Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lặng Im Như Hoa Cúc

10 Tháng Sáu 201516:17(Xem: 10072)
Lặng Im Như Hoa Cúc

LẶNG IM NHƯ HOA CÚC

Nguyễn Duy Nhiên



LẶNG IM NHƯ HOA CÚCThầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài.

Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. Nhưng theo lời Phật dạy thì chúng ta không nên leo lên cây hái trái. Và ta cũng không cần phải lấy cây sào vói hái, hay là rung lắc cho trái rụng xuống. Chúng ta chỉ cần ngồi yên dưới cây, với hai bàn tay mở rộng, và rồi trái xoài chín sẽ rơi vào trong lòng bàn tay mình. Ajahn Chah nói đó là một lời dạy đầy tuệ giáctình thương của đức Phật.

    Và ngài Ajahn Chah cứ kể đi kể lại câu truyện ấy rất nhiều lần cho các thiền sinh. Thầy Ajahn Brahm nói là ông không thể nào chấp nhận được câu truyện ấy, ông cho rằng lời dạy ấy rất là vô lý và không thực tế. Nếu như ta cứ ngồi yên dưới một cây xoài chín trái, thì có lẽ ta phải chờ rất lâu mới có trái rụng, Có thể những con chim cũng sẽ ăn hết trước ta. Và nếu như có trái chín nào rụng xuống đi chăng nữa, thì dễ gì mà nó sẽ rơi đúng vào trong tay mình.

    Nhưng sau một thời gian dài tu tập, thầy Ajahn Brahm chợt nhận ra rằng câu truyện ấy là một ví dụ rất chính xác và sâu sắc về vấn đề giải thoát, giác ngộ. Ông hiểu được rằng bấy lâu nay ông mới chính là kẻ ngu khờ, không hiểu được lời dạy ấy. Trên con đường tu học, ta sẽ không bao giờ đạt được bất cứ một điều gì bằng những sự cố gắng “công phu” hay “rèn luyện” theo một ý đồ nào đó. Ta không thể nào “trèo lên cây” hay “lấy cây sào vói hái” hay “rung lắc cây”, để khiến cho một việc gì đó xảy ra theo ý mình muốn. Nhưng khi ta biết ngồi yên, bỏ hết sự mong cầu, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì đang xảy ra với một tình thương, thì quả trái giác ngộ sẽ nhẹ nhàng rơi vào trong bàn tay ta.

Trọn vẹn với nơi này

Tôi nghĩ, câu truyện ấy muốn nhắc nhở chúng ta rằng quả trái của tu tập chỉ đến với một tâm không mong cầu. Nếu như ta đừng tìm kiếm và tạo tác thêm, biết có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, thì ta sẽ thấy rõ được những gì mình cần làm mà không bị ảnh hưởng bởi một sự mong muốn nào hết.

Vì thật ra những gì đang có mặt, mưa hay nắng, thành công hay thất bại, an vui hay khổ đau… chúng đều cần thiết cho một hành trình chuyển hóa của ta. Nếu như ta thấy rõ được sư thực ấy, và hiểu rằng tất cả đều là những giai đoạn khác nhau cho sự chín tới của hoa trái tuệ giác, thay vì cứ lăng xăng tìm cầu một cái gì khác…

    Tại nhà thờ Chartres Cathedral ở Pháp, được xây vào khoảng thế kỷ 12, có một kiến trúc gọi là labyrinth.  Labyrinth là một kiến trúc cổ trong huyền thoại Hy Lạp, nó gồm có một con đường vòng vo như một mê đồ.  Nhưng trong labyrinth thì chúng ta chỉ đi trên một con đường duy nhất, tuy lối đi vòng vo và quanh co, nhưng cuối cùng con đường ấy sẽ dẫn ta vào đến trung tâm của kiến trúc.

    Khi đi, có nhiều lúc ta tưởng như mình sắp sửa vào đến trung tâm, thì con đường ấy lại dẫn ta đi ra tận ngoài bìa, như là mình đã lạc lối. Rồi có khi đang ở bên ngoài, qua một khúc quanh, nó lại dẫn ta vào ngay bên trong. Và cuối cùng thì ta cũng bước vào được ở nơi trung tâm. Con đường ấy tượng trưng cho một hành trình tâm linh, mà bất cứ nơi nào ta đang có mặt cũng là một giai đoạn hoàn hảocần thiết. Nó nhắc nhở ta hãy có mặt trọn vẹntiếp nhận những gì xảy ra với một tâm rộng mở.

Có thể bao dung được

Trong kinh có ví dụ về một chén nước nhỏ. Nếu trong một chén nước mà người ta thả vào một nắm muối thì nước sẽ trở thành mặn và không uống được. Nhưng nếu có một người đứng trên thuyền mà đổ một bát muối xuống dưới sông, thì nước sông ấy vẫn không hề bị mặn. Nước sông không mặn, không phải tại vì trong ấy không có muối, nhưng tại vì lòng sông quá lớn, nó có thể bao dung được tất cả.

Cũng vậy, khi ta tiếp xúc với những điều bất như ý với một tâm rộng mở, trong sáng, thì chúng sẽ không đủ sức để trở thành nỗi khổ niềm đau cho ta. Ta cũng không cần tránh né hay mong cầu cho nó được khác hơn. Giữa một đại dương bao la sóng gió, có những chiếc tàu chở hàng nặng cả trăm ngàn tấn, nhưng vẫn nhẹ nhàng nổi được trên mặt nước, đó là nhờ ở cái rỗng không trong lòng tàu.

    Thật ra thái độ ấy không phải là một sự tiêu cực, mà nó chỉ có nghĩa là ta cho phép ngày nắng được nắng, ngày mưa được mưa, và không bắt sự việc phải xảy ra theo ý riêng của mình. Sóng gió có đó chứ không phải là không có, nhưng như một chiếc thuyền lớn giữa đại dương, ta vẫn có thể an ổn đi tới. Sự rộng mở và có mặt trọn vẹn là một thái độ rất tích cực, nó giúp ta thấy rõ được những gì ta cần làm và có thể làm được, chứ không phải chỉ nỗ lực cho một sự thành đạt nào đó.

Hãy buông xả tự nhiên

Thiền sư Suzuki có lời dạy như vầy cho các thiền sinh của ông, “Đôi khi phương pháp hữu hiệu nhất để điều khiển một việc gì là để cho nó được tự nhiên. Và lúc ấy sự việc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ta, theo một nghĩa rộng. Cũng như muốn kiểm soát một con cừu hay một con bò, bạn hãy thả nó vào một cánh đồng cỏ rộng bao la. Làm ngơ không biết đến là một phương pháp tệ hại nhất, và kế đến là cố gắng điều khiển chúng. Chỉ có phương cách hữu hiệu nhất là thấy biết chúng, ta chỉ cần thấy biết thôi, và không cần phải điều khiển một việc gì hết.”

thiền sư Suzuki cũng khuyên chúng ta nên áp dụng thái độ ấy vào việc ngồi thiền của mình. Nếu lần tới trong giờ thiền tập, thay vì cố gắng công phu “làm” một cái gì đó, hoặc “điều khiển” tâm ý theo một phương cách nào đó, bạn hãy thử ngồi yên thư giãn và buông xả. Hãy ngồi trọn vẹn tỉnh thức và cảm nhận rõ hết tất cả, toàn thân như thế nào thì thấy như vậy. Cảm nhận một cách tự nhiên, không cố gắng, không mong cầu gì khác.

    Ta cũng không cần tìm kiếm một phương cách nhất định nào, chỉ trở về với sự thấy biết tự nhiên của mình. Ta ngồi với một sơ tâm trong sáng, những gì xảy ra thì xảy ra.  Vì thiền tập không phải để ta “quán chiếu” một vấn đề nào, mà là để yên và thấy rõ được sự đến và đi tự nhiên của những gì đang có mặt.

Lặng im như hoa cúc

Tôi thấy, trong cuộc sống hằng ngày, nếu muốn thành tựu một việc gì đó, thì người ta cảm thấy cần phải toan tính, tìm phương án, lập kế hoạch, để đạt đến những gì mình mong muốn. Và nhiều khi ta đạt được những gì mình muốn, nhưng trong quá trình ấy ta lại đánh mất đi chính mình.

Trên con đường tu học thì như thầy Ajahn Brahm chia sẻ, thật ra ta không cần phải “trèo lên cây” hay “lấy cây sào vói hái” hay “rung lắc cây” cho được trái chín rụng.  Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương. Rồi thì một ngày quả trái giác ngộ sẽ nhẹ nhàng rơi xuống trong tay.

    Buổi sớm mai này trên con đường đi đến sở làm tôi thấy một vầng trăng tròn sáng trên cao, tĩnh lặng giữa một bầu trời vắng không, chợt nhớ đến tách trà của thiền sư Basho …

Uống trà sáng

Nhà sư

Lặng im như hoa cúc.

Basho (Thái bá Tân dịch)

nguyễn duy nhiên 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8706)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27497)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 8885)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8663)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11181)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 9906)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11509)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8695)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8692)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9490)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9140)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17238)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27366)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15364)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 8848)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8718)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10594)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8390)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9308)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8329)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7817)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9094)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8775)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8218)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8299)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9042)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 8898)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 8974)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 8870)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10532)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14439)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10009)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8813)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 8897)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 21744)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8707)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8503)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8282)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8388)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8598)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7553)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11630)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21634)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7792)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9282)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14031)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9028)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8792)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8191)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8507)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant