Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dưới Ánh Tâm Kinh

19 Tháng Mười Một 201418:33(Xem: 9591)
Dưới Ánh Tâm Kinh

Dưới Ánh Tâm Kinh


(12 bài viết & thơ – 2014)
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

    

Bài 1:

Vài Trích Dẫn Kinh Luận Giúp Trực Ngộ Bát Nhã Tâm Kinh (*)

 

1) Phải chiếu kiến (soi thấy) năm uẩn; phải thấy và biết năm uẩn như thấy biết vật thể trước mắt.

 

“Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩntrừ phi chúng ta biết và thấy được năm uẩn này, bằng không chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật. (…) Khi hành giả phát triển được định tâm mạnh mẽ, hành giả sẽ thấy rằng đối tượng được phản chiếu trong ý môn như trong một tấm gương”. (Thiền sư Pa-auk Sayadaw, thiền sư theo truyền thống Theravàda-Phật giáo Nam tông) – (Biết Và Thấy; P. Sayadaw; dịch giả: Pháp Thông).

 

“Đạo Phật, là một lối luyện tập tâm linh thực tiễn, dù có những lời nhằm phô diễn thẳng về kinh nghiệm, không cho phép có sự can thiệp của lối giải thích trí năng hay siêu hình nào ở đây”(Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận I; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

“Người học kinh, xem giáo límỗi câu mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình để làm sáng tỏ tánh giác”. (Thiền sư Bá Trượng) - (Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng;  dịch giả: Thích Thanh Từ).

 

2) Chiếu kiến năm uẩn thâm sâu (không còn năng kiến-sở kiến) thì Chân như (của năm uẩn) hiện tiền.

 

“Tu Bồ Đề hỏi: Làm thế nào Bồ tát có thể học được năm uẩn khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?

Phật nói: Bồ tát có thể học được năm uẩn khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa do như thực biết: 1) tướng của năm uẩn, 2) sinh diệt của năm uẩn, 3) Chân như của năm uẩn”. (Đại Bát Nhã. Trích theo Thiền Luận quyển hạ của D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

3) Chân nhưTánh Không, là tướng không của các pháp (chư pháp không tướng).

 

“Pháp thân là một trong ba thâný nghĩa của nó nguyên lai liên hệ với hai thân kia, gọi là Báo thânHóa thân. (…) Trên phương diện tâm lí có thể coi Pháp thân như là Tàng thức hay A-lại-da thứchọc phái Du già luận của Phật giáo hay nói đến. (…) Trên phương diện khác A-lại-da là Tánh Không. (…) Tuy nhiên Tánh Không là một từ ngữ bị lạm dụng quá xá, chịu đủ mọi cực hình. Đại thừa có một từ ngữ cùng một ngụ ý, có tính cách khẳng định. Tôi muốn nói tới Chân như. (…) Nó đòi hỏi trình độ tối cao của trí năng mẫn tiệp để nhìn thẳng vào Thực tại như thực, không kết dệt những mắt lưới vọng tưởng chung quanh nó. Tức thì, đấy là cảnh giới của những trực giác. Khi chúng ta bước vào cảnh giới này, chúng ta nhận ra Tánh Không hay Chân như thực sự có ý nghĩa gì”. (Trích theo Thiền Luận quyển hạ của D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

“Không (trong Bát-nhã) là thành quả của trực giác tâm linhchứ không phải là hậu quả của suy luận”. (Thiền sư D.T.Suzuki) – (Thiền & Bát-Nhã; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

4) Khi chưa thấy và biết năm uẩn, nhắm vào vọng tưởng sẽ phát hiện tướng trạng năm uẩn.

 

“Người trí xem năm uẩn là những cấu trúc của tưởng. (…) Ba cõi không gì khác hơn là sự phân biệt. (Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

 

5) Biểu hiện của vọng tưởng là những nói năng trong tâm (tâm ngôn-tâm hành).

 

“Ánh sáng của Tâm bị che phủ hết trong ngôn từ và với ngôn từ. Quả thực, tâm tạo ra ngôn từ, và bây giờ tưởng ngôn từ là những thực tính độc lập với cái tạo ra nó, tâm trở thành vướng víu trong ngôn từ, và như kinh bảo, bị nuốt chửng trong những cơn sóng của luân hồi”. (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

 

“Thoại (lời nói) từ tâm khởi, tâm là đầu (ở trước) của thoại. Niệm từ tâm khởi, tâm là đầu của niệm. Vạn duyên đều từ tâm khởi, tâm là đầu của vạn duyên. Sự thật, “thoại đầu” tức là “niệm đầu”; trước niệm chính là tâm. Nói thẳng, trước khi một niệm chưa sinh là thoại đầu. Do đây, chúng ta biết khán thoại đầu tức là quán tâm”. (Thiền sư Hư Vân) – (Thiền Đốn Ngộ; dịch giả: Thích Thanh Từ).

 

6) Vọng tưởng là biểu hiện của cái “tôi”, của ngã chấp, của chúng-sinh-tâm, của vô minh.

 

“Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sinh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sinh muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông: biết tự tâm chúng sinh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sinh; chỉ vì chúng sinh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sinh. Tự tánh nếu ngộ chúng sinh là Phật, tự tánh nếu mê Phật là chúng sinh; tự tánh bình đẳng chúng sinh là Phật, tự tánh tà hiểm Phật là chúng sinh. (…)”. (“Mê” nghĩa là “quên”). (Pháp Bảo Đàn Kinh; Lục Tổ Huệ Năng; dịch giả: Thích Thanh Từ).

  

7) Tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (tánh giác), nên có khả năng nghe vọng tưởng (tức là nghe những nói năng của cái “tôi”).

 

“Phản văn văn tự tánh”. (Kinh Lăng Nghiêm).

 

“Phổ Hiền Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: (…) Bạch Thế Tôn! Con dùng tâm mà nghe và phân biệt mọi niệm lự, tri kiến của chúng sinh; nếu ở phương nào khác, ngoài hằng sa cõi nước, có một chúng sinh phát tâm tu niệm hạnh Phổ Hiền, thì trong khi ấy, con liền cỡi voi trắng sáu ngà, phân hóa trăm ngàn thân đến khắp các nơi ấy; dầu cho chúng sinh ấy nghiệp chướng sâu dày không thể thấy con, thì con nhân trong khi tối tăm lấy tay rờ đầu, gia hộ an ủi khiến được thành công đức. Nay Phật hỏi viên thông, như bổn nhân chứng ngộ của con, là phát minh tánh nghe, phân biệt tự tại, ấy là thứ nhất”. (Kinh Lăng Nghiêm). (Có giảng sư giảng rằng “voi trắng sáu ngà” là “lục độ ba-la-mật”).

 

8) Có ý định chủ hướng, chú tâm lắng nghe vọng tưởng thì vọng tưởng im lặng, tánh nghe-tánh giác (Phật tánh, Viên Giác) hiện tiền; đó là sơ ngộ (kiến tánh khởi tu).

 

“Đạt vọng, vốn chân; biết chân, tưởng diệt”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; dịch giả: Thích Thanh Từ).

 

“Này thiện tri thức, nếu trong các ông hàng hữu học, mỗi lần niệm khởi trong tâm, hãy hồi quang phản chiếu (tận nguồn tâm). Khi niệm diệt trong tâm, sự phản quán tâm cũng tự diệt, đó là vô niệm. Vô niệm hoàn toàn thoát ngoài các duyên ngoại cảnh, bởi vì nếu còn có cảnh duyên nào thì không thể là vô niệm được. (…) Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt. Nếu biết tự tánh, một phen ngộ tức đến quả vị Phật. (…). Nếu để cho tâm chẳng nghĩ gì hết, đó là diệt niệm, tức bị pháp trói buộc, gọi là thấy một bên”. (Lục tổ Huệ Năng) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; dịch giả: Thuần Bạch).

 

9) Lắng nghe vọng tưởng toàn diện, với tâm thái từ bi-tự tại-vô tác-vô cầu, chính là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”.

 

“Người trí xem năm uẩn là những cấu trúc của tưởng. (…) Ba cõi không gì khác hơn là sự phân biệt. (…) Khi một sự chuyển hoá (chuyển y) xảy ra thì có một trạng thái vô tưởng vốn là cảnh giới của người trí. (…) Khi người ta nhận biết rằng không có gì ngoài những thứ được thấy từ chính cái Tâm thì sự phân biệt về hữu và phi hữu đứt đoạn”. (Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

 

10) Giác ngộ (sơ ngộ) không khó; điều rất khó là đánh thức khát vọng giác ngộ đích thực, vì thiện ích cho mình và tất cả chúng sinh (đó là điều kiện cần thiết để tu tập Bát Nhã Tâm Kinh – một bản kinh vô cùng quan trọng).

 

“Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ. (…) Cái được gọi là “thiện căn” chỉ có giá chừng nào nó làm lợi ích cho tất cả thế gian. Nếu không thể phụng sự cho toàn thể môi trường gồm những thân thuộc mà mình đứng trong đó – nghĩa là, nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức”của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt, và chẳng có cái lối chứa nhóm nào như vậy mà lại có thể làm trỗi dậy ước vọng giác ngộ (tức Bồ-đề tâm)”. (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận IV; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

 

“(…) Đại thừa đứng vững trên hai chân, Trí tuệTừ bi, cái ý niệm siêu việt và tình yêu trùm khắp đối với tất cả các loại chúng sinh, hữu tình cũng như vô tình. Trí tuệ nhìn thấy vào cái nhất tính của các sự vật và từ bi thể hội cái tự tính của chúng. Vị Bồ-tát khóc cùng với các chúng sinh đau khổđồng thời hiểu rằng có một vị không bao giờ khóc, ở bên trên mọi đớn đau, sầu khổô nhiễm. (…) Và sự cân bằng này được nhìn thấy trong Pranidhàna hay bổn nguyện của vị Bồ-tát”. (Thiền sư D.T. Suzuki) – (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già; D.T. Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

---

(*): Ma-Ha Bát-Nhã-Ba-La Mật-Đa Tâm Kinh. (Bản dịch của Ngài Huyền Trang).

----------                                                                  

 

Bài 2:

Một Số Từ Ngữ Góp Phần Soi Sáng Bát Nhã Tâm Kinh

 

* Một Số Từ Ngữ Trong Phật Giáo Liên Quan Đến:

 

- Liên quan đến “Bồ-tát”: giác hữu tình, người có tâm tha thiết với sự nghiệp giác ngộ tối thượng vì tất cả chúng sinh…

 

- Liên quan đến “chiếu kiến”: soi thấy, quán chiếu, quán tâm, hồi quang phản chiếu, tự tri, trực kiến, trực giác, trực ngộ…

 

- Liên quan đến “không”: tướng không của các pháp, tánh không, thể không, tâm không, tâm vô niệm vô ngôn…

 

- Liên quan đến “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”: thể tức dụng - dụng tức thể, chân không - diệu hữu, thể không - thành sự…

 

- Liên quan đến “Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”: thật tướng vô tướng, sinh diệt diệt dĩ / tịch diệt hiện tiền, pháp thân, bổn lai vô nhất vật, tánh không, tâm không, tánh viên giác…

 

- Liên quan đến “Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức… (đến) vô sở đắc cố”: ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm (nên không trụ trước vào đâu cả để tâm giác ngộ tối thượng hiện tiền), vô thủ trước, tất cánh viễn li (tuyệt đối xa lìa), vô niệm, vô tướng, vô tác, li tứ cú tuyệt bách phi, không vọng tưởng (về đời và đạo), bặt ngôn ngữ (trong tâm)-dứt tâm hành…

----------

 

Bài 3:

Bạn Tôi Hiểu Sai Thuyết Như Huyễn

 

  Tôi có người bạn thích trò chuyện về thiền về đạo. Chú ấy ít hơn tôi chừng mười tuổi. Chúng tôi quen nhau đã lâu nên thường thật lòng với nhau.

  Một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi đang đàm đạo thì có hai người hàng xóm ghé chơi. Họ cũng còn trẻ. Sau khi chào hỏi và dùng trà, một người hỏi tôi:

  - Mấy bữa nay anh có theo dõi thời sự không?

  - Độ này tôi ít xem tivi.

  - Anh bận thiền, tôi biết quá mà!... Họ đang xử án mấy tay tham nhũng cỡ bự.

  Thế là hai người hàng xóm hăng say phê phán tệ nạn tham ô, hối lộ, bè phái… Họ đang nhiệt tình bày tỏ quan điểm của mình, đột nhiên người bạn của tôi chen ngang:

  - Mấy thứ huyễn mộng đó, quý vị quan tâm làm gì? Để tâm trí lo làm ăn nuôi con nuôi vợ… Các tệ nạn thì có nhà nước lo, chứ quý vị thì làm được gì. Chỉ là ôm ấp thị phi vô thường!

  Hai người hàng xóm vừa bất mãn, vừa có vẻ mắc cỡ. Họ đứng dậy gượng gạo bắt tay chúng tôi cáo về.

  Tôi châm thêm trà và ngồi im lặng một lúc. Rồi tôi đọc một bài kệ của Phật giáo:

  “Chư ác mạc tác

  Chúng thiện phụng hành

  Tự tịnh kì ý

  Thị chư Phật giáo”.

  (Chớ làm các điều ác / Nên làm các việc lành / Tự thanh tịnh ý kia / Đó là lời dạy của chư Phật).

  Tỏ vẻ băn khoăn, người bạn hỏi tôi:

  - Anh muốn nói điều gì vậy?

  - Chú không thấy hai người kia có cái tâm thiện, biết yêu điều tốt, biết ghét điều xấu hay sao?

  Là người biết phục thiện nên nghe tôi nhắc nhở, người bạn chợt hiểu. Cạn chung trà, chú ấy hỏi:

  - Nhưng trong trường hợp này, cái thiện tâm đó của họ có ý nghĩa gì đâu.

  - Chú lại quên lí tương quan tương duyên của vạn sự vạn vật. Tâm ý hướng thiện của họ, dù là cái thiện tương đối, mang năng lượng tích cực ảnh hưởng đến nhiều người khác, đến tất cả. Khi xã hội bớt đi tệ nạn hối lộ tham ô bè phái, chắc chắn có sự đóng góp năng lượng thiện lành của họ. Mà xã hội thì có cuộc sống của tôi và chú, dù rằng mình chọn sự nghiệp thiền định, mang năng lượng tuệ giác.

  Người bạn mỉm cười:

  - Xin lỗi anh nhé! Học Thiền mà anh quên thuyết Như Huyễn rồi sao? Tất cả các tướng đều là hư vọng, không thật.

  Tôi tỏ thái độ nghiêm túc:

  - Nếu chú muốn chúng ta cùng khơi sáng vấn đề, xin nghe tôi trình bày.

  - Thì xin anh cứ nói. Anh em mình thẳng thắn với nhau mà.

  - Thuyết Như Huyễn không phủ nhận thế giới huyễn tướng, tức là thế giới hiện tượng. Thế giới hiện tượng đang hiện hữu, phiền não khổ đau của chúng sinh đang hiện hữu. Thuyết Như Huyễn nhắc mình rằng, có thực tại bất sinh bất diệt “đằng sau” thế giới huyễn tướng sinh diệt vô thường. Người hiểu đạo phải nỗ lực ngộ nhập thực tại bất sinh bất diệt, ngay khi đang sống với quy luật của thế giới sinh diệt vô thường này… Tôi xin nhấn mạnh, thân tâm chúng ta đang sống trong thế giới như huyễn cùng với những quy luật của nó. Người hiểu đạo thì không si mê theo thế giới huyễn tướng, nhưng không thể phủ nhận các quy luật của nó. Theo cách nói của nhà thiền, chúng ta “bất mị nhân quả”, chứ không thể “bất lạc nhân quả”.

  Tôi mừng vì thấy bạn có biểu hiện hoan hỉ. Tôi chậm rãi nói tiếp:

  - Học tập thuyết Như Huyễn để ngộ nhập tâm phi huyễn (pháp thân, tánh Không, pháp nhãn); ngộ nhập tâm phi huyễn thì sẽ soi sáng hành tác của mình (báo thân) giữa mọi huyễn tướng (hóa thân)… Không có thực tại phi huyễn ở ngoài huyễn tướng; không có huyễn tướng ở ngoài thực tại phi huyễn. “Tam thân nhất thể” nên huyễn và phi huyễn “bất nhị”; không thiên chấp Không (phi huyễn) và cũng không thiên chấp Hữu (huyễn tướng). Giác ngộ đích thực là hiện tiền Tâm Không - diệu dụng (Chân Không - diệu hữu).

  Bạn tôi cười vui:

  - Xin cảm ơn anh. Giờ thì tôi mới hiểu tại sao Bồ-tát quán thấy thế gian, thấy chúng sinh, thấy nghiệp chướng đều như huyễn như mộng, mà lại từ bi cứu khổ chúng sinh.

  - Người có tâm giác ngộ thì không chấp thủ những thị phi thiện-ác, nhưng biết tùy hỉ với những thị phi thiện lành… Họ biết tùy căn cơ chúng sinh mà ban vui cứu khổ. Họ biết tùy nhân duyên của mình mà chọn cho mình cách tu tập phù hợp thực tế…

  Bạn tôi mừng tôi một chung trà.

  Tôi mừng cho cả hai chúng tôi.

----------

 

Bài 4:

Thơ Thiền & Ý Kinh

Đọc bài thơ Hữu Không của Thiền sư Từ Đạo Hạnh:

“Tác hữu trần sa hữu,

Vi không nhất thiết không.

Hữu không như thủy nguyệt,

Vật trước hữu không không”.

Thơ thiền thì khế hợp ý kinh. Tôi xin nêu vài ý kinh.

-“Tác hữu trần sa hữu”: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”.

-“Vi không nhất thiết không”: “Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức… (đến) vô trí diệc vô đắc”.

-“Hữu không như thủy nguyệt”: “Dĩ vô sở đắc cố”. (Không thể nắm bắt được thủy nguyệt).

-Câu cuối cùng, tôi mạn phép thêm cái dấu “:” và viết hoa chữ “Không” cuối bài.

“Vật trước hữu không: Không”: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt hiện tiền”. (Tịch Diệt hiện tiền: Tâm Không hiện tiền, Tánh Không hiện tiền).

---------- 

 

Bài 5:

Trải Nghiệm Hành Thiền

 

- Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường).

- Tìm hiểu, học hỏi chánh pháp giác ngộ.

- Có khát vọng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.

- Hoan hỉ và thật tâm tôn trọng tất cả các tôn giáo, các tông phái, các pháp môn, các đường lối tu tập hướng thiện-hướng thượng tâm linh.

- Sống nương theo (tương đối) lời khuyên của Thập Thiện Đạo.

- Không chấp thủ bất kì danh-tướng nào.

- Thấy rằng bất kì nhân cách chân chính nào, bất kì sự tu tập chân chính nào cũng phải có sự ý thức về cái “tôi” vọng tưởng (ngã chấp), vì cái “tôi” là chủ thể vô minh của mọi tác ý, mọi hành động.

- Khi cảm nghiệm tâm ý thì nhận ra rằng, cái “tôi” vọng tưởngvận hành ngôn từ trong tâm (tâm ngôn tâm hành); diễn trình chánh tư duy cũng vậy.

- Con người có khả năng nhận ra được những nói năng, những vọng niệm trong tâm (tâm ngôn tâm hành), vì tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (Tánh Giác).

- Biết nghe lại tâm mình, tức biết sống tỉnh giác, là bắt đầu sống với Huệ Mạng (sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa).

- Tôi thực hành thiền “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh); cũng chính là quán tâm, tự tri.

- Khi có vọng tưởng thì “tự tánh” là chúng-sinh-tâm; khi vọng tưởng tịch lặng thì tự tánhTâm Không (Chân Tâm, Viên Giác) hiện tiền.

- Khi tọa thiền, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng là “độ thoát tất cả chúng sinh”; chúng-sinh-tâm ở cá nhân và chúng-sinh-tâm trong toàn vũ trụ là một mạng lưới tương quan tương duyên với nhau, biết tự độ là có tác dụng độ tha.

- Tâm Không là tâm Thấy biết-vô ngôn vô niệm, là Tánh Không.

- Tâm Khôngpháp thân, tâm ngôn chánh tư duyhóa thân, Lắng Nghe là báo thân; tam thân nhất thể.

- Thường sống với năng lực Lắng Nghe (báo thân); lắng nghe Tâm Không tịch chiếungộ nhập bản thể; lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng, tâm ngôn chánh tư duy, tâm thái đối cảnh là diệu dụng.

- Với người sơ ngộ như tôi, quan trọng là lắng nghe cái “tôi” vọng tưởngngộ nhập thâm sâu bản thể bất sinh bất diệt.

- Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

- Để có thể trợ giúp các bạn lữ sơ cơ, xin tóm tắt ngắn gọn như sau:

---

SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE

Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng;  

Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy;

Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh;

Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không.

Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

**

“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).

“Phản văn văn tự tánh”-(Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).  

**

* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.

* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.                                                                      (Đường Về Minh Triết (có bổ sung); Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn); Hoavouu.com). (*)                                                                         

* Tâm Không: Tánh Không, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, Viên Giác, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, Chân-Thiện-Mĩ.

---

(*): Sách Văn học PDF. Mục lục Đường Về Minh Triết dưới bài Gợi Ý Về Minh Triết Tâm Linh & Cuộc Sống, trang Văn mục Văn học.

----------

 

Bài 6:

Ngày Giỗ Mẹ

 

Một bình hoa và một nén nhang thơm

Con niệm Phật kính dâng ngày giỗ mẹ

Giữ chính tâm để nhiệm mầu nghi lễ

Con nguyện cầu linh hồn mẹ siêu thăng

 

Con không muốn mẹ kết duyên ngạ quỷ

Nên chẳng mâm cao cỗ lớn đua đòi

Ngày giỗ mẹ đâu phải ngày hoan hỉ

Nên chẳng tiệc tùng rượu thịt đãi bôi

 

Con thương nhớ làng quê mình ngoài ấy

Tiếng chuông chùa đi biệt thuở chiến tranh

Mẹ tất bật với tháng năm cơm áo

Chánh Đạo chưa nghe để kết duyên lành!

 

Con trôi nổi mà thuyền về bến giác

Thương bao linh hồn còn mãi lênh đênh

(Sống tà kiến kết duyên cùng cõi khổ

Giữa vô minh say đắm mãi vô minh)...

 

Một bình hoa và một nén nhang thơm

Con niệm Phật để nguyện cầu cho mẹ

Giữ thiện tâm để nhiệm mầu nghi lễ

Chúc mẹ an lành - tâm thức thăng hoa.

----------

 

Bài 7:

Gặp Đóa Hoa Vô Danh

 

An trú tâm hồn giữa vô danh vô hạn

Ngộ nét nhiệm mầu trong nhan sắc phù vân

Thôi ràng buộc để mến yêu thành lãng đãng

Mình chẳng tục phàm – mình cũng chẳng thánh nhân…

----------

 

Bài 8:

Truyền Trao Đuốc Tuệ

 

Biết thế gian mộng huyễn

Nhưng nghiệp chướng ngút ngàn

Như người cai ma túy

Giải thoát rất gian nan

 

Truyền trao nhau đuốc tuệ

Thiền địnhyêu thương

Những lời kinh cứu khổ

Thắp sáng giữa vô thường

 

Như giữa vạn trùng khơi

Có la bàn định hướng

Bớt chấp thủ cái “tôi”

Thêm từ bi nhập cuộc

 

Những lời kinh cứu khổ

Mang năng lượng nhiệm mầu

Bớt tham sân si mạn

Thêm niềm vui cho nhau.

----------

 

Bài 9:

Trở Về Mái Nhà Xưa

 

Có những phận người không mái ấm

Tuổi thơ hạnh phúc đã rách bươm

Áo cơm trộn lẫn lời cay đắng

Bán hồn nhiên - mua những tủi hờn

 

Có những phận người không mái ấm

Ôm ấp nhau mà lắm đoạn trường

Thị phi chất chứa bao điên đảo

Gian dối che mờ ánh mắt thương

 

Có những phận người không mái ấm

Lòng bơ vơ không chốn quay về

Vết thương khắp nẻo đời tranh lấn

Khát thèm an trú giữa tình quê…

 

Tìm đâu mái ấm hồn lưu lãng?

Đâu giữa vô thường chốn bình yên?...

Câu kinh ngân vọng lời thương cảm

Khơi lại nguồn xưa chút Tâm Thiền

 

Dừng tâm: về lại Mái Nhà Xưa

(Mái ấm bẵng quên - thuở luân hồi)

Quốc Độ Tâm Linh ngời tuệ giác (*)

Thương nỗi niềm du tử trùng khơi.

---

(*): Quốc Độ Tâm Linh: Biệt ngữ chỉ tâm thái

tín ngưỡng tâm linh mang tính chất tôn giáo

hướng thiện-hướng thượng (Chân-Thiện-Mĩ).

   Tâm thái tín ngưỡng này có thể hiện hữu ở

người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo.

   Một số nhà khoa học gọi bản thể tâm linh

trường ý thức, trường điểm không, trường

tiềm năng, trường thống nhất, trường Akasha.

----------

 

Bài 10:

Quê Hương Trong Tôi

(Phụ bản bài Quê Hương)

 

Quê hương tháng ngày thơ ấu

Là khu phố nhỏ mến thương

Là lũy tre làng thân thiết

Đùa vui những buổi tan trường

 

Quê hương tuổi đời khôn lớn

Là tình đất nước mênh mang

Buồn vui nỗi niềm dân tộc

Tâm hồn thấm đượm Việt Nam

 

Quê hương cõi lòng rộng mở

Là chung nhịp Trái Đất này

Đau từng nỗi đau đồng loại

Chung dòng nước mắt đắng cay…

 

Quê hương phút giây minh triết

Là Tâm Tịnh Độ lặng thầm

Thấp thoáng vầng trăng cố quận

Trí-Bi hội ngộ tri âm

 

Lang thang sống kiếp lưu đày

Khi lòng mất dấu quê hương

Quê Hương: ánh trăng Viên Giác

Sáng soi muôn vạn nẻo đường.

----------

 

Bài 11:

Ấm Áp Niềm Tin

 

Hôm qua em đi học về

Gặp người hành khất chân quê

Rưng rưng em chào bà cụ

Xót thương thân phận vỉa hè

 

Em chẳng có gì chia sớt

Bước chân nặng trĩu phân vân

Chợt nhớ tâm nguyện cứu khổ

Niệm “Nam Mô Quán Thế Âm”

 

Sáng nay hỏi thăm bà cụ

Nôn nao chút quà từ tâm…

Nghe cụ gặp nhà từ thiện

Kiếp người đã bớt gian nan

 

Lòng em rưng rưng ấm áp

Thắp sáng niềm tin Đại thừa…

Cảm ơn những ngày chủ nhật

Khai tâm giữa tiếng chuông chùa.

----------

 

Bài 12:

Gặp Lại Chính Mình

 

Gặp lại mình giữa tâm vô ngôn

Dừng bước lang thang – bặt tâm hành

Quên thuở vô minh theo huyễn ngã

(Cái “tôi” hư ảo cõi phù  vân)

 

Quán tâm: vọng tưởng hóa chân như

Tuệ giác chiếu soi vạn nẻo đời

Hòa ánh Tâm Kinh vào tục lụy

Truyền đăng tục diệm chốn luân hồi

 

Gặp lại mình giữa lúc định tâm

Im bặt nói năng tận đáy lòng

Giải thoát bao si mê chấp thủ

(Cái “tôi” mộng mị cõi vô thường)

 

Quán vọng tâm: hiện tiền chân ngã

Tịch lặng vầng trăng – sáng cửa thiền

Tri ngộ Tâm Khôngdiệu hữu

Tịnh độ khơi nguồn giữa đảo điên

 

Gặp lại chính mình – thôi quẩn quanh

Thôi lang thang cỏ nội mây ngàn

Gương đối gương: bổn lai diện mục…

Kính chào thánh thót tiếng chim xuân!

----------------------------

 

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) - 2014

 

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 201409:39
Khách
Bản dịch bài thơ Hữu Không (ở bài Thơ Thiền & Ý Kinh):
“Có thì có tự may may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông,
Ai hay không có, có không là gì!”
(Phan Kế Bính dịch).
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
22 Tháng Mười Một 201409:32
Khách
Phần ghi chú ở bài thơ Gặp Lại Chính Mình:

-Truyền đăng tục diệm: truyền đèn tiếp lửa.
-Bổn lai diện mục: Mặt mũi xưa nay; khuôn mặt nghìn đời.
-Dịch bài thơ:
“Có thì có tự may may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông,
Ai hay không có, có không là gì!”
(Phan Kế Bính dịch).
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12852)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11531)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16736)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 19802)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15787)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13024)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 12968)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13001)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15441)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12167)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 12941)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15626)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13733)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 14959)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13683)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13653)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 12869)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13556)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13425)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15117)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14568)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13730)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14046)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13261)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13270)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14498)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13723)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14824)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17544)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14264)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16677)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 17862)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15353)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15240)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 16873)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29167)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16138)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 17891)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19142)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21269)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19602)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22808)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17129)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17524)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16070)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15844)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21567)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19657)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20031)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19293)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant