Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phát Triển Tâm Giác Ngộ

24 Tháng Bảy 201514:00(Xem: 8499)
Phát Triển Tâm Giác Ngộ
PHÁT TRIỂN TÂM GIÁC NGỘ
 
Nguyên tác: Developing Bodhichitta
Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia, October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

Phat Trien Tam Giac NgoNhững ngày cuối tuần này, chúng ta sẽ nói về các giới nguyện Bồ tát. Và rõ ràng nhằm để thông hiểu giới nguyện Bồ tát thì chúng ta cần hiểu Bồ tát là gì, và tâm giác ngộ là gì, trên điều mà nó căn cứ. Và trong mô thức ấy, chúng ta có nhiều, rất nhiều trích dẫn và nguồn gốc khác nhau chỉ ra vấn đề quan trọng như thế nào để thọ giới nguyện Bồ tát, để phát triển tâm giác ngộ - thọ và giữ giới Bồ tát - cho việc thành tựu Giác Ngộ.

 

Vậy thì tâm giác ngộ là gì? Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện. Trước tiên nhất chúng ta tập trung vào tất cả những chúng sanh bất giác với từ ái và bi mẫn. Từ ái là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và có các nguyên nhân của hạnh phúc, và bi mẫn là nguyện ước cho họ được thoát khỏi khổ đau và các nguyên nhân của đau khổ. Chúng ta nguyện ước điều  này bình đẳng cho tất cả mọi người.

 

Trong hình thức của khổ đau thì chúng ta nguyện cho họ loại bỏ được, chúng ta thấu hiểu điều này trong trình độ sâu sắc nhất. Không chỉ khổ não của bất hạnhđau đớn (khổ khổ). Không chỉ khổ đau liên hệ với hạnh phúc thông thường, là loại hạnh phúc không bao giờ bền lâu, không hài lòng, và thứ thay đổi thành bất hạnh và khó chịu, thí dụ như khi chúng ta ăn quá nhiều thức ăn ngon và nó làm chúng ta bệnh thường (hoại khổ). Nhưng khổ đau mà chúng ta mong  họ được thoát khỏi, thêm vào việc thoát khỏi hai thứ khổ đó, là nổi khổ đau cùng khắp (hành khổ - là thứ căn cứ cho việc trải nghiệm hai thứ khổ đầu tiên), đó là sự tái sanh tiếp diễn mãi không thể kiểm soát, được liên hệ như "luân hồi". Và điều này được tái sanh hết lần này đến lần khác dưới sự ảnh hưởng của bất giác si mê, cảm xúc phiền não, và những  hành vi nghiệp chướng căn cứ trên điều này; là thứ rồi thì, bị ảnh hưởng dưới những nhân tố này, rồi thì chúng ta có loại thân thể và loại tâm thức là đối tượng để khổ đau bất hạnhhạnh phúc không hài lòng thông thường là thứ mà chúng sanh trải nghiệm như kết quả của thái độ nghiệp chướng của chúng - thái độ nghiệp chướngthái độ ở dưới sự ảnh hưởng của bất giác si mê về tiến trình nhân quảbất giác về thực tại. Cho nên chúng ta nguyện ước cho người khác được giải thoát khỏi loại khổ đau sâu xa hơn và nguyên nhân của nó. Và nguyên nhân sâu xa nhất cho nó là sự bất giác về thực tại.

 

Và khi chúng tatừ ái, thì chúng ta nguyện ước cho họ được hạnh phúc. Đó không phải là hạnh phúc thông thường không bao giờ thỏa mãn, mặc dù đó là tốt hơn cho họ thay vì phải trải nghiệm đau đớnbất hạnh. Nhưng trên một trình độ sâu xa hơn, chúng ta nguyện cho họ được hạnh phúc của giải thoátGiác Ngộ, là thứ hạnh phúc đến từ việc giải thoát khỏi những gì được biết như "những sự chướng ngại của tâm thức." Những sự chướng ngại được tạo ra bởi các cảm xúc phiền não, và đây là những thứ ngăn cản giải thoát - phiền não chướng. Và những chướng ngại ngăn cản thể trạng toàn tri toàn giác của một Đức Phật, là thứ ngăn trở họ với sự thông hiểu mối liên hệ hổ tương của mọi thứ, nhân quả, một cách hoàn toàn, những thứ họ cần biết nhằm để có thể hổ trợ chúng sanh một cách tốt đẹp nhất (sở tri chướng). Và khi chúng ta thoát khỏi những giới hạn này, khỏi hai tập họp chướng ngại này (sở tri chướngphiền não chướng - hoặc một hay cả hai), thế thì đây là một niềm hoan hỉ vô biên không bao giờ chấm dứt. Nó là điều gì đó không giống như niềm sung sướng khi ăn một món ăn ngon: càng vui sướng khi ăn nhiều hơn, cuối cùngbiến thành đau khổ. Nó hoàn toàn không giống như loại hạnh phúc, hạnh phúc thông thường. Và chúng ta nguyện cho họ có các nguyên nhân cho loại hạnh phúc không bao giờ chấm dứt trong giải thoátGiác Ngộ.

 

lòng từ ái và bi mẫn cũng căn cứ trên sự thông hiểutin tưởng vững chắc rằng mọi người có thể giải thoát khổ đau và đạt được niềm hạnh phúc không bao giờ chấm dứt này. Thế nên đó không phải là một nguyện ước dễ thươngchúng ta biết là không bao giờ có thể xảy ra trọn vẹn. Nhưng chúng ta tin chắc rằng điều ấy có thể. Và chúng ta đón nhận trách nhiệm cũng như có thể đem đến sự giải thoát khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc. Chúng ta tiếp nhận trách nhiệmchúng taquyết tâm phi thường này rằng tôi sẽ làm việc ấy, ngay cả chỉ tự tôi mà thôi, nếu tôi cần hành động.

 

Đây là phương diện thứ nhất. Lòng từ ái và bi mẫn này và quyết tâm  phi thường này mà chúng ta có trong phương diện thứ nhất, sẽ tiếp tục tiềm tàng, trong một ý nghĩa nào đó. Và trong phương diện thứ hai, là phương diện chính ở đây về tâm giác ngộ, chúng ta thay đổi sự tập trung của chúng ta và thay vì tập trung vào tất cả những chúng sanh giới hạn (nói cách khác, mọi người chưa thành Phật), bây giờ thay vì thế, chúng ta tập trung vào chính sự Giác Ngộ của cá nhân chúng ta vốn chưa xảy ra. Nhưng chúng ta biết rằng nó có thể xảy ra, chúng ta tin chắc về điều ấy. Nó có thể xảy ra trên căn bản của điều được biết như "Phật tánh". Phật tánh là nhân tố ấy sẽ cho phép chúng ta trở thành một Đức Phật, để phân thân thành vô số thân của một Đức Phật - một cách kỷ thuật là Sắc Thân, tâm của một Đức Phật, v.v…

 

Và điều này được liên hệ một cách căn bản với nền tảng tinh khiết của tâm. Rằng trong tính bản nhiên nền tảng căn bản của nó tâm không bị nhiễm ô bởi những giới hạn hay chướng ngại. Rằng những nhiễm ô này chỉ ở bề mặt và có thể được tẩy sạch đến mức chúng không bao giờ tái diễn lại. Nếu chúng ta có thể đánh thức và an trụ mãi mãi trong mức độ sâu xa nhất của tâm, không bị nhiễm ô - bởi vì mức độ mà tại đấy những nhiễm ô hay giới hạn hay si mê xảy ra là nông cạn hơn, những mức độ thô thiển hơn của tâm. Và tâm không bị nhiễm ô bởi những cung cách tồn tại không thể có. Và nếu chúng ta có thể thông hiểu điều ấy và an trú tập trung trên ấy, thế thì trên căn bản ấy, điều được gọi là "tánh không của tâm", và trên căn bản sự thông hiểu của chúng ta về tánh không ấy của tâm, sau đó chúng ta mới có thể an trú trong trình độ căn bản vô nhiễm ấy, trình độ ấy không bị nhiễm ô bởi những si mê tạm thời này (khách trần phiền não).

 

Trên căn bản của năng lượng vi tế nhất phối hợp với trình độ sâu xa nhất của tâm, và trên căn bản phước đức tích lũy và trí giác (jnana) là chính yếu, phước đức được thực hiện bởi sự tương tục tinh thầntrình độ sâu xa nhất, rồi thì từ năng lượng vi tế nhất, chúng ta có thể phát sinh và biểu hiện những Sắc Thân khác nhau của một Đức Phật. Những Sắc Thân của một Đức Phật, những hiện tướng của một Đức Phật, cho dù thô hay tế, được hình thành từ năng lượng tinh khiết vi tế nhất. Các Sắc Thân có thể kết hợp với những nguyên tố thô (đất, nước, gió, lửa,…), nhưng không phải những nhân tố thô là Sắc Thân của Đức Phật, đó là năng lượng vi  tế kết hợp với chúng, trên căn bản ấy. Okay, thế nào đi nữa, đó có lẻ là một sự giải thích rất cô đọng về Phật tánh. Tôi rất tiếc nếu như vậy là hơi quá nhiều thông tin trong một lúc, nhưng đó không phải là chủ đề chính trong sự thảo luận của chúng ta.

 

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, thì chúng ta đang tập trung vào khía cạnh này của sự tương tục tinh thần của chúng ta (dòng suối tâm), những khía cạnh của Phật tánh: tánh không của tâm, căn bản tinh khiết của tâm, năng lượng vi tế sâu xa nhất của tâm, mạng lưới của phước đức (năng lượng tích cực) và trí giác. Và trên căn bản ấy, chúng ta có thể quy cho sự Giác Ngộ chưa xảy ra là thứ mà chúng ta biết rằng chúng tathể đạt được, vì thế chúng ta sẽ có một sự Giác Ngộ xảy ra hiện tại, nếu chúng ta tăng cườnghoàn thành hai mạng lưới này, mạng lưới của phước đức và trí giác (phước trí lưỡng toàn). Vì thế đó là điều mà chúng ta đang tập trung với tâm giác ngộ. Và vấn đề chúng ta làm thế nào? Chúng ta làm điều ấy bằng việc hình dung sự Giác Ngộ chưa xảy ra này, sự Giác Ngộ của chính cá nhân chúng ta chưa xảy ra, không phải sự Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca hay của một vị nào đó trên bầu trời. Chúng ta có thể miêu tả nó bằng việc quán tưởng một Đức Phật (đó sẽ không là vị thông thường nhất) hay chúng ta có thể hình dung nó bằng vị thầy tâm linh của chính chúng ta, hay vị thầy của dòng truyền thừa, đang trình bày sự Giác Ngộ này cho chúng ta, hay chúng ta có thể chỉ (trong đại toàn thiện hay đại thủ ấn) tập trung trên căn bản tinh khiết của chính tâm thức, là thứ vô cùng khó khăn để thực hiện.

 

Đó là sự tập trung, đối tượng trọng tâm của tâm giác ngộ, sự Giác Ngộ chưa xảy ra, và có hai mục tiêu đi cùng với nó. Mục tiêu thứ nhất là thật sự đạt đến sự Giác Ngộ chưa xảy ra, và thứ hai là làm lợi ích tất cả chúng sanh trên căn bản ấy. Cho nên, nói cách khác, điều này dựa trên từ ái và bi mẫn và quyết tâm phi thườngchúng ta phát triển trong phương diện thứ nhất. Và dĩ nhiên, cùng với việc thành tựu sự Giác Ngộ ấy, thì chúng ta sẽ cố gắng để hổ trợ người khác tối đa như có thể. Và giới Bồ tát sẽ cho chúng ta những hướng dẫn về vấn đề thực hiện như thế nào, làm lợi ích cho  người khác tối đa như thế nào, và những gì phải tránh vì chúng sẽ làm tổn hại năng lực hổ trợ người khác của chúng ta. Và thật sự các giới nguyện luôn luôn được diễn đạt trong dạng thức của những gì để tránh có thể làm bất lợi đến sự phát triển tâm giác ngộ và sự giúp đở người khác của chúng ta.

 

Cho nên nhằm để phát triển thể trạng này của tâm Giác Ngộ và tiếp nhận các  giới nguyện của Bồ tát, thì chúng ta cần, một cách rõ ràng, tự hành động tiến lên để có thể trạng của tâm giác ngộ. Và điều này dĩ nhiên căn cứ trên một tiến trình dài lâu của việc phát triển, sự phát triển tâm linh, với điều mà chúng ta nhận ra sự tái sanh con người quý gia mà chúng ta có, chúng ta nhận ra rằng nó sẽ không tồn tại mãi mãi, vì thế chúng ta thấu hiểu sự chết và vô thường; và chúng taniềm tin vững chắc tròn vẹn trong sự tái sanh, và chúng ta nhận ra rằng nếu chúng ta không có những lượng định ngăn ngừa nào đó (là những gì chữ " Dharma "có nghĩa) để tránh sự tái sanh tệ hại hơn trong tương lai, căn cứ trên thái độ tiêu cực của chúng ta, thì chúng ta sẽ tái sanh trong một hoàn cảnhchúng ta sẽ không có cơ hội để tiến xa hơn sự phát triển tâm linh của chúng ta. Cho nên chúng ta thông  hiểu tất cả điều này, thì chúng ta sẽ tiếp nhận nó rất nghiêm túc. Và vì thế, nhằm để tránh sự tái sanh tệ hại hơn và để giúp chúng ta tiếp tục con đường tâm linh, chúng ta hướng đến một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta; đó gọi là "quy y". Và phương hướng ấy được biểu hiện bởi Đức Phật, những thành tựu của một Đức Phật và những gì các Ngài dạy, và những ai đã hoàn thành những gì Đức Phật có, tối thiểu ở một mức độ nào đó; đó là Phật, Pháp, Tăng. Cho nên đó là phương hướngchúng ta hướng đến trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đi trong phương hướng ấy căn cứ trên việc muốn tránh những hoàn cảnh tái sanh tệ hại hơn và niềm tin vững chắc rằng đi trong phương hướng này sẽ giúp chúng ta tránh được điều ấy và thành tựu mục tiêu tâm linh của chúng tagiải thoátGiác Ngộ. Việc tránh những sự tái sanh tệ hại, việc đạt đến giải thoátthành tựu Giác Ngộ: đây là ba mục tiêu được biết như con đường tiệm tiến (lamrim - Giác Ngộ thứ đệ luận), những giai tầng của con đường tu tập.

 

Và điều thứ nhất mà chúng ta cần làm, nhằm để tránh mọi thứ trở nên tệ hơn, là chế ngự khỏi thái độ tiêu cực. Nguyên tắc đạo đức, đấy - giới. Và chúng ta làm việc ấy trên căn bản của việc thông hiểu rằng nếu chúng ta hành động trong một cách tiêu cực, nó sẽ tạo ra sự bất hạnh và các rắc rối; và nếu chúng ta chế ngự khỏi thái độ tiêu cực, thì nó sẽ đưa chúng ta tối thiểu là niềm hạnh phúc thông thường. Và mặc dù cuối cùng chúng ta muốn vượt thắng ngay cả niềm hạnh phúc thông thường này, tuy nhiên đó là một hoàn cảnh thuận lợi hơn cho việc thực hành tâm linh hơn là khổ đau và bất hạnh.

 

Thế thì chúng ta nghĩ về tất cả các vấn nạn của những sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Cho nên cho dù chúng ta trải nghiệm những nổi bất hạnh kinh khủng hay các hoàn cảnh cực kỳ hạnh phúc thông thường, rằng tất cả chúng có những nhược điểm. Và chúng ta thấu hiểu vấn đề tất cả những thứ đó như thế nào, những tình trạng đầy dẫy khổ não đớn đau kinh khiếp, hay những tình trạng tái sanh đầy ấp niềm hạnh phúc thông thường [trong lục đạo]- chúng ta thấu  hiểu vấn đề cả hai thứ này được phát sinh do bởi thái độ nghiệp duyên, là thứ căn cứ trên sự bất giác về nhân quảthực tại, và sự tham dục của chúng ta sau niềm hạnh phúc thông thường, và tham dục sau khi được tách rời khỏi niềm đau đớnbất hạnh thường lệ này, và chỉ có niềm hạnh phúc thông thường. Chúng ta phát triển sự quyết tâm thoát khỏi những điều này một cách hoàn toàn. Đó được gọi là "sự viễn ly". Và vì thế chúng ta có sự quyết tâm mạnh mẽ để được giải thoát [khỏi lục đạo].

 

Và rồi thì căn bản của tất cả những thứ đó, với việc đã có một sự tập trung phát triển nào đấy, sau đó chúng ta đi đến Đại Thừa. Mặc dù chúng ta có thể đem vào Đại Thừa những ý tưởng nào đó của bi mẫn và v.v… từ ngay lúc mới bắt đầu: tôi muốn tiếp tục để có một sự tái sanh thân người quý giá vì thế tôi  mới có thể giúp đở người khác. Cho nên lòng bi mẫn này có thể được thêm vào ngay lúc mới bắt đầu. Nhưng điều sẽ cấu thành một loại thực tập Đại Thừachúng ta đang hướng sự thực tập của chúng ta tuyệt đối đến tất cả mọi người. Thế nên chúng ta không tập trung chỉ vào chính chúng ta và các vấn nạn của chúng tasự giải thoát của chính chúng ta từ việc tu tập. Chúng ta không tập trung vào chỉ một số ít người mà chúng ta ngẫu nhiên ưa thích. Chúng ta thậm chí không tập trung chỉ vào tất cả những ai là con người bây giờ, trong kiếp sống này. Nhưng đây là một thể trạng hoàn toàn bao la của tâm đang tập trung vào tất cả mọi loài, vào tất cả các tình trạng của sự tái sanh [của vạn loại chúng sanh], suốt khắp toàn vũ trụ.

 

chúng ta nhận ra rằng mọi người có một sự tương tục tinh thần vô thỉ, sự tái sanh vô thỉ, và mọi người đã từng có những loại hình thân thể khác nhau trong kiếp này hay kiếp khác, kể cả là mẹ của chúng ta. Và chúng ta có sự buông xả đối với mọi người vì thế chúng ta không chỉ thích thú với một số này và khước từ số người khác và dửng dưng với những kẻ nọ. Và chúng ta nhớ lại lòng ân cần của mọi người, không chỉ khi họ là mẹ của chúng ta, mà ngay cả vào những lúc khác khi họ trồng thực phẩm hay xây dựng đường xá hay làm ra mật cho chúng ta ăn. Và chúng ta cảm kích lòng ân cần ấy và muốn thế nào đấy hành động để đền đáp, và điều này phát sinh một lòng yêu thương nhiệt tình đối với mọi người, mà ngay cả chỉ nghĩ về người khác đã làm chúng ta cảm thấy ấm áp và hạnh phúc, và vấn đề kinh khủng thế nào nếu điều gì đấy tệ hại xảy ra cho họ. Và điều này được tăng cường bằng việc thấu hiểu sự bình đẳng của tất cả mọi người. Đúng như là tôi muốn hạnh phúc và không muốn bất hạnh, vì thế mọi người bình đẳng cùng cảm thấy như vậy. Và tôi chỉ là một người và mọi người khác là vô số, và vì thế tốt hơn là thay vì chỉ nghĩ về tôi và làm việc để chiến thắng những vấn nạn của tôi, vì tôi là một thành viên của toàn bộ một tầng lớp của những chúng sanh này và do thế thật thích đáng để tôi hành động vì tất cả mọi người bởi vì tôi thuộc về mọi người. Và tất cả chúng ta bình đẳng có cùng vấn nạn; trong một chữ, luân hồi. Sự tồn tại luân hồi của cõi ta bà. Thế cho nên,  chính là trên căn bản của điều này mà chúng talòng từ ái và bi mẫn và quyết tâm phi thườngtâm giác ngộ mà tôi đã giải thích phía trước.

 

Trước tiên chúng ta cần nghe tất cả về điều này, trong mô thức của tâm giác ngộ, vì chúng ta đã từng nghe nó một cách chính xác, chúng ta biết tâm giác ngộ đang nói về những gì. Chúng ta đúng là không lẫn lộn tâm giác ngộ với từ ái và bi mẫn, mà người ta thường như vậy. Tâm giác ngộ hơn từ ái và bi mẫn nhiều lắm. Chính là căn cứ trên từ ái và bi mẫn, nhưng hơn thế ấy nhiều, như tôi đã giải thích. Và rồi thì chúng ta hành động xa hơn với tâm giác ngộ, nghĩ về nó vì thế chúng ta thông hiểu nó thật sự có nghĩa là gì. Chúng ta thấu hiểu vấn đề tập trung trên nó như thế nào và thể trạng của tâm nào mà chúng ta đang phát sinh. Chúng ta tin chắc rằng chúng ta có thể thành tựu việc ấy. Chúng ta tin chắc rằng mọi người có thể Giác Ngộ và tôi thật sự có thể giúp họ bằng việc chỉ cho họ con đường. Và chúng ta nhận ra rằng không có kẻ nào là thượng đế toàn năng - mà ta có thể chỉ chạm vào người đó với ngón tay của ta và họ Giác Ngộ. Do vậy chúng ta có một ý tưởng thực tế về vấn đề con người có thể trở thành Giác Ngộ như thế nào. Họ phải làm trên chủ đề ấy với chính họ như thế  nào, một cách căn bản. Và như thế, căn cứ trên ấy, rồi thì việc thông hiểu những phương pháp cho việc làm của chúng ta tiến đến việc phát sinh thể trạng tâm này như thế nào, thì chúng ta mới có thể phát tâm giác ngộ nay tại trình độ khởi đầu như thế nào.

 

Bây giờ chúng ta biết một cách chính xác thể trạng tâm thức này là gì. Chúng ta thấu hiểu nó, chúng ta tin chắc rằng chúng ta có thể thành tựu điều ấy, và vì thế chúng ta đi qua những giai tầng của mọi người đã từng là mẹ của chúng ta, mọi người đã từng ân cần, v.v… và chúng ta có thể phát sinh thể trạng của tâm giác ngộ và nó là chân thành. Và điều thật sự khó khăn ở đây là để cho điều này bao hàm tất cả mọi người, đó là nguyện ước hổ trợ bình đẳng tất cả mọi người.

 

Và điều chúng ta có đầu tiên, trên căn bản của điều này, được gọi là "tâm giác ngộ nguyện vọng". Đây là nguyện ước đạt đến sự Giác Ngộ chưa xảy ra nhằm để làm lợi ích cho mọi người. Và điều đó có hai phương diện với nó. Thứ nhất là phương diện này của việc chỉ "nguyện ước đơn thuần" điều này; và thứ hai là điều được gọi là "thể trạng cam kết", trong ấy tôi phát nguyện rằng tôi sẽ không từ bỏcho đến khi tôi thành tựu Giác Ngộ. Và rồi chúng ta đi đến phát triển điều được gọi là "thể trạng dấn thân" của tâm giác ngộ, điều đó gia cố thêm vào thể trạng mong ước hay nguyện vọng, mà trong ấy tôi quyết định trọn vẹn tự dấn thân hoàn toàn vào những sự tu tập sẽ đưa tôi đến Giác Ngộ.

 

Và ở giai tầng ấy chúng ta thọ các giới nguyện của Bồ tát. Và điều này sẽ cấu thành thái độ của chúng ta, bằng việc thọ những giới này, bởi vì những gì chúng ta đang phát nguyện là để tránh những việc nào đó có thể làm tổn hại đến việc phát triển tâm giác ngộ trong tổng quát - đó sẽ là căn bản giới Bồ tát. Và những giới khinh của Bồ tát giới để tránh những thứ sẽ là bất lợi một cách đặc thù đến việc phát triển sáu ba la mật, cộng thêm những gì sẽ làm bất lợi đến việc làm lợi ích người khác, trong hình thức tổng quát. Khi chúng ta nói về các thái độ ba  la mật, thì chúng ta nói về thí, giới, nhẫn, tấn, thiền (tinh thần bất biến) - không chỉ là sự tập trung, mà là một thể trạng ổn định của tâm thức không bị quấy rầy bởi các cảm xúc phiền não - và tỉnh giác phân biệt (tuệ - prajna), thực tại bình thường (chúng ta phân biệt thực tại với vọng tưởng).

 

Rõ ràng chúng ta có thể phát triển và thực tập các ba la mật này trước khi chúng ta phát triển tâm giác ngộ, nhưng sự thực hành Đại Thừa thật sự là khi những điều này phối hợp với tâm giác ngộ. Cho nên chúng ta thực hành loại thái độ của Bồ tát trên căn bản của những giới Bồ tát này, một cách căn bản phát triển ngày càng hơn thêm các ba la mật này. Có sáu ba la mật, cũng có khi nói đến mười ba la mật; thêm bốn điều là những chi phần của tuệ ba la mật. Không cần phải chi tiết về tất cả những thứ này. Và qua điều này, chúng ta xây đắp ngày càng thêm những mạng lưới của năng lực tích cựctỉnh giác thâm sâu (tức là phước và trí).

 

Bây giờ vẫn ở tại giai tầng này, chúng ta phát sinh thể trạng của tâm giác ngộ trong một cách cố gắng - đây là thuật ngữ kỷ thuật, có nghĩa là với sự cố gắng hay nổ lực - và điều này có nghĩa là chúng ta phải đi qua phương tiện của luận lý nhằm để có thể làm mới thể trạng ấy của tâm giác ngộ. Cho nên chúng ta phải đi qua những giai tầng của buông xả, và mọi người đã từng là mẹ ta, v.v… và hành động tiến tới thể trạng ý thức này của tâm. Và cuối cùng qua vô vàn sự tu tập quen thuộcphước đức từ việc giúp đở người khác, chúng ta sẽ có một sự phát triển không khó nhọc tâm giác ngộ, có nghĩa là chúng ta không phải đi qua lý luận nhằm để phát sinh tâm giác ngộ; chúng ta có thể trạng tâm ấy một cách tự nhiên, tự động. Và cho dù chúng ta ý thức về nó hay không là không liên hệ. Cho dù thể trạng tâm giác ngộ ấy thật sự ý thức (nói cách khác, nó là đối tượng tập trung chính của chúng ta tại thời điểm ấy) hay cho dù nó là một sự tiềm tàng (nói cách khác, vô thức), nó là giống nhau, trong ý nghĩa rằng đây là phương hướng chính của đời sống chúng ta bất chấp điều gì xảy ra. Nó hòa nhập một cách sâu sắc. Và chỉ ở  giai tầng ấy nơi chúng ta thật sự trở thành một vị Bồ tát. Một vị Bồ tát là gì, chính là như vậy, một người nào đó có tâm giác ngộ không mệt mõi. Cho nên tất cả những lợi lạcca ngợi tâm giác ngộ được đề cập, thí dụ trong chương thứ nhất của tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên, liên hệ đến giai tầng này của tâm giác ngộ, giai tầng không nổ lực này nơi hành giả trở thành một vị Bồ tát.

 

chúng ta cần thấu hiểu rằng cho dù chúng ta đang nói về tâm giác ngộ nổ lực hay không nổ lực vẫn là nhận thức, bởi vì chỉ có một Đức Phật mới có thể biết một cách vô thức Giác Ngộ là như thế nào; và đối với chúng ta, những người chưa là Phật, tập trung vào Giác Ngộ, ngay cả sự Giác Ngộ chưa xảy ra, chỉ có thể qua một khái niệm về nó là gì. Cho nên khi Tịch Thiên nói rằng một khi quý vị phát triển tâm giác ngộ, thế thì cho dù quý vị là tỉnh thức hay ngay cả khi ngủ hay say rượu, tâm giác ngộ vẫn xây đắp cho chúng ta vô vàn phước đức, ở đây ngài đang liên hệ đến thể trạng tâm giác ngộ không nổ lực.

 

cũng thế, khi chúng ta phát triển thể trạng tâm giác ngộ không nổ lực này, sau đó ở tại điểm này chúng ta đạt đến những gì được gọi là "con đường xây dựng lên" hay "con đường tích lũy" hay "tư lương đạo". Đấy là tâm đạo thứ nhất trong năm tâm đạo[1]. Cho nên đó là một trình độ của tâm mà nó sẽ  hoạt động như một lối đi cho con đường chính yếu thật sự sẽ đưa chúng ta  đến, trong trường hợp này, sự Giác Ngộ. Cho nên khi chúng ta nghe nói về năm tâm đạo này, đây là năm trình độ của tâm; chúng không là những con lộ, mà nó là một trình độ của tâm sẽ đưa chúng ta tiến xa hơn như một con lộ. Và chúng ta có thể làm điều này trong một con đường Đại Thừa vì thế dòng suối phát triển này sẽ đưa đến sự Giác Ngộ của chúng ta. Và chúng ta đạt đến trình độ thứ nhất của năm trình độ này khi chúng tatâm giác ngộ không nổ lực này.

 

Cho nên, đối với hầu hết chúng ta, chúng ta ở tại những trình độ tâm trước đấy. Và ngay cả nếu chúng ta thực sự tu tập về từ ái và bi mẫn và tâm giác ngộ, nó chắc chắn căn cứ chỉ trên việc nghe về giáo huấn của tâm giác ngộ. Và có thể chúng ta đã từng thấu hiểu một ít về tâm giác ngộ, nhưng tôi nghĩ, đối với hầu hết chúng ta, chúng ta không hoàn toàn tin chắc trên một căn bảnlý trí rằng chúng ta thật sự có thể trở thành Giác Ngộ và rằng mọi người khác tuyệt đối có thể trở thành Giác Ngộ, thật sự hoàn toàn khó để mà tin tưởng một cách trọn vẹn về điều này bởi vì để làm việc ấy quý vị phải thông hiểu Giác Ngộ là gì. Thật không dễ dàng. Do vậy chúng ta đơn thuần có điều gọi là một "sự thấu hiểu đoán chừng." Chúng ta coi như điều ấy là đúng, nhưng tôi thật sự không quá tin chắc một cách sâu xa, thậm thâm. Và nếu chúng ta thành thật với chính mình, phạm vi của phong cách tư tưởng Đại Thừa thật sự quá giới hạn. Tôi thật sự không nghĩ tuyệt đối về mọi người. Tôi ngay cả không thể bắt đầu tưởng tượng mọi người, mọi loài - những con côn trùng - vào thời điểm này,  mọi loài trong bất cứ hình thức sống nào bất cứ nơi nào trong vũ trụ. Cho nên chúng ta đang làm việc với điều ấy. Chúng ta cần - không tự phụ, không giả bộ, "Ô, tôi là một hành giả Đại Thừa to bự", như chỉ để giả vờ tôi là một vị Bồ tát. Điều này là lố bịch. Nhưng bất cứ trình độ phát triển nào mà chúng ta có nó đang đi vào phương hướng của tâm giác ngộ, điều này là tuyệt vời và hữu ích.

 

Tốt chứ? Vậy thì đây là sự giới thiệu căn bảnchúng ta bao hàm thật sự tất cả con đường tiệm tiến lamrim và tất cả giáo huấn về tâm giác ngộ, nhưng tôi nghĩ rằng đây là nền tảng cần thiết trước khi chúng ta đi vào những giới nguyện của Bồ tát. Và trong khóa tu cuối tuần lần tới, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những phương pháp cho việc phát triển tâm giác ngộ. Nhưng bây giờ tuần này, chúng ta sẽ thảo luận về chính những giới nguyện mà thôi. Trước khi chúng ta làm như thế hãy nghĩ giải lao mười lăm phút và sau đó chúng ta sẽ tiếp tục.

 

***

 

Ẩn Tâm Lộ, Monday, July 06, 2015



[1] Tư lương đạo, gia hạnh đạo, thông đạt đạo, tu tập đạo, cứu kính đạo.

PHÁT TRIỂN TÂM GIÁC NGỘ

 

Nguyên tác: Developing Bodhichitta
Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia, October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

***

 

Những ngày cuối tuần này, chúng ta sẽ nói về các giới nguyện Bồ tát. Và rõ ràng nhằm để thông hiểu giới nguyện Bồ tát thì chúng ta cần hiểu Bồ tát là gì, và tâm giác ngộ là gì, trên điều mà nó căn cứ. Và trong mô thức ấy, chúng ta có nhiều, rất nhiều trích dẫn và nguồn gốc khác nhau chỉ ra vấn đề quan trọng như thế nào để thọ giới nguyện Bồ tát, để phát triển tâm giác ngộ - thọ và giữ giới Bồ tát - cho việc thành tựu Giác Ngộ.

 

Vậy thì tâm giác ngộ là gì? Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện. Trước tiên nhất chúng ta tập trung vào tất cả những chúng sanh bất giác với từ ái và bi mẫn. Từ ái là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và có các nguyên nhân của hạnh phúc, và bi mẫn là nguyện ước cho họ được thoát khỏi khổ đau và các nguyên nhân của đau khổ. Chúng ta nguyện ước điều  này bình đẳng cho tất cả mọi người.

 

Trong hình thức của khổ đau thì chúng ta nguyện cho họ loại bỏ được, chúng ta thấu hiểu điều này trong trình độ sâu sắc nhất. Không chỉ khổ não của bất hạnhđau đớn (khổ khổ). Không chỉ khổ đau liên hệ với hạnh phúc thông thường, là loại hạnh phúc không bao giờ bền lâu, không hài lòng, và thứ thay đổi thành bất hạnh và khó chịu, thí dụ như khi chúng ta ăn quá nhiều thức ăn ngon và nó làm chúng ta bệnh thường (hoại khổ). Nhưng khổ đau mà chúng ta mong  họ được thoát khỏi, thêm vào việc thoát khỏi hai thứ khổ đó, là nổi khổ đau cùng khắp (hành khổ - là thứ căn cứ cho việc trải nghiệm hai thứ khổ đầu tiên), đó là sự tái sanh tiếp diễn mãi không thể kiểm soát, được liên hệ như "luân hồi". Và điều này được tái sanh hết lần này đến lần khác dưới sự ảnh hưởng của bất giác si mê, cảm xúc phiền não, và những  hành vi nghiệp chướng căn cứ trên điều này; là thứ rồi thì, bị ảnh hưởng dưới những nhân tố này, rồi thì chúng ta có loại thân thể và loại tâm thức là đối tượng để khổ đau bất hạnhhạnh phúc không hài lòng thông thường là thứ mà chúng sanh trải nghiệm như kết quả của thái độ nghiệp chướng của chúng - thái độ nghiệp chướngthái độ ở dưới sự ảnh hưởng của bất giác si mê về tiến trình nhân quảbất giác về thực tại. Cho nên chúng ta nguyện ước cho người khác được giải thoát khỏi loại khổ đau sâu xa hơn và nguyên nhân của nó. Và nguyên nhân sâu xa nhất cho nó là sự bất giác về thực tại.

 

Và khi chúng tatừ ái, thì chúng ta nguyện ước cho họ được hạnh phúc. Đó không phải là hạnh phúc thông thường không bao giờ thỏa mãn, mặc dù đó là tốt hơn cho họ thay vì phải trải nghiệm đau đớnbất hạnh. Nhưng trên một trình độ sâu xa hơn, chúng ta nguyện cho họ được hạnh phúc của giải thoátGiác Ngộ, là thứ hạnh phúc đến từ việc giải thoát khỏi những gì được biết như "những sự chướng ngại của tâm thức." Những sự chướng ngại được tạo ra bởi các cảm xúc phiền não, và đây là những thứ ngăn cản giải thoát - phiền não chướng. Và những chướng ngại ngăn cản thể trạng toàn tri toàn giác của một Đức Phật, là thứ ngăn trở họ với sự thông hiểu mối liên hệ hổ tương của mọi thứ, nhân quả, một cách hoàn toàn, những thứ họ cần biết nhằm để có thể hổ trợ chúng sanh một cách tốt đẹp nhất (sở tri chướng). Và khi chúng ta thoát khỏi những giới hạn này, khỏi hai tập họp chướng ngại này (sở tri chướngphiền não chướng - hoặc một hay cả hai), thế thì đây là một niềm hoan hỉ vô biên không bao giờ chấm dứt. Nó là điều gì đó không giống như niềm sung sướng khi ăn một món ăn ngon: càng vui sướng khi ăn nhiều hơn, cuối cùngbiến thành đau khổ. Nó hoàn toàn không giống như loại hạnh phúc, hạnh phúc thông thường. Và chúng ta nguyện cho họ có các nguyên nhân cho loại hạnh phúc không bao giờ chấm dứt trong giải thoátGiác Ngộ.

 

lòng từ ái và bi mẫn cũng căn cứ trên sự thông hiểutin tưởng vững chắc rằng mọi người có thể giải thoát khổ đau và đạt được niềm hạnh phúc không bao giờ chấm dứt này. Thế nên đó không phải là một nguyện ước dễ thươngchúng ta biết là không bao giờ có thể xảy ra trọn vẹn. Nhưng chúng ta tin chắc rằng điều ấy có thể. Và chúng ta đón nhận trách nhiệm cũng như có thể đem đến sự giải thoát khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc. Chúng ta tiếp nhận trách nhiệmchúng taquyết tâm phi thường này rằng tôi sẽ làm việc ấy, ngay cả chỉ tự tôi mà thôi, nếu tôi cần hành động.

 

Đây là phương diện thứ nhất. Lòng từ ái và bi mẫn này và quyết tâm  phi thường này mà chúng ta có trong phương diện thứ nhất, sẽ tiếp tục tiềm tàng, trong một ý nghĩa nào đó. Và trong phương diện thứ hai, là phương diện chính ở đây về tâm giác ngộ, chúng ta thay đổi sự tập trung của chúng ta và thay vì tập trung vào tất cả những chúng sanh giới hạn (nói cách khác, mọi người chưa thành Phật), bây giờ thay vì thế, chúng ta tập trung vào chính sự Giác Ngộ của cá nhân chúng ta vốn chưa xảy ra. Nhưng chúng ta biết rằng nó có thể xảy ra, chúng ta tin chắc về điều ấy. Nó có thể xảy ra trên căn bản của điều được biết như "Phật tánh". Phật tánh là nhân tố ấy sẽ cho phép chúng ta trở thành một Đức Phật, để phân thân thành vô số thân của một Đức Phật - một cách kỷ thuật là Sắc Thân, tâm của một Đức Phật, v.v…

 

Và điều này được liên hệ một cách căn bản với nền tảng tinh khiết của tâm. Rằng trong tính bản nhiên nền tảng căn bản của nó tâm không bị nhiễm ô bởi những giới hạn hay chướng ngại. Rằng những nhiễm ô này chỉ ở bề mặt và có thể được tẩy sạch đến mức chúng không bao giờ tái diễn lại. Nếu chúng ta có thể đánh thức và an trụ mãi mãi trong mức độ sâu xa nhất của tâm, không bị nhiễm ô - bởi vì mức độ mà tại đấy những nhiễm ô hay giới hạn hay si mê xảy ra là nông cạn hơn, những mức độ thô thiển hơn của tâm. Và tâm không bị nhiễm ô bởi những cung cách tồn tại không thể có. Và nếu chúng ta có thể thông hiểu điều ấy và an trú tập trung trên ấy, thế thì trên căn bản ấy, điều được gọi là "tánh không của tâm", và trên căn bản sự thông hiểu của chúng ta về tánh không ấy của tâm, sau đó chúng ta mới có thể an trú trong trình độ căn bản vô nhiễm ấy, trình độ ấy không bị nhiễm ô bởi những si mê tạm thời này (khách trần phiền não).

 

Trên căn bản của năng lượng vi tế nhất phối hợp với trình độ sâu xa nhất của tâm, và trên căn bản phước đức tích lũy và trí giác (jnana) là chính yếu, phước đức được thực hiện bởi sự tương tục tinh thầntrình độ sâu xa nhất, rồi thì từ năng lượng vi tế nhất, chúng ta có thể phát sinh và biểu hiện những Sắc Thân khác nhau của một Đức Phật. Những Sắc Thân của một Đức Phật, những hiện tướng của một Đức Phật, cho dù thô hay tế, được hình thành từ năng lượng tinh khiết vi tế nhất. Các Sắc Thân có thể kết hợp với những nguyên tố thô (đất, nước, gió, lửa,…), nhưng không phải những nhân tố thô là Sắc Thân của Đức Phật, đó là năng lượng vi  tế kết hợp với chúng, trên căn bản ấy. Okay, thế nào đi nữa, đó có lẻ là một sự giải thích rất cô đọng về Phật tánh. Tôi rất tiếc nếu như vậy là hơi quá nhiều thông tin trong một lúc, nhưng đó không phải là chủ đề chính trong sự thảo luận của chúng ta.

 

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, thì chúng ta đang tập trung vào khía cạnh này của sự tương tục tinh thần của chúng ta (dòng suối tâm), những khía cạnh của Phật tánh: tánh không của tâm, căn bản tinh khiết của tâm, năng lượng vi tế sâu xa nhất của tâm, mạng lưới của phước đức (năng lượng tích cực) và trí giác. Và trên căn bản ấy, chúng ta có thể quy cho sự Giác Ngộ chưa xảy ra là thứ mà chúng ta biết rằng chúng tathể đạt được, vì thế chúng ta sẽ có một sự Giác Ngộ xảy ra hiện tại, nếu chúng ta tăng cườnghoàn thành hai mạng lưới này, mạng lưới của phước đức và trí giác (phước trí lưỡng toàn). Vì thế đó là điều mà chúng ta đang tập trung với tâm giác ngộ. Và vấn đề chúng ta làm thế nào? Chúng ta làm điều ấy bằng việc hình dung sự Giác Ngộ chưa xảy ra này, sự Giác Ngộ của chính cá nhân chúng ta chưa xảy ra, không phải sự Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca hay của một vị nào đó trên bầu trời. Chúng ta có thể miêu tả nó bằng việc quán tưởng một Đức Phật (đó sẽ không là vị thông thường nhất) hay chúng ta có thể hình dung nó bằng vị thầy tâm linh của chính chúng ta, hay vị thầy của dòng truyền thừa, đang trình bày sự Giác Ngộ này cho chúng ta, hay chúng ta có thể chỉ (trong đại toàn thiện hay đại thủ ấn) tập trung trên căn bản tinh khiết của chính tâm thức, là thứ vô cùng khó khăn để thực hiện.

 

Đó là sự tập trung, đối tượng trọng tâm của tâm giác ngộ, sự Giác Ngộ chưa xảy ra, và có hai mục tiêu đi cùng với nó. Mục tiêu thứ nhất là thật sự đạt đến sự Giác Ngộ chưa xảy ra, và thứ hai là làm lợi ích tất cả chúng sanh trên căn bản ấy. Cho nên, nói cách khác, điều này dựa trên từ ái và bi mẫn và quyết tâm phi thườngchúng ta phát triển trong phương diện thứ nhất. Và dĩ nhiên, cùng với việc thành tựu sự Giác Ngộ ấy, thì chúng ta sẽ cố gắng để hổ trợ người khác tối đa như có thể. Và giới Bồ tát sẽ cho chúng ta những hướng dẫn về vấn đề thực hiện như thế nào, làm lợi ích cho  người khác tối đa như thế nào, và những gì phải tránh vì chúng sẽ làm tổn hại năng lực hổ trợ người khác của chúng ta. Và thật sự các giới nguyện luôn luôn được diễn đạt trong dạng thức của những gì để tránh có thể làm bất lợi đến sự phát triển tâm giác ngộ và sự giúp đở người khác của chúng ta.

 

Cho nên nhằm để phát triển thể trạng này của tâm Giác Ngộ và tiếp nhận các  giới nguyện của Bồ tát, thì chúng ta cần, một cách rõ ràng, tự hành động tiến lên để có thể trạng của tâm giác ngộ. Và điều này dĩ nhiên căn cứ trên một tiến trình dài lâu của việc phát triển, sự phát triển tâm linh, với điều mà chúng ta nhận ra sự tái sanh con người quý gia mà chúng ta có, chúng ta nhận ra rằng nó sẽ không tồn tại mãi mãi, vì thế chúng ta thấu hiểu sự chết và vô thường; và chúng taniềm tin vững chắc tròn vẹn trong sự tái sanh, và chúng ta nhận ra rằng nếu chúng ta không có những lượng định ngăn ngừa nào đó (là những gì chữ " Dharma "có nghĩa) để tránh sự tái sanh tệ hại hơn trong tương lai, căn cứ trên thái độ tiêu cực của chúng ta, thì chúng ta sẽ tái sanh trong một hoàn cảnhchúng ta sẽ không có cơ hội để tiến xa hơn sự phát triển tâm linh của chúng ta. Cho nên chúng ta thông  hiểu tất cả điều này, thì chúng ta sẽ tiếp nhận nó rất nghiêm túc. Và vì thế, nhằm để tránh sự tái sanh tệ hại hơn và để giúp chúng ta tiếp tục con đường tâm linh, chúng ta hướng đến một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta; đó gọi là "quy y". Và phương hướng ấy được biểu hiện bởi Đức Phật, những thành tựu của một Đức Phật và những gì các Ngài dạy, và những ai đã hoàn thành những gì Đức Phật có, tối thiểu ở một mức độ nào đó; đó là Phật, Pháp, Tăng. Cho nên đó là phương hướngchúng ta hướng đến trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đi trong phương hướng ấy căn cứ trên việc muốn tránh những hoàn cảnh tái sanh tệ hại hơn và niềm tin vững chắc rằng đi trong phương hướng này sẽ giúp chúng ta tránh được điều ấy và thành tựu mục tiêu tâm linh của chúng tagiải thoátGiác Ngộ. Việc tránh những sự tái sanh tệ hại, việc đạt đến giải thoátthành tựu Giác Ngộ: đây là ba mục tiêu được biết như con đường tiệm tiến (lamrim - Giác Ngộ thứ đệ luận), những giai tầng của con đường tu tập.

 

Và điều thứ nhất mà chúng ta cần làm, nhằm để tránh mọi thứ trở nên tệ hơn, là chế ngự khỏi thái độ tiêu cực. Nguyên tắc đạo đức, đấy - giới. Và chúng ta làm việc ấy trên căn bản của việc thông hiểu rằng nếu chúng ta hành động trong một cách tiêu cực, nó sẽ tạo ra sự bất hạnh và các rắc rối; và nếu chúng ta chế ngự khỏi thái độ tiêu cực, thì nó sẽ đưa chúng ta tối thiểu là niềm hạnh phúc thông thường. Và mặc dù cuối cùng chúng ta muốn vượt thắng ngay cả niềm hạnh phúc thông thường này, tuy nhiên đó là một hoàn cảnh thuận lợi hơn cho việc thực hành tâm linh hơn là khổ đau và bất hạnh.

 

Thế thì chúng ta nghĩ về tất cả các vấn nạn của những sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Cho nên cho dù chúng ta trải nghiệm những nổi bất hạnh kinh khủng hay các hoàn cảnh cực kỳ hạnh phúc thông thường, rằng tất cả chúng có những nhược điểm. Và chúng ta thấu hiểu vấn đề tất cả những thứ đó như thế nào, những tình trạng đầy dẫy khổ não đớn đau kinh khiếp, hay những tình trạng tái sanh đầy ấp niềm hạnh phúc thông thường [trong lục đạo]- chúng ta thấu  hiểu vấn đề cả hai thứ này được phát sinh do bởi thái độ nghiệp duyên, là thứ căn cứ trên sự bất giác về nhân quảthực tại, và sự tham dục của chúng ta sau niềm hạnh phúc thông thường, và tham dục sau khi được tách rời khỏi niềm đau đớnbất hạnh thường lệ này, và chỉ có niềm hạnh phúc thông thường. Chúng ta phát triển sự quyết tâm thoát khỏi những điều này một cách hoàn toàn. Đó được gọi là "sự viễn ly". Và vì thế chúng ta có sự quyết tâm mạnh mẽ để được giải thoát [khỏi lục đạo].

 

Và rồi thì căn bản của tất cả những thứ đó, với việc đã có một sự tập trung phát triển nào đấy, sau đó chúng ta đi đến Đại Thừa. Mặc dù chúng ta có thể đem vào Đại Thừa những ý tưởng nào đó của bi mẫn và v.v… từ ngay lúc mới bắt đầu: tôi muốn tiếp tục để có một sự tái sanh thân người quý giá vì thế tôi  mới có thể giúp đở người khác. Cho nên lòng bi mẫn này có thể được thêm vào ngay lúc mới bắt đầu. Nhưng điều sẽ cấu thành một loại thực tập Đại Thừachúng ta đang hướng sự thực tập của chúng ta tuyệt đối đến tất cả mọi người. Thế nên chúng ta không tập trung chỉ vào chính chúng ta và các vấn nạn của chúng tasự giải thoát của chính chúng ta từ việc tu tập. Chúng ta không tập trung vào chỉ một số ít người mà chúng ta ngẫu nhiên ưa thích. Chúng ta thậm chí không tập trung chỉ vào tất cả những ai là con người bây giờ, trong kiếp sống này. Nhưng đây là một thể trạng hoàn toàn bao la của tâm đang tập trung vào tất cả mọi loài, vào tất cả các tình trạng của sự tái sanh [của vạn loại chúng sanh], suốt khắp toàn vũ trụ.

 

chúng ta nhận ra rằng mọi người có một sự tương tục tinh thần vô thỉ, sự tái sanh vô thỉ, và mọi người đã từng có những loại hình thân thể khác nhau trong kiếp này hay kiếp khác, kể cả là mẹ của chúng ta. Và chúng ta có sự buông xả đối với mọi người vì thế chúng ta không chỉ thích thú với một số này và khước từ số người khác và dửng dưng với những kẻ nọ. Và chúng ta nhớ lại lòng ân cần của mọi người, không chỉ khi họ là mẹ của chúng ta, mà ngay cả vào những lúc khác khi họ trồng thực phẩm hay xây dựng đường xá hay làm ra mật cho chúng ta ăn. Và chúng ta cảm kích lòng ân cần ấy và muốn thế nào đấy hành động để đền đáp, và điều này phát sinh một lòng yêu thương nhiệt tình đối với mọi người, mà ngay cả chỉ nghĩ về người khác đã làm chúng ta cảm thấy ấm áp và hạnh phúc, và vấn đề kinh khủng thế nào nếu điều gì đấy tệ hại xảy ra cho họ. Và điều này được tăng cường bằng việc thấu hiểu sự bình đẳng của tất cả mọi người. Đúng như là tôi muốn hạnh phúc và không muốn bất hạnh, vì thế mọi người bình đẳng cùng cảm thấy như vậy. Và tôi chỉ là một người và mọi người khác là vô số, và vì thế tốt hơn là thay vì chỉ nghĩ về tôi và làm việc để chiến thắng những vấn nạn của tôi, vì tôi là một thành viên của toàn bộ một tầng lớp của những chúng sanh này và do thế thật thích đáng để tôi hành động vì tất cả mọi người bởi vì tôi thuộc về mọi người. Và tất cả chúng ta bình đẳng có cùng vấn nạn; trong một chữ, luân hồi. Sự tồn tại luân hồi của cõi ta bà. Thế cho nên,  chính là trên căn bản của điều này mà chúng talòng từ ái và bi mẫn và quyết tâm phi thườngtâm giác ngộ mà tôi đã giải thích phía trước.

 

Trước tiên chúng ta cần nghe tất cả về điều này, trong mô thức của tâm giác ngộ, vì chúng ta đã từng nghe nó một cách chính xác, chúng ta biết tâm giác ngộ đang nói về những gì. Chúng ta đúng là không lẫn lộn tâm giác ngộ với từ ái và bi mẫn, mà người ta thường như vậy. Tâm giác ngộ hơn từ ái và bi mẫn nhiều lắm. Chính là căn cứ trên từ ái và bi mẫn, nhưng hơn thế ấy nhiều, như tôi đã giải thích. Và rồi thì chúng ta hành động xa hơn với tâm giác ngộ, nghĩ về nó vì thế chúng ta thông hiểu nó thật sự có nghĩa là gì. Chúng ta thấu hiểu vấn đề tập trung trên nó như thế nào và thể trạng của tâm nào mà chúng ta đang phát sinh. Chúng ta tin chắc rằng chúng ta có thể thành tựu việc ấy. Chúng ta tin chắc rằng mọi người có thể Giác Ngộ và tôi thật sự có thể giúp họ bằng việc chỉ cho họ con đường. Và chúng ta nhận ra rằng không có kẻ nào là thượng đế toàn năng - mà ta có thể chỉ chạm vào người đó với ngón tay của ta và họ Giác Ngộ. Do vậy chúng ta có một ý tưởng thực tế về vấn đề con người có thể trở thành Giác Ngộ như thế nào. Họ phải làm trên chủ đề ấy với chính họ như thế  nào, một cách căn bản. Và như thế, căn cứ trên ấy, rồi thì việc thông hiểu những phương pháp cho việc làm của chúng ta tiến đến việc phát sinh thể trạng tâm này như thế nào, thì chúng ta mới có thể phát tâm giác ngộ nay tại trình độ khởi đầu như thế nào.

 

Bây giờ chúng ta biết một cách chính xác thể trạng tâm thức này là gì. Chúng ta thấu hiểu nó, chúng ta tin chắc rằng chúng ta có thể thành tựu điều ấy, và vì thế chúng ta đi qua những giai tầng của mọi người đã từng là mẹ của chúng ta, mọi người đã từng ân cần, v.v… và chúng ta có thể phát sinh thể trạng của tâm giác ngộ và nó là chân thành. Và điều thật sự khó khăn ở đây là để cho điều này bao hàm tất cả mọi người, đó là nguyện ước hổ trợ bình đẳng tất cả mọi người.

 

Và điều chúng ta có đầu tiên, trên căn bản của điều này, được gọi là "tâm giác ngộ nguyện vọng". Đây là nguyện ước đạt đến sự Giác Ngộ chưa xảy ra nhằm để làm lợi ích cho mọi người. Và điều đó có hai phương diện với nó. Thứ nhất là phương diện này của việc chỉ "nguyện ước đơn thuần" điều này; và thứ hai là điều được gọi là "thể trạng cam kết", trong ấy tôi phát nguyện rằng tôi sẽ không từ bỏcho đến khi tôi thành tựu Giác Ngộ. Và rồi chúng ta đi đến phát triển điều được gọi là "thể trạng dấn thân" của tâm giác ngộ, điều đó gia cố thêm vào thể trạng mong ước hay nguyện vọng, mà trong ấy tôi quyết định trọn vẹn tự dấn thân hoàn toàn vào những sự tu tập sẽ đưa tôi đến Giác Ngộ.

 

Và ở giai tầng ấy chúng ta thọ các giới nguyện của Bồ tát. Và điều này sẽ cấu thành thái độ của chúng ta, bằng việc thọ những giới này, bởi vì những gì chúng ta đang phát nguyện là để tránh những việc nào đó có thể làm tổn hại đến việc phát triển tâm giác ngộ trong tổng quát - đó sẽ là căn bản giới Bồ tát. Và những giới khinh của Bồ tát giới để tránh những thứ sẽ là bất lợi một cách đặc thù đến việc phát triển sáu ba la mật, cộng thêm những gì sẽ làm bất lợi đến việc làm lợi ích người khác, trong hình thức tổng quát. Khi chúng ta nói về các thái độ ba  la mật, thì chúng ta nói về thí, giới, nhẫn, tấn, thiền (tinh thần bất biến) - không chỉ là sự tập trung, mà là một thể trạng ổn định của tâm thức không bị quấy rầy bởi các cảm xúc phiền não - và tỉnh giác phân biệt (tuệ - prajna), thực tại bình thường (chúng ta phân biệt thực tại với vọng tưởng).

 

Rõ ràng chúng ta có thể phát triển và thực tập các ba la mật này trước khi chúng ta phát triển tâm giác ngộ, nhưng sự thực hành Đại Thừa thật sự là khi những điều này phối hợp với tâm giác ngộ. Cho nên chúng ta thực hành loại thái độ của Bồ tát trên căn bản của những giới Bồ tát này, một cách căn bản phát triển ngày càng hơn thêm các ba la mật này. Có sáu ba la mật, cũng có khi nói đến mười ba la mật; thêm bốn điều là những chi phần của tuệ ba la mật. Không cần phải chi tiết về tất cả những thứ này. Và qua điều này, chúng ta xây đắp ngày càng thêm những mạng lưới của năng lực tích cựctỉnh giác thâm sâu (tức là phước và trí).

 

Bây giờ vẫn ở tại giai tầng này, chúng ta phát sinh thể trạng của tâm giác ngộ trong một cách cố gắng - đây là thuật ngữ kỷ thuật, có nghĩa là với sự cố gắng hay nổ lực - và điều này có nghĩa là chúng ta phải đi qua phương tiện của luận lý nhằm để có thể làm mới thể trạng ấy của tâm giác ngộ. Cho nên chúng ta phải đi qua những giai tầng của buông xả, và mọi người đã từng là mẹ ta, v.v… và hành động tiến tới thể trạng ý thức này của tâm. Và cuối cùng qua vô vàn sự tu tập quen thuộcphước đức từ việc giúp đở người khác, chúng ta sẽ có một sự phát triển không khó nhọc tâm giác ngộ, có nghĩa là chúng ta không phải đi qua lý luận nhằm để phát sinh tâm giác ngộ; chúng ta có thể trạng tâm ấy một cách tự nhiên, tự động. Và cho dù chúng ta ý thức về nó hay không là không liên hệ. Cho dù thể trạng tâm giác ngộ ấy thật sự ý thức (nói cách khác, nó là đối tượng tập trung chính của chúng ta tại thời điểm ấy) hay cho dù nó là một sự tiềm tàng (nói cách khác, vô thức), nó là giống nhau, trong ý nghĩa rằng đây là phương hướng chính của đời sống chúng ta bất chấp điều gì xảy ra. Nó hòa nhập một cách sâu sắc. Và chỉ ở  giai tầng ấy nơi chúng ta thật sự trở thành một vị Bồ tát. Một vị Bồ tát là gì, chính là như vậy, một người nào đó có tâm giác ngộ không mệt mõi. Cho nên tất cả những lợi lạcca ngợi tâm giác ngộ được đề cập, thí dụ trong chương thứ nhất của tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên, liên hệ đến giai tầng này của tâm giác ngộ, giai tầng không nổ lực này nơi hành giả trở thành một vị Bồ tát.

 

chúng ta cần thấu hiểu rằng cho dù chúng ta đang nói về tâm giác ngộ nổ lực hay không nổ lực vẫn là nhận thức, bởi vì chỉ có một Đức Phật mới có thể biết một cách vô thức Giác Ngộ là như thế nào; và đối với chúng ta, những người chưa là Phật, tập trung vào Giác Ngộ, ngay cả sự Giác Ngộ chưa xảy ra, chỉ có thể qua một khái niệm về nó là gì. Cho nên khi Tịch Thiên nói rằng một khi quý vị phát triển tâm giác ngộ, thế thì cho dù quý vị là tỉnh thức hay ngay cả khi ngủ hay say rượu, tâm giác ngộ vẫn xây đắp cho chúng ta vô vàn phước đức, ở đây ngài đang liên hệ đến thể trạng tâm giác ngộ không nổ lực.

 

cũng thế, khi chúng ta phát triển thể trạng tâm giác ngộ không nổ lực này, sau đó ở tại điểm này chúng ta đạt đến những gì được gọi là "con đường xây dựng lên" hay "con đường tích lũy" hay "tư lương đạo". Đấy là tâm đạo thứ nhất trong năm tâm đạo[1]. Cho nên đó là một trình độ của tâm mà nó sẽ  hoạt động như một lối đi cho con đường chính yếu thật sự sẽ đưa chúng ta  đến, trong trường hợp này, sự Giác Ngộ. Cho nên khi chúng ta nghe nói về năm tâm đạo này, đây là năm trình độ của tâm; chúng không là những con lộ, mà nó là một trình độ của tâm sẽ đưa chúng ta tiến xa hơn như một con lộ. Và chúng ta có thể làm điều này trong một con đường Đại Thừa vì thế dòng suối phát triển này sẽ đưa đến sự Giác Ngộ của chúng ta. Và chúng ta đạt đến trình độ thứ nhất của năm trình độ này khi chúng tatâm giác ngộ không nổ lực này.

 

Cho nên, đối với hầu hết chúng ta, chúng ta ở tại những trình độ tâm trước đấy. Và ngay cả nếu chúng ta thực sự tu tập về từ ái và bi mẫn và tâm giác ngộ, nó chắc chắn căn cứ chỉ trên việc nghe về giáo huấn của tâm giác ngộ. Và có thể chúng ta đã từng thấu hiểu một ít về tâm giác ngộ, nhưng tôi nghĩ, đối với hầu hết chúng ta, chúng ta không hoàn toàn tin chắc trên một căn bảnlý trí rằng chúng ta thật sự có thể trở thành Giác Ngộ và rằng mọi người khác tuyệt đối có thể trở thành Giác Ngộ, thật sự hoàn toàn khó để mà tin tưởng một cách trọn vẹn về điều này bởi vì để làm việc ấy quý vị phải thông hiểu Giác Ngộ là gì. Thật không dễ dàng. Do vậy chúng ta đơn thuần có điều gọi là một "sự thấu hiểu đoán chừng." Chúng ta coi như điều ấy là đúng, nhưng tôi thật sự không quá tin chắc một cách sâu xa, thậm thâm. Và nếu chúng ta thành thật với chính mình, phạm vi của phong cách tư tưởng Đại Thừa thật sự quá giới hạn. Tôi thật sự không nghĩ tuyệt đối về mọi người. Tôi ngay cả không thể bắt đầu tưởng tượng mọi người, mọi loài - những con côn trùng - vào thời điểm này,  mọi loài trong bất cứ hình thức sống nào bất cứ nơi nào trong vũ trụ. Cho nên chúng ta đang làm việc với điều ấy. Chúng ta cần - không tự phụ, không giả bộ, "Ô, tôi là một hành giả Đại Thừa to bự", như chỉ để giả vờ tôi là một vị Bồ tát. Điều này là lố bịch. Nhưng bất cứ trình độ phát triển nào mà chúng ta có nó đang đi vào phương hướng của tâm giác ngộ, điều này là tuyệt vời và hữu ích.

 

Tốt chứ? Vậy thì đây là sự giới thiệu căn bảnchúng ta bao hàm thật sự tất cả con đường tiệm tiến lamrim và tất cả giáo huấn về tâm giác ngộ, nhưng tôi nghĩ rằng đây là nền tảng cần thiết trước khi chúng ta đi vào những giới nguyện của Bồ tát. Và trong khóa tu cuối tuần lần tới, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những phương pháp cho việc phát triển tâm giác ngộ. Nhưng bây giờ tuần này, chúng ta sẽ thảo luận về chính những giới nguyện mà thôi. Trước khi chúng ta làm như thế hãy nghĩ giải lao mười lăm phút và sau đó chúng ta sẽ tiếp tục.

 

***

 

Ẩn Tâm Lộ, Monday, July 06, 2015



[1] Tư lương đạo, gia hạnh đạo, thông đạt đạo, tu tập đạo, cứu kính đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9021)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 7831)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8301)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10455)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14492)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 8981)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12141)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 12860)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 9855)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9452)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11626)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10487)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8119)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9747)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9744)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8401)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10038)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18106)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8423)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13585)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 8971)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9714)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10634)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8051)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9739)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14016)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8547)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8459)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8216)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8858)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8647)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11310)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8627)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 7951)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9396)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10071)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9270)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9379)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11068)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9359)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 9840)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9131)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8759)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 10972)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11113)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9348)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8093)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9309)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9557)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 8966)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant