Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Đến Với Đức Phật Để Chữa Trị Bệnh Tật

06 Tháng Tám 201511:39(Xem: 10171)
Hãy Đến Với Đức Phật Để Chữa Trị Bệnh Tật

HÃY ĐẾN VỚI ĐỨC PHẬT ĐỂ CHỮA TRỊ BỆNH TẬT
(Guérir avec le Bouddha)

Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ

Hãy Đến Với Đức Phật Để Chữa Trị Bệnh Tật

Lời giới thiệu của người dịch:

            Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số tháng 3 và 5, 2015 với chủ đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" và mở đầu là bài viết này của Philippe Cornu. Ông là một giảng sư người Pháp, tốt nghiệp đại học, đã tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ nhiều chục năm nay, chuyên dịch thuật kinh sách Phật Giáo Tây Tạng và cả các kinh sách của các học pháitông phái khác (ông thành thạo nhiều ngôn ngữ Đông Phương : Pa-li, Phạn, Tây Tạng, Hán, Nhật...). Philip Cornu hiện là chủ tịch Viện Phật Học Âu Châu (IBE/Institut Bouddhique Européen) và cũng là giảng sư của trường INALCO (Institut national des langues et des civilisations orientales/Học Viện Quốc Gia về Ngôn NgữVăn Minh Đông Phương). Ông là tác giả của nhiều công trình trước tác, trong số này có quyển Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo (Dictionnaire Encyclopédique, Seuil, 2006) (đã được sửa chữa và tái bản lần thứ hai và đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, thế nhưng rất tiếc là chưa thấy bản dịch tiếng Anh nào) và quyển Phải chăng Phật giáo là một triết thuyết về hạnh phúc (Le Bouddhisme, une philosophie du bonheur? Seuil, 2013). 

Phillipe Cornu Philipe Cornu

(ảnh chụp ngày 28.04.13,  trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình quốc gia Pháp về các khó khăn trong việc dịch thuật kinh sách Phật Giáo)

*****

 

HÃY ĐẾN VỚI ĐỨC PHẬT ĐỂ CHỮA TRỊ BỆNH TẬT
Philippe Cornu
 

            Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo, và trên thực tế thì cũng đúng như thế. Tuy nhiên người ta cũng có thể tự hỏi việc chữa trị ấy là nhằm vào những thứ bệnh tật gì? Dầu sao cũng phải nhấn mạnh một điều là Phật giáo không hề là một xảo thuật y khoa mà là một con đường tu tập tâm linh thật toàn vẹn.

Chữa bệnh theo phương pháp Bốn Sự Thật Cao Quý

            Qua bài giảng đầu tiên ở Ba-la-nại (Bénarès) Đức Phật đã tỏ ra mình là một vị Lương Y. Bốn Sự Thật Cao Quý được Ngài nêu lên như là một cách "chẩn bệnh". Sự Thật thứ nhất là Sự Thật về Khổ Đau, là sự phát hiện ra căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải: đó là những sự khổ đau và bất an hiện ra trong sự hiện hữu trói buộc của chính mình, một sự hiện hữu bị tàn phá bởi những sự bất toại nguyện (frustration/mọi thứ xảy ra không đúng với sự mong muốn của mình), vô thường và các hậu quả phát sinh từ các hành động của mình trong quá khứ. Kết quả chẩn bệnh ấy của Đức Phật cho thấy thật rõ ràng bệnh trạng mà chúng ta đang mắc phải. Đối với Sự Thật thứ hai là nguyên nhân mang lại khổ đau, thì Đức Phật cho biết là do đâu mà căn bệnh ấy đã phát sinh, chẳng qua là vì phải khám phá ra nguyên nhân làm phát sinh ra căn bệnh thì mới mong chữa lành được. Đức Phật cho biết sở dĩ chúng ta khổ đau là vì luôn thèm khát được hiện hữu, có nghĩa là khư khư bám víu vào các hiện tượng phát sinh từ sự u mê không thấu hiểu được bản chất của chính mình là gì. Sự Thật thứ ba là sự chấm dứt khổ đau, cho biết là những thứ đớn đau của chúng ta có thể vĩnh viễn chữa lành được, sự khẳng định này quả thật hết sức đáng mừng, thế nhưng nếu muốn thực hiện được điều ấy thì chúng ta phải dứt bỏ được mọi sự bám víu bệnh hoạn vào sự hiện hữu, hầu khám phá ra bản chất tối thượng, không vướng mắc (inconditionné/un-conditioned) của chính mình (có nghĩa là vượt thoát khỏi sự hiện hữu nhờ các điều kiện mà có này của mình, tức là một sự hiện hữu do hiện tượng/quy luật tương liên và tương tác - conditioned co-production/lý duyên khởi - tạo dựng ra cho mình). Chẳng phải đấy cũng chính là niềm hy vọng được chữa lành mà mình chờ đợi nơi vị Lương Y hay sao? Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ bởi vì còn phải cần đến Sự Thật thứ tư, là toa thuốc kê ra các phương thức chữa trị mà mình phải tuân theo nếu muốn được được chữa lành: đấy là Con Đường mang lại cho mình sự giải thoát cuối cùng và sự Giác Ngộ. Bởi vì theo Đức Phật thì tất cả mọi bệnh tật của mình đều phát sinh từ những sự khổ đau mang tính cách hiện sinh (existencialism/một khuynh hướng triết học cho rằng bản chất của sự hiện hữu của con người là do con người tự tạo ra cho mình, có nghĩa là không mang tính cách định mệnh) và phương thuốc duy nhất có thể thật sự chữa lành những khổ đau ấy là sự Giác Ngộ, tức là một thể dạng vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc và tẩy trừ được các nguyên nhân mang lại khổ đau (nghiệp do mình tạo ra trong quá khứ).

Chữa lành à! Đúng thế, nhưng chữa lành cái gì và với mục đích gì?

            Nếu hiểu việc chữa lành mà mình mong đợi sẽ mang tính cách toàn diện, tinh khiết, trọn vẹnvĩnh viễn, tức là một thể dạng Tỉnh Thức Vẹn Toàn (Plein d’Eveil/Full Enlightenment) thì trong hoàn cảnh hiện nay mà chúng ta đang phải sống, tất cả chúng ta đều là những người bệnh hoạn, kể cả đối với những kẻ tự cho rằng mình đang khỏe mạnh!

            Vì thế, dù nghĩ đến rồi đây mình sẽ được vĩnh viễn chữa lành các thứ đớn đau trên thân xác và trong tâm thức mình thì trong hiện tại mình vẫn còn phải kéo dài một cuộc sống đầy rẫy khổ đau và âu lo về bệnh tật: ngoài những thứ khổ đau của sự sinh, già nua và cái chết, thì bệnh tật là thứ khổ đau thứ tư trong cuộc sống mà con người không sao tránh khỏi được. Vậy phải xử trí như thế nào trước các thứ bệnh tật trên thân xác và trong tâm thức mình? Thêm một lần nữa đó là cách phải giữ một thái độ thật thực tiễn: nếu hiểu được bệnh tật xảy ra là một cách nhắc nhở mình về bản chất vô thường của sự sống, thì mình chấp nhận chúng và xem chúng như là những thứ chướng ngại thật nghiêm trọng ngăn chận mọi sự thăng tiến tâm linh của mình (bệnh tật khiến mình mất đi sức khỏe và sự sáng suốt là những gì thật cần thiết giúp mình bước đi trên Con Đường). Do đó phải nhất thiết ngăn ngừanếu có thể được thì chữa lành các căn bệnh ấy bằng bất cứ phương tiện nào. Thật thế Phật giáo không hề chủ trương phải chấp nhận sự đau đớn hay một hình thức định mệnh nào cả! Điều đó không những đúng đối với các thứ bệnh tật trên thân xác mà cả đối với các sự xáo trộn về khí lực nội tạng và các sự bấn loạn trong tâm thần, là những thứ gây ra trở ngại cho việc tu tập tâm linh.

            Các nước theo Phật giáo đều đưa ra nhiều phương pháp chữa trị mật thiết liên quan đến con đường Đạo Pháp, chẳng hạn như phương pháp y khoa Ayurveda (nguyên nghĩa tiếng Phạn là "khoa học về sự sống", là một ngành y khoa cổ truyền của Ấn Độ, hình thành vào thế kỷ thứ II trước Tây Lịch, chủ trương việc chữa trị phải mang tính cách toàn diện gồm cả ba mục đích: bảo toàn sức khỏe, chữa trị bệnh tật và phát huy bản ngã của mình) của Ấn Độ, rất phổ biến trong các tập thể theo Ấn giáo và cả Phật Giáo, hoặc là phương pháp y khoa Tây Tạng, tuy chịu ít nhiều ảnh hưởng từ các phương pháp y khoa của Ấn Độ, nhưng phản ảnh thật rõ nét Đạo Pháp của Đức Phật (Buddhadharma), hoặc các phương pháp điều trị bệnh tật của Trung QuốcNhật Bản dựa vào việc cầu xin Dược Sư Phật. Trong các quốc gia này sức khỏe không những được xem là một thể dạng thăng bằng giữa các thành phần (của cơ thể) và "khí  sắc" (humeur/mood, humor) tạo ra thân xác, mà còn là kết quả mang lại từ một sự kết hợp hài hòa giữa thân xác, khí lực (tức tiếng nói và hơi thở) và tâm thần.

            Các phương pháp y khoa trên đây trước hết mang tính cách thật bao quát (holistic/toàn diện) với mục đích ngăn ngừa bệnh tật, và sau đó là tái lập lại sự thăng bằng trong cơ thể và chữa trị các sự rối loạn nếu có. Đối với các phương pháp chữa trị này thì việc thay đổi các thói quen ăn uống và phong cách sống sẽ giữ một vai trò tiên quyết, trước khi phải cần đến thuốc men.

            Chẳng qua là vì phía sau bệnh tật luôn ẩn nấp các nguyên nhân cũng như các tình trạng tâm thần và khí lực [làm phát sinh ra các bệnh tật ấy]. Theo ngành y khoa Tây Tạng thì căn nguyên đưa đến bệnh tật là ba thứ độc tố tâm thần: sự hoang mang (égarement/distraction/sự lầm lẫn, xao lãng, vô ý thức), sự ghét bỏ (aversion/disgust/ác cảm, chán ghét) và sự thèm khát (avidity/tham lam, ham muốn, bám víu). Sự gia tăng quá đáng (các xúc cảm bùng lên quá mạnh) của các thứ độc tố này trong tâm thức hoặc là trong các trường hợp khi chúng bị ức chế (đè nén các xúc cảm) đều gây ra các tác động ảnh hưởng đến sự vận hành chung của các luồng khí lực luân lưu trong cơ thể, khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu hoặc bế tắc, đưa đến các sự đau đớn trên thân xác. Do đó việc chữa trị hướng vào lãnh vực tâm thần sẽ mang lại các tác động trực tiếp ảnh hưởng đến thân xác, và ngược lại nếu biết giữ gìn phong cách sống, sự sinh hoạt thường nhật cũng như các thói quen ẩm thực được đúng đắn, thì tất sẽ mang lại các tác động thuận lợi trong lãnh vực tâm thần.

            Ngoài các phương pháp y khoa trên đây còn có rất nhiều phép luyện tập tâm linh khác giúp chữa trị bệnh tật. Trong Đại Thừa Phật Giáo có một bài kinh khẩn cầu Dược Sư Phật (Bhaishajyaguru, tiếng Tây Tạng là Sangyé Menlha, tiếng Nhật là Yakushi Nyorai), là vị Phật phát nguyện mười hai ước vọng cứu độ những ai đau ốm và tiếp dẫn những người quá cố vào cõi Shudarshana (Hán dịch là Thiện Hiện Thiên, nguyên nghĩa tiếng Phạn là một cảnh giới tuyệt đẹp không có một chướng ngại nào), tức là Cõi Y Giới Tinh Khiết (Terre Pure Médicinale/Medicinal Pureland/Cõi Tịnh Độ Y Giới) của vị Phật ấy, nếu những người này biết thành tâm cầu khẩn Ngài khi còn sống. Các vị y sĩ các ngành y khoa cổ truyền Trung QuốcNhật Bản đều thường xuyên cầu khẩn Dược Sư Phật. Đối với những người du-già (yogi) và các y sĩ Tây Tạng thì Dược Sư Phật là vị Tổ phát minh ra Bốn Phép chữa trị Tan-tra (còn gọi là Gyushi) (là bốn phép chữa trị bệnh tật theo Tan-tra Thừa). Tại các nước như Trung Quốc, Triều TiênNhật Bản cũng đã từng có một giai đoạn (từ thế kỷ thứ V đến thứ VIII) mà việc tôn thờ Dược Sư Phật phổ biến hơn cả Phật A-di-đà!

Chữa trị bệnh tật bằng cách phát huy lòng từ bi và trí tuệ

            Đại Thừa Phật giáo đưa ra nhiều phương pháp luyện tập tâm thức nhằm phát động lòng từ bi (tiếng Tây Tạng gọi là lodjong) chẳng hạn như phép luyện tập tonglen, là phép "nhận chịu và hiến dâng" dựa vào sự hô hấp: hít vào để nhận chịu sự khổ đau của tất cả chúng sinhthở ra để hiến dâng cho họ hạnh phúc của mình. Phép luyện tập này do một vị đại sư Inđônêxia đưa ra trước nhất, sau đó được A-đề-sa (Atisha, một vị đại sư người Ấn, 982-1054) và Guéshé Tchekawa (một vị đại sư Tây Tạng, 1102-1176) đưa vào Tây Tạng. Nhà sư A-đề-sa từng chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân phong cùi đã khỏi bệnh nhờ vào phép luyện tập này. Vì thế việc phát động lòng từ bi không những mang lại lợi ích cho tâm thức mà cả cho thân xác nữa. Ngày nay khoa học đã chứng minh cho thấy những người phát động được một tâm thức vị tha sẽ mang lại cho mình một sức khỏe tốt trong cả hai lãnh vực tinh thần và thể xác. Chẳng phải lòng từ bi cũng chính là hướng đi trên Con Đường của người Bồ-tát với tâm nguyện muốn làm vơi đi khổ đau của chúng sinh hay sao. 

Sự quán thấy và các câu man-tra

            Thật hết sức rõ ràng, trong Kim Cương Thừa qua các phép luyện tập tan-tra, có rất nhiều phương pháp luyện tập tâm linh nhắm vào sự Giác Ngộ, thế nhưng đồng thời cũng mang một mục đích cấp thời hơn đó là việc chữa trị bệnh tật, hoặc thứ yếu hơn là mang lại sức khỏe cho người tu tập. Đối với những người bước vào Con Đường biến cải đó thì thân xác, ngôn từtâm thức của họ mặc dù bề ngoài có vẻ thiếu tinh khiết và không được hoàn hảo, thế nhưng thật ra đều là các phương tiện biểu lộ hay các cơ sở chuyển tải bản chất giác ngộ của họ. Chiếc chìa khóa của sự giải thoát nằm bên trong thân xác, đúng hơn là ở vào một cấp bậc thật sâu kín gọi là thân xác kim cương, đúng như phép luyện tập Hevajratantra nêu lên: "Những gì trói buộc [mình] trong thế giới cũng chính là những gì sẽ giải thoát [mình] ra khỏi những sự trói buộc của thế giới" (Hevajratantra là một phép luyện tập dựa vào vị thần linh nam tính là Hevajra và căn cứ trên nguyên lý phi-đối-nghịch/non-duality trong giáo lý Phật giáo nói chung. Do đó phép luyện tập này thường xử dụng phép quán thấy thần linh nam tính Hevaijra phối hợp với thần linh nữ tính Nairatmya. Và câu phát biểu trên đây có nghĩa là thân xác mình trói buộc mình trong thế giới, thế nhưng chính thân xác cũng sẽ là một phương tiện giúp mình thoát ra khỏi những sự trói buộc của thế giới ấy, do đó việc luyện tập là phải biến thân xác mình trở thành một thể dạng hài hòa phi-đối-nghịch).

Than Linh Varja
Thần Linh Vajrasattva

Trong các trường hợp trên đây thân xác không hề là một gánh nặng [mà mình phải gánh chịu] mà là cả một cổ xe quý giá giúp mang lại cho mình sự Giác Ngộ. Thật hết sức hiển nhiên điều đó cho thấy là việc chữa trị bệnh tật trên thân xác phải nhờ vào một sự biến cải tâm thần và khí lực thật sâu rộng, và việc chữa bệnh đó nhất thiết phải nhắm vào mục đích tối thượng là sự Giác Ngộ. Thật vậy ốm đau trên thân xác phát sinh từ tình trạng bất quân bình của nội tâm, từ nghiệp [trong quá khứ] và các thói quen sinh hoạt thường nhật, bởi vì đấy là những tấm màn che lấp không cho phép mình phát hiện được bản chất giác ngộ của chính mình. Dầu sao cũng có rất nhiều phương pháp giúp người tu tập loại bỏ được những thứ ấy, chẳng hạn như phép quán tưởng thần linh (một phép luyện tập đặc thù của Kim Cương thừa giúp mình "trở thành" chính vị thần linh hay một vị Phật nào đó mà mình quán tưởng), các câu tụng niệm man-tra (các câu chú mang tính cách thiêng liêng), hoặc phép luyện tập tsa loung giúp tinh khiết hóa và chủ động các luồng khí lực tinh tế luân lưu trong cơ thể. Ngoài các nghi thức cầu khẩn Dược Sư Phật (cầu antụng niệm kinh Dược Sư), còn có một phép luyện tập rất phổ biến là phép tinh khiết hóa của vị Thần Linh Vajrasattva (Vajra là kim cương, sattva là sinh linh, Vajrasattva là một vị Thần Linh mang thân xác rắn chắc và trong suốt của một tinh thể Kim Cương. Trên phương diện cấu trúc và ngữ pháp thì chữ Vajrasattva/Thần Linh Kim Cương tương đương với chữ Bodhisattva/Bồ-tát), đó là cách vừa quán tưởng vị Thần Linh Kim Cương ngồi trên một tòa sen trên đỉnh đầu mình, vừa tụng niệm câu man-tra gồm một trăm vần (là một câu man-tra đặc biệt dùng để tụng niệm trong khi quán tưởng vị Thần Linh Kim Cương - xem phụ lục). Trong khi người quán tưởng tụng niệm câu man-tra một trăm vần thì vị Thần Linh mang thân xác màu trắng thật tinh khiết (tức là vị Thần Linh Kim Cương) sẽ rót lên đầu mình một dòng nước cam lồ (nectar/thần dược) tỏa sáng, dòng cam lồ sẽ chảy xuyên qua đỉnh đầu, chan hòa trong cơ thể hầu tinh khiết hóa các cơ quan, các luân xa (chakra) và các kinh mạch tinh tế nhằm loại bỏ các tấm màn u mê và khơi thông các nơi bế tắc trong cơ thể gây ra bởi dục vọng, và tẩy xóa các vết hằn của nghiệp trong quá khứ. Tất cả các thứ mang tính cách tiêu cực ấy sẽ bị dòng nước cam lồ cuốn trôi và tống khứ ra ngoài bằng các lỗ hổng bên dưới (hậu môn và cơ quan sinh dục), chúng sẽ thấm vào đất và hiến dâng cho vị thần Yama, tức là vị thần chết biểu trưng bởi một con bò mộng màu đỏ, mõm há hốc sẵn sàng nuốt trửng tất cả. Nhờ đó người yogi (người hành thiền theo Kim Cương Thừa) sẽ cảm thấy mình được tẩy sạch mọi thứ ô nhiễm, toàn thân sẽ ngập tràn nước cam lồ lấp lánh và các niềm phúc hạnh, vị Thần Linh Kim Cương sẽ hóa thành ánh sáng và hòa nhập vào thân xác mình, bởi vì vị ấy cũng chính là bản chất giác ngộ của chính mình. Quá trình điều trị trên đây kết hợp giữa tâm thần và thể xác thật hết sức cần thiết giúp mang lại sự Giác Ngộ cho người tu tập. Quá trình đó chỉ là một phần nhỏ - dù là rất quan trọng - nhưng tuyệt nhiên không mang tính cách tối thượng, bởi vì đấy chỉ là một phương tiện giúp mình làm tan biến đi các tấm màn [u mê] che lấp không cho phép mình quán thấy được bản chất giác ngộ của chính mình mà thôi (câu này rất quan trọng: dù đã tẩy sạch các thứ ô nhiễm ngăn chận sự giác ngộ, nhưng chưa phải là sự Giác Ngộ. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều người tu tập chỉ lanh quanh với các phương tiện mà không trông thấy cứu cánh ở đâu cả. Chỉ khi nào phát huy được trí tuệ trong tâm thức giúp mình trực tiếp quán nhận được bản chất của hiện thực thì khi đó mình mới có thể đạt được sự Giác Ngộ tối thượng. Người tu tập không nên chỉ biết chạy theo phương tiện mà quên đi sự giải thoát).

            Ngoài ra cũng còn có các phép luyện tập tan-tra đặc thù khác nữa, không những có thể giúp mình đến gần với sự giác ngộ mà còn giúp mình chữa trị các căn bệnh trầm kha trên thân xác, chẳng như các bệnh ung thư và SIDA/AID. Với một tầm nhìn thật sâu xa, có thể xem các thứ bệnh tật ấy là do các sức mạnh thiên nhiên bị biến đổi bởi các hành vi mang tính cách tiêu cực của chúng ta chẳng hạn như phá rừng, hoặc là do môi sinh ô nhiễm gây ra.

           

Than Linh Garuda
Thần linh Garuda
(biểu tượng của quốc gia Thái lan)

Phép luyện tập về thần linh Garuda (Ga-lâu-la điểu) biểu trưng cho sự hung tợn của chư Phật qua hình tướng của một con ó lửa huyền thoại. Nếu thực thi phép luyện tập này song song với việc chữa trị bằng thuốc men, hoặc bằng các phương pháp hóa trị (chemotherapy) hay xạ trị (radiotherapy), thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn, ít nhất là theo lời của các nhân chứng đã chữa lành được các căn bệnh ấy bằng phép luyện tập trên đây. Sau hết là phải kể đến các phép luyện tập trường sinh (tiếng Tây Tạng là tsédroup) dựa vào phép hấp thụ các sinh khí thiên nhiên, Dầu sao cũng phải hiểu rằng mục đích của người luyện tập không phải là để "kéo dài" sự sống của mình mà là để có nhiều thì giờ hơn hầu phát huy trí tuệ với mục đích trao truyền trí tuệ ấy cho các thế hệ mai sau.

Khí lực trợ giúp cho thân xác và tâm thần

             Qua dòng thời gian nhiều vị thầy Tây Tạng từng nhận thấy tình trạng hiếu động thái quá (hyperactivity), các sự phân tâm, xao lãng, tình trạng xao động tâm thần và chứng trầm cảm thường gây ra nhiều trở ngại nghiêm trọng ngăn chận sự thăng tiến tâm linh, nhất là đối với những người tu tập Tây Phương. Thật ra tình trạng đó không nhất thiết là vì họ là người Tây Phương mà đúng hơn là do lối sống Tây Phương của họ (phải chăng tác giả có hơi quá khắt khe đối với người Tây Phương "của họ" chăng? Bởi vì ngày nay nếu chúng ta nhìn vào lối sống xô bồ, chạy theo vật chất và các thứ giải trí rẻ tiền trong các xã hội của một số nước Á Châu, thì quả khó tránh khỏi sự kinh hoàng, bởi vì không còn mấy người trong các xã hội ấy quan tâm đến các vấn đề tâm linhđạo đức nữa. Biến cải tâm linh hầu giúp mình trở thành một con người xứng đáng và cao cả hơn là cả một chuyện xa vời đối với họ, bởi vì không mấy ai hiểu được đấy là gì). Nhà sư Tarab Tülku (1934-2004) cho biết là ông hết sức kinh ngạc khi nhận thấy việc tu tập tâm linh ngày nay bị tách rời khỏi các cảm nhận liên kết giữa thân xác và tâm linh (ressenti psycho-corporel/psycho-corporal experience), vì thế theo ông việc tu tập trước hết là phải lắng sâu vào thân xác của chính mình. Nhà sư Tsoknyl Rinpoché (1966 - ) thì cho rằng cần phải chữa trị các sự xao động đầy lo âu mà ông gọi là các tiếng "xì xào" (buzz/nhiễu âm, tiếng ồn) trong tâm thức mình (tức là các sự xao động, hoang mang và suy nghĩ miên man) nhờ vào một kỹ thuật thật đơn giảntheo dõi hơi thở. Tại sao lại phải làm như vậy? Bởi vì nếu tu tập tâm linh mà tách rời thân xác ra khỏi tâm thức thì thật hết sức phi lý, vô hiệu quả và chỉ đưa đến sự thất bại mà thôi (theo dõi hơi thở là một cách giúp mình trở về với con người của mình, với thân xác mình, với sự sống của chính mình). Trong khi hành thiền nếu không liên kết được thân xác với việc điều hòa hơi thở thì sẽ khó tránh khỏi các sự bứt rứt (xin lưu ý là đối với thiền học zen cũng thế, hành thiền là phải luôn canh chừng tư thế ngồi cho thật đúng và theo dõi hơi thở, không phải là chỉ duy nhất hướng vào sự vận hành của tâm thức). Một tâm thức lo âu là dấu hiệu cho biết là mình chưa chủ động được các luồng khí lực tinh tế [trong cơ thể]. Nếu muốn cải thiện tình trạng đó thì phải nhờ vào phép luyện tập hô hấp gọi là "hơi thở êm dịu" (jamloung). Khi nào thân xác giữ được tư thế ngồi thật đúng thì các kinh mạch tinh tế sẽ trở nên thông suốt, và khi nào đã điều hòa được hơi thở vào và hơi thở ra, thì tâm thức sẽ trở nên trong sáng và tĩnh lặng. Phép luyện tập này dựa vào nguyên tắc gọi là tsaluong (nguyên nghĩa tiếng Tây Tạng là "kinh mạch và khí lực"), và khi nào thực hiện đúng đắn được phép luyện tập đó thì các rối loạn tâm thần, tình trạng trầm cảm, nhất là sự xao lãngcăng thẳng thần kinh (stress) gây ra bởi sự sinh hoạt xô bồ trong xã hội ngày nay sẽ giảm xuống ngay. Một lần nữa những gì trên đây cho thấy rằng chúng ta vừa chữa trị các rối loạn tâm thần nhưng cũng vừa giúp mình hướng vào mục tiêu tối thượng là mang lại sự Giác Ngộ cho mình.

            Trong trường hợp của Phật giáo Trung Quốc, từng phát triển lâu dài song song với Lão giáo, các nhà sư cũng như người cư sĩ tại gia thường thực thi các phép luyện tập sức khỏe dựa vào sự vận hành khí lực trong ngành y khoa cổ truyền của Trung Quốc, chẳng hạn như các phép luyện tập Tài Chí (Taijichuan) và Khí Công (Qigong). Các phép luyện tập khí lực (qi/khí) mang tính cách thực dụng này rất gần với phép luyên tập tsaloung của du-già (yoga) Tây Tạng, và cho thấy rất hiệu quả, bởi vì các phép luyện tập này không những mang lại sức khỏe cho cơ thể mà còn là một phương tiện quý giá trợ giúp thêm cho phép tọa thiền (tức là phép thiền định bằng tư thế ngồi yên) bằng cách ghép thêm các động tác vào thể dạng tỉnh thức (presence of mind, tức là thể dạng chú tâm giúp mình tránh bớt các sự xao lãng tâm thần) khi hành thiền (cấp bậc tiên khởi/thấp nhất trong việc hành thiền là sự chú tâm, giúp mang lại thể dạng tỉnh thức hay tỉnh giác. Tọa thiền bằng cách ngồi yêntheo dõi hơi thở sẽ giúp người hành thiền thực hiện được thể dạng tỉnh thức đó, tuy nhiên đối với một số người thì cách chú tâm hướng vào các động tác trên cơ thể trong khi khi "múa" Tài Chí hay Khí Công  cũng có thể mang lại dễ dàng hơn thể dạng chú tâm hay tỉnh giác đó cho họ).  

Chữa trị các triệu chứng bệnh hoạn trong cõi luân hồi

Đức Phật cho biết bệnh tật chỉ là các triệu chứng [bên ngoài] của những thứ đớn đau to lớn hơn, đó là tình trạng phải sống trong cõi luân hồi (samsara) qua những chu kỳ hiện hữu mang đầy khổ đau. Cho đến khi nào vẫn còn vướng mắc trong tình trạng đó thì việc tìm kiếm một sự thăng bằng hoàn hảo giúp mang lại cho mình một sức khỏe lâu bền sẽ chỉ là ảo giác mà thôi. Dù khỏe mạnh đến đâu thì con người cũng phải chết! Do đó vô minh (sự u mê tâm thần) và những thứ ảo giác do nó tạo ra chính là những gì cần phải chữa trị, thế nhưng con đường đó thì lại hết sức chông gai. Dầu sao đi nữa cũng không được phép xem Phật giáo là một kỹ thuật luyện tập nhằm mang lại sự thoải mái, phát huy bản ngã hay là một cách giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống. Tuy nhiên trên con đường đó sức khỏe tốt bao giờ cũng là một lợi điểm - dù đôi khi bệnh tật cũng có thể giúp mình quyết tâm hơn - bởi vì khi đã lâm vào tình trạng sợ hãi gây ra bởi bệnh tật thì quả hết sức khó tạo ra cho mình một tâm thức trong sáng và bén nhạy. Những gì trên đây cho thấy tại sao Phật giáo không phải là một tín ngưỡng nghèo nàn (démuni/helpless/bất lực, thê thảm, chỉ biết cầu xin, không mang lại một điều gì cụ thểthiết thực) bởi vì Phật giáo đã đưa ra nhiều phép luyện tập hữu ích giúp chữa trị bệnh tật cho người tu tập (thí dụ thật điển hình là phương pháp chữa trị bệnh tật bằng phương pháp thiền định MBSR/Mindfulness Based Stress Reduction, tức là cách tạo ra một Tâm Linh Tỉnh Thức bằng thiền định nhằm làm giảm xuống tình trạng căng thẳng tâm thần, do giáo sư Jon Kabat-Jinn của đại học nổi tiếng MIT của Mỹ đưa ra, và ngày nay rất phổ biến ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới). Thế nhưng không được rơi vào cái bẫy khiến mình nhầm lẫn giữa những gì chủ yếu (trí tuệ) và sự hữu ích (sức khỏe) để mà chỉ biết chạy theo một trong hai thứ ấy. 

Vài lời ghi chú của người dịch

            Điểm nổi bật trong bài viết này là trước hết tác giả đưa chúng ta "phiêu lưu" trong thế giới thật đa dạng của các phương pháp chữa trị bệnh tật trong Phật giáo, thế nhưng ngay sau đó trong phần kết luận tác giả đã cảnh giác chúng ta bằng những lời thật đanh thép là không được phép xem Phật giáo như là "một kỹ thuật luyện tập nhằm mang lại sự thoải mái, phát huy bản ngã hay là một cách giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống". Bỏi vì Phật giáo hướng vào một chủ đích cao quý và dứt khoát hơn nhiều là mang lại cho chúng ta một sức khỏe vĩnh viễn, vẹn toàn và tuyệt đối, loại bỏ được mọi thứ khổ đau mang tính cách hiện sinh trong thế giới hiện tượng: đó là sự Giải Thoát và sự Giác Ngộ tối thượng.

            Thật thế đối với Phật giáo khổ đau không phải chỉ là những thứ đớn đau trên thân xác và các bấn loạn trong tâm thần, mà còn là sự già nua và cái chết, kể cả sự sinh đưa đến sự hiện hữu trói buộc chúng ta trong thế giới luân hồi này. Do đó nếu xem Đức Phật là một vị Lương Y thì Đạo Pháp (Dharma) của Ngài chính là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chúng ta loại bỏ được các nguyên nhân đưa đến tất cả những thứ khổ đau ấy. Vậy các nguyên nhân ấy là gì? Đấy là những sự lầm lẫnu mê trong tâm thức đan kết vào nhau và dệt thành một tấm màn ảo giác, không cho phép chúng ta quán thấy được bản chất đích thật của chính mình và thế giới.     

Phụ lục

Câu "man-tra một trăm vần"

trong phép quán tưởng Thần Linh Kim Cương

 

            Tác giả Philippe Cornu trong một quyển sách mang tựa Tấm gương của Con Tim và phép luyện tập Tan-tra của học phái Dzochen (Le Miroir du Coeur, Tantra du Dzogchen, Édition Sueil, Collection: Points-Sagesses, 1997) có trích dẫn câu "man-tra một trăm vần" và dịch câu này sang tiếng Pháp. Dưới đây là bản Việt dịch dựa theo bản tiếng Pháp này:     

Bản gốc tiếng Tây Tạng:

OM BENZA SATO SAMAYA

MANOU PALAYA

BENZA SATO TÈNOPA TITHA

D’IDHO MÈ BHAWA

SOUTO KAYO MÈ BHAWA

SOUPO KAYO MÈ BHAWA

ANOU RAKTO MÈ BHAWA

SARWA SIDDHI MEMT’A YATSA

SARWA KARMA SOUTSAMÈ

TSITAM SHRIYAM KOUROU HOUM

HA HA HA HA HO

BHAGAWAN SARWA TATHA GATA

BENZA MAMÈ MOUNTSA BENZÈ BHAWA

MAHA SAMAYA SATO AH HOUM PÈ

*

Bản dịch tiếng Pháp của Philippe Cornu:

 

Hommage au lien sacré de Vajrasattva,

Ô Vajrasattva protégez le lien sacré,

puissiez-vous demeurer fermement en moi,

donnez-moi complète satisfaction,

croyez en moi,

soyez bienveillant,

accordez-moi tous les accomplissements,

montrez-moi tous les karmas,

rendez mon esprit bon, vertueux et de bon augure,

essence du coeur de Vajrasattva,

HA HA HA HA HO (quatre étapes de l’accomplissement ou extases : HA),

Ô Bienheureux qui personnifiez tous les Tathagatas de diamant ne m’abandonnez pas,

accordez-moi la réalisation de la Nature de Vajra,

grand Être du Samaya, faite-moi un avec Vous"

Bản Việt dịch:

Xin hết lòng ngưỡng mộ sự kết nối thiêng liêng của Thần Linh Kim Cương,

xin Thần Linh Kim Cương hãy bảo toàn sự kết nối ấy,

cầu mong Ngài luôn an trú trong tôi,

hãy giúp tôi được hoàn toàn toại nguyện,

xin Ngài hãy tin tưởng nơi tôi,

đoái hoài đến tôi,

ban cho tôi mọi điều tốt đẹp,

chỉ cho tôi trông thấy tất cả nghiệp [của tôi],

hãy biến tâm thức tôi trở thành nhân từ, đạo đức và mang nhiều điềm lành,

tinh túy của Thần Linh Kim Cương.

HA HA HA HA, HÔ !

(là các tiếng bật lên khi đạt được bốn cấp bậc trong việc thực hiện sự quán thấy, biểu lộ sự toại nguyện của mình)

cúi xin Đấng Thế Tôn (tức là Đức Phật) từng chuyển hóa tất cả các vị Như Lai Kim Cương, hãy đừng bỏ tôi,

hãy giúp tôi thực hiện được Bản Chất Kim Cương,

hỡi vị Thần Linh vĩ đại của sự Hòa Nhập (Samaya) (Samaya là tiếng Phạn có nghĩa là sự hội nhập hay hòa nhập, Hán dịch là Tam-muội-da (?) ) hãy biến tôi trở thành một với chính Ngài.

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 06.08.15

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1070)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1013)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1055)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1059)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1198)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 959)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 936)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1002)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1134)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1163)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 926)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1034)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 992)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1099)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1099)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1237)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1275)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1069)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1085)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1184)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1216)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1155)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1438)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1081)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1146)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1178)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1041)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1083)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1191)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1274)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1343)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1506)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1365)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1297)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1066)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1174)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1149)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1199)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1166)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1101)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1315)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1382)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1409)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1308)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1259)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1085)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1166)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1176)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1246)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant