Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bình Tĩnh Thản Nhiên Với Sự Vu Oan Giá Hoạ

28 Tháng Tám 201515:58(Xem: 11936)
Bình Tĩnh Thản Nhiên Với Sự Vu Oan Giá Hoạ

BÌNH TĨNH THẢN NHIÊN
VỚI SỰ VU OAN GIÁ HOẠ

Thích Đạt Ma Phổ Giác


An Nhien Tu TaiSau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh. Chỉ trong vòng vài năm mà Phật đã độ được vô số người. Ngoại đạo thấy nhiều người xuất gia theo Phật, các tín thí cúng dường PhậtTăng đoàn làm họ thiệt thòi về quyền lợi, mất sự cung kínhlợi dưỡng thì tìm cách nói xấu, bôi nhọ và tung ra những tin đồn thất thiệt nhằm hạ uy tín và phẩm chất của Phật cùng Tăng đoàn.

     Một số ngoại đạo thấy không có kết quả nên bắt đầu lập mưu kế khác, chúng xúi giục một cô gái ngoan đạo khá xinh đẹp thường xuyên lui tới Tịnh xá Kỳ Viên để nghe pháp và làm quen với các Phật tử để mọi người biết mặt. Cô ta thường đi về hướng Tịnh xá mỗi khi chiều tối để tạo sự chú ý, cứ như vậy kéo dài trong nhiều tháng. Sau cô lấy rơm độn vào bụng từ nhỏ đến to dần để chứng minh cho mọi người biết việc mình đang có thai.

     Cho đến một hôm cô dùng cái gáo bằng gỗ độn vào bụng để bụng săn chắc và to lớn hơn rồi dùng dây thắt ngang lưng, mặc áo bầu dành cho người có thai đi tới Tịnh xá Kỳ Viên trong lúc Phật đang thuyết pháp. Cô đi nhanh đến với vẻ mặt giận dữ trước Phật rồi dùng tay chỉ vào cái bụng mà nói thật lớn: “Này sa môn Cồ Đàm, ông chuyên sử dụng lời nói đạo đức để lừa dối thiên hạ, ông đã dùng lời ngon ngọt dụ dỗ tôi và chiếm đoạt tôi. Tôi bây giờ bụng mang dạ chữa, ông phải có trách nhiệm lo cho tôi và đứa con trong bụng chứ? Trời ơi, mọi người hãy làm chứng cho tôi, có ai ăn ở thất nhơn ác đức như sa môn Cồ Đàm không?”

     Nói xong, cô giả vờ khóc lóc rất thảm thiết, ai thấy vậy cũng không khỏi bàng hoàng. Đức Phật bình tĩnh lắng nghe lời cô nói từ đầu đến cuối rồi ôn tồn trả lời: “Này cô gái, những gì cô vừa nói chỉ có tôi và cô biết được sự thật như thế nào.” Trước sự vu cáo như thế mà Phật vẫn an nhiên, bình thản khiến cô ta bắt đầu run sợ rồi quýnh quáng quờ quạng cái bụng và vấp ngã xuống đất. Sợi dây buột đứt ra và cái gáo bị văng ra ngoài, cả bốn chúng đều ồ lên một tiếng khiến cô quá xấu hổ, vội vàng chạy đi mất.

     Do dính mắc vào quyền lợi và bị giảm bớt sự cung kính của nhiều người nên ngoại đạo lên phương án và kế hoạch làm hạ uy tín của Phật. Nhưng bằng sự bình tĩnhsáng suốt của một người đã làm chủ được thân tâm nên đức Phật an nhiên, tự tại chứng minh cho đời sự trong sạch của mình. Người ngoại đạo do tu tập chưa tới nên sự hiềm hận và ganh ghét phát khởitìm cách huỷ hoại Phật pháp, những người như vậy họ đáng thương hơn đáng trách. Kẻ làm ác hại người chắc chắn sẽ bị luật nhân quả trừng trị khi đủ nhân duyên. Ngoại đạo không đủ sức ra tay nên phải nhờ một người phụ nữ chân yếu tay mềm đi bôi xấu Phật, nhưng chính sự yếu đuốigiả dối của cô làm cô biết xấu hổ mà bỏ chạy, bằng không hậu quả xảy ra sẽ đến cỡ nào.

     Vào một lần khác khi Phật đi khất thực trong làng Bà-la-môn nọ, một Bà-la-môn vì ganh ghét, tật đố nên cứ đi theo sau và kêu tên chửi Phật. Phật vẫn cứ làm thinh, vẫn chậm rãi bước đi trong tự tại, bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ông ấy tức quá chạy lên phía trước chặn đường Phật lại hỏi: “Cồ Đàm, ông có điếc không, tại sao tôi chửi mà ông vẫn làm thinh?” Phật không trả lời mà chỉ hỏi lại: “Giả sử trong nhà ông có đám giỗ và ông mời khách đến dự. Khi khách ra về ông đem quà biếu tặng mà họ không nhận thì quà ấy thuộc về ai?” “Tôi tặng mà họ không nhận thì quà ấy thuộc về tôi chớ về ai?” “Cũng vậy, ông chửi Ta từ sáng sớm đến giờ Ta đâu có nhận nên trong lòng Ta vẫn bình yên, hạnh phúc.”

     Chúng ta thấy, Phật không gồng mình mím môi nhẫn chịu mà bình tĩnh, an nhiên vì Ngài dùng trí tuệ để soi sáng nên biết người đó đang ôm ấp nỗi khổ, niềm đau mới nóng nảy chửi mắng như thế. Họ thật đáng thương hơn đáng ghét. Chúng ta ngày nay tu mà giả sử có ai nói “Ông đó tu hú chớ tu cái gì” mà mình thật tu thì sẽ không nổi giận, mà đã nổi giận thì đó là tu hú chớ còn gì nữa. Song, cái bệnh chung của chúng ta là ưa thọ nhận nên ai động tới thì mình dính mắc liền mà quyết ăn thua đủ, từ đó sanh ra phiền não mà phải chịu khổ đau.

     Đức Phật đã dạy ai còn thấy hơn, thấy thua là còn khổ. Hơn người thì thêm oán hờn, thua người thì đêm trằn trọc, không ngon giấc. Chỉ khi nào ta bỏ được hơn thua thì tâm ta mới bình yên, an ổn, nhẹ nhàng. Vậy trong gia đình cho tới ngoài xã hội chúng ta phải sống và tu như thế nào để được tốt đẹp, trọn vẹn đây? Trong gia đình khi chồng lớn tiếng thì vợ bớt lời, phải nhẫn nhịn nhường, chồng nói vợ nghe. Người ngoài ta còn phải nhẫn nhịn thì nói chi đến nhẫn nhịn người trong nhà. Chúng ta nhẫn nhịn được tức là mình đã tự chế ngự được sự nóng giận của bản thân.

     Nhịn người lớn hơn hoặc bằng mình thì còn dễ, nhịn người nhỏ tuổi hơn mình mới thật là khó. Có những người nhỏ kém đức hạnh nên ăn nói thô lỗ, nhưng chẳng lẽ chúng ta lại đi cãi vã với họ sao? Cho nên, ta nhịn tất cả, lớn nhỏ gì cũng cần phải nhẫn nhịn thì tâm ta mới bình yên, không dậy sóng. Chúng ta nên từ bi nhẫn nhục không chỉ đối với người ngoài mà còn đối với người trong gia đình thì cuộc sống mới vuông tròn, tốt đẹp.

     Nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì ta phải có tâm từ bi, có đức nhẫn nhục và có lòng bao dung. Đã là Phật tử mà có ai động tới thì đều nổi giận, hoặc thấy người khổ mà không thương, không giúp thì có xứng đáng được gọi là Phật tử không? Chúng ta phải biết rằng, trên đường tu luôn gặp nhiều chướng duyên, mà chướng duyên tức là thắng duyên. Nếu không hiểu chúng ta sẽ nghĩ chẳng lẽ mình không có phước nên mới gặp chướng duyên, nghịch cảnh hoài.

     Người tu hạnh nhẫn nhục mà đi đến đâu cũng được mọi người quý kính thì chưa thể thực hành hạnh nhẫn nhục. Ví như đức Phật nếu không có người mạ lị, chửi mắng, vu oan giá hoạ thì làm sao chúng ta thấy được đức tánh cao cả của Ngài. Nhờ có kẻ càn bướng dám mắng chửi Ngài chúng ta mới thấy được nhẫn lực phi thường của Phật. Chúng ta tu mà có người kính, có người chửi, có người khinh mà mình đều tự nhiên như không thì mới gọi là người chân thật tu hành.

     Đa số Phật tử ngày nay cứ ngỡ tu là cúng kính, là làm phước mà không biết tu là xây dựng cho bản thân mình một tâm hạnh từ bi nhẫn nhục. Vì vậy, những trở ngại trên đường tu chúng tôi không gọi là trở ngại mà gọi là thắng duyên. Nhờ có người chửi mắng, phỉ báng chúng ta mới thực hành trọn vẹn hạnh nhẫn nhục, nếu không thì mình đâu biết đạo lực tu của mình đến đâu?

     Quý Phật tử tu đừng sợ khó và sợ bị thử thách, bởi thử thách chính là cơ hội tốt để chúng ta thể hiện tinh thần tu hành của bản thân. Tu là có sức an nhẫn, có sức chịu đựng mọi thử thách chứ tu không phải để đón nhận mọi thứ an lành. Người tu cũng như người chèo thuyền đi ngược nước, ngược gió; nếu thả lơi thì thuyền sẽ trôi ra tới biển, nếu ra sức chèo thì thuyền mới đến tận nguồn, tận nơi chúng ta muốn. Người tu hành mà muốn gì được nấy thì còn gì gọi là tu.

     Khi hiểu được ý nghĩa của sự nhẫn nhục thì chúng ta không còn than van trong việc tu hành sao gặp nhiều khó khăn quá. Vị nào tu mà gặp trở ngại thì nên vui mừng nói với huynh đệ “tôi thật là đại phước, tu gặp cả mười trở ngại và tôi đều vượt qua hết”. Vậy đó, nhờ có trở ngại chúng ta mới thành công, không có trở ngại thì làm sao thành công được. Cũng vậy, ta tu là để mỗi ngày được thanh tịnh, sáng suốt. Muốn được như vậy thì tất cả trở ngại chúng ta đều phải vượt qua và xem đó như trò chơi, không có gì đáng để bận tâm. Ta tu như vậy mới gọi là thật tu; còn tu mà sợ khổ, sợ khó, sợ bị trở ngại, mong được sung sướng thì đó không phải tu để được giác ngộ-giải thoát.

     Đức Phật thường dạy: “Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai.” Nếu Phật có quyền ban phước giáng họa cho người thì chắc rằng Phật không dạy chúng ta phải nhẫn nhục, phải từ bi và tu nhân quả. Ta gây nhân tốt thì được quả tốt, gây nhân xấu thì chịu quả xấu. Nếu Phật cho được thì chúng ta đâu cần gieo nhân tốt làm chi, cứ lạy Phật thì Phật sẽ cho. Vậy Phật có cứu chúng ta không? Phật chỉ cho chúng ta một con đường vượt thoát mọi khổ đau, ai đi đúng đường thì an vui hạnh phúc, ai đi sai đường thì phiền muộn đau khổ.

     Tóm lại, chúng ta tu Phật là phải mở rộng lòng từ bi và đức nhẫn nhục. Sự nhẫn nhục, từ bi đó phải từ sự tu sửa của chúng ta chớ không phải từ nơi đâu đem đến. Công phu có được chính do sự huân tập hàng ngày mà thành tựu. Vì vậy, chúng ta nên tập đức từ bi, nhẫn nhục trong từng giây phút trong cuộc sống để có đủ đạo lực khi gặp các chướng duyên. Ngày này, giờ này chúng ta thấy thua thiệt nhưng phước đức sẽ sâu dày ở nhiều đời, nhiều kiếp không bao giờ mất.

     Không có một vị Phật nào ngẫu nhiên thành Phật mà các Ngài đều do tu hành mà đắc thành Chánh quả. Cũng vậy, không có vị Bồ-tát nào bỗng dưng thành Bồ-tát mà tất cả đều qua vô lượng kiếp tu hành, dấn thân vào đời để làm lợi ích cho chúng sinh. Nên vì vậy, là đệ tử Phật chúng ta phải cố gắng tu tập chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc mới xứng đáng với những lời Phật dạy.

     Người tu hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm không phải chỉ người mới tu bị khảo đảo mà càng tu lâu thì sự khảo đảo càng nhiều. Người tu cũng giống như đứa học trò đi học, học cấp 1 thì bài học dễ, học cấp 2 thì bài học khó hơn một chút, tới học cấp 3 thì bài học lại càng khó hơn nữa và cứ như thế học càng cao chừng nào thì bài học càng khó chừng nấy. Do đó, ta đừng tưởng rằng tu cao rồi mọi việc xảy ra đều được như ý. Cho nên, ta tu lâu lâu thì cũng có người đến kiếm chuyện chửi mắng để xem thử mình còn sân giận hay không.

     Nếu chúng ta còn giận thì phải thấy mình còn dở mà nỗ lực tiến tu nhiều hơn nữa để điều phục cơn giận của chính mình. Như vậy, chúng ta tu mà có cơ hội thử thách nhiều thì mới biết sức tu của mình có tiến hay không. Chính vì vậy, nói đến tu là nói đến sự kham nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh. Người tu mà không chịu nhẫn nhục thì đâu có giá trị thiết thực trong việc chuyển hoá phiền não tham-sân-si.

     Tại sao chúng ta phải tu hạnh kham nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh? Phật nói thế gian chúng ta đang ở là Ta bà khổ, muốn sống trong cõi Ta bà phải có sức chịu đựng bền bỉ. Ta bà còn có nghĩa là kham nhẫn, “kham” là có thể chịu được, “nhẫn” là nhận chịu, kham nhẫn là sự nhịn chịu. Nỗi khổ, niềm đau ở cõi Ta bà chúng ta có thể chịu nổi chứ không phải là không chịu được, nếu chịu không được thì ta làm sao sống được. Bằng chứng là có một số người vì chịu không nỗi nên mới tự tử chết, còn ai đang sống tức là có sức nhẫn nhịn chịu nhiều hay ít mà thôi, có kham nhẫn mới sống được trong cõi Ta bà này.

     Song, nhẫn ở đây không phải chỉ nhận chịu sự mắng chửi, vu oan, huỷ nhục hoặc cách thức đối xử tệ bạc của người đời mà nhẫn ở đây là nhịn chịu mọi trường hợp không như ý. Trong cuộc sống, người thế gian thường quan niệm nhẫn là khi người ta nói làm trái tai gai mắt, nói lời hung dữ, chửi mắng thì mình phải trân mình, gồng mình, mím môi lại để mà nhịn chịu. Nhẫn theo cách này thì có giới hạn vì còn sự đè nén bên trong, chúng ta có thể nhẫn lần thứ nhất, thứ hai, rồi đến lần thứ ba thì nhẫn không nổi nữa. Đến lúc không chịu nổi nữa thì nổi trận lôi đình rồi quyết ăn thua đủ với người đó.

     Phật dạy chúng ta nhẫn không phải gồng mình nhịn chịu mà phải thấy lời nói như gió thoảng mây bay, nhờ có trí tuệ soi sáng nên thấy mọi việc trái ý nghịch lòng rất nhẹ nhàng, êm ái. Phật dạy người xấu ác hay mắng chửi, hãm hại người khác cũng giống như kẻ ngậm máu phun người tự làm dơ miệng mình. Cũng như người đứng ngược gió ném bụi, người đứng dưới gió hốt bụi ném thì gió sẽ đùa bụi trở lại phủ trên đầu, trên mặt người ném. Người bị ném thì bụi không bay tới nên họ chẳng hề gì. Như vậy, người nóng giận chửi mắng hay huỷ nhục người khác chưa hại được ai mà đã tự làm cho mình khổ đau, khó chịu.

     Hoặc đang khi trời nóng bứcchúng ta phải làm việc ngoài trời, mồ hôi ra nhễ nhại nhưng mình vẫn vui, không bực bội, khó chịu, không bỏ dỡ công việc thì cũng là sự nhẫn chịu. Nhẫn không phải chỉ là sự nhẫn nhịn khi bị người chửi mắng, lấn hiếp mà chúng ta còn phải nhẫn nhịn với hoàn cảnh khắc nghiệt, nhẫn với bản thân trong mọi điều kiện. Thân nhọc nhằn, nóng bức, đói rét cũng phải kham chịu, đó là nhẫn ở tâm mình và nhẫn ở thân mình.

     Một lần khác Phật cũng đi giáo hóa ở một làng Bà-la-môn nọ, số người tu theo Bà-la-môn bỏ tu theo Phật ngày càng đông. Một thầy Bà-la-môn quá tức giận nên sinh tâm thù ghét, oán hờn Phật. Nhân lúc Phật đi khất thực ngang qua làng, ông nhân cơ hội trả thù bèn đi theo sau Phật chửi nhưng Phật vẫn ung dung, bình thản bước đi. Đến ngã tư đường Phật lấy tọa cụ trải trên đất rồi ngồi kiết già, thầy Bà-la-môn chạy lại trước Phật hỏi: “Cồ Đàm, ông thua tôi chưa?” Phật bèn nói kệ:

 Người hơn thì thêm oán

 Kẻ thua ngủ chẳng yên

 Hơn thua hai đều xả

 Ấy được an ổn ngủ.

     Phật dạy, người tranh giành để mình được hơn kẻ khác thì người thua càng thêm oán giận, thù hằntìm cách làm hại lại; kẻ thắng thì dương dương tự đắc, cứ nghĩ mình hay hơn người nên sinh tâm cống cao ngã mạn coi thường mọi người, làm tăng trưởng thêm sự sân hận. Cho nên, cả hai ý niệm hơn thua đều phải buông xả thì tinh thần mới được an ổn, thoải mái mà ngủ nghỉ. Chúng ta thấy, người giành hơn và kẻ thấy mình thua đều sẽ chuốc lấy khổ đau. Thế cho nên, chúng ta phải sáng suốt nhờ biết quán chiếu thường xuyên nên buông xả bỏ qua mà không buồn, không giận.

     Trường hợp nếu ta là người tốt mà bị người khác chê bai, chỉ trích thì ta cũng hãy bình thản, an nhiên mĩm cười mà thôi. Chỉ có người bị chê mà vẫn tươi tỉnh, vui vẻ, ai nói sao cũng cười thì người đó mới trọn vẹn là tốt. Đó mới là chân thật nhẫn nhục, không phải sự gồng mình chịu đựng mà là dùng trí tuệ thấy đúng lẽ thật. Vậy tất cả người tu muốn cho tiến bộ, có kết quả tốt là phải có đức nhẫn nhục, kham chịu trong mọi hoàn cảnh.

     Chúng ta thường xuyên thực tập quán tâm trong tâm sẽ giúp ta biết về tâm một cách vững vàng. Không ai biết tâm mình bằng chính mình, tâm mình nghĩ xấu nghĩ tốt mình đều biết cả. Mình có thể giấu diếm, qua mặt người khác nhưng mình không thể che giấu chính mình. Khi quán tâm chúng ta sẽ thấy tâm vô thường, luôn biến chuyển, đổi thay như một dòng nước chảy. Việc bị bôi xấu, bị mắng chửi, bêu rếu trước mặt nhiều người đều do sự tác động của nhân quả xấu chiêu cảm. Nhưng chúng ta tu là mục đích để chuyển nghiệp và hoá giải nghiệp nên mình không đổ thừa tại-bị-thì-là. Nếu không dám can đảm nhận chịu mọi thứ tốt xấu trong cuộc sống mà cứ mãi đổ thừa cho nghiệp rồi buông tay tới đâu thì tới, thì chúng ta không thể tu hành tiến bộ được.

     Việc tìm cách bôi nhọ hay mắng chửi để hạ uy tín người khác mà không dám trực tiếp đối diệntâm địa của những quá ích kỷsợ hãi nên phải viết kịch bản, phải dàn dựng đủ thứ. Người tu như chúng ta trong thời hiện tạicần phải lên tiếng đính chính việc vu oan giá hoạ này để mang lại thanh danh cho bản thân mình không, hay chúng ta phải thực tập im lặng? Nếu chúng ta đã quyết tâm tu học thì việc bôi xấu hay mắng chửi đó đúng hay sai nếu có ai hỏi thì mình trả lời còn không thì thôi, ta không cần phải đính chính.

     Sở dĩ đức Phật nhiều lần bị huỷ nhục, bị mắng chửi nhưng Ngài vẫn im lặng, không đính chính là vì Ngài đã an nhiên, tự tại, làm chủ được bản thân. Chúng ta thấy, những gì đang diễn ra và đang xảy ra trước mắt đều là vô thường, thoáng qua nhanh. Người đi bôi xấu hay mắng chửi ta là do lòng tham lam, ích kỷ, do tâm ganh ghét, tật đố sai sử. Người đó đang lạc đường nên rất bơ vơ, đau khổsợ hãi nên thường sống trong đau khổ lầm mê.

     Sự kham nhẫn còn cần phải thực hành đối với thời tiết thất thường và sự tấn công của các loài sinh vật. Thời tiết thay đổi với sự nóng lên của trái đất, nước biển ngày càng dâng cao, con người phá huỷ rừng khai thác gỗ ngày càng nhiều nên nơi nào nóng thì nóng hơn, nơi nào lạnh thì lạnh hơn vì mất cân bằng âm dương. Thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng lớn đến đời sống loài người, sự trồng trọt các loại hoa màu trở nên khó khăn, hao hụt, tốn kém nhiều và bệnh tật ngày càng phát sinh thêm.

     Thời tiết nóng bức làm cho con người dễ trở nên cáu gắt, bực tức và không kìm chế được cơn giận. Thời tiết quá lạnh thì làm con người dễ trở nên trầm cảm. Chúng ta sống trong môi trường lạnh, môi trường mát mẻ hay môi trường nóng bức đều do sự chiêu cảm của nghiệp báo. Người có thói quen nóng nảy hay bực bội, khó chịu thì sống trong môi trường nóng bức, ngột ngạt, chật chội. Người có lòng từ bi, biết kham nhẫn, biết tha thứ, biết bao dungđộ lượng thì sinh ra trong môi trường mát mẻ, thời tiết thuận lợi.

     Cho nên, khi gặp hoàn cảnh khắc nghiệt chúng ta không nên ngồi đó mà than thân trách phận hay đổ thừa tại-bị-thì-là. Chúng ta hãy biết nhìn lại chính mình, nếu nóng quá thì mặc đồ mát, còn lạnh quá thì mặc áo ấm. Ta biết kham nhẫn với thời tiết là đã biết cách điều hoà trong cuộc sống vì luôn giữ cho tâm mình an ổn để làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, người thân và xã hội. Chúng ta hãy thực tập kham nhẫn, nhịn chịu trong mọi hoàn cảnh và sống với tâm tỉnh giác thì việc gì cũng tốt đẹp hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1297)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1419)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1317)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1395)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1376)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1277)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1337)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1345)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2032)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1382)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1399)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1276)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1529)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1364)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1235)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1206)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1267)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1248)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1393)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1116)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1112)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1170)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1301)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1331)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1100)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1209)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1147)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1294)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1284)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1411)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1513)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1266)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1386)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1417)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1331)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1661)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1309)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1316)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1344)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1221)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1352)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1465)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1523)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1687)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1550)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1438)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1231)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant