Quyết Định Những Sự Lựa Chọn
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã
Và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán,
Đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
Các con không đi đến hòa bình qua bất cứ nguyên nhân nào khác.
- Đức Phật -
Trong bước thứ nhất, chúng ta đã thấy chúng ta xuất hiện đến tâm thức của chúng ta như thế nào. Nhận thức này là cần thiết bởi vì nếu chúng ta không có một cảm nhận về tồn tại cố hữu hay tự tính là gì, bất chấp chúng ta nói về vô ngã và tính không nhiều như thế nào, nó sẽ chỉ là chữ nghĩa. Sau khi chúng ta đã xác định rõ ý nghĩa mà những đối tượng hiện hữu từ năng lực trong chính chúng, rồi thì chúng ta nghiên cứu và thiền quán về vô ngã và tính không, cung cách mở ra cho điều thông hiểu gì đấy về sự vắng mặt của sự tồn tại quá cụ thể hé rạng đến tâm thức chúng ta. Tuy thế, không biết đối tượng xuất hiện để có một vị thế như vậy và sự tán thành của chúng ta đến nó như thế nào, chúng ta có thể có ấn tượng rằng những đại luận giải về tính không chỉ là sự cố gắng để thúc đẩy chúng ta chấp nhận những gì chúng nói đến. Do thế, hãy liên tục quán chiếu trên bước đầu tiên, như một sự thẩm thấu kiến thức, sự lượng định của mục tiêu được khảo sát sẽ trở nên vi tế và vi tế hơn.
BƯỚC THỨ HAI:
GIỚI HẠN NHỮNG KHẢ NĂNG
Bây giờ chúng ta cần thiết lập một cấu trúc hợp lý cho sự phân tích theo sau. Trong tổng quát, bất cứ điều gì mà chúng ta tiếp nhận đến tâm thức phải hoặc là một hay hơn một, số ít hay số nhiều. Thí dụ, rõ ràng là một cột đá và một cái nồi sắt là số nhiều; một cái tô là một thứ, số ít.
Bởi vì đây là trường hợp, những gì được thiết lập một cách cố hữu cũng hoặc là một thực thể hay những thực thể khác nhau; không có khả năng nào khác. Điều này có nghĩa là nếu “cái tôi” là tồn tại một cách cố hữu, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay hoàn toàn khác biệt với thân thể và tâm thức.
Chúng ta cần cân nhắc về những thông số này. Chúng là những phạm vi để thẩm nghiệm trong hai bước sau cùng mục tiêu mà chúng ta xác định trong bước thứ nhất có thật sự tồn tại một cách thật cụ thể hay không. Nếu nó là như thế, nó phải có thể đứng vững với sự phân tích này.
Thiền Quán Phản Chiếu
1- Phân tích “cái tôi” có tự thiết lập một cách cố hữu trong phạm vi của phức hợp thân-tâm có thể có một cách tồn tại khác hơn là biểu hiện là một phần hay tách biệt với thân thể và tâm thức không?
2- Lấy một hiện tượng khác, chẳng hạn như một cái cốc và một cái bàn, hay một ngôi nhà và một ngọn núi, như một thí dụ. Hãy thấy rằng không có đặc trưng tồn tại thứ ba. Chúng hoặc là giống nhau hoặc khác nhau.
3- Quyết định rằng nếu “cái tôi” tồn tại một cách cố hữu như nó dường như là, nó phải hoặc là một hay tách biệt với tâm thức và thân thể.
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Tag :
- Tuệ Uyển