Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lễ Hội Chùa Viên Đức - Đức Quốc

11 Tháng Sáu 201422:53(Xem: 9863)
Lễ Hội Chùa Viên Đức - Đức Quốc

Lễ Hội Chùa Viên Đức-Đức Quốc

Trần thị Nhật Hưng

 

blank

 Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng: “Chị này, ghé nằm bên tôi đi, thấy chị ôm ốm don người còn...nhét vào được, chứ...béo, thì...không có chỗ đâu nhé!”. Không chần chờ, tôi “check- in” ngay vào...khách sạn “không sao” này, và mỉm cười cho câu chào đón mời tôi...dễ thương như vậy đó của “nhân viên” phòng tiếp nhận. Tôi chợt nhớ đến lời “khen” của một vị sư bên Mỹ: “Phật tử Âu Châu chịu thương chịu khó ham tu, chứ các nước khác tu...sang lắm!”. Điều đó cũng đúng thôi, một phần tư thế kỷ tu học qua các khóa Âu Châu ăn chay nằm đất cũng quen rồi và căn cơ phước báu của Phật tử Âu Châu chỉ có thế thôi. Ngày xưa Đức Phật còn bỏ cả cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, giường êm nệm ấm để vào rừng tu cơ mà, thì đối với Phật tử Âu Châu nhằm nhò gì mấy cái...lẻ tẻ không đáng quan tâm này. Điều họ quan tâm là đúng 6 giờ sáng hôm sau, ai nấy đã thức dậy tập trung nơi chánh điện công phu khuya rồi sau đó đúng 9 giờ 30 để nghe Hoà thượng Phương Trượng giảng về “Thế nào là chúng sanh” cho Phật tử hiểu sơ qua để chuẩn bị tinh thần tham dự buổi “Đại Trai Đàn Chẩn Tế” vào 14 giờ chiều cùng ngày.

blank

Chúng sanh là ai? Theo lời Hoà Thượng là những loài khởi từ lòng tham mà ra: tham dục. Từ hữu tình: Con người, đến loài vô tình: Cây cỏ. Loài nào cũng ham sống sợ chết. Tham ăn, uống, ngủ nghỉ và tham đủ thứ...Lòng tham thì không chỉ riêng loài hữu tình hay vô tình mà ngay cả chư thiên ở... cõi trên cũng vẫn có lòng tham để rồi phải chịu cảnh như tiên bị đọa. Đọa rồi lại tu, tu để trở về lại cõi tiên. Cái vòng luẩn quẩn cứ như thế đấy. Nhưng được có cơ hội tu là điều may mắn, chứ loài súc sanh, ngạ quỉ, a tu la... đọa địa ngục rồi thì khó tu lắm để chuyển nghiệp. Hiểu như vậy, thì chúng ta không sợ trước cái chết. Vì chết là trạng thái chuyển nghiệp. Và nghiệp chuyển tốt, xấu tùy vào cách “tu” của ta hiện tại. Những ân oán giang hồ, cũng theo đó mà tìm đến nhau qua nhân quả báo ứng thể hiện trong sự kết hợp cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái, hàng xóm...v.v... Và Hòa Thượng đã khuyên Phật tử lấy kinh nghiệm của gà ấp trứng, nếu ấp không đều, trứng nào nằm ngoài không đủ nhiệt độ sẽ ung thối không nở thành con; thì Phật tử chúng ta, học đạo, hành đạo, cũng nên “ấp” cho đều, không nên bỏ công phu tu tập nào mới có thể tròn đầy “nở” thành “con” (con người) được.Ví dụ, nói chi đâu xa, chỉ ngũ giới thôi: không sát sanh, tà dâm, trộm cắp, vọng ngữ, say sưa bia rượu; chúng ta chỉ “ấp” được 4 giới, còn một giới chúng ta...quậy đẹp thì cũng ung thối thôi hà.

Rồi khi, những ai sau khi tắt thở, trong vòng 8 tiếng thần thức vẫn còn trong thân thể để cảm nhận và nhận biết mọi sự việc xảy ra xung quanh, sau đó sẽ xuất hồn theo nghiệp mà đầu thai. Sau 49 ngày không đầu thai được, linh hồn cứ vất vưởng, đó chính là cô hồn vậy.

 

Lần này, hôm nay, nhân lễ Phật Đản 2638, khánh thành Cổng Tam QuanQuan Âm Các của tu viện Viên Đức, cùng nhận thấy thời gian gần đây vô số những vụ tai nạn chết tập thể, hết máy bay, tới tàu thủy, sóng thần, bão tố, chiến tranh, bao oan hồn uổng tử bị mất xác, không nơi nương tựa, Hòa Thượng đã tổ chức giới đàn thật lớn để cầu nguyện những hương hồn sớm siêu thoát trong Đại Trai Đàn Chẩn Tế vào lúc 14 giờ cùng ngày.

blank

 

Lễ chẩn tế rất qui mô công phu kéo dài đúng 5 tiếng rưỡi đồng hồ, qua sự chủ sám của Thượng Tọa Thích Hoằng Khai đến từ Na Uy cùng một số Chư Tôn Đức.

Lễ chẩn tế bắt nguồn từ thời Đức Phật hiện tiền. Từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa rồi đến Việt Nam.

Ngồi suốt 5 tiếng rưỡi đồng hồ, chân tay ê ẩm, nhưng bù lại được chứng kiến nghi lễ vô cùng ngoạn mục, chiêm ngưỡng bàn thờ thiết kế trang nghiêm đẹp mắt, tai được nghe thanh nhạc Phật Giáo qua những tiếng khánh, linh hòa điệu cùng lời tán (tụng kinh) của Thầy chủ sám trong sắc phục áo mão của Ngài Địa Tạng, quả là một buổi đáng ghi nhớ. Giọng Thầy Hoằng Khai rổn rảng, âm hưởng mạnh, nếu so với giọng ca sĩ thì phải thuộc hàng danh ca. Tôi chợt có sự so sánh ngộ nghĩnh. Vì rõ ràng, người cư sĩ bình thường, cũng giống như ca sĩ “cây nhà lá vườn” cất giọng lên nghe biết liền, đã lạc giọng còn yếu xìu, mà sức ca hay tụng cũng không thể kéo dài chừng đó tiếng đồng hồ được. Tôi phục lăn quí Thầy, nhất là Thầy chủ lễ. Thầy cất tiếng tán trầm bổng, tay còn bắt ấn “làm phép” quơ qua quơ lại dẻo quẹo rất linh động, thỉnh thoảng cầm cục gỗ nện xuống bàn nghe cái “cạch” làm như đang thị uy những cô hồn nhốn nháo tranh giành vậy.

 Điều mà tôi vô cùng thích thú là lúc, cùng với lời niệm chú, từng chặp, Thầy nắm từng nắm gạo, bánh kẹo lẫn tiền cắc, tiền giấy cuộn tròn, tung xuống...khán giả. Mọi người quơ tay lên chụp cùng nhặt những đồng tiền vương vải dưới đất gợi tôi nhớ lại thuở ấu thơ, tôi cùng con nít hàng xóm từng làm “cô hồn” tranh nhau nhặt những bánh kẹo, tiền cắc do mẹ tôi thường cúng vào rằm tháng 7. Bây giờ...đã mấy chục năm rồi, tôi tìm thấy lại kỷ niệm nơi đây, tiếp tục làm...cô hồn để nhặt những món Thầy ném xuống. Ôi, kỷ niệm xa xưa ngập tràn, lòng lâng lâng vui sướng biết chừng nào!

Buổi chẩn tế kết thúc đúng 19 giờ 30 sau khi Thầy chủ lễ hướng dẫn mọi người di chuyển ra trước Cổng Tam Quan đốt những bài vị ghi tên người đã khuất cùng cầu nguyện hương hồn những ai còn vất vưởng sớm siêu thoát.

Năm tiếng rưỡi đồng hồ cho chẩn tế, tay chân thật ê ẩm nhưng vẫn không cản trở lòng tín tâm cầu đạo của Phật tử Âu Châu để nửa tiếng sau lại vào chánh điện ngồi tiếp (ngồi bệt) để nghe thuyết giảng.

Vì số lượng Phật tử khá đông, giảng sư cũng nhiều, Hòa Thượng Phương Trượng đã chia thành ba lớp. Lớp trong chánh điện do tiến sĩ Seelawansa, tu sĩ Tích Lan kiêm giáo sư đại học ngành tôn giáo học tại thủ đô Wien Áo quốc đảm nhiệm. Lớp do Thầy Hạnh Nguyện đến từ Thái Lan phụ trách. Thầy sẽ kể chuyện Thái Lan trong Trai Đường của Chư Tăng. Lớp ngoài trời, dưới lều vải dành cho ai có tâm hồn nghệ sĩ sẽ do Thầy Thích Viên Giác (Phi Long) vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ hướng dẫn nói về ý nghĩa của “Xuân trong ta”.

Thân tôi đâu thể xẻ làm ba, nên tôi chọn lớp trong chánh điện để nghe sư Tích Lan với hy vọng tìm thấy sự mới mẽ khác lạ từ vị sư ngoại quốc này.

blank

 

Quả là giáo sư đại học có khác, trong cung cách khiêm cung và giọng nói từ tốn nhẹ nhàng điềm đạm dễ đi vào lòng người, Thầy Seelawansa giảng bằng tiếng Đức với sự thông dịch lưu loát tuyệt vời “không thể nghĩ bàn” của Đại Đức Thích Hạnh Giới, trụ trì chùa Viên Giác, Đức quốc đã đem lại cho đạo tràng một không khí vừa trang nghiêm vừa thân thiện.

Trước khi vào bài giảng, Thầy Seelawansa nói sơ về nhân duyên biết đến Phật giáo Việt Nam qua hai Thầy: Hoà Thượng Thích Minh TâmHoà Thượng Thích Như Điển (Nhị vị từng lãnh giải danh dự người có công phát triển Phật Giáo tại xứ người do chính phủ và Giáo Hội Tăng Già Tích Lan trao tặng). Và để tưởng nhớ đến người bạn thân quí vừa khuất, Thầy Seelawansa xin vài phút để cùng nhau mật niệm đến cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm.

Sau đó bài giảng được bắt đầu không ngoài những điều mà Phật tử thường nghe thường thấy, nhưng...ít hành hay chưa hành đấy thôi. Đề tài không cao vời, Thầy nhắc nhở Phật tử không nên chấp vào danh từ rồi tưởng tượng mông lung mà nên hiểu (giác ngộ) để thực tập ngay chính cuộc sống ta sinh hoạt hằng ngày. Có mấy ai thức tỉnh (tỉnh thức) để nhận biết ta đang làm gì hay chỉ hành động theo thói quen và xem đó là chuyện tự nhiên bình thường. Nếu thói quen đó lành thì không vấn đề, nếu thói quen sát sanh coi như chuyện hiễn nhiên thì vô cùng nguy hiểm. Tại Việt nam ngày nay, chỉ nội cái ăn mà thiên hạ cũng bày ra nhiều cách ăn vô cùng tàn nhẫn để rồi xem đó là chuyện bình thường. Nuốt trọng những con đuôn (con sâu dừa) còn ngoe nguẩy, cá đang bơi bỏ vào chảo dầu gọi là chiên xù, hay nồi canh chua cá kèo thả ngay cá còn sống vào nồi nước lèo đang sôi, ăn não con khỉ còn sống hoặc trong một lễ hội rước heo tế thần, cả làng “hồ hỡi” công kênh một con heo đem về đền rồi phanh thây nó máu me lai láng giữa bao tiếng hò reo, có người còn lấy máu heo quẹt vào người cầu may mắn ...v.v...và v.v... đã là hậu quả gây nên tệ nạn xã hội ngày nay vô cùng độc ác, vợ đốt chồng, con giết cha mẹ, cháu hại ông bà chỉ từ một chuyện vô cùng nhỏ nhặt, con người khứa cổ nhau một cách dễ dàng, không nương tay bắt nguồn từ những điều do thói quen “thấy” rồi cho là bình thường đó. Vì lẽ đó, là Phật tử, Thầy khuyên chúng ta nên “sống trong tỉnh thức” quán sát hành động mình làm vì tất cả mọi hành động đều bắt nguồn từ tâm, do tâm chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối. Thế thì, muốn biết tâm ra sao, chúng ta nên thực tập thiền quán. Và thiền quán là thế nào? Hãy dành vài phút ngồi yên theo dõi hơi thở, hít vào thở ra rồi định tâm xem tâm ở đâu. Nếu thấy “nó” còn lang thang “du lịch” về quá khứ, hay đang vọng tưởng đến tương lai thì hãy nhiếp tâm kéo...nó về hiện tại, cột chặc nó lại không cho mông lung nữa để biết rằng nó đang hiện hữu và đang làm gì trong lúc này. Một người thái rau, nếu tâm ý thức rằng đang thái rau thì sẽ không cắt trúng tay. Hoặc cách khác nữa là trì giới. Trì 5 giới cấm. Ta không muốn bị mất đồ thì đừng lấy đồ người khác. Ta không muốn mất vợ, mất chồng thì đừng tà dâm nhây vào nhà người ta...Thầy giảng chỉ đơn giản vậy thôi mà nghe sao thật thấm thía. Thầy còn nhấn mạnh, giáo lý nhà Phật không chỉ dành riêng cho Phật tử mà cho tất cả muôn loài chúng sanh, bất cứ tôn giáo nào, nếu những ai có duyên với Phật, biết đến giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật rồi thực tập sẽ được lợi lạc cho chính bản thân và còn ảnh hưởng tốt những người xung quanh, liên hệ với mình nữa.

Cùng đến tu viện Viên Đức lần này, Thầy Seelawansa có dắt theo hai đệ tử người Áo. Họ muốn tìm hiểu văn hoá, bản sắc và cách tu tập của người Việt Nam như thế nào? Một điểm nổi bật khiến họ chú ý, người Việt Nam hay cười, vui vẻ trong sinh hoạt. Nét mặt ai cũng rạng rỡ dù đang trong công việc tất bật, căng thẳngđặc biệt nữa hoan hỉ khi bố thí, cúng dường làm công quả. Nhưng, (chữ “nhưng” mới quái ác đây) vuốt má bên phải xong thì tát (dù nhẹ) má bên trái. Người Việt luông tuồng, không nghiêm chỉnh khi tu tập. Muốn đi là đi, muốn nói là nói dù đang trong buổi lễ. Khác với tây phương, khi họ tu tập, họ ngồi...một đống, không cựa quậy hay nhúc nhích, đến và đi đúng giờ qui định! Nhưng họ lại thiếu nụ cười, có lẽ nghiêm túc quá mà mặt mày họ...chằm dằm chăng?! Thôi thì Âu Á nên bổ sung cho nhau để cả hai đều ngon lành, không chê vào đâu được.

 blank

 

Ngày chủ nhật 1 tháng 6 trọng điểm của buổi lễ Phật Đản, khánh thành Cổng Tam QuanTôn tượng Quan Âm Các không khí khởi sắc nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên. Tờ mờ sáng sau khi công phu khuya, điểm tâm như thường lệ, mọi người nô nức, ai nấy chỉnh tề xiêm y. Phật tử thì áo tràng lam, Tăng Ni trang nghiêm pháp phục màu vàng; người trong ban tổ chức, đàn ông áo vest đen, cà vạt; phụ nữ trong những chiếc áo dài đủ màu sắc như những cánh bướm rực rỡ “bay lượn” khắp sân chùa. Đoàn lân cũng xôn xao chuẩn bị, màu sắc cũng hực hỡ không kém. Thời tiết hôm đó thật đẹp. Mặt trời bên kia hàng cây dường như đang...toét miệng cười chiếu xuống trần gian những tia nắng rực sáng như muốn góp phần chung vui với mọi người. Những đoàn xe Bus, xe hơi khắp nơi đổ về. Người đông như kiến cỏ.Thật là một ngày hội tưng bừng “dzui quá xá là dzui” cho bõ những tháng ngày buồn tẻ, lặng lẽ, âm thầm cố hữu của Âu Châu.

 

blank

Đúng giờ khai mạc, đoàn lân dẫn đâù theo sau là 32 vị chư Tôn Đức Tăng Ni với sự chứng kiến của đồng bào Phật tử. Cổng Tam Quan được cắt băng khánh thành, tiếp đến là lễ sái tịnh (kéo vôn phủ) tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tátlễ Phật Đản.

Lễ Phật Đản vẫn như thường lệ. Sau thời kinh mừng Đản sanh, là Đạo Từ của Hoà Thượng Phương Trượng và lần này có thêm Thượng Tọa Seelawansa. Chương trình thêm phần khởi sắc do sự đóng góp văn nghệ của ban Ca Nhạc chùa Phổ Bảo đến từ München với vài bài hợp ca mừng Đản sanh rất đặc sắc; cùng lời hát, tiếng đàn Violon của gia đình Đạo Hữu Thiện Đức. Gia đình bác Thiện Đức vốn người Việt ở Lào theo truyền thống Nam Tông. Gia đình luôn có thói quen, một thói quen rất dễ thương, sinh nhật ông bà cha mẹ thường tổ chức tại chùa và quà mừng sinh nhật không chỉ riêng cho nhân vật chính mà còn thêm tứ vật dụng dâng lên chư Tôn Đức Tăng Ni hiện tiền cùng hai cây vàng, cây bạc gắn đầy tịnh tài; một cây cúng dường Tam Bảo và một cây dành riêng Hòa Thượng Phương Trượng, người mà họ quí kính để hồi hướng công đức đến thân nhân và mọi loài chúng sanh.

 

blankBuổi lễ đã kết thúc sau khi tắm Phật, cúng tiến chư hương linh và lễ tác bạch cúng dường của các phái đoàn, chi hội.

Sau bữa cơm trưa, mọi người ra về với một tâm trạng nhẹ tênh, như gột rửa bao phiền muộn của đời sống trần tục cho theo dòng nước tắm Phật mà trôi hết.

Lời cuối cho bài này, con kính nguyện dâng lên chư Tôn Đức Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử khắp nơi lời chúc dồi dào sức khoẻ và xin hồi hướng công đức đến muôn loài chúng sinh cầu thành Phật đạo.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Trần Thị Nhật Hưng

2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1299)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1582)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2081)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1836)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1203)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1383)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1377)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1663)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1440)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1307)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1453)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1386)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1701)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1406)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1357)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1370)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1630)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1527)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1482)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1338)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1435)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1144)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1893)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1324)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1491)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1493)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1665)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1545)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1985)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1527)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1725)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1929)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2100)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1572)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2553)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1664)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1843)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1791)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1544)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2296)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1729)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1791)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1659)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2033)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2013)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2166)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1663)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1978)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant