Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một Ngôi Chùa Bên Dòng Sông - Một Con Đò Trong Trí Tưởng

08 Tháng Chín 201421:02(Xem: 12901)
Một Ngôi Chùa Bên Dòng Sông - Một Con Đò Trong Trí Tưởng

Một Ngôi Chùa Bên Dòng Sông

Một Con Đò Trong Trí Tưởng

 

Phù Vân

 

Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558

 

Bao Quang (1)

Hình ảnh sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam được chiếu trên đài NDR của Đức tối ngày 02.8.2014 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang

 

Một vị Phật ra đời khổ đau liền nhẹ vơi

Một già lam xuất hiện sưởi ấm bao lòng người.

 

 Chính vì vậy nên ngay sau khi Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cử nhiệm lãnh đạo tinh thần Phật tử ở Hamburg, Đức Quốc từ năm 1984 đã tiến hành kiến tạo ngôi chùa Bảo Quang để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho những người Phật tử mới đến định cư tại nơi này.

 Tính đến nay đã 30 năm với bao nhiêu gian truân thử thách Sư Bà chỉ một tâm nguyện xây dựng được ngôi già lam thoáng đạt rộng rải cho số Phật tử ngày càng đông tìm đến lễ báitu học.

 30 năm, một chặng đường kỷ niệm trong cuộc đời tu tập hành đạo với những nổ lực không ngừng của Sư Bà và sự tiếp lực trợ đạo của quý môn đồ cũng như sự tiếp tay của Chi Hội Phật Tử, Ban Hộ Trì Tam Bảo, Gia Đình Phật Tử Pháp Quang và sự ủng hộ nhiệt tình của Phật tử khắp nơi.

 

Bao Quang (1)

Chư Tôn Đức chúng minh buổi lễ

 

 Hôm nay 02.8.2014, trong ngày tổ chức kỷ niệm thành lập chùa Bảo Quang có sự quang lâm của Chư Tôn Đức:

- HT Thích Tánh Thiệt, trụ trì chùa Thiện Minh, Pháp Quốc, Quyền Chủ tịch GH/PGVNTN Âu Châu.

- HT Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, Tổng Thư Ký GH/PGVNTN ÂC.

- TT. Thích Quảng Đạo, trụ trì chùa Khánh Anh, Paris Pháp Quốc

- TT. Thích Hạnh Nguyện, trụ trì Cực Lạc Cảnh Giới Tự tại Chiang Mai, Thái Lan

- ĐĐ. Thích Phổ Tấn, Hoa Kỳ

- ĐĐ. Thích Viên Tịnh, trụ trì chùa Tam Bảo, Na Uy.

- ĐĐ Thích Hạnh Giới, trụ trì chùa Viên Giác, Hannover, Chi Bộ Trưởng GH/PGVNTN Đức Quốc.

- ĐĐ. Thích Hạnh Bổn, chùa Viên Giác Hannover

- Ni Trưởng Diệu Tâm, Viện Trưởng Ni Viện Bảo Quang.

- Ni Trưởng Diệu Chỉ đến từ chùa Bảo Vân, Việt Nam.

- Ni Trưởng Như Viên, trụ trì NPĐ Tam Bảo, Reutligen, Đức Quốc.

- Ni Sư Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu, Berlin.

- Ni Sư Minh Hiếu, trụ trì NPĐ Bảo Thành, Koblenz, Đức Quốc

- Sư Cô Tuệ Đàm Vân, trụ trì Tịnh Thất Bảo Liên, Đan Mạch.

- Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, trụ trì chùa Bảo Quang, Hamburg.

- Sư Cô Thích Nữ Chơn Toàn, Việt Nam

Cùng tất cả Chư Tăng, Ni cùa chùa Viên Giác, Linh Thứu, Bảo Quang và nhiều quan khách, Phật tử Việt-Đức.

 

Bao Quang (2)

Tiến sĩ Olaf Beuchling phát biểu cảm tưởng

 

 Sau nghi thức cầu gia bịtuyên bố lý do buổi lễ là bài thuyết trình của Phật tử Thiện Trí Tiến sĩ Olaf Beuchling: Bảo Quang 30 năm- một chặng đường. Đây là một bài nghiên cứu công phu đầy đủ chi tiếtý nghĩa theo tiến trình xây dựng ngôi chùa Bảo Quang với bao nhiêu khó khăn gian truân kể từ những lần thuê mướn, cải gia vi tự cho đến ngày thực sự kiến tạo thành ngôi già lam trang nghiêm như ngày hôm nay. Qua đó Phật tử Olaf Beuchling cũng đã trình bày về sự hiện hữu của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản từ năm 1979 đến 1986, đa số là thuyền nhân được tàu Cap Anamur vớt trên biển Đông. Hiện họ đã đặt một tấm bảng bằng đồng tại cảng Hamburg từ năm 2009 ghi lại số người được cứu sống là 11.300 với những lời tri ân Tiến sĩ Rupert Neudeck, vị sáng lập Ủy Ban Cap Anamur và ghi ơn chính quyền và nhân dân Đức đã mở rộng vòng tay nhân đạo tiếp nhận vào xã hội Đức.

 

Bao Quang (3)

Michael den Hoet, một Phật tử Đức, với bài tiểu luận về PG Hamburg

 

 Phật tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn cũng đã trình chiếu những hình ảnh sinh hoạt chùa Bảo Quang trong suốt 30 năm với những lời thuyết minh thật rõ ràng diễn tả được những hoàn cảnh, hoạt cảnh và tâm trạng của Sư Bà Bảo Quang và của Phật tử trong các Ban Hộ Trì Tam Bảo và Chi Hội Phật Tử Hamburg - có khi thật vui vẻ hân hoan, có khi thật lo lắng ưu tư, có khi thật buồn thảm trong những ngày „tượng Phật di tản“ khi hợp đồng thuê nhà đã hết hạn!

 Michael den Hoet, một Phật tử Đức, đã vui vẻ kể lại nhân duyên kết bạn với Nguyên Đạo Văn Công Tuấn và sau đó thường xuyên đến đạo tràng Bảo Quang. Trong dịp này ông đã tìm hiểu nhiều về những nghi lễ Phật giáo Việt Nam và thấy thực sự có sự kính đạo trọng Tăng khác với những tổ chức nghiên cứu Phật giáo Đức có sự bình đẳng giữa Tăng NiPhật tử. Qua đó, ông mới thấy được sự hành hoạt của Sư Bà và quý Sư Cô trong những quyết định về việc kiến tạo thành tựu ngôi chùa Bảo Quang hiện tại.

 Phật tử Nguyên Trí Nguyễn Hòa- một trong những người đầu tiên đứng ra thành lập Ban Liên Lạc Phật Giáo từ năm 1982, sau đó Hòa Thượng Thích Như Điển đổi danh xưng thành Chi Hội Phật Tử VNTN, cũng đã tường trình hoạt động của Chi Hội phối hợp và hộ đạo để cùng với Sư Bà vận động không ngừng số Phật tử ủng hộ tài vật lực, cùng chung một lòng xây dựng nên ngôi Tam Bảo uy nghiêm, hùng vĩ như ngày hôm nay.

 Trong bài Phát biểu, Phật tử Nguyên Trí nhấn mạnh: "… Sở dĩ chúng con/chúng tôi nêu lên những vất vả khó khăn như vậy để nhắc nhở cho Phật tử- dù kỳ cựu như anh em chúng con/chúng tôi, cũng như anh chị em Phật tử mới làm quen với chùa sau này-, biết rằng chúng ta được thong dong an nhiên đến lễ bái nơi ngôi chùa trang nghiêm này, chúng ta đừng quên chắp tay kính cẩn cảm niệm công ơn của Sư Bàcủa quý Sư Cô- đặc biệt với Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, đã quên thân nữ và ngay cả thân bệnh của mình tham gia trong nhiều công tác xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng phải biết ơn những Phật tử và bạn hữu Thiên Chúa đã nhiệt tình ủng hộ tịnh tài hay đến làm công quả trong quá trình hình thành và xây dựng ngôi Phật đường này…“.

 Tiếp theo là phần phát biểu của Huynh Trưởng Thiện Tâm Trần Quốc Thành, Liên Đoàn Trưởng GĐPT Pháp Quang, đã thành kính cảm ơn công đức Sư Bà và quý Sư Cô đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong những sinh hoạt của GĐPT.

 Nhị vị Hòa Thượng đã ban đạo từ và nhắc đến những kỷ niệm cũ cũng như những ngày tháng vất vả xoay xở để xây dựng một ngôi chùa nơi xứ người.

 Tiếp theo Sư Cô Tuệ Đàm Châu trân trọng diễn đạt đôi nét phác họa về một con đò lặng lẽ chở khách xuôi ngược sang sông. Khách qua sông rồi lại tiếp tục cuộc hành trình phía trước; nhưng người lái đò vẫn dầm mưa dãi nắng, kiên trì đón đưa khách lạ sang sông. Người lái đò thầm lặng đó là Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, đã bền gan vững chí trong suốt 30 năm ở đất khách quê người mới xây dựng được một ngôi chùa uy nghiêm tráng lệ như bây giờ.

 

Bao Quang (4)

 Sư Bà và các Phật tử trong Chánh Điện chùa BQ

 Sư Bà sinh năm 1939 tại Quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có túc duyên với Phật pháp.

 - Xuất gia từ năm 1956 (15 tuổi)

 - Thọ Sa Di vào năm 1959

 - Theo học tại Phật học viện Nha Trang năm 1964

 - Thọ Tỳ Kheo Ni giới năm 1965

 - Theo học chương trình An Sinh Xã Hội tại Đại học Vạn Hạnh năm 1967

 - Sau khi tốt nghiệp được Giáo Hội PG/VNTN Đà Nẵng giao trách nhiệm điều hành Cô nhi viện Diệu Định và Ký nhi viện Thanh Khê, bởi vào những năm đó chiến tranh Việt Nam khốc liệt, Sư Bà phải chăm sóc cho bao nhiêu trẻ mồ côi và dạy dỗ cho các em tình thươngý chí xây dựng tương lai vững chắc khi bước vào đời.
 - Năm 1984, Sư Bà rời quê hương đến định cư tại Hamburg, Đức Quốc.

 Ba mươi năm qua, Sư Bà đã từng giữ những chức vụ Chi Bộ phó Chi Bộ GHPG/VNTN Cộng Hòa Liên Bang Đức, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội của GHPH/VNTN Âu Châu và Ni Trưởng của Ni Bộ Bắc Tông…

 Với vòng tay ôm ấp che chở cho những em mồ côi không nơi nương tựa trước và sau năm 1975; với lòng từ bi lân mẫn giúp đỡ những bà con Việt Nam từ khối Đông Âu đến tỵ nạn; với những hoạt động từ thiện cứu giúp những nạn nhân bão lụt cũng như những đồng bào nghèo khó bệnh tật tại Việt Nam, “Sư Bà xứng đáng giữ chức vụ hàng đầu của bậc xuất gia mẫu mực” (lời HT. Thích Như Điển). 

 

Bao Quang (5)

Ban Oanh Vũ của GĐPT Pháp Quang

 

 Tiết mục tiếp theo của buổi lễ là tặng quà lưu niệm. Sư Bà đã nhận được những món quà có giá trị tinh thần từ Chư Tôn Đức, của môn đồ pháp quyến và của nhiều Phật tử…

 Xen kẻ vào các phần thuyết trình là những màn ca múa đầy ý nghĩa

 

Bao Quang (6)

Sư Bà Bảo Quang nhận quà của các Sư Ông Tánh Thiệt và Như Điển

 

 Cuối cùng Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm đại diện Ban tổ chức đã gởi lời tri âncảm tạ đến Chư Tôn Đức và tất cả quan khách đã quan lâm đến tham dự buổi lễ.

 

Bao Quang (7)

Lễ Vu Lan ngày 03.8.2014 tại Chùa Bảo Quang Hamburg

 

 Hôm sau, 03.8.2014 từ 10 giờ sáng, đông đảo Phật tử Hamburg, vùng phụ cận và từ các tiểu bang khác vân tập về chùa Bảo Quang để tham dự đại lễ Vu Lan Báo Hiếu, vì lẽ:

 

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

 Vu Lan là mùa hiếu hạnh, là con cháu chúng ta phải thể hiện lòng tri ân và dâng lời cầu nguyện cho hai đấng sinh thành. Cha là Thái Sơn uy nghiêm che chở, Mẹ là Thái Bình Dương yêu thương độ lượng. Mẹ là vòng tay bao dung khoan thứ khi chúng ta lỗi lầm thất bại, mẹ là nơi an trú êm ái vững chắc nhất khi chúng ta bôn ba mệt mỏi trên đường đời. Mẹ là điều kỳ diệu nhất. Mẹ là tất cả!

 Sau ba hồi chuông trống bát nhã cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm chánh điện, là phút nhập từ bi quán trong đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh để tưởng niệm công ơn của Chư Tôn Đức quá cố, vị pháp vong thân. Quý Ngài đã nằm xuống cho đạo pháp trường tồn.

 Tiếp đến là nghi thức niêm hương bạch Phật của Chư Tôn Đức và cả đạo tràng nghiêm cẩn đồng hộ niệm. Sau đó Gia Đình Phật Tử cử nhạc Trầm Hương Đốt để bắt đầu Nghi lễ Vu Lan truyền thống.

 Chứng minh buổi lễ có HT. Thích Tánh Thiệt, HT. Thích Như Điển, TT. Thích Quảng Đạo, TT. Thích Hạnh Nguyện, ĐĐ. Thích Viên Tịnh, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Chỉ, Ni Trưởng Thích Nữ Như Viên, Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước, Ni Sư Minh Hiếu, Sư Cô Tuệ Đàm Vân, Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm; cùng tất cả Chư Ni tại Viên Giác, Linh Thứu chùa Bảo Quang. Và đặc biệt điều khiển chương trình với giọng đầm ấm hoa mỹSư Cô Tuệ Đàm Châu đã giới thiệu cho đạo tràng biết ý nghĩa của ngày Vu Lan Báo Hiếu

 Các em thiếu nhi của GĐPT cũng rất thành kính trong vũ điệu dâng hoa cúng dường chư Phật đã làm cho buổi lễ thêm sinh động.

 

Bao Quang (2)

HT. Thích Tánh Thiệt ban đạo từ

 

 Trong đạo từ của HT. Thích Tánh Thiệt đã nhấn mạnh về Tứ Trọng Ân: ân cha mẹ ông bà tổ tiên, ân quốc gia xã hội, ân Tam Bảoân chúng sanh. Ngoài những ân nghĩa nói trên chúng ta còn phải luôn ghi nhớ công ơn những người đã cứu vớt, đã mở vòng tay nhân ái tiếp nhận và bảo bọc chúng ta. Hầu hết những thuyền nhân Việt Nam ty nạn nơi này đều được Tiến sĩ Neudeck và Ủy Ban Cap Anmur cứu sống ngoài biển cả, sau đó được chính quyền Đức và các quốc gia khác đón nhận tỵ nạn nhân đạo. Vậy chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn và biết ơn những người này. (Một tuần sau, 09.8.2014 có buổi Lễ Kỷ niệm 35 năm Cap Anamur tổ chức tại cảng Hamburg để cảm ơn UB Cap Anamur, nhân dân và chính quyền Đức).

Bao Quang (8)

HT. Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác ban đạo từ

 

 Kết thúc là lễ Bông Hồng Cài Áo thật bùi ngùi cảm động trong những giọng ca êm đềm kể lễ về công ơn sinh thành của Mẹ Cha.

 Sư Cô Tuệ Đàm Châu đã đọc „Lời tâm sự của hai đóa hoa hồng- hoa hồng trắng và hoa hồng nhung, trong một đêm trước ngày lễ Vu Lan“:

 - Hồng Nhung: Mình không biết sao trong ngày lễ Vu Lan, người ta lại dùng mình- một loài hoa mang màu đỏ dành cho những người còn Mẹ trên đời. Còn bạn- loài hoa hồng trắng luôn dành cho những người đã mất Mẹ? Có khi nào bạn thấy buồn không?

 - Hồng Trắng: Không đâu, mình không phải đại diện cho những người bất hạnh của những người mất Mẹ, mình thay họ nói lên tình yêu vô bờ bến mà họ dành cho Mẹ. Họ dùng mình thay lời cảm ơnthể hiện lòng kính yêu với Mẹ ngay khi Mẹ không còn trên thế gian này nữa. Được cài trước lồng ngực của những người mất Mẹ, mình nghe được tiếng thổn thức, nỗi xót xa dâng tràn qua từng nhịp đập của con tim.

 - Hồng Nhung gặn hỏi bạn: Nhưng những người còn Mẹ vẫn vui vẻ hơn những người mất Mẹ vì vậy nếu được chọn gắn lên ngực những người còn Mẹ sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều phải không?

 - Hồng Trắng: Mình nghĩ nhìn vào mình khi nằm trên ngực của người khác, những người may mắn còn Mẹ sẽ hiểu họ cần phải làm gì để xứng đáng với ân huệcuộc đời còn đang dành cho họ. Họ cần phải có hiếu nhiều hơn để đến một ngày nào đó khi phải cài hoa hồng trắng lên ngực, họ không cảm thấy ân hận vì mình là một người con tốt. Mình hạnh phúc khi nói thay tình yêu của những người mất Mẹ và nhắn nhủ với những người còn Mẹ. Mình đã làm sứ giả của tình Mẫu Tử thiêng liêng…

 

 Buổi chiều, từ 14 giờ có thời thuyết pháp của HT. Thích Như Điển về ý nghĩa của ngày Vu Lan Báo Hiếu. Trừ số người vì bận công việc nhà đã ra về, đa số Phật tử còn ngồi lại trong chánh điện để lắng nghe những lời pháp nhủ của Hòa Thượng.

 Hòa Thượng cũng giải đáp thích đáng các câu hỏi rất sâu sắc của những Phật tửtrình độ học Phật. Trong đó có câu hỏi, Hòa Thượng luôn ca tụng nước Nhật và người Nhật, vậy một mai khi viên tịch Hòa Thượng có muốn tái sinh ở Nhật và làm người Nhật hay không? Hòa Thượng cũng vui vẻ trả lời rằng bây giờ Hòa Thượng đã 66 tuổi Đời và 50 tuổi Đạo, đã đào tạo nhiều Tăng tài, hoằng hóa khắp nơi, đã xây chùa dựng tượng, chắc không phụ lòng tin của Phật tửđàn na tín thí. Như thế đã đủ rồi, không còn gì mong cầu nữa; cho nên một mai khi vô thường đến Hòa Thượng sẽ không đi về đâu và chẳng hóa sinh làm người nước nào cả. Vì tất cả đều là KHÔNG!

 Trước khi chấm dứt thời pháp, Hòa Thượng nhắc nhở Phật tử- nhất là quý bà trong dịp lễ Vu Lan- ngày của Mẹ hôm nay, nên biết „chuyển hóa tâm thức“ để luôn gìn giữ hạnh phúc gia đình.

 

 Tôi đứng trong sân chùa, trước chánh điện, nhìn những chiếc lá vàng êm đềm trôi theo dòng sông, và cảm nhiễm tuổi đời của tôi cũng trôi nổi theo dòng đời, 30 năm từ ngày đảnh lễ một vị nữ tu đến lãnh đạo tinh thần Phật tử Hamburg. Tôi đã trôi lăn vào đời, vật lộn với sinh kế, chưa biết nhiều về cuộc sống chốn Thiền môn; rồi tôi lần theo bước chân của vị nữ tu để tìm vào cửa Phật. Cửa Phật luôn rộng mở như tâm lượng bao dung của chư tôn đức, như lòng từ bao la của những bậc chân tu. Như con sông đào của Billbrook, chảy từ sông Elbe đến Bergedorf. Như ngôi chùa Bảo Quang rộng lớn được tiến hành xây dựng từ năm 2006 cho đến năm 2008 mới hoàn thành, đúng như tâm nguyện ban đầu của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm: một ngôi chùa bên cạnh dòng sông.

 Buổi lễ chấm dứt từ lâu, nhưng lòng tôi vẫn còn sâu lắng. Tiếng hát "Chuyện một con đò“ của hai nữ Phật tử Thanh Trì (Na Uy) và của Thiên Hương (Hamburg) êm ấm kể lễ. Tiếng hát ngọt ngào gợi nhắc tôi một thời kỷ niệm buồn vui. Tôi chợt nhớ đến người lái đò đón đưa lữ khách sang sông tìm đến một tương lai rực rỡ phía trước. Bao nhiêu trẻ em côi cút trong chiến tranh đã sang sông và hẳn đã có một cuộc đời an lạc vững chắc. Hình ảnh người lái đò, hình ảnh của Sư Bà Bảo Quang đã hòa nhập trong ánh đạo từ bi. Hình ảnh con đò, hình ảnh của Cô nhi viện Diệu Định và Ký nhi viện Thanh Khê lại ẩn hiện trong tầm nhớ của tôi một thời gian khá dài khi tôi công tác ở Đà Nẵng. Cả hai bây giờ vẫn còn rạng rỡ trong tình thương yêu bảo bọc chất chứa tình người. Dòng sông trong tâm thức tôi vẫn còn trôi chảy, ngày nào trước đây khi Sư Bà Diệu Tâm đến Hamburg, ước mong dựng một ngôi chùa bên một dòng sông. Hồi đó tôi vẫn nghĩ rằng rất khó thực hiện. Thế mà,… bây giờ 30 năm sau- niềm hân hoan như một phép nhiệm mầu, Phật tử chúng tôi đã thấy: "Một ngôi chùa bên dòng sông“ "Một con đò trong trí tưởng“ đã hiện hữu để đưa chính tôi nói riêng sang bến bờ giác ngộ.

 

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Phù Vân tường thuật

Hamburg, tháng 8.2014.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 590)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 771)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1098)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1267)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 995)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1337)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 782)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 754)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 803)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 820)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 793)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 779)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 936)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 822)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 980)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 994)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 921)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 922)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 847)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 1003)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 945)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 889)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 985)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 895)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 841)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 949)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 875)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1135)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 902)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 1005)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1143)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1605)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1154)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1249)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1104)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 966)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 909)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 951)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 793)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1474)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1351)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1321)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1263)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1367)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1322)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1468)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1345)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1198)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1255)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1314)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant