Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

01 Tháng Tám 201514:53(Xem: 9337)
Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

Ý NGHĨA GIẢI THOÁT TRONG ĐẠO PHẬT

Hoàng Nguyên

y-nghia-giai-thoat

Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm… Nói chung, trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Một người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức như Đức Phật cũng gặp rất nhiều người chống đối lên tiếng chỉ trích, nhục mạ và vu khống Ngài với những lời lẽ tầm thường hay bằng những luận điệu triết học; như du sĩ Magandiya cho rằng khi Đức Phật chủ trương thu thúc và chế ngự lục căn không để lục trần lôi kéo khiến tâm bị dao động và đắm nhiễm thì Ngài là người phá hoại sự sống1; hoặc như du sĩ Dighatapassi của nhóm ngoại đạo Nigantha (Ni-kiền- tử) cho rằng Đức Phật chỉ là nhà huyễn thuật chuyên sử dụng phép lạ để lôi cuốn các đệ tử của các giáo đoàn khác2, chưa kể những âm mưu đen tối nhằm hạ thấp uy tíndanh dự của Đức Phật do các giáo đoàn khác chủ trương.

Vì vậy, sống trên đời chúng ta không mong mọi người đều thuận theo ý mình, điều quan trọng là chúng tathái độ như thế nào với những người hành xử không phải với mình. Ta buông xả tự tại hay phản ứng giận dữ. Buông xả tự tại là chất liệu của giải thoát, phản ứng giận dữđiều kiện của buộc ràng. Giải thoát, vì vậy không có nghĩa là ám chỉ đến một thế giới khác hay ám chỉ một đời sống sau khi chết, mà chính trong thế giới này, kiếp sống này ta có tinh thần tự do tự tại trong mọi hoàn cảnh, mọi đối đãi của con người, thì đó là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật.

Nhiều người nghĩ giải thoát là phải cắt đứt mọi mối quan hệ, vào ở ẩn trong rừng núi hay sống biệt lập trong các am thất. Đó không phải là ý nghĩa tích cực của giải thoát. Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại. Ví dụ người hàng xóm hành xử không phải với mình, nhưng không phải vì vậy mà ta trở nên bực tức hay khó chịu với người đó. Trạng thái không bực tức hay không khó chịu là tiêu chuẩn của tự do, tự tạigiải thoát. Cho nên ai đó đã nói rất đúng bản chất giải thoát của đạo Phật rằng: “Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúctự tại giữa khổ đau”.

Thông thường, khi gặp cảnh bất như ý ta có xu hướng tìm cách tránh né. Đó là vì ta không đủ sức tự tại để đối diện. Tránh né không phải là cách để có hạnh phúc; vì ở đâu, lúc nào cũng có những điều bất như ý xảy ra với mình. Do đó, hãy tâm niệm rằng, ngay bây giờ và ở đây nếu không thể có hạnh phúc, thì không hy vọng ở một nơi khác, thời gian khác ta có thể có hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực là đối diện với những khó khăn và vượt qua chúng bằng những đức tính kiên nhẫn, tự chế và trầm tĩnh. Ba đức tính này chính là chất liệu của tự tạigiải thoát. Chúng ta hãy quán chiếu sức mạnh tự tại của Đức Phật qua hình ảnh sau đây:

“Một hôm, Đức Phật cùng giáo đoàn đến xứ Kosambi lúc ấy đang ở dưới sự cai trị của vua Udena. Khi được tin ấy, một trong những vị thứ phi được sủng ái của vua là nàng Magandiya vốn có hiềm với Đức Phật nên bà ta xúi giục những kẻ vô lại đi theo sau giáo đoàn của Đức Phậtmắng nhiếc Ngài bằng những lời lẽ rất nặng nề. Tôn giả A-nan nghe những lời chửi bới quá thậm tệ, không chịu nổi, bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Dân ở đây mắng nhiếc và nhục mạ chúng ta. Chúng ta hãy đi nơi khác!

– Ta sẽ đi đâu, A-nan?

– Đến thành phố khác, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình thì sẽ đi đâu, A-nan?

– Sẽ đi chỗ khác nữa, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình nữa thì sao?

Chúng ta lại đi đến chỗ khác, thưa Thế Tôn.

– A-nan đừng nói thế. Ở đâu có khó khăn thì giải quyết ở đó. Ổn thỏa rồi mới được phép đi nơi khác. Nhưng ai chửi ông, A-nan?

– Bạch Thế Tôn! Mọi người đều mắng nhiếc chúng ta, bọn côn đồ và cả đám dân kia.

– A-nan, ta như con voi xông ra trận. Bổn phận của voi xông trận là hứng chịu những mũi tên từ bốn phía. Đúng thế, bổn phận của ta là kham nhẫn những lời nói độc ác”.

Tiếp đó, Đức Phật thuyết pháp bằng ba bài Pháp cú được chép trong phẩm Voi, nói lên sự kham nhẫn của bậc giác ngộ. Bài pháp tác động đến đám đông tập trung quanh Ngài và giáo đoàn của Ngài. Rồi Đức Phật khuyên A-nan.

– A-nan, đừng phiền muộn. Những người này chỉ mắng nhiếc ông trong bảy ngày, đến ngày thứ tám họ sẽ yên lặng. Khó khăn đến với Phật không kéo dài quá bảy ngày3.

Quả thật Đức Phật rất tự tại, sở dĩ Ngài bước đi thong dong giữa muôn ngàn lời mắng chửi như vậy là vì Ngài có tự tại đối với những điều không ưa thích. Chính sự tự tại trong tâm trí khiến cho đôi chân của Ngài trở nên nhẹ nhàng, khuôn mặt rạng rỡ và ánh mắt từ bi. Chúng ta không được tự tại nên khi gặp cảnh bất như ý thì sanh lòng giận dữ hay bực phiền.

Tu tập là nuôi lớn sức mạnh tự tại. Tu tập càng vững chãi thì sức tự tại càng lớn. Ví dụ trước đây mình chưa học tập và hành trì lời Phật dạy, trong các mối quan hệ, ta không hài lòng với người này, bất mãn với người kia; nhưng khi đã học tập và hành trì lời Phật dạy rồi thì không còn khó chịu với người này bất mãn với người kia nữa, dù đôi lúc người này hay người kia đối xử không phải với mình. Hoặc trước đây ta rất căm ghét những người nói xấu mình, nhưng khi đã tu học Phật pháp rồi thì không còn căm ghét những người đó nữa, dù họ vẫn nói xấu mình. Không khó chịu, không bất mãn, không căm ghét là những yếu tính của tự tại. Phật pháp nhiệm mầu ở chỗ giúp ta có cuộc sống an vui tự tại chứ không phải giúp ta cầu khấn để đạt được ham muốn này ham muốn nọ.

Giải thoát không những có tự do với những điều bất như ý mà còn tự tại trước những điều ưa thích nữa. Đức Phật nói rằng phương pháp đưa đến an ổn giải thoát chính là cắt đứt mối ràng buộc của các pháp khả ái, khả lạc. Ngài nói: “Này các Tỳ-kheo, có những sắc do mắt nhận biết khả lạc, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách”4. Đức Phật cũng dạy như vậy đối với thanh, hương, vị, xúc. Nói chung là các pháp khả ái.

Cắt dứt các pháp khả ái, khả lạc, liên hệ đến dục, hấp dẫn không có nghĩa là hủy diệt các pháp đó, mà chỉ là không để chúng chi phốilôi cuốn mình.

Chúng ta phần lớn bị ràng buộc vào hai trạng thái tâm lý, hoặc là thích thú với những pháp khả ái hoặc là bực phiền với những pháp không khả ái. Sở dĩ như vậy là vì thiếu tuệ quán. Tuệ quántư duy, quán chiếu mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này theo lời Phật dạy, nghĩa là xem các pháp hiện hữu đều do duyên sinh, không thật có, mang bản chất vô thường, khổ và vô ngã. Nhờ quán chiếu như vậy nên khi gặp các pháp khả ái, khả hỷ ta không sanh tâm thích thú hay tham đắm, cũng như khi đối diện với các pháp không khả ái, không khả hỷ, ta không khởi tâm giận dữ hay bực phiền, vì biết chúng chỉ là giả hiện, không thật có, như giấc mộng, như bong bóng nước, như tia chớp, như giọt sương…

Tư duyquán chiếu như vậy gọi là tuệ giải thoát. Từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, nghĩa là từ tư duy dẫn đến thái độ sống. Tư duy tích cực thì thái độ sống tích cực, tư duy tiêu cực thì thái độ sống tiêu cực. Ở đây tư duy theo lời Phật sẽ đưa đến thái độ sống buông xã, tự tại, an ổngiải thoát. Trái lại, không tư duy theo lời Phật sẽ dẫn đến thái độ sống bám víu, vị kỷ, ngã chấp… Bàng bạc khắp trong kinh điển Nikaya và A-hàm, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tu tập theo lối tư duy sau đây:

– Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

Vô thường là khổ hay không phải khổ?

– Bạch Thế Tôn là khổ và biến dịch.

Vậy thì hãy học: Tất cả những cái ấy chẳng phải là ta, chẳng phải là sở hữu của ta.

Nhờ tu tập theo lối tư duy như vậy mà tâm ta trở nên nhẹ nhàng, không bám chấp, không vị kỷ. Sống an lạc giữa cuộc đời được mất, thành bại. Có thể nói “Cái này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, không phải sở hữu của tôi” là câu thần chú diệt mọi tham chấp, ích kỷvị ngã. Mỗi khi phiền não khởi lên từ sự chấp tôi và cái của tôi chúng ta hãy niệm câu “thần chú” đó. Ví dụ khi ai đó mắng mình là đồ ngu dốt, ta niệm, “ngu dốt không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi”, thì tự nhiên lòng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Khi niệm như vậy mà ta thoát ra khỏi cơn bực tức, khó chịu thì đó chính là sự giải thoát.

Nếu ta không thoát ra được cơn giận dữ, bực tức khi ai đó xúc phạm mình thì hệ lụy khổ đau khôn lường.

Hai chị em cô Loan vừa đi vừa nói chuyện bên lề đường thì có hai cô gái đang ngồi uống cà-phê trong quán nhại tiếng. Thế là cả hai bên lời qua tiếng lại rồi nhảy vào ẩu đả nhau. Câu chuyện không dừng lại ở đấy. Chồng cô Loan, anh Đăng, nghe tin vợ mình bị đánh, vội cùng người em trai tên Đang chạy đến can thiệp, không ngờ phe cánh của hai cô gái uống cà phê rất đông, nên hai anh em anh Đăng và Đang bị nhóm này rượt đuổi đánh đến mất mạng và cô Loan thì bị một nhát dao đâm thủng lá gan. (Theo báo Công An).

Khi bị người khác nhại tiếng, nếu cô Loan có tu tập và niệm câu “thần chú” “tiếng này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi” thì đầu óc được tự do và đôi chân thong dong bước đi, không bị cơn giận dữ kéo lại mắng chửi đáp trả, thì câu chuyện tang thương khổ lụy đó không bao giờ có mặt.

Cũng nhờ tu tập theo lối tư duy như trên mà Tôn giả Upasena khi bị rắn độc cắn sắp mạng chung không biểu lộ sự sợ hãi hay đau khổthân thể không biến sắc, khiến cho Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) ngạc nhiên hỏi vì sao đạt được trạng thái như vậy. Tôn giả Upasena nói rằng ngài luôn tu tập sắc, thọ, tưởng, hành và thức không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi, không phải là sở hữu của tôi nên tâm được tự tạithân thể không đổi khác, các căn không biến hoại5. Đây là tiến trình tu tập từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, từ tâm giải thoát dẫn đến tướng giải thoát.

Một người tu hành đúng pháp thì sự giải thoát bộc lộ ra bên ngoài khiến cho ai nhìn vào cũng thấy dễ mến, dễ ưa. Trái lại, người không tu hoặc tu không đúng pháp thì tâm tư sầu muộn, mặt mày héo úa ủ dột, người khác tiếp xúc cảm thấy nặng nề. Cho nên ai tu hay không chỉ cần nhìn bên ngoài là biết. Người nào luôn thể hiện sự tươi vui hoan hỉ, ai tiếp xúc cũng thấy nhẹ nhàng, hài lòng, thì biết người đó có tu. Người nào hay cau có khó chịu, chẳng ai ưa gần gũi thì biết người đó không tu.

Đức Phật ngoài vẻ đẹp tự nhiên, còn có vẻ đẹp xuất phát từ nội tâm giải thoát. Chính vì vậyđạo sĩ Upaka lần đầu gặp Đức Phật đã thốt lên những lời ngạc nhiên trước vẻ đẹp giải thoát của Ngài rằng thầy của Ngài là ai và Ngài tu hành theo đạo nào mà ngũ quan của Ngài thật trong sáng, nước da của Ngài thật trong trẻo và tươi tắn.

 Chúng ta nhớ lại sự kiện Đức Phật sau khi thành đạo trở lại vườn Nai để hóa độ cho năm anh em ông Kiều- trần-như. Thấy Đức Phật từ xa, năm người bàn nhau sẽ không đón tiếp Ngài với niềm tôn kính như xưa: “Sa- môn Gotama đang đi đến chúng ta, Sa-môn Gotama đã từ bỏ pháp tinh tấn, Sa-môn Gotama đã nghiêng về pháp lợi dưỡng. Ông ấy không đáng cho chúng ta kính lễ; không đáng cho chúng ta đứng dậy chào, tiếp rước y bát hay hầu hạ như trước kia. Khi ông ấy đến, chúng ta hãy mặc kệ ông ấy”6.

Thế nhưng khi Đức Phật lại gần, từ dáng đi thong dong tự tại, vẻ trang nghiêmoai nghi lộ rõ ra bên ngoài, năm anh em ông Kiều-trần-như cảm nhận được sự giải thoát nơi con người Đức Phật nên không ai bảo ai, mỗi người mỗi việc, người thì rước bát, người thì dọn chỗ ngồi, người thì đi lấy nước cho Ngài rửa chân, nghinh tiếp Ngài một cách thành kính.

Giải thoát, tóm lại, là không bị ràng buộc vào bất kỳ loại cảm xúc nào. Đối với các pháp khả ái, ta thoát ra khỏi sự thích thú, đối với các pháp không khả ái, ta thoát ra khỏi sự bực tức, khó chịu. Đó mới là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật.    (Văn Hóa Phật Giáo

Chú thích:

  1. Kinh Magandiya, Trung Bộ (Kinh số 75).
  2. Kinh Upali, Trung bộ (Kinh số 56).
  3. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú, phẩm Voi.
  4. Kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 149.
  5. 5. Theo kinh Ưu-na-tiên-na, kinh số 252, Tạp A-hàm quyển
  6. Theo Đức Phật và 45 năm hoằng pháp độ sinhtập II, Tỳ- khưu Chánh Minh, NXB. Tôn Giáo, 2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8341)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 7977)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9863)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8005)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9511)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8282)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8117)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8401)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9631)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10967)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9995)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9182)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9322)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11633)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8462)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9005)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8677)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9096)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10726)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9783)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8316)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9740)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9816)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8726)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13138)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9872)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9072)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26621)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9704)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12572)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10576)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9679)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9985)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10887)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9629)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9909)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9369)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9738)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8594)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8345)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9807)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9758)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9232)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10321)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8849)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10185)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10983)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8244)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12318)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9958)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant