Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

01 Tháng Tám 201514:53(Xem: 9342)
Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Đạo Phật

Ý NGHĨA GIẢI THOÁT TRONG ĐẠO PHẬT

Hoàng Nguyên

y-nghia-giai-thoat

Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm… Nói chung, trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Một người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức như Đức Phật cũng gặp rất nhiều người chống đối lên tiếng chỉ trích, nhục mạ và vu khống Ngài với những lời lẽ tầm thường hay bằng những luận điệu triết học; như du sĩ Magandiya cho rằng khi Đức Phật chủ trương thu thúc và chế ngự lục căn không để lục trần lôi kéo khiến tâm bị dao động và đắm nhiễm thì Ngài là người phá hoại sự sống1; hoặc như du sĩ Dighatapassi của nhóm ngoại đạo Nigantha (Ni-kiền- tử) cho rằng Đức Phật chỉ là nhà huyễn thuật chuyên sử dụng phép lạ để lôi cuốn các đệ tử của các giáo đoàn khác2, chưa kể những âm mưu đen tối nhằm hạ thấp uy tíndanh dự của Đức Phật do các giáo đoàn khác chủ trương.

Vì vậy, sống trên đời chúng ta không mong mọi người đều thuận theo ý mình, điều quan trọng là chúng tathái độ như thế nào với những người hành xử không phải với mình. Ta buông xả tự tại hay phản ứng giận dữ. Buông xả tự tại là chất liệu của giải thoát, phản ứng giận dữđiều kiện của buộc ràng. Giải thoát, vì vậy không có nghĩa là ám chỉ đến một thế giới khác hay ám chỉ một đời sống sau khi chết, mà chính trong thế giới này, kiếp sống này ta có tinh thần tự do tự tại trong mọi hoàn cảnh, mọi đối đãi của con người, thì đó là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật.

Nhiều người nghĩ giải thoát là phải cắt đứt mọi mối quan hệ, vào ở ẩn trong rừng núi hay sống biệt lập trong các am thất. Đó không phải là ý nghĩa tích cực của giải thoát. Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại. Ví dụ người hàng xóm hành xử không phải với mình, nhưng không phải vì vậy mà ta trở nên bực tức hay khó chịu với người đó. Trạng thái không bực tức hay không khó chịu là tiêu chuẩn của tự do, tự tạigiải thoát. Cho nên ai đó đã nói rất đúng bản chất giải thoát của đạo Phật rằng: “Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúctự tại giữa khổ đau”.

Thông thường, khi gặp cảnh bất như ý ta có xu hướng tìm cách tránh né. Đó là vì ta không đủ sức tự tại để đối diện. Tránh né không phải là cách để có hạnh phúc; vì ở đâu, lúc nào cũng có những điều bất như ý xảy ra với mình. Do đó, hãy tâm niệm rằng, ngay bây giờ và ở đây nếu không thể có hạnh phúc, thì không hy vọng ở một nơi khác, thời gian khác ta có thể có hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực là đối diện với những khó khăn và vượt qua chúng bằng những đức tính kiên nhẫn, tự chế và trầm tĩnh. Ba đức tính này chính là chất liệu của tự tạigiải thoát. Chúng ta hãy quán chiếu sức mạnh tự tại của Đức Phật qua hình ảnh sau đây:

“Một hôm, Đức Phật cùng giáo đoàn đến xứ Kosambi lúc ấy đang ở dưới sự cai trị của vua Udena. Khi được tin ấy, một trong những vị thứ phi được sủng ái của vua là nàng Magandiya vốn có hiềm với Đức Phật nên bà ta xúi giục những kẻ vô lại đi theo sau giáo đoàn của Đức Phậtmắng nhiếc Ngài bằng những lời lẽ rất nặng nề. Tôn giả A-nan nghe những lời chửi bới quá thậm tệ, không chịu nổi, bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Dân ở đây mắng nhiếc và nhục mạ chúng ta. Chúng ta hãy đi nơi khác!

– Ta sẽ đi đâu, A-nan?

– Đến thành phố khác, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình thì sẽ đi đâu, A-nan?

– Sẽ đi chỗ khác nữa, thưa Thế Tôn.

– Nếu ở đó người ta cũng chửi mình nữa thì sao?

Chúng ta lại đi đến chỗ khác, thưa Thế Tôn.

– A-nan đừng nói thế. Ở đâu có khó khăn thì giải quyết ở đó. Ổn thỏa rồi mới được phép đi nơi khác. Nhưng ai chửi ông, A-nan?

– Bạch Thế Tôn! Mọi người đều mắng nhiếc chúng ta, bọn côn đồ và cả đám dân kia.

– A-nan, ta như con voi xông ra trận. Bổn phận của voi xông trận là hứng chịu những mũi tên từ bốn phía. Đúng thế, bổn phận của ta là kham nhẫn những lời nói độc ác”.

Tiếp đó, Đức Phật thuyết pháp bằng ba bài Pháp cú được chép trong phẩm Voi, nói lên sự kham nhẫn của bậc giác ngộ. Bài pháp tác động đến đám đông tập trung quanh Ngài và giáo đoàn của Ngài. Rồi Đức Phật khuyên A-nan.

– A-nan, đừng phiền muộn. Những người này chỉ mắng nhiếc ông trong bảy ngày, đến ngày thứ tám họ sẽ yên lặng. Khó khăn đến với Phật không kéo dài quá bảy ngày3.

Quả thật Đức Phật rất tự tại, sở dĩ Ngài bước đi thong dong giữa muôn ngàn lời mắng chửi như vậy là vì Ngài có tự tại đối với những điều không ưa thích. Chính sự tự tại trong tâm trí khiến cho đôi chân của Ngài trở nên nhẹ nhàng, khuôn mặt rạng rỡ và ánh mắt từ bi. Chúng ta không được tự tại nên khi gặp cảnh bất như ý thì sanh lòng giận dữ hay bực phiền.

Tu tập là nuôi lớn sức mạnh tự tại. Tu tập càng vững chãi thì sức tự tại càng lớn. Ví dụ trước đây mình chưa học tập và hành trì lời Phật dạy, trong các mối quan hệ, ta không hài lòng với người này, bất mãn với người kia; nhưng khi đã học tập và hành trì lời Phật dạy rồi thì không còn khó chịu với người này bất mãn với người kia nữa, dù đôi lúc người này hay người kia đối xử không phải với mình. Hoặc trước đây ta rất căm ghét những người nói xấu mình, nhưng khi đã tu học Phật pháp rồi thì không còn căm ghét những người đó nữa, dù họ vẫn nói xấu mình. Không khó chịu, không bất mãn, không căm ghét là những yếu tính của tự tại. Phật pháp nhiệm mầu ở chỗ giúp ta có cuộc sống an vui tự tại chứ không phải giúp ta cầu khấn để đạt được ham muốn này ham muốn nọ.

Giải thoát không những có tự do với những điều bất như ý mà còn tự tại trước những điều ưa thích nữa. Đức Phật nói rằng phương pháp đưa đến an ổn giải thoát chính là cắt đứt mối ràng buộc của các pháp khả ái, khả lạc. Ngài nói: “Này các Tỳ-kheo, có những sắc do mắt nhận biết khả lạc, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách”4. Đức Phật cũng dạy như vậy đối với thanh, hương, vị, xúc. Nói chung là các pháp khả ái.

Cắt dứt các pháp khả ái, khả lạc, liên hệ đến dục, hấp dẫn không có nghĩa là hủy diệt các pháp đó, mà chỉ là không để chúng chi phốilôi cuốn mình.

Chúng ta phần lớn bị ràng buộc vào hai trạng thái tâm lý, hoặc là thích thú với những pháp khả ái hoặc là bực phiền với những pháp không khả ái. Sở dĩ như vậy là vì thiếu tuệ quán. Tuệ quántư duy, quán chiếu mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này theo lời Phật dạy, nghĩa là xem các pháp hiện hữu đều do duyên sinh, không thật có, mang bản chất vô thường, khổ và vô ngã. Nhờ quán chiếu như vậy nên khi gặp các pháp khả ái, khả hỷ ta không sanh tâm thích thú hay tham đắm, cũng như khi đối diện với các pháp không khả ái, không khả hỷ, ta không khởi tâm giận dữ hay bực phiền, vì biết chúng chỉ là giả hiện, không thật có, như giấc mộng, như bong bóng nước, như tia chớp, như giọt sương…

Tư duyquán chiếu như vậy gọi là tuệ giải thoát. Từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, nghĩa là từ tư duy dẫn đến thái độ sống. Tư duy tích cực thì thái độ sống tích cực, tư duy tiêu cực thì thái độ sống tiêu cực. Ở đây tư duy theo lời Phật sẽ đưa đến thái độ sống buông xã, tự tại, an ổngiải thoát. Trái lại, không tư duy theo lời Phật sẽ dẫn đến thái độ sống bám víu, vị kỷ, ngã chấp… Bàng bạc khắp trong kinh điển Nikaya và A-hàm, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tu tập theo lối tư duy sau đây:

– Này các Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

Vô thường là khổ hay không phải khổ?

– Bạch Thế Tôn là khổ và biến dịch.

Vậy thì hãy học: Tất cả những cái ấy chẳng phải là ta, chẳng phải là sở hữu của ta.

Nhờ tu tập theo lối tư duy như vậy mà tâm ta trở nên nhẹ nhàng, không bám chấp, không vị kỷ. Sống an lạc giữa cuộc đời được mất, thành bại. Có thể nói “Cái này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, không phải sở hữu của tôi” là câu thần chú diệt mọi tham chấp, ích kỷvị ngã. Mỗi khi phiền não khởi lên từ sự chấp tôi và cái của tôi chúng ta hãy niệm câu “thần chú” đó. Ví dụ khi ai đó mắng mình là đồ ngu dốt, ta niệm, “ngu dốt không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi”, thì tự nhiên lòng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Khi niệm như vậy mà ta thoát ra khỏi cơn bực tức, khó chịu thì đó chính là sự giải thoát.

Nếu ta không thoát ra được cơn giận dữ, bực tức khi ai đó xúc phạm mình thì hệ lụy khổ đau khôn lường.

Hai chị em cô Loan vừa đi vừa nói chuyện bên lề đường thì có hai cô gái đang ngồi uống cà-phê trong quán nhại tiếng. Thế là cả hai bên lời qua tiếng lại rồi nhảy vào ẩu đả nhau. Câu chuyện không dừng lại ở đấy. Chồng cô Loan, anh Đăng, nghe tin vợ mình bị đánh, vội cùng người em trai tên Đang chạy đến can thiệp, không ngờ phe cánh của hai cô gái uống cà phê rất đông, nên hai anh em anh Đăng và Đang bị nhóm này rượt đuổi đánh đến mất mạng và cô Loan thì bị một nhát dao đâm thủng lá gan. (Theo báo Công An).

Khi bị người khác nhại tiếng, nếu cô Loan có tu tập và niệm câu “thần chú” “tiếng này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi” thì đầu óc được tự do và đôi chân thong dong bước đi, không bị cơn giận dữ kéo lại mắng chửi đáp trả, thì câu chuyện tang thương khổ lụy đó không bao giờ có mặt.

Cũng nhờ tu tập theo lối tư duy như trên mà Tôn giả Upasena khi bị rắn độc cắn sắp mạng chung không biểu lộ sự sợ hãi hay đau khổthân thể không biến sắc, khiến cho Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) ngạc nhiên hỏi vì sao đạt được trạng thái như vậy. Tôn giả Upasena nói rằng ngài luôn tu tập sắc, thọ, tưởng, hành và thức không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi, không phải là sở hữu của tôi nên tâm được tự tạithân thể không đổi khác, các căn không biến hoại5. Đây là tiến trình tu tập từ tuệ giải thoát đưa đến tâm giải thoát, từ tâm giải thoát dẫn đến tướng giải thoát.

Một người tu hành đúng pháp thì sự giải thoát bộc lộ ra bên ngoài khiến cho ai nhìn vào cũng thấy dễ mến, dễ ưa. Trái lại, người không tu hoặc tu không đúng pháp thì tâm tư sầu muộn, mặt mày héo úa ủ dột, người khác tiếp xúc cảm thấy nặng nề. Cho nên ai tu hay không chỉ cần nhìn bên ngoài là biết. Người nào luôn thể hiện sự tươi vui hoan hỉ, ai tiếp xúc cũng thấy nhẹ nhàng, hài lòng, thì biết người đó có tu. Người nào hay cau có khó chịu, chẳng ai ưa gần gũi thì biết người đó không tu.

Đức Phật ngoài vẻ đẹp tự nhiên, còn có vẻ đẹp xuất phát từ nội tâm giải thoát. Chính vì vậyđạo sĩ Upaka lần đầu gặp Đức Phật đã thốt lên những lời ngạc nhiên trước vẻ đẹp giải thoát của Ngài rằng thầy của Ngài là ai và Ngài tu hành theo đạo nào mà ngũ quan của Ngài thật trong sáng, nước da của Ngài thật trong trẻo và tươi tắn.

 Chúng ta nhớ lại sự kiện Đức Phật sau khi thành đạo trở lại vườn Nai để hóa độ cho năm anh em ông Kiều- trần-như. Thấy Đức Phật từ xa, năm người bàn nhau sẽ không đón tiếp Ngài với niềm tôn kính như xưa: “Sa- môn Gotama đang đi đến chúng ta, Sa-môn Gotama đã từ bỏ pháp tinh tấn, Sa-môn Gotama đã nghiêng về pháp lợi dưỡng. Ông ấy không đáng cho chúng ta kính lễ; không đáng cho chúng ta đứng dậy chào, tiếp rước y bát hay hầu hạ như trước kia. Khi ông ấy đến, chúng ta hãy mặc kệ ông ấy”6.

Thế nhưng khi Đức Phật lại gần, từ dáng đi thong dong tự tại, vẻ trang nghiêmoai nghi lộ rõ ra bên ngoài, năm anh em ông Kiều-trần-như cảm nhận được sự giải thoát nơi con người Đức Phật nên không ai bảo ai, mỗi người mỗi việc, người thì rước bát, người thì dọn chỗ ngồi, người thì đi lấy nước cho Ngài rửa chân, nghinh tiếp Ngài một cách thành kính.

Giải thoát, tóm lại, là không bị ràng buộc vào bất kỳ loại cảm xúc nào. Đối với các pháp khả ái, ta thoát ra khỏi sự thích thú, đối với các pháp không khả ái, ta thoát ra khỏi sự bực tức, khó chịu. Đó mới là ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật.    (Văn Hóa Phật Giáo

Chú thích:

  1. Kinh Magandiya, Trung Bộ (Kinh số 75).
  2. Kinh Upali, Trung bộ (Kinh số 56).
  3. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú, phẩm Voi.
  4. Kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 149.
  5. 5. Theo kinh Ưu-na-tiên-na, kinh số 252, Tạp A-hàm quyển
  6. Theo Đức Phật và 45 năm hoằng pháp độ sinhtập II, Tỳ- khưu Chánh Minh, NXB. Tôn Giáo, 2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10158)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10588)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10213)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 5962)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11240)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10565)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9743)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10418)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10648)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 9876)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10962)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11039)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 10957)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 12863)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17694)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14539)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11458)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11334)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11252)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10531)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9969)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10664)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11592)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9304)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9792)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9388)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12039)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10293)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10779)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11629)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11216)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9319)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11268)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 10890)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12464)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13736)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11669)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15389)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11418)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13321)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7658)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12549)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12570)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14391)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15274)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 11986)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13521)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 13732)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11326)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15134)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant