Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mừng Ngày Khánh Tuế Và Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Địa Tạng Tại Trường Hạ Phổ Đà Sơn Tu Viện

17 Tháng Bảy 201422:51(Xem: 25099)
Mừng Ngày Khánh Tuế Và Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Địa Tạng Tại Trường Hạ Phổ Đà Sơn Tu Viện


MỪNG NGÀY KHÁNH TUẾ VÀ LỄ AN VỊ TÔN TƯỢNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

TẠI TRƯỜNG HẠ PHỔ ĐÀ SƠN TU VIỆN

Bài viết: Diệu Trang
Hình ảnh: Giác Nghĩa



1. MỪNG NGÀY KHÁNH TUẾ QUÝ CHƯ TÔN HT, TT, ĐĐ TĂNG NI.



Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.

Tu Viện nằm trên ngọn đồi yên tĩnh cách xa hoàn toàn nơi thị tứ lao xao, là không gian thích hợp cho quý Tăng Ni, mà sau gần một năm du hóa khắp nơi hoằng truyền Chánh Pháp, về đây an trú, trước là củng cố đạo lựclòng từ bi (đối với các côn trùng sinh sôi nhiều vào thời kỳ mùa mưa này), sau là cùng ôn lại lời dạy của đức Thế Tôn, noi gương từ các bậc trưởng thượng, cùng thúc liễm thân tâm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau sách tấn trên con đường thực hành lời Phật dạy. Đồng thời đạo tràng trong mùa an cư cũng là nơi để hàng Phật tử tại gia đến để tạo nhiều phước duyên cho mình qua các công tác Phật sự như cúng dường trai tăng, thực phẩm, thuốc thang, tịnh tài, và cả thời gian trong ban đưa rước, ban trai soạn, ban hành đường, v.v... Hơn hết là tạo được duyên lành khi được cùng tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền cùng với các quý Tăng Ni trong các thời kinh sáng, trưa, tối.

Năm nay có khoảng 40 vị chư tôn đức Tăng Ni đã về trường hạ trong suốt 2 tuần qua, từ 29.6 đến 13.7 năm 2014. Ngày đầu, chứng minh trường hạ có Đại lão HT Thích Tâm Châu, HT Thích Từ Diệu, HT Thích Minh Đạt, HT Thích Thông Hải. Vào ngày cuối cùng của trường hạ hôm nay, về phần các vị HT, người viết nhận thấy có sự hiện diện của HT viện chủ Thích Bổn Đạt, HT Thích Từ Diệu, HT Thích Minh Đạt, HT Thích Thông Hải, đều đến từ Hoa Kỳ. Số quý vị chư tôn đức Tăng Ni còn lại đa phần đều là những vị thân quen đến từ các thành phố thuộc tỉnh bang Ontario, Canada, có vài vị đến từ Hoa Kỳ. Cũng như nhiều trường hạ khác bấy lâu theo truyền thống, trường hạ tu viện PĐS này cũng có đầy đủ các chương trình tu học mà vị Hòa Thượng viện chủ đã khéo léo phân chia thời khóa thích hợp cho việc học và hành.

Mặc dù trọn thời gian trong ngày, quý Tăng lữ phải tuân thủ nghiêm ngặt các giáo luật của giới trường (phạm vi cương giới trong đất già-lam mà chư Tăng đã tác pháp yết-ma cùng cộng trú trong suốt thời gian tu học), nhưng 2 tuần an cư này cũng là nơi quy tụ và hội ngộ của tình Thầy trò và tình thân đạo hữu, để cùng nhau chia xẻ, trao đổi những kinh nghiệm hành đạo ở hải ngoại mà các hành giả lưu vong đã kham nhẫn, kiên trì giữ gìn mạng mạch Chánh Pháp.

Rồi hai tuần tinh tấn tu học cũng qua, buổi sáng Chủ Nhật, 13.7, là ngày giải giới trường an cư. Theo luật yết-ma, quý Tăng Ni chính thức tròn thêm một hạ lạp. Một tuổi Đạo quý hơn một tuổi Đời. Nhưng nếu lìa xa Đời thì Đạo không có ý nghĩa chi. Chính vì thế, sau mỗi mùa an cư, được thêm một tuổi Đạo, là quý Tăng Ni càng ý thức rằng phải tiếp tục dấn thân vào biển đời khốn khó để cứu giúp chúng sinh vượt thoát bao khổ lụy vô thường. Đó là hạnh nguyện của những vị Bồ Tát hóa thân đi vào cuộc đời bằng tinh thần Bi Trí Dũng. Bi, đã luôn có sẵn trong tâm người con Phật đối trước cảnh khổ đau của chúng sinh. Trí ,đã có được nhờ sự tinh tấn quán chiếu các pháp thế gian để thấy rằng tất cả các pháp là, khổ, không, là vô ngã. Dũng, đã được tôi luyện bằng sự dấn thân giữa muôn vàn gươm giáo phóng ra từ tham sân si mà không hề bị trúng nhiễm hay tham đắm. Để từ đó, với tinh thần Bi Trí Dũng đó, từng vị Bồ tát tận diệt khổ đau cho chính mình và cho tha nhân.

Mừng ngày Khánh Tuế quý chư Tôn Đức Tăng Ni, hàng Phật tử chúng con tạc dạ tri ân chư tôn HT, quý TT, ĐĐ Tăng Ni đã cho chúng con những ngày an lạc. Chúng con ngưỡng mong quý Ngài pháp thể khinh an, Phật sự viên thành và chóng đạt thành quả vị Phật.



2. LỄ AN VỊ TÔN TƯỢNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

Với năng lực, đạo lựctín tâm của đạo tràng sau khi mãn hạ, buổi lễ sái tịnhan vị tôn tượng ngài Bồ Tát Địa Tạng sẽ được cử hành.

9 giờ sáng cùng ngày, sau nghi thức giải giới trường an cư, tất cả quý chư tôn HT, TT, ĐĐ Tăng Ni và hàng cư sĩ Phật tử, các anh em GĐPT, đã cùng nhau thiết trí lễ đài chuẩn bị cho buổi lễ sái tịnhan vị tôn tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát. Khi các bước cuối cùng chuẩn bị gần xong thì một cơn mưa tầm tã trút xuống. Buổi lễ vẫn được tiến hành theo dự tính, nhưng để đạo tràng được thanh tịnhtrang nghiêm, nghi thức buổi lễ được cử hành bên trong Chánh điện. Không gian yên bình và tịch tĩnh bỗng trở nên màu nhiệm bởi tiếng mưa rào. Mưa rơi suốt khoảng thời gian hành lễ. Từng lời niêm hương, tán Phật, từng lời phát nguyện chân thành, từng biến chú đại bi vi diệu, v.v... mỗi mỗi âm thanh vang vọng đều hòa cùng tiếng mưa tiếng gió bên ngoài. Mật ngôn vang động khắp núi đồi rừng phong sũng nước. Nước mưa hay nước mắt chư thiên? Nước mắt trần gian hay nước cam lồ tịnh thủy? Trong lúc đạo tràng trì chú đại bi bên trong chánh điện thì HT viện chủ Thích Bổn Đạt, HT Thích Từ Diệu đại diện từng bước chân chánh niệm xuống dưới tượng đài Bồ Tát Địa Tạng làm lễ sái tịnh. Những người con Phật đang ẩn náu tấm thân phàm phu trong Chánh điện một cách an lành, thì ngoài kia các vị Bồ Tát Quán ÂmBồ tát Địa Tạng vẫn trang nghiêm đứng dưới trời mưa bão. Lặng lẽkiên định, các Ngài hứng chịu thay chúng sinh bao nỗi khổ đau với hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm, và bằng hạnh nguyện vĩ đại của Bồ Tát Địa Tạng: “Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.”

Bồ Tát Địa Tạng đã phát đại nguyện cứu độ hết thảy nổi khổ của chúng sinh bằng đại Bi tâm rộng lờn như hư không, như đại địa. Ngài đưa đường dẫn lối cho chúng sanh thoát khỏi chốn u minh bằng ánh sáng Trí tuệ của hạt minh châu. Ánh sáng tuệ giác ấy giúp chúng sinh thấy được đâu là nguồn gốc của khổ đau và sinh tử luân hồi.Với tích trượng trên tay, Ngài dấn thân vào cuộc đời uế trược bằng sự Dũng mãnh phi thườngkiên định. Giữa biển đại dương sinh tử này, nếu một chúng sinh còn lênh đênh trôi giạt, thì Ngài vẫn chưa thể nhập Niết Bàn tịch tĩnh. Nơi địa ngục tối tăm, nếu chúng sinh nào thấy và nương theo ánh sáng tuệ giác của Ngài thì cảnh giới Ta Bà sẽ là cõi Tịnh.

Nhân duyên của sự thành tựu hôm nay là một câu chuyện cảm động mà HT viện chủ đã tâm tình sau khi nhận được lời tán thán công hạnh từ HT Thích Minh Đạt. HT Viện chủ kể trong nghẹn ngào xúc động: Sau mấy ngày vượt biên trên chiếc thuyền nan, thuyền bị ép vào các cây đước bị nứt và chết máy, tròng trành giữa biển khơi, thuyền vừa trôi còn người thì vừa tát nước. Thuyền nhân phải dùng chiếc mền thay cho máy nổ, bộc gió lênh đênh trên biển suốt 10 ngày như thế. Và nhờ Phật Pháp đẩy đưa giữ được thân mạng phàm phu, nên HT đã phát nguyện dùng hết tâm lực mình để phụng sự cho Tam Bảo. Và nhân duyên cũng đến, nhờ sự hỗ trợ của các Phật tử, HT mua được mảnh đất trên ngọn đồi này với tâm nguyện xây nên một Tu Viện khiêm nhường hầu làm nơi tu tập cho Phật tử địa phương. Thời gian đầu khi mới khai sơn, ngọn đồi chỉ là nơi đầy cỏ dại giữa bát ngát rừng phong, và bạt ngàn cây thông. Trong số các Phật tử đến giúp khai hoang, có Phật tử khiếm khuyết, tứ chi chẳng đặn đầy hoàn hảo mà nhiệt tình phụ giúp. Và một hôm, một cơn đại phong kéo đến khi vị Phật tử đó đang chạy xe cắt cỏ bên ngoài chẳng ngại gió to, thì bỗng một thân cây ngã xuống. Tránh sao khỏi tai nạn này, vị Phật tử đó đã dừng hơi thở cuối cùng. Trước cảnh thương tâm đó, HT viện chủ đã phát thệ nguyện rằng, nơi vị Phật tử ấy mất, sẽ là nơi mà HT muốn tôn trí tượng Bồ Tát Địa Tạng, trước là để tri ân sự hy sinh thân mạng của Phật tử ấy vì ý nguyện làm trang nghiêm ngôi già lam, sau là nguyện cầu Bồ tát Địa Tạng hướng dẫn hương linh Phật tử ấy không bao giờ bị rơi đọa vào cảnh giới địa ngục tối tăm. Vị Phật tử ấy tên là Huỳnh Tấn Anh Kiệt, pháp danh Giác Trung, hưởng dương 32 tuổi.

Nếu như tâm người con Phật trở nên vững vàng như đá tảng theo từng lời phát nguyện trước Ngài Địa Tạng do TT Thích Tâm Hòa đại diện đọc lên, thì phút giây này, đại chúng chùn lòng trước câu chuyện ký ức mà HT viện chủ ôn lại. Những giọt nước mắt lại rơi theo sự nghẹn ngào của vị viện chủ. Đại chúng không chỉ lặng nghe mà còn thấy luôn cả những hình ảnh xưa đang diễn ra sống động dưới cơn cuồng phong năm ấy. Giờ này, nơi đây, trời không chỉ có gió mà còn có mưa. Có lẽ, đạo tràng thành tâm quá nên đã làm cảm động đến chư thiên. Mưa gió tạo nên khoảnh khắc linh thiêng khi tâm thức con ngườivũ trụ hòa làm một.

Đồng tâm cùng HT Minh Đạt, người viết xin được tán thán, tri ân công đứchạnh nguyện Bồ tát của HT viện chủ Bổn Đạt, và chúc cho HT: chân không cần cứng lắm, nhưng với tinh thần kiên định như Bồ Tát Địa Tạng để không chỉ hóa thân đi vào cuộc đời đầy khổ não mà còn bước xuống tận địa ngục trần lao cứu vớt hết tất cả pháp giới chúng sinh trong ba cõi sáu đường.

Thành tâm kính chúc mừng HT viện chủ đã hoàn thành tâm nguyện của ngày đầu lưu vong trên đất khách. Nay ngôi thánh địa Phổ Đà Sơn đã nhiều phần thành tựu trang nghiêm với hồ Bát Chánh Đạo, vườn Lộc Uyển, Cổng Tam Quan, lễ đài Quán Âm, Chánh điện mới thoáng rộng; và hôm nay đầy đủ phước duyên, có thêm tôn tượng của vị U Minh Giáo Chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đó là hình ảnh đẹp về cả hình thức của một ngôi già lam sơn thượng, và đẹp luôn ở ý nghĩa của tinh thần Bi (Bồ tát Quán Thế Âm), Trí (Đức Bổn Sư Thích Ca), Dũng (Bồ Tát Địa Tạng) của Phật Giáo Đại thừa.

Trong nhiều kiếp tiền thân, trước khi phát thệ nguyện cứu độ khắp tất cả pháp giới chúng sinh thì bồ tát Địa Tạng đã từng là những người con hiếu đạo. Mãn hạ, hình ảnh của vị Bồ Tát Địa Tạngtinh thần hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, cũng như nội lực tu tập trong mùa an cư của các vị lão Tăng và quý Tăng Ni sẽ là một đạo tràng Vu Lan Báo Hiếu đúng nghĩa trong tinh thần Phật Giáo chân chính.

Tháng 7 về, kính chúc tất cả người con Phật ở khắp nơi hân hoan đón mừng một mùa Vu Lan tròn đầy hiếu hạnh.

Tháng 07, 2014

Diệu Trang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1285)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1236)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1432)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1512)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1556)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1441)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1386)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1195)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1310)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1302)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1383)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1406)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1478)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1340)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1436)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1341)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1309)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1372)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1311)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1492)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1743)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1437)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1739)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1344)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1256)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1459)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1325)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1388)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1536)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1772)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1779)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1589)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1786)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1475)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1442)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1963)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1534)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1485)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1431)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1400)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1490)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1346)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1616)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1604)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1477)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1473)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1359)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1765)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant