Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc Sống Trong Bệnh Viện Của Đức Phật

08 Tháng Chín 201507:07(Xem: 9933)
Cuộc Sống Trong Bệnh Viện Của Đức Phật

CUỘC SỐNG TRONG BỆNH VIỆN CỦA ĐỨC PHẬT
(Life in the Buddha's Hospital)


Thanissaro Bhikkhu
Hoang Phong chuyển ngữ

Cuộc Sống Trong Bệnh Viện Của Đức Phật


Lời giới thiệu của người dịch

Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật".  Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên báctích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sưthuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.   

*** 
CUỘC SỐNG TRONG BỆNH VIỆN CỦA ĐỨC PHẬT
Thanissaro Bhikhu

            Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật. Trước hết Ngài thuyết giảng về Bốn Sự Thật Cao Quý, đó là những gì thật hết sức giống như cách phân tích [các triệu chứng bệnh tật] hầu tìm kiếm một phương cách chữa trị. Và Ngài cũng đã tìm được phương thuốc chữa một thứ bệnh quan trọng nhất của tâm thức: đó là sự khổ đau, phát sinh từ sự thèm muốn (craving/thèm khát, bám víu, đam mê...)  và  vô  minh (ignorance/sự u mê tâm thần).  Thật vậy, đấy cũng là những gì mà chúng ta phải chữa trị. Trước hết Đức Phật phân tích các triệu chứng của căn bệnh, chẩn đoán, tìm hiểu những nguyên nhân nào đã đưa đến căn bệnh ấy, và suy luận để tìm hiểu xem khi khỏi bệnh thì mình sẽ cảm thấy như thế nào, và sau hết thì Ngài đưa ra một đường hướng chữa trị làm cho căn bệnh phải chấm dứt, hầu mang lại sức khỏe cho mình.

            Một khi đã cùng tu tập với nhau tại nơi này (tức là trong ngôi chùa này) thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải ghi nhớ rằng: Những gì mà chúng ta cần phải chữa trị là bệnh tật trong tâm thức của chính mình. Mỗi người trong chúng ta đều mang bệnh. Dù căn nguyên của các thứ bệnh ấy đều giống nhau: đấy là sự thèm khát (bám víu, ham muốn, đam mê)vô minh (sự u mê tâm thần), thế nhưng các hình thức thèm khát thì lại khác nhau [giữa mỗi người trong chúng ta]. Cũng thế, các thể dạng vô minh cũng không giống nhau. Chính vì thế nên chúng ta phải tỏ ra độ lượng với kẻ khác, chẳng qua là vì cách chữa trị của mỗi người đều không giống nhau. 
     

            Chẳng hạn như trường hợp được đưa vào bệnh viện. Trong bệnh viện, mỗi người một thứ bệnh. Người thì bệnh ung thư, kẻ thì bệnh tim, người bệnh gan. Có người vì ăn quá nhiều mà bệnh, có kẻ thì lại thiếu dinh dưỡng. Trong bệnh viện có đủ mọi thứ bệnh tật. Trong ngôi chùa này thì nào có khác gì đâu. Mỗi người trong chúng ta đều mang những thứ bệnh tật riêng. Vậy thì trong cảnh chùa này, bổn phận của chúng ta là phải chăm lo chữa trị các thứ  bệnh tật của chính mình, và không nên để mình lây thêm bệnh tật của kẻ khác - và trong khi đó thì cũng không nên bực mình nếu có ai không dùng cùng một phương thuốc với mình. Trong số chúng ta mỗi người một thứ bệnh, mỗi người một thứ thuốc. Có thứ thì đắng và khó uống, có thứ thì dễ uống hơn. Trong số chúng ta, mỗi người phải cần đến một phương cách chữa trị khác nhau. Thật hết sức quan trọng là phải chú tâm vào việc chữa trị cho mình, và không nên thắc mắc về việc chữa trị của kẻ khác.    

            Nếu bệnh trạng của một vài người không thuyên giảm như sự mong muốn của mình, thì cũng xin nhắc lại một lần nữa: đấy chẳng qua là vì bệnh tật của họ là như thế. Hãy luôn ghi nhớ điều ấy trong tâm. Hãy nhớ đến lời của nhà sư Ajahn Lee (nhà sư Thái Lan, 1907-1961, tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, và cũng là một trong số các vị thiền sư Thái Lan nổi tiếng nhất của thế kỷ XX): "Mỗi khi nhìn vào nội tâm mình thì đấy là Đạo Pháp (Dhamma). Mỗi khi nhìn ra bên ngoài thì đấy là thế giới". Và bạn thì lại không phải là một người quan sát thế giới một cách khách quan (tức nhìn vào thế giới dựa vào những sự suy nghĩ quy ước, công thứcchủ quan của mình, xuyên qua các xúc cảm đủ loại, thường là bấn loạn, của mình). Mỗi khi nhìn ra bên ngoài thì toàn bộ tâm thức của bạn cũng sẽ trở thành thế giới (xin liên tưởng đến học thuyết Duy Thức: thế giới bên ngoài mà mình trông thấy là do mình tạo ra từ bên trong tâm thức mình). "Người này làm chuyện này, người kia làm chuyện kia": thế giới là như thế, dù cho bạn có mang cách phân loại [chúng sinh] trong Đạo Pháp ra mà đánh giá họ [thì cũng chẳng thay đổi được gì]. [Đấy cũng chỉ cách mà] bạn mang Đạo Pháp ra để mà biến nó trở thành thế giới. Tóm lại là bạn phải luôn quay nhìn vào bên trong [nội tâm] của chính mình.   

            Nói cách khác là nếu bạn bực mình vì một người nào đó, thì chuyện ấy có đáng hay không? Hãy suy nghĩ theo cung cách đó. Những gì đáng để quan tâm là các sự kiện xảy ra bên trong tâm thức mình. Đấy chính là những gì sẽ tạo ra bệnh tật cho mình. Vậy thì bạn có muốn chữa lành bệnh tật cho mình hay là làm cho chúng trở nên trầm trọng thêm?  Một khi đã bước vào con đường tu tập thì phải luôn nhắc nhở mình về câu hỏi ấy.

            Một khi đã chọn nếp sống chung và cùng tu tập với nhau, thì chúng ta tất sẽ phải thường xuyên trông thấy nhau, thế nhưng phải làm thế nào để chuyện ấy không ảnh hưởng quá đáng đến tâm thức mình (gặp nhau hằng ngày đôi khi khó tránh được những sự va chạm giữa cái tôi của mình và các cái tôi của những người khác). Vậy hãy nên quay nhìn vào bên trong (nhìn vào nội tâm mình và không nên nhìn vào cái tôi của người khác).  Ngay cả những lúc phải nhìn ra bên ngoài, thì bạn cũng nên tập trung vào bên trong của chính mình (có nghĩa là vẫn giữ sự sinh hoạt và giao tiếp bình thường, thế nhưng lúc nào cũng theo dõi và chủ động sự vận hành của tâm thức mình) [để mà tự hỏi]: "Tâm thức mình đang phản ứng ra sao trước chuyện này?"; "Tâm thức mình phản ứng ra sao trước chuyện kia?" Đấy là những gì sẽ giúp mình kiềm chế bớt các giác cảm của mình. Cách nay nhiều năm, có một bà khách lớn tuổi từ Thái Lan đến viếng chùa chúng ta, và đặc biệt là bà này rất chú trọng đến việc kiềm chế các giác cảm của mình. Đôi mắt bà lúc nào cũng nhìn xuống và gần như không hề trò chuyện với ai cả. Một hôm tình cờ bà bắt gặp một người nói lén bà cho rằng bà là người phách lối, không thân thiện, chẳng qua là vì bà không hề hỏi han cũng chẳng trả lời ai cả. Bà bèn tìm tôi để than phiền về những người chung quanh không kính trọng việc kiềm chế giác cảm của bà. Thật hiển nhiên, sự kiềm chế ấy không còn mang một ý nghĩa nào nữa, khi mà mình vẫn còn bực tức mỗi khi có ai dèm pha mình?   

            Sự kiềm chế hoàn toàn thuộc vào lãnh vực nội tâm. Trong cuộc sống, bạn không sao tránh khỏi phải nghe chuyện này, trông thấy chuyện kia, thưởng thức thứ này, chạm phải thứ khác, suy nghĩ hết chuyện này sang chuyện nọ. Chủ đích của sự kiềm chế là không được biến các thứ ấy trở thành trọng tâm của sự tập trung chính yếu của mình. Quá trình phản ứng của tâm thức đối với thị giác tùy thuộc vào những gì mà nó trực tiếp trông thấy, đối với các giác quan khác thì cũng thế: đấy là điều mà bạn phải ghi nhớ. Nếu có các khó khăn xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, thì bạn phải xử trí như thế nào? Đức Phật đã dự trù thật nhiều phương thuốc chữa trị đủ loại, chúng ta tha hồlựa chọn. Việc tụng niệm bài kinh về 32 thành phần của cơ thể (nêu lên trong kinh Maha Satipatthana Sutta/Kinh Đại Niệm Xứ, thuộc Trường Bộ Kinh/Digha Nikaya 22. Ba mươi hai thành phần của cơ thể là: tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, chất nhầy, là lách, phổi; ruột già, ruột non, màng ruột, phẩn, óc; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ; nước mắt, huyết tương, nước miếng, nước mũi, chất nhờn, nước tiểu) là một phương thuốc chữa trị hữu hiệu sự bám víu vào thân xác của mình và sự thèm khát thân xác của kẻ khác. Việc tụng niệm bài kinh về Bốn thái độ tuyệt vời (tiếng Phạn là: samyak-prahanani; Pa-li là: samma-padhana; tiếng Hán là: [Tứ] Chánh Cần; tiếng Việt là: [Bốn] sự cố gắng hoàn hảo. Đó là bốn phẩm tính nêu lên trong Đại-bát Niết-bàn Kinh/Mahaparinibbanasutta, Trường Bộ Kinh/Digha Nikya, DN 16,  gồm: 1- từ bỏ các hành động thiếu đạo hạnh đã phát sinh; 2- tránh các hành động thiếu đạo hạnh chưa phát sinh; 3- gia tăng các hành động đạo hạnh đã phát sinh; 4- phát huy các hành động đạo hạnh chưa phát sinh) là phương thuốc không những chữa trị sự giận dữ mà cả sự oán giận, ganh ghét cũng như tất cả các xu hướng hung dữ trong tâm thức mình. Nhiều khi bạn cũng không sao tránh khỏi được những sự bực mình gây ra bởi những chuyện hoàn toàn vượt khỏi sự chủ động của mình. Trong các trường hợp đó bạn phải nghĩ ngay đến quy luật của nghiệp, hầu mang lại sự bình thản cho mình.

            Dù là bệnh gì thì cũng có thuốc để hóa giải nó, bổn phận của mình là phải mang ra mà chữa trị. Bởi vì, và dù sao đi nữa, nào có ai khác có thể thay mình gánh chịu khổ đau do bệnh tật của mình gây ra đâu? Cũng có trường hợp kẻ khác khổ đau một phần nào đó [trước những khổ đau của mình], thế nhưng chính mình mới thật sự là người phải gánh chịu khổ đau. Chúng ta khổ đau rất ít trước những gì mà kẻ khác đang phải gánh chịu, thế nhưng lại khổ đau rất nhiều vì [cung cách hành xử] vụng về trong tâm thức mình.  
 

            Trong kinh sách Đức Phật có dạy cách cư xử như thế nào để giúp mình tránh được sự thèm khát (craving/thèm muốn, bám víu) và tự phụ (conceit/ngạo mạn, kiêu hãnh, tự hào, kiêu ngạo), thế nhưng cứ mỗi khi nhìn vào kẻ khác thì chính mỉnh là người có lý. Thật hết sức rõ ràng, sự thèm khát và tự phụ của mình sẽ mang lại mọi sự khó khăn cho mình. Tuy nhiên, bí quyết [giúp giải quyết các khó khăn ấy] là phải trông thấy được sự thèm khát của mình và sự tự phụ của mình. Nếu [bất chợt] nhận thấy mình đang xét đoán kẻ khác theo cung cách trên đây (tức là mình có lý) thì phải dừng lại ngay và tự nhủ: "Khoan đã! Tôi có phải là người giữ trọng trách kiểm soát sự đúng đắn của người khác hay không?" (trong nguyên bản là: Tôi có phải là [nhân viên của] Văn Phòng Quốc Gia Kiểm Nghiệm Đo Lường hay không?/Am I the National Bureau of Standards?).  

            Sau đó thì bạn hãy quay lại để nhìn vào chính mình. Sự thèm khát của mình đang như thế nào? Bạn muốn mọi sự phải xảy ra theo một cung cách nào đó, thế nhưng chúng lại không xảy ra đúng với sự mong muốn của mình, tức là phải đúng như thế. Đây cũng là một bài học thật quan trọng mà tôi đã học được [trong khi sống và sinh hoạt chung] với nhà sư Ajahn Fuang (một nhà sư Thái Lan, 1915-1986, tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng", và cũng là đệ tử thân tín nhất của nhà sư Ajahn Lee nói đến trên đây). Dường như cứ hể mỗi khi tôi gặp phải những công việc thật khó thì ông ta lại ngã bệnh. Chẳng hạn như mỗi khi tôi có một dự án nào đó phải thực hiện trong chùa, thì ông ta ngã bệnh, và tôi lại phải ngưng tất cả để chăm sóc cho ông ta. Tôi bắt đầu cảm thấy một sự bất mãn (bực mình, không vừa ý) dâng lên trong tôi và sau cùng tôi tự nhủ: "Ê! khoan đã. Nếu mình loại bỏ được sự mong muốn sớm hoàn tất dự án đó, thì mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn". Đồng thời nếu tôi thật sự buông bỏ được sự mong muốn thực hiện cho xong dự án ấy, hầu chăm sóc cho ông ta chu đáo hơn, đúng với sự mong muốn của tôi, thì tất mọi sự trong chùa sẽ trở nên suông sẻ hơn. Nhất là đối với [những gì sẽ xảy đến với] tôi, và có thể cả ông ta cũng sẽ được hưởng lây một phần nào đó (được chăm sóc).  

            Khi nào bắt đầu hiểu được sự thật ấy, thì bạn cũng sẽ ý thức được rằng: Các sự thèm khát của mình chính là những gì làm cho mình khổ sở. Vì thế bạn phải buông bỏ những thứ ấy. Khi nào buông bỏ được chúng thì khi đó bạn sẽ cảm thấy mình đủ sức chịu đựng bất cứ một cảnh huống nào [xảy đến với mình]. Điều đó không có nghĩa là bạn trở thành lười biếng (buông tay, thiếu nghị lực) hay lãnh đạm, mà đơn giản chỉ là cách cứ để cho mọi sự đi theo con đường của chúng. Bạn phải biết xác định rõ rệt: trong trường hợp nào mình có thể làm cho mọi sự biến chuyển khác hơn? Trong trường hợp nào sự thèm khát có thể giúp mình thăng tiến trên Con Đường (thèm khác dưới các hình thức ước vọng thực hiện được những điều đạo hạnh chẳng hạn)? Trong những trường hợp nào sự thèm khát sẽ trở thành chướng ngại ngăn chận Con Đường? Bạn phải luôn học hỏi để biết phải làm thế nào để xác định [đúng] mọi sự vật, phải làm thế nào để trở nên khéo léo hơn hầu giúp mình biết là phải hướng các sự mong muốn của mình vào đâu, hướng các ước vọng của mình theo chiều hướng nào? Thêm một lần nữa, vấn đề không nằm bên ngoài, mà bên trong nội tâm mình. Tất nhiên mình cũng đau khổ ở một mức độ nào đó đối với những thứ bên ngoài, nhưng nguyên nhân khiến mình khổ đau [nhiều nhất] chính là [các cách hành xử] vụng về bên trong của chính mình. Đấy chính là những gì mà mình phải biến cải. Khi nào giải quyết được các khó khăn bên trong, thì các khó khăn bên ngoài sẽ hoàn toàn không còn gây ra được một tác động nào đối với mình nữa.    

            Ngoài ra sự tự phụ cũng là một yếu tố khác mang lại mọi thứ khó khăn cho mình. Tự phụ không có nghĩa là phình ngực lên và nghĩ rằng là mình hơn kẻ khác. Theo lời Phật dạy thì đấy là xu hướng [tự nhiên] của tâm thức tự so sánh nó với kẻ khác. Dù mình có thốt ra: "Tôi còn tệ hơn cả người ấy nữa", hoặc: "Tôi cũng chỉ ngang hàng với người ấy", thì đấy cũng đủ là tự phụ rồi. Những sự xưng hô: "Đây là Tôi ", "Đấy là do Tôi làm", "Cái này là của Tôi", tự chúng đã hàm chứa sự tự phụ. Đấy là những gì sẽ gây ra vô số vấn đề, và cũng là nguyên nhân chính yếu nhất mang lại bệnh tật cho mình.   

            Đức Phật cho biết là phía sau cách nói lên "Tôi là..." ("I am"/"Je suis"/"Tôi hiện hữu ") tàng ẩn nguyên nhân làm bùng lên vô số ý nghĩ trong tâm trí mình, và tạo ra mọi sự phân biệt và khiến cho mọi việc trở nên rắc rối hơn. Sự phức tạp đó sẽ làm nảy sinh ra giai cấp và mọi sự xung đột. Tất cả những thứ ấy đều phát sinh từ câu "Tôi là...". Sự phát lộ căn bản nhất của sự thèm khát cũng bắt đầu bằng câu: "Tôi là...". Từ đó lại hiện ra "Tôi từng là...", "Tôi sẽ là...", "Phải chăng tôi là...", "Phải chăng tôi không phải là...", và kể cả đủ mọi thứ thắc mắc khác phát sinh mỗi khi đặt chữ "Tôi" đứng trước chữ "là" (tức là điểm khởi đầu của sự hình thành của cái ngã) và tự nhận mình là những thứ ấy (xem các thứ ấy là "cái tôi" và "cái của tôi", hay là cái ngã của chính mình). Chúng ta bắt đầu so sánh cái "Tôi là..." ấy của mình với kẻ khác, và [sau đó] là xác định họ theo sự suy nghĩ của mình. Do đó, hoặc là bạn hơn kẻ khác, hoặc ngang hàng hay là thua kém họ. Thế nhưng dù bạn xác định mọi sự theo cung cách nào, thì đấy cũng chỉ là nguyên nhân chính yếu mang lại mọi thứ khó khăn cho bạn.

            Bạn chỉ cần ghi nhớ duy nhất một điều sau đây là cũng đủ: Bệnh tật của kẻ khác là bệnh tật của họ. Họ phải tự chữa trị cho mình, phải lo uống thuốc. Bệnh tật của bạn là của bạn - việc chữa trị thuộc trách nhiệm sơ đẳng nhất của bạn. Nếu người nằm cạnh bạn trong bệnh viện không chịu uống thuốc, thì đấy là chuyện của họ. Bạn có thể giúp đỡ họ bằng cách khuyên nhủ, thế nhưng đến một lúc nào đó thì bạn cũng sẽ phải thốt lên: "Đành phải chịu thôi, đấy là chuyện của họ. Mình phải lo chữa bệnh cho mình trước đã". Đấy chẳng phải là cách ổn thỏa nhất cho tất cả chúng ta hay sao!

            Khi nào sự bám víu, tức là sự thèm khát, và các cảm tính tự phụ không còn gây ra chướng ngại trên con đường nữa, khi ấy dù mình đang tu tập ở bất cứ nơi nào thì nơi ấy cũng sẽ là nơi lý tưởng nhất. Người ta thường tự hỏi: "Nơi nào tu tập tốt nhất?". Câu trả lời sẽ là: "Tại nơi-này và trong giây-phút-này". Thật ra thì nơi ấy cũng là nơi duy nhất có thể giúp bạn tu tập. Thế nhưng dù đang ở nơi nào thì bạn cũng phải làm một cái gì đó để biến cải "nơi-này và giây-phút-này" trở thành một nơi tu tập thích nghi nhất, cho bạn và cho cả những người khác chung quanh bạn. Điều đó không nhất thiết tùy thuộc vào những gì có thể cải biến được từ bên ngoài mà phải biến cải cung cách hành xử bên trong nội tâm của bạn. Chí có cách ấy mới biến nơi mà chúng ta đang tu tập trở thành một nơi thật tốt hầu tất cả chúng ta có thể cùng nhau tu tập.

Vài lời ghi chú của người dịch

            Cách viết của nhà sư Thanissaro Bhikkhu thật khéo léo, bóng bẩy và nhẹ nhàng. Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật chính là sự sinh hoạt của tăng đoàn trong chốn chùa chiền. Những người xuất gia là những người may mắn được vào bệnh viện của Đức Phật để được chữa trị tích cựcđúng đắn hơn. Bổn phận của họ là phải tạo ra một khung cảnh tương trợ và hài hòa trong bệnh viện mà mình đang được chữa trị, và hơn nữa dù chỉ là một người bệnh, thế nhưng dưới một khía cạnh nào đó hoặc qua một phần sinh hoạt thường nhật nào đó, chính mình cũng phải tự biến mình trở thành một y sĩ, không những là để tự chữa trị bệnh tật cho mình mà cho cả người khác. Do đó những người được điều trị trong bệnh viện cũng nên cố gắng sớm bình phục, không những là để nhường chiếc giường của mình cho kẻ khác, mà còn phải trở thành một vị y sĩ để chăm sóc cho họ. 

            Dưới một góc nhìn khác những gì trên đây còn cho thấy là tất cả chúng ta - dù là những người tu hành trong chốn chùa chiền hay những người thế tục - đều là những người bệnh như nhau, bởi vì bệnh tật theo Phật giáo không phải chỉ là những hình thức đau đớn trên thân xác được xác định và giảng dạy trong các trường Y khoa, mà còn là những thứ đớn đau thật sâu kín trong nội tâm của con người.

            Sự khổ đau đó mang tính cách hiện sinh, đó là sự trói buộcvô thường của sự sống. Những hình thức khổ đau ấy thật mênh mông, vì thế bệnh viện của Đức Phật cũng phải thật to rộng, thế nhưng càng to rộng thì bổn phận của mình cũng càng nặng nề hơn, và mình cũng phải cố gắng hơn, hầu giúp mình sớm bình phục để có thể chăm sóc hiệu quả hơn cho những người đang nằm cạnh bên mình và tất cả các chúng sinh khác đang đau ốm và vẫn còn lang thang bên ngoài bệnh viện.  

            Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Pháp của bài này trên các trang mạng:

- tiếng Anh; http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/meditations.html#life 

- tiếng Pháp: http://www.buddhaline.net/La-vie-a-l-hopital-du-Bouddha 

            Ngoài ra độc giả cũng có thể thỉnh các tập sách in, gom góp các bài giảng của nhà sư Thanissaro Bhikkhu gồm: Meditation 1 (2003), Meditation 2 (2006), Meditation 3 (2006), Meditation 4 (2010), Meditation 5 (2011) qua địa chỉ: Metta Forest Monastery, P.O. Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA, hoặc cũng có thể trực tiếp xem các tập sách này trên mạng.

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 06.09.15

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

             

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10036)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11362)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10151)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11042)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12631)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10930)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11857)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11911)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10404)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10846)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10482)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13437)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11149)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10514)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10302)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12639)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11569)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 14980)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16227)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11708)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11550)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13934)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12042)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13591)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12003)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11489)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13066)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14179)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11714)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12378)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12031)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11906)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11455)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11337)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11351)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11224)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13166)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11513)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13265)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11759)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13564)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12304)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11045)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13133)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13223)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13901)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13082)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13550)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13206)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13107)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant