Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ vô lượng tâm

07 Tháng Sáu 201506:39(Xem: 10192)
Tứ vô lượng tâm

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Quán Như Phạm Văn Minh

Tứ vô lượng tâm

Đại từ Đại bi thương chúng sanh
Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài

 

Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìnđối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến. Chúng ta thấy quý vị tỳ kheo rón rén để khỏi đạp côn trùng khi đi khất thựcThiền hành vào mùa mưa. Hai câu kệ trên cho thấy hướng nhập thế của Phật Giáo, tu không phải để mà tu, mà để phục vụ ‘chúng sinh’ và ‘muôn loài’. Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật. Tâm Phậttâm từ bi và trí tuệ. Không những chỉ nói tới nhân quyền, mà Phật còn mở rộng tới ‘chúng sinh quyền’ (all beings).

Từchân tâmbi để đối xử với các đối tượng khác bên ngoài. Trong quyển Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh niệm (TCN) tôi có nhắc đến các thử nghiệm cho thấy những người thực hành chánh niệm khích động phần Limbic của não bộ giúp hành giả phát triển đồng cảm (Empathy), bước đầu của từ bi, nhiều hơn những người không thực hành. Những huyền thoại chúng ta hay nghe như các nhà sư ngồi Thiền trong rừng, các thú dữ và chim chóc đến đậu quanh mình ‘nghe kinh’ một cách thân thiết. Thú vậtcảm thấy được hạnh từ bi của quý hành giả ‘đắc đạo’ không?


Từ và Bi

Từ thường được dịch ra là Compassion và Bi là Loving Kindness. Một hình ảnh minh họa giữa sự khác biệt giữa Từ và Bi là Trái Tim Mặt Trời (The Sun is my Heart) trong khi Bi là ánh sáng chiếu rọi đến tất cả mọi vật ở địa cầu. Từ là nguồn năng lực yêu thương trong khi Bi là áp dụng vào cách ứng xử xã hội. Bi bắt đầu từ Đồng Cảm (Empathy). Đồng cảm nghĩa là hiểu biết, hay thông cảm với hành động của người khác, nhất là ý định và tình cảm của họ. Đồng cảm biểu hiện lòng độ lượng vì nhiều khi chúng ta không chấp nhận một vài hành động của một người nhưng vẫn hiểu tại sao họ làm như thế.

Loài người cổ đại xuất hiện chừng 2.6 triệu năm bắt đầu làm dụng cụ trong thời đá cũ và đá mới giúp não lớn gấp ba lần nhưng chức năng tăng 10 lần, như phát triển khả năng giao tiếp và ứng xử xã hội, tình cảm, ngôn ngữnhận thức. Cho đến khi con người hiện đại định cư từ kinh tế săn bắn đến kinh tế nông nghiệp (10 ngàn năm), những tình cảm căn bản của loài người như vị tha, độ lượng, quan tâm đến việc giữ gìn tiếng tốt, công bằng, tha thứ, luân lý và …tôn giáo thành hìnhtrở thành những giá trị ‘tiêu chuẩn’. Các nhà kjhoa học não bộ gọi giai đoạn này là giai đoạn social brain của não. Giai đoạn văn minh, văn hóa và tôi giáo, con người hiện đại qua hết thời tiền sử ‘hồng hoang’.

Đồng cảm là bước bắt đầu những tình cảm khác, là khả năng gần gũi, hiểu động lực, tình cảm bên trong của người khác. Nếu không có đồng cảm chúng ta chỉ sống như một đàn kiến hay đàn ong, sống chung với người khác nhưng mỗi người vẫn chỉ là một ốc đảo cô đơn! Chúng ta có những tình cảm mà các nhà khoa học não bộ gọi là tế bào não phản chiếu (mirror neutrons) giúp chúng ta ‘thông cảm’ tâm trạng, tình cảm, động lực hành động của người khác.

Lý thuyết về Tâm (theory of Mind) (ToM) cho rằng khả năng suy nghĩ thuộc phần PFC. Theo ToM não chỉ phát triển đầy đủ vào giai đoạn thanh thiếu niên hay vào đầu những năm hai mươi tuổi. Tình yêu và mối liên hệ gia đình của con người sâu đậm vì con ngườimột sinh vật có thời niên thiếu dài nhất so với các sinh vật khác. Dĩ nhiên có những yếu tố khác góp phần vào việc phát triển tình yêu nơi con người như văn hóa, giới tính, tâm lý cá nhân.

Tình yêu lãng mạn hiện diện trong hầu hết các văn hóa và theo ToM bản chất tình yêu dựa trên yếu tố sinh lýsinh hóa trong cơ thể. Các hóa chất như endorphin, vasopressin và oxytocin  phát triển tình yêu và liên hệ. Cặp nam nữ nào giữ tình yêu gắn bó lâu dài thường có lượng Dopamine kích thích não nhiều hơn. Quý vị có thể không hứng thú vì các nhà não bộ lúc nào cũng chỉ nói chuyện vật lý- điện não và hóa chất, nhưng đây là những vật thể có thể định lượng và chứng nghiệm được. Khoa học không chấp nhận hay nghi ngờ những gì không chứng nghiệm được. Quý vị thấy các tế nào não bận rộn nói chuyện với nhau 5 ngàn lần một giây và lúc nào cũng cảnh giác về mức độ hóa chất và hormones để giữ cho thân tâm của quý vị an lành. Nghĩa là não làm việc không nghỉ 24/7 để bảo vệ an sinh của chúng ta.

Từ là lòng thương yêu rộng lớn cho chúng sinh khi họ bị đau khổ, như Bồ tát Quan Thế Âm lắng nghe tiếng kêu than của chúng sinh.  Trong khi Bi thể hiện trong những ứng xử đời thường, như mỉm cười chào một người chưa quen, nhường xe cho một người lái xe đang bị kẹt ở làn trong. Chúng ta có thể dịch giản dị là ‘tử tế’ đối với mọi người,  nhưng Bi phản ảnh của tình thương, vì thế hay được ghép chung thành loving-kindness.Và đồng cảm là bước đầu của Bi. Trong nguyên ngữ La Tinh, ‘kind’ (tử tế) cùng một gia đình với từ ngữkin’ (thân bằng quyến thuộc) nghĩa là tử tế với người khác như thân quyến của mình.

Ý định phần lớn ảnh hưởng cách ứng xử của chúng ta. Thiện ý thường phát sinh hành động, ý nghĩlời nói tốt đẹp đối vơi người khác, còn ác ý dĩ nhiên thúc đẩy chúng ta có thể có hành vi ngược lại.  Một bài thực tập thông thường trong Phật giáothực tập tử tế với 4 hạng người khác nhau mà chúng ta thường giao tiếp: một là những người chúng ta cảm thấy dửng dưng, không thương không ghét; hai, những người mà chúng ta không thích, thù ghét; ba, những người thân hay ân nhân; và bốn, chính chúng ta.

Dĩ nhiên tử tế với những người mà chúng ta ghét rất khó. Quý vị có nhớ một câu trong kinh Bát Đại Nhân Giác “rất khó để không ghét những ‘kẻ thù’ của mình”, nhưng không có nghĩa là không làm được. Thay vì nói ‘ác giả ác báo’ cầu mong cho kẻ thù gặp tai nạn ‘cho đáng kiếp’, quý vị  có thể quán chiếu câu trong Kinh Pháp cú “lấy oán báo oán, oán không bao giờ tiêu tan”.

Các nhà khoa học não bộ đã thi hành những thực nghiệm và thấy là những người duy trì sân hậnác ý dễ mắc bệnh tim mạch. Những người thù dai giống như tự uống thuốc độc chờ ngày thuốc phát tác (Hanson, p 167). Nhớ câu ca dao ‘hữu thân hữu khổ’ còn sống và yêu thì phải chấp nhận cơn đau thể chất và tình cảm, không ai tránh được. Chúng ta cảm nhận cơn đau này, nhưng để chúng tự nhiên trôi đi. Chúng hiện rồi biến, như mây trôi đi trong bầu trời, xem chúng như nhũng con ngỗng trời bay qua đi không để lại dấu tích.

Trong khi giao tiếp, trong đầu chúng ta thường phân biệt rõ ràng “chúng ta” (we, us) và “họ” (them, they). Cố gắng mở rộng vòng đai ‘chúng ta’ để bao gồm “họ”, tất cả những người đang sống chúng trên hành tinh xanh với chúng tanếu có thể tất cà chúng sinh vô tình khác, như thú vật, cây cỏ, đất đá, sông núi. Nhiều người nghĩ đây là một điều quá lý tưởng, nếu không muốn nói là ‘không tưởng’. Việc thực hiện được những điều này quá khó, nếu không muốn nói là ‘bất khả’. Triết lý và tôn giáo như Phật giáo thường đưa ra lý tưởng, ngôi sao dẫn đường trong đêm tối tăm, nhưng muốn tới đích phải bước đầu tiên.

Trong thời kỳchủ nghĩa tư bản quá khích ca ngợitham lam là tốt, mánh mung là công bằng’, hơn lúc nào hết đạo đức Phật có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc ngăn chận một xã hội đầy ngạ quỷ, thiếu nhân tính và nhân tình. Quý vị có thể tập đối xử tử tế với người bạn đời thân quyến, hay bạn bè. Tôi nhớ một câu chuyện do Nhất Hạnh kể về một người chồng lái xe, trong óc nghĩ về mọi chuyện khác, trừ bà vợ bên cạnh. Quý vị thử duy trì chánh niệm trên người bạn đời, mà Jon Kabat Zinn nói là để mình ‘be seen’, hay như Nhất Hạnh nói là “I am here for you’. Sống tỉnh thức bên nhau không có tốn kém gì, nhưng nuôi dưỡng tình nghĩa lâu bền, thay vì sống bên nhau trong thất niệm như hai người xa lạ. Những chuyện tử tế nho nhỏ đó là thực rađại bi. Từ là lý tưởng và bi là những phương cách thực hiện lý tưởng.

Quý vị có thể áp dụng Đại bi ngay khi quyết định chọn thức ăn, ít thịt cá lại, rau cỏ nhiều hơn, vừa khỏe mạnh, vừa thể hiện lòng Đại bi, dù chúng ta không thể nào giữ giới sát tuyệt đối. Mấy năm trước tôi có nghe một vị tôn túc tuyên bố một câu ‘xanh dờn’ là giết kẻ ác không phạm tội sát sinh (!) Chắc vị tôn túc này muốn nhắc tới chuyện một vị bồ tát sát nhất miêu cứu vạn thử. Trong câu chuyện đó ít tai chịu nhắc tới đoạn cuối: vị Bồ Tát đó phải trả nghiệp cho việc giết một con mèo. Tôi vốn mang ơn và từng làm việc với nhiều tôn túc bên nhà nên tình thần kính trọng Tăng chúng tất cao, nhưng khi nghe những lới phát ngôn kiểu đó trong lòng không khỏi ngao ngán. Đâu phải sự tình cờ’ thời mạt pháp xảy ra!

Trích lời về từ và bi của những vị tôn túc trong hàng ngũ tăng già nhiều vô số kể. Tôi xin trích dẫn một nhận xét của một nhà khoa học có lẽ không ai không nghe danh, Albert Einstein:

A human being is a part of the whole, called by us “Universe”, a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts, his feeling, as something separated from the rest- a kind of optical delusion of his consciousness. This delusion is a kind of prison for us, restricting us to our personal desires and to effections for a few nearest to us. Our task must be to free ourselves from this prison by widening our circle of compassion to embrace all living creatures…Nobody is able to achieve this completely, but striving for such achievement is in itself a part of liberation anf foundation for inner security. (Jon Kabat-Zinn, trong The Mind’s Own Physician, p. 55). Einstein xứng đáng được gọi là Rinpoche! Đây là chỗ gặp gỡ giữa Khoa học và Đạo học. Hay nói như  Arnold Toynbee, cuộc gặp gỡ kỳ thú giữa Đông và Tây trong quá trình tổng hợp một nền văn minh ngoạn mục trong thời đại chúng ta.

Hỷ và Xả

Equanimity is a perfect, unshakable balance of mind

Nyanaponika Thera

Các giai đoạn Hỷ (Bliss), Xả (Equinimity), và Nhất tâm (Singleness of mind) có thể đạt được nếu quý vị duy trì được chánh niệm trong một thời gian dài, như quý tôn túc tu hành trong các sơn lâm cùng cốc trên dãy Hy Mã Lạp Sơn . Các nhà khoa học não bộ theo dõi được các vận hành của các sóng não và các hóa chất đến đây và họ dừng ở đây, vì họ chỉ có thể thử nghiệm đến giai đoạn này, nghĩa là thuộc lảnh vực sắc giới. Khi qua tới lỉnh vực vô sắc giới, họ ‘trích’ lại kinh Phật mà không bình luận gì thêm. Các hành giả như Matthieu Ricard và các Đại Sư Tây Tạng may ra có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về kiến thức này. Giản dị là nếu chưa đạt đến mức giác ngộ thì không thể mô tả ‘tâm giác ngộ’ trong một ‘não giác ngộ’ như thế nào. Nói theo các dự án nghiên cứu, đây là tầm giới hạn (Scope) của khoa học não bộ trong việc nghiên cứu thực hành tâm linh với tình trạng kiến thức hiện nay. Đó là lương thiện trí thức mà bất cứ một nhà khoa học nào cũng nhớ như kinh nhật tụng.

Xả được dịch sang Anh Ngữ là equanimity, theo ngữ nguyên La tinh có nghĩa là ‘cân bằng’ ‘não’. Equanimity như một công tắc ngắt điện não để chấm dứt đau khổ.   Nhưng Xả không phải là lãnh đạm hay vô cảm. Chúng ta vẫn sống trong cơn gió bụi nhưng không bị phiền nhiễu vì bụi đường, vì chúng ta không đeo đuổi bám víu những cảm giác vui thú và không xua đuổi các cảm thọ đau khổ. Chúng ta chỉ nhận biết đây là cảm giác vui thú và cảm giác khó chịu, đau khổ nhưng không giận dữ, bực dọc mà chỉ ghi nhận đây là một cảm giác vui thú hay khó chịu. Đây là một điều ‘bất bình thường’ vì não bị điều kiện hóa là phải phản ứng với cây gậy và củ cà rốt để sống còn hoặc hưởng thú vui. Xả giúp chúng ta không thất vọng hay thỏa mãn với đời sống. Hiểu biết cuộc đời có trăm lần vui thì cũng có vạn lần buồn, làm chúng ta bình thản hơn.

Sau đây là một câu chuyện mô phỏng từ Nam Hoa Kinh của Trang Tử, minh họa cho thấy phần lớn những biến cố trong đời chúng ta là do hàng ngàn nguyên nhân đưa tới. Một người đang dạo thuyền giữa dòng sông thì thuyền bị lật úp xuống nước. Kịch bản thứ nhất là có người tìm cách lật thuyền để hại mình. Kịch bản thứ hai là thuyền lật chỉ vì một thanh gỗ lớn trôi xuôi theo dòng nước và có trăm ngàn lý do trôi đến đụng thuyền. Những biến cố trong đời chúng ta phần lớn như trong kịch bản thứ hai, do nhiều nguyên nhân đưa đẩy tới. Nghĩa là khi còn sống và còn yêu không ai tránh được những bi kịch đời sống. Các nhà văn và triết gia Tây phương gọi đây là Human Condition. Ca dao gọi là hữu thân hữu khổ. Nhờ biết điều này chúng ta không tự bắn mình thêm mũi tên thứ hai làm tăng thêm nỗi đau cho mũi tên thứ nhất. Xả giúp chúng ta không phản ứng cho các sự kiện này, như một công tắc ngắt điện, chấm dứt đau khổ, ít nhất là trong một giai đoạn. Hiểu biết được điều này có thể giúp chúng ta giữ tâm yên tĩnh trong khi gặp hoạn nạn. Điều này không đồng nghĩa với chuyện chúng ta thụ động chấp nhận ‘số phận’, bởi vì nếu có tuệ giác, chúng ta có thể ‘tránh’ những hoạn nạn trong tương lai.

Hiểu biếtquyết định không phản ứngtrách nhiệm của phần Pre Fontal Cortex (PFC). Và ý định giữ tâm trong tình trạng Xả còn có sự góp tay của phần anterior cingulated cortex (ACC). Trong tình trạng Xả, giống như quý vị ngồi trên bờ sông, thấy muôn ngàn cảm thọ trôi qua, nhưng nhờ ngồi trên bờ chúng ta không bị lôi cuốn theo dòng cảm thọ đó. Khi đạt đến mức độ Xả, các hành giả báo cáo là lúc đó họ duy trì chánh niệm dễ dàng, không cần cố gắng nhiều. Duy trì chánh niệm lâu dài giúp chúng tathể đạt được Xả và nhưng ngược lại Xả cũng giúp chúng ta càng duy trì chánh niệm lâu dài.

 Trong kinh điển quý vị có lẽ đã nghe đến những từ ngữ như cõi vô sắc giới như Thức Vô Biên Xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tuy không bàn luận về Vô Sắc Giới vì không có dữ kiện chứng nghiệm, nhưng các nhà khoa học não bộ có nhắc tới một từ ngữ tương đương, Spacious Awareness, hay Global Workspace of Consciousness, Lúc đó não như một không gian rộng lớn chứa đựng đối tượng và có lẻ đối tượng quấn chặt với ý thức. Lúc đó đối tượng và ý thức là một (Singleness of mind) Lúc đó các tia sóng gamma phóng ra trong não, kích động đồng bộ hàng triệu sóng não khác với tốc độ từ 30 đến 80 lần trong một giây. Hiện tượng này được Davidson báo cáo trong các cuộc thử nghiệm phản xạ giật mình của Matthieu Ricard. (Xem thêm phần phụ lục Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm, tr. 169-183)

Tĩnh lặng liên hệ đến việc kích động hệ thống Đối giao cảm (PNS). Thiền sư Jack Kornfield có nhắc đến lời dạy của Tổ Tăng Xán: “Đại đạo không khó cho những người không còn yêu ghét”. Hay quý vị ráng thực hành theo một câu kệ của Thầy Nhất Hạnh “thở vào Tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười” để sống 24 giờ trong một ngày mới tinh khôi xem sao. Các phương pháp kích động như thư giãn, thở ra một hơi thật dài, thở đan điền, thực hành body scan, đọc thần chú Mani Bát Ni Hồng, niệm hồng danh Phật và các Bồ Tát, thực hành Quán niệm hơi thở … có thể kích động PNS giúp tâm quý vị tĩnh lặng.

tám ngọn gió bụi thế gian thường có thể làm Tâm chúng ta lay động: Vui, Khổ, Khen ngợi, Chê trách, Được, Mất, Danh thơm, Tiếng xấu… Đến một lúc nào đó tâm của quý vị vững chãi như núi xanh, thảnh thơi như mây trắng. Hạnh phúc của quý vị không còn tùy thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài như có nhiều tiền trong nhà băng, một chiếc xe mới, quý vị không còn mong chờ một cơn gió mát hay tránh một cơn gió lào nóng bức. Quý vị có thể hiểu thâm sâu sắc thêm những lời Phật dạy như ‘chúng ta không thể tránh được cơn đau’, nhưng ‘chúng ta có thể chọn lựa và tránh được’ nỗi khổ của mũi tên thứ hai.  
 

Quán Như Phạm Văn Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11692)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9504)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9630)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14028)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9628)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 10977)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19479)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8662)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 7992)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9120)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9059)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9080)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 7938)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8417)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10565)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14578)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9110)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12210)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 12975)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 9985)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9534)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11709)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10550)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8210)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9797)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9895)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8525)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10144)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18377)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8525)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13749)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9134)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9840)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10722)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8134)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9865)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14116)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8604)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8581)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8321)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8907)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8693)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11381)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8757)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8078)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9483)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10205)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9374)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9524)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11189)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant