba người. Mở cửa sổ cho trăng rọi vào, để nhìn thấy mặt mũi của trăng đêm, lắng nghe tiếng trăng ca hát, nhẹ nhàng. Những chung trà ấm được rót đầy, làn khói nóng trong veo lan toả, hương trà ngào ngạt, bay lãng đãng, đem lại cho không gian một nét đẹp lạ kỳ. Bánh trung thu gồm nhiều loại được cắt ra chia đều, đặt trên dĩa nhỏ. Thưởng thức bánh, cảm thấy hương bánh được dùng vào đúng dịp, đúng lúc sao mà thơm ngon quá.

Chúng tôi nói với nhau về các câu chuyện đạo, về tôn giáo tỉ giáo, về giáo lý tánh không, luân hồi và chút nào đó, có thơ văn … Không gian như mở rộng ra, thời gian thì vắn lại, thoáng chốc đã gần ba tiếng đồng hồ trôi qua … Vẫn biết rằng, như Kinh thường nói: “tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng” (nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ).

Mỗi người trên bước đường đời, bước chân trên cõi nhân sinh vỏn vẹn nhiều lắm là có trăm năm, so với thời gian dài vô tận, và chiếm một vị trí nhỏ nhoi trong không gian bao la. Nhưng, mọi người đều mong mỏi, ao ước được hạnh phúc, đạt được Chân Thiện Mỹ trong đời sống, và làm được gì đó, có ý nghiã cho mình và xã hội, con người. Bước chân đi và trở thành thánh thiện là bước chân dẫm trên mảnh đất trong hiện tại, bây giờ, ở đây, vì đó là sự sống- nơi không có quá khứ, vị lai mà chỉ có hiện tại. Hiện tạichúng tôi đang ngồi đây, nói về và nói đến trăng, nói về tâm, một hình ảnh quả đẹp lạ lùng, không thể diễn tả được. Lòng cảm khải dâng trào ..

 Người ngồi gọi ánh trăng xưa

trong chung trà nóng lung linh ánh vàng..

Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây dù là qua bao nhiêu vật đổi sao dời, dù là trải qua vô tận số kiếp trong sáu nẻo trầm luân, dù là thay muôn hình vạn trạng, nhưng ánh trăng đó vẫn còn hằng sáng, lung linh vi diệu, vì đó là sự sống …, chỉ cần chúng ta quay đầu, tìm đến cõi đi về ..

Mượn đêm trăng Rằm tháng Tám, mượn lời thơ văn, với lòng thành, thanh tịnh, nâng chung trà nóng hôm nay, giờ nầy, để thưởng thức như uống cả ba ngàn cõi đại thiên, uống cả ba thời quá khứ hiện tạivị lai, thấy được mảnh trăng tâm thật đẹp ẩn hiện, sáng ngời trong chung trà … Xin được mạn phép kính dâng tất cả mọi người chung trà nầy, như một tấm lòng quí kính, chia sẻ …

 

Đêm Trung Thu

Viết xong ngày 22.09.2010

 

Cư sĩ Liên Hoa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1233)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1430)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1505)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1440)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1383)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1194)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1307)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1297)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1380)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1399)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1468)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1329)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1428)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1335)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1307)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1369)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1307)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1484)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1738)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1432)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1733)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1338)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1249)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1458)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1322)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1384)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1531)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1765)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1775)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1583)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1782)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1467)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1437)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1954)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1519)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1477)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1429)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1398)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1488)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1343)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1613)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1597)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1467)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1469)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1357)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1762)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1513)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant