Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu Chuyện Thực Người Từ Cõi Chết Trở Về

08 Tháng Chín 201516:32(Xem: 17675)
Câu Chuyện Thực Người Từ Cõi Chết Trở Về
CÂU CHUYỆN THỰC NGƯỜI TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ

Thích Liễu Nguyên

LNguyen4

 

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THANH CỨU KHỔ NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CHỨNG MINH GIA HỘ

 

Phần I. Thay Lời Tựa - NGHIỆP CỦA TÔI

 

Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”.

 

Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.

 

Ở đây, vì hạn chế của tập sách nên chỉ nói về nghiệp của tác giả mà cũng chỉ nói một phần trong chuỗi dài vô thỉ vô chung. Riêng về kiếp nầy, chưa hết nửa đời ngườitác giả cũng đã ngán ngẫm với những quả báo đau đớn muôn lần chết, muôn lần sống … Có lẽ do trong quá khứ nhiều kiếp đã tạo ác nên kiếp nầy mới thọ lấy khổ báo như vậy. Cũng may là gặp được Phật pháp, biết quy hướng tu tập nên đã chuyển được phần nào.

 

Nếu kể sơ những quả báo mà chưa hết nửa đời người tác giả đã trải qua, có thể quý vị sẽ phải kinh hãi. Trước hết, nói về bệnh tật lúc 20 tuổi, Liễu Nguyên bị loét dạ dày, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…Nhờ ăn gạo lứt và muối mè suốt 2 năm trời, mới hết bệnh. Hay lần cắt abiđan năm 17 tuổi, máu chảy suốt cả tháng trời. Do Bác Sĩ cắt bị sót, rồi cắt đi, cắt lại thật đau đớn. Chẳng khác nào cảnh tượng cắt cổ gà, đêm đêm nằm trên vũng máu tanh.

 

Đến năm 28 tuổi thì bị một tai nạn khủng khiếp gần như cụt tay, đứt hết mạnh máu và gân tay phải, máu chảy như nước đổ, đến chết ngất cũng nhờ Mẹ Hiền Quán Âm cứu giúp mới qua khỏi kiếp nạn. Dần dần đã hồi phục đến 70% sức khoẻ. Đó là chưa kể bao lần gãy tay, trật khớp… Riêng về nghiệp chết đuối là nghiệp nặng nhất trong các nghiệp. Thuở nhỏ, đã bị té giếng chẳng ai cứu giúp, tự leo lên gần đến lại té xuống tiếp, cũng xem như té 2 lần mà chưa chết. Rồi năm 7 tuổi, đi chăn vịt bị chết đuối, được người ta cứu. Đến năm 9 tuổi, qua nghiệp đi chăn bò cũng bị chết đuối nhờ người ta cứu.

 

Đặc biệt đến năm 13 tuổi, khi xuất gia tu học tại chùa Phật Học Tỉnh Hội Quảng Trị lại bị chết đuối. Lần này, đã chết hoàn toàn cùng với một chú Điệu khác. Cũng may nhớ đến Mẹ Hiền Quán Thế Âm nên được Ngài cứu sống trong sự mầu nhiệm. Phần này sẽ được trình bày cặn kẽ trong phần kế tiếpCâu Chuyện Thực Người Từ Cõi Chết Trở Về trong tập sách này.

 

Theo như trong kinh đức Phật dạy, người nhiều bệnh tật hay bị chết yểu thì do trong quá khứ sát hại chúng sanh nhiều. Muốn thoát khỏi nghiệp báo này thì phải phát tâm muôn đời phát nguyện giữ giới không sát sanh, rồi hãy phát tâm phóng sanhthương yêu muôn loài. Bởi vì chúng sanh ai cũng tham sống sợ chết, ai cũng có gia đình cha mẹ, người thân, sao chúng ta nỡ sát hại và chia cắt họ. Đức Phật dạy, chúng sanh vốn dĩ là cha mẹ, anh em của chúng ta nhưng do nghiệp lực nên phải luân hồi cách biệt không nhận ra được nhau. Biết được như vậy, chúng ta nào nỡ sát hạiăn thịt chúng sanh!

 

Phần II : CÂU CHUYỆN THỰC NGƯỜI TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ

 

1. Thấm thoát mà đã gần 25 năm: Được sống lại từ cõi chết trở về. Vào những năm 1990, Liễu Nguyên xuất gia học đạo với Cố Hòa Thượng Quảng Trị, dưới mái chùa Phật Học Tỉnh Hội Quảng Trị thân thương. Sau hơn một năm chuyên cần tu học, được sự dạy dỗ của Hòa Thượng thì đã thuộc hai thời công phu và một ít căn bản về Phật pháp.

 

Vào thời đó, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Tác giả cũng thấy được sự ngổn ngang và cái khổ đau của những năm tháng chiến tranh thảm khốc, đã từng xảy ra nơi đây. Mái chùa xưa kia chỉ còn lại một mảnh đất hoang vu, lởm chởm, đầy những mảnh đạn và quá nguy hiểm vì nhiều bom đạn vẫn chưa bị kích nổ.

 

Vậy mà thật nhiệm mầu, với bàn tay của quý Thầy, quý Phật tửchắc chắn đã có sự gia hộ của Tam Bảo nên sau một năm khởi công và chỉnh đốn (cẩn thận thu luợm nhiều mảnh bom đạn trong sự an toàn) thì đã có một chánh điện tạm thời (nay là nhà tổ) và một mái nhà lá để Ôn và quý Thầy ở.

 

2. Một ngày định mệnh: Vào năm đó, 1991 bên cạnh Liễu Nguyên còn có thêm 2 chú Điệu cùng tu học. Một chú lớn tuổi Điệu Hải và một chú nhỏ hơn Liễu Nguyên một tuổi tên là Điệu Phong. Ngôi chùa nằm bên cạnh dòng sông Thạch Hãn - Quảng Trị. Thường thì mấy chú Điệu rất thích đi tắm sông nhưng bị Hòa Thượng nghiêm cấm vì sợ nguy hiểm. Vào một hôm 5/5 năm 1991 do Hòa Thượng bận Phật sự với Phật tử nên sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc nóng nực dưới cái nắng cháy người của mùa hè ở miền Trung, cả 3 rủ nhau đi ra tắm sông. Trong đó, Liễu Nguyên và chú Điệu lớn thì biết bơi khá giỏi, còn Điệu nhỏ (mập) kia thì không biết bơi. Nhưng do hôm đó, chú Điệu lớn bận việc nên đã không đi cùng. Chỉ còn lại Liễu Nguyên và chú Điệu (mập) kia háo hức chạy ra sông tắm.

 

3. Như bị ai lừa: Vừa mới ra sông thì bỗng đâu có một cây chuối trôi đến, và Điệu Phong (mập) không biết bơi thích thú ôm vào đó. Nước sông do thủy triều dâng  đột ngột nên một lúc sau nước chảy rất mạnh đã đẩy chú Điệu kia ra khá xa. Liễu Nguyên cũng bơi ra xa để chơi và bơi đến gần chú Điệu (mập) kia mà không hề để ý gì cả. Chú Điệu kia tưởng rằng chỗ đó nước cạn liền thả tay ra khỏi bè chuối. Không ngờ chỗ đó là một vực nước rất sâu (do nhiều người dân thường hút cát ở đó để xây nhà). Vì không còn điểm tựa nên Chú Điệu kia đã vớ lấy và ôm chặt Liễu Nguyên.

 

4. Khoảnh khắc nghiệt ngã: Chú Điệu kia vừa thả bè chuối thì bị nước đẩy đi mất, không còn điểm tựa nên đã vớ lấy Liễu Nguyên. Chú Điệu Phong tuy nhỏ hơn Liễu Nguyên một tuổi nhưng rất mập và nặng gần gấp 2 lần Liễu Nguyên. Mới ban đầu, Chú ôm vào cổ thì Liễu Nguyên còn ngoi đầu lên thở được. Sau khoảng vài phút trong cơn hoảng hốt trước cái chết bắt đầu cận kề, Chú đã ôm, xiết chặt hết cả hai tay Liễu Nguyên nên cũng chẳng bơi gì được nữa, chỉ vẫy vùng trong vô vọng.

 

5. Vẫy vùng trong dòng nước trước cái chết: Bị ôm chặt và hai người cứ chìm dần. Lúc đó, nhìn lên trời Liễu Nguyên vẫn con thấy ánh sáng mặt trời xuyên qua làn nước, ước mơ chỉ được ngoi đầu lên một lần để thở mà không bao giờ được nữa. Cứ quằn quại, muốn thoát khỏi vòng vây mà không thể được. Lúc đó, Liễu Nguyên muốn sống quá nên rất hận. Thoạt đầu chợt nghĩ, nếu ông này thả tay ra, thì chắc chắn mình sẽ sống và sẽ cứu được ông ấy. Nhưng trước cái chết thì không ai buông tay, mà càng níu chặt thêm nữa. Cũng do bị níu chặt từ phía sau nên Liễu Nguyên không thể dùng miệng để cắn Chú Điệu kia được. Mà cho dù lúc đó có cắn, chắc chắn ông ấy cũng sẽ không thả tay ra vì cái chết còn đau khổ gấp cả ngàn lần dao cắt, chứ bị cắn thì không ăn nhằm gì.

 

6. Cái khổ của thể xác trước cái chết: Sau một hồi quằn quại khoảng mấy phút thì hai người bị chìm hẳn xuống đáy sông trong khi Liễu Nguyên vẫn bị ôm chặt. Không còn sức để vẫy vùng nữa, mà chỉ biết cam chịu nhưng Liễu Nguyên vẫn chưa chấp nhận cái chết. Lúc đầu, cảm thấy rất nóng ở vùng tim, nóng hơn cả lửa đốt đến ngàn lần như muốn tự tay moi tim mình ra còn sướng hơn. Sau khi nóng ở tim khoảng 2 phút mà tưởng chừng dài như cả một kiếp người thì bắt đầu nó nóng lên trên não bộ càng khóc liệt hơn, như muốn vỡ tung cái đầu ra thì còn sướng hơn.

 

7. Cái khổ của tinh thần trước cái chết: Cái khổ của thể xác đã làm cho tinh thần càng khổ theo. Nhưng tinh thần khổ thì chính nó mới là cái khổ tổng hợp của muôn sự khổ. Bởi vì tham sống và sợ chết, không chấp nhận cái chết nên đã làm cho Liễu Nguyên khổ lại càng khổ thêm rất nhiều. Cứ nghĩ, sao cuộc đời còn trẻ quá, chết nghiệp nặng thế nầy chắc sẽ bị đọa xuống địa ngục mất thôi. Không muốn chia ly người thân và vì sợ hãi nên lúc đó Liễu Nguyên không nhớ bất kỳ một câu kinh hay bất kỳ một danh hiệu Phật và Bồ Tát nào cả. Lúc đó, chỉ mong muốn được gặp Mẹ lần cuối để từ biệt nhưng cũng không thể. Cũng may nhờ nghĩ đến Mẹ nên nhớ đến lời Mẹ dạy: “Lúc nào con có gặp nguy nan gì thì hãy nhớ niệm danh hiệu: Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.

 

8. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tátchấp nhận cái chết thanh thản: Nhớ đến lời dạy của Mẹ nên Liễu Nguyên đã nhớ đến Bồ Bát Quán Thế Âm. Lúc đó, thể xác không còn đau đớn gì nữa vì hình như đã chết hẳn rồi nên tâm hồn Liễu Nguyên rất là thanh thản do đã chấp nhận cái chết vì thật sự đã chết (có nhiều trường hợp đã chết mà không hoan hỷ chấp nhận thì vẫn còn khổ đau như thường). Liễu Nguyên nhớ lúc đó đã chấp nhận cái chết trong hoan hỷ và Nhớ đến Bồ Tát Quán Thế Âm, mà cầu nguyện Ngài đưa đến cõi an lành chứ không cầu được sống lại.

 

9. Khoảng khắc tuyệt đẹp khi sống lại: Sau khi nhớ đến Bồ Tát Quán Thế Âm và đã cầu nguyện Ngài đưa đến cõi an lành thì tâm hồn không biết sao thật hạnh phúcthoải mái, không sao tả bằng lời được. Có thể không bị vướng mắc bởi cái thân ngũ uẩn nầy nữa, vì thực sự đã chết hẳn? Vì đã hoan hỷ từ bỏ cái thân ngũ uẩnhoan hỷ chấp nhận sự chết nên đã hết khổ? Lúc đó, chỉ còn cái sự thấy biết và thấy rõ hai cái xác chết nằm dưới đáy dòng sông, xung quanh một vùng hào quang vàng sáng rực. Liễu Nguyên chưa bao giờ có khoảnh khắc thoải máihạnh phúc như vậy. Nó chỉ kéo dài từ 45 dây cho đến hơn 1 phút thì Liễu Nguyên mở mắt  và thấy mình đã nằm trên mặt nước, ngay giữa dòng sông còn chú kia thì đứng gần bờ.

 

10. Bất ngờ sống lại: Tuy nói là bất ngờ nhưng tất cả đều do duyên sanh mà theo trong kinh Pháp Hoa thì chỉ có chư Phật mới hiểu rõ được ngọn ngành nhân duyên từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Liễu Nguyên chỉ nhớ rằng, lúc mở mắt ra thì thấy thân xác nằm trên mặt nước ngay giữa dòng sông. Một lúc sau thì chìm xuống lại, do sợ quá nên bơi nhanh vào bờ. Khi vào đến nơi thì thấy chú Điệu (mập) kia đứng trần truồng, nhắm mắt và khuôn mặt thì tái chợt, trắng phao đứng gần bờ một mình. Thời đó, Liễu Nguyên còn rất sợ ma nên đã lấy tay vỗ vào vai Chú và nói lớn: “Chạy vào nhanh, chứ ở đây có Ma”. Lúc ấy, Chú kia liền mở mắt và lên bờ, vội lấy áo che người rồi chạy nhanh như bay vào bếp chùa.

 

11. Thoát chết: Lúc chạy vào bếp chùa thì gặp được hai bà Vãi của chùa. Hai bà không biết chuyện gì nên chỉ hỏi: “Làm gì mà hai Điệu mặt mày tái chợt ghê vậy?” Lúc đó cũng vì sợ Hòa Thượng biết chuyện sẽ trả về nhà không cho tu nữa nên mọi người đã dấu chuyện. Và như theo tập tục những người bị suýt chết đuối thì đem một nắm cơm đi gọi hồn về … Sau đó, đã được hai Dì dùng vắt cơm đi gọi hồn  suốt mấy ngày. Tuy gọi hồn về rồi nhưng hồn vẫn chưa tỉnh hẳn, suốt cả tuần liên tiếp chú Điệu (mập) như người mất hồn, học bài không thuộc … (bây giờ thì đã bình thường).

 

12. Hồi tưởng lại nhưng vẫn bướng bĩnh: Vào thời gian đó, Liễu Nguyên còn trẻ tuổi, tuy học Phật nhưng vẫn còn vọng ngoại. Chỉ tin vào những thí nghiệm của khoa học, không tin vào những chuyện viễn vong, ly kỳ. Tuy những chuyện đã xảy đến với mình như vậy nhưng Liễu Nguyên vẫn cứ cứng đầu, cho đó là chuyện ngẫu nhiên ... chứ không nghĩ là đã được Bồ Tát Quán Thế Âm thương cứu.

 

13. Tin sâu vào đức Từ BiTrí Tuệ của Bồ Tát Quán Thế Âm: Sau này càng lớn tuổi, nhờ học nhiều lời kinh Phật nên mới hiểu được thế nào là Tự Lực, thế nào là Tha Lực, thế nào là Tự LựcTha Lực hợp nhất? Vì nhiều lần quán tưởng mà không sao Liễu Nguyên lý giải được tại sao không ai cứu mà vẫn được sống lại, Liễu Nguyên nằm trên mặt nước như nằm trên một tấm gương. Càng mầu nhiệm hơn nữa, khi không có một ai cứu cả, mà chú Điệu kia, mặc dù lại không biết bơi, đang ở dưới giữa dòng sông lớn Quảng Trị, đột nhiên đứng bất tỉnh gần bờ, trong khi không có một bóng người thứ ba nào cả. Việc sống lại có thể là ngẫu nhiên, nhưng những sự kiện kia không thể là ngẫu nhiên được? Mà chắc chắn có sự che chở của một tha lực đầy Từ BiTrí Tuệ, mà không ai khác chính là Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát. Mới đây, Liễu Nguyên có dịp dịch và phổ thơ về 12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm mới thấu hiểu được hạnh nguyệncông đức vĩ đại của Ngài.

 

12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm

Thích Liễu Nguyên dịch thơ

---000---

 

1. Thơ: Đại Nguyện Thứ Nhất

Tu thành Bồ Tát Quán Âm

Viên Thông, Tự Tại, Diệu Âm cứu đời

Mười hai nguyện lớn sáng ngời

Từ Bi, Trí Tuệ, độ người an vui.

 

2.Thơ: Đại Nguyện Thứ Hai

Không ngại sóng gió dập vùi

Quán Âm Tự Tại, đẩy lùi bão giông

Bao thuyền gặp nạn biển Đông

Quán Âm cứu khổ, thong dong thoát nàn.

 

3.Thơ: Đại Nguyện Thứ Ba

Ta Bà bao chốn nguy nan

Quán Âm nghe tiếng, bình an trở về

U Minh lắm chuyện não nề

Quán Âm niệm niệm, bốn bề bình yên.

 

4.Thơ: Đại Nguyện Thứ Tư

Gặp lúc ma quái, chẳng yên

Niệm danh Bồ Tát, chúng liền tránh xa

Tà ma, quỷ quái quậy phá

Quán Âm Bồ Tát, độ tha quy hàng.

 

5.Thơ: Đại Nguyện Thứ Năm

Tình thương Mẹ trải muôn ngàn

Tay cầm tịnh thủy, muôn vàn Từ Bi

Tay cầm nhành liễu dương chi

Cam lồ rưới khắp, Tâm si rạng ngời.

 

6.Thơ: Đại Nguyện Thứ Sáu

Bình đẳng cứu giúp bao người

Từ Bi thương xót muôn nơi nương nhờ

Hỷ xả trải rộng vô bờ

Quán Âm hiện khắp mê mờ xoá tan.

 

7.Thơ: Đại Nguyện Thứ Bảy

Tam Đồ cảnh khổ muôn vàn

Niệm danh Bồ Tát xóa tan ngục trần

Cọp beo, thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện, liền nhanh thoát nàn.

 

8.Thơ: Đại Nguyện Thứ Tám

Gặp lúc xiềng xích khổ nàn

Hướng Nam vọng bái, bình an đến liền

Bị tù, đánh đập liên miên

Quán Âm nhớ niệm, bình yên tức thời.

 

9.Thơ: Đại Nguyện Thứ Chín

Chúng sanh khổ hải ngập trời

Quán Âm thương cứu mãnh đời khổ đau

Nương thuyền Bát Nhã trước sau

Theo chân Bồ Tát, cùng nhau an lành.

 

10.Thơ: Đại Nguyện Thứ Mười

Quán Âm tiếp dẫn vãng sanh

Tràng hoa, kỹ nhạc xung quanh hương ngàn

Có đủ bảo cái, tràng phan

Quán Âm hướng dẫn chỉ đàng về Tây.

 

11.Thơ: Đại Nguyện Thứ Mười Một

Phương Tây phước báo tròn đầy

Vô biên thọ mạng chốn này không sai

Di Đà thọ ký Như Lai

Quán Âm thành Phật tương lai cõi nầy.

 

12.Thơ: Đại Nguyện Thứ Mười Hai

Mười hai nguyện lớn tròn đầy

Đoan nghiêm thân Phật đó đây không bằng

Từ Bi sáng tợ vầng Trăng

Bao la Trí Tuệ ngập tràn ánh Dương.

 

12 Đại Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm đã được NS. Quý Luân phổ nhạc thành bài hát: Trường Ca Hạnh Nguyện Quán Âm được trình bày trong Vol 3: Trường Ca Hạnh Nguyện Quán Âm – Tiếng hát: Liễu Nguyên

-------- Hết --------

 

Đôi Dòng Cảm Niệm:

Con kính lạy Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát!

 

Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức! Kính thưa quý Phật tử, cứ mỗi lần Liễu Nguyên nghĩ về Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát, là mỗi lần nước mắt cứ rơi rơi. Vì cảm niệm biết bao công ơn trời biển của Ngài, đã bao lần đã chết đi cũng nhờ đức Từ Bi Trí Tuệ, từ 12 Nguyện Lực của Ngài mà sống lại đến hôm nay.

 

Một lần bị nước cuối trôi, quằn quại trong cõi chết vậy mà chỉ cần nhớ đến Ngài thì Ngài liền hiện thân cứu giúp, cho con có lại sự sống, và sự bình an này.

 

Lại có lần, gặp tai nạn gần như cụt tay, máu chảy như nước đổ đến chết ngất, cũng nhờ nghĩ niệm đến tên Ngài, liền có người đến cứu giúp, tưởng chừng như không lành lại được, mà nay đã hồi phục gần như lúc ban đầu, giúp con có thể lái xe hay đánh máy...những dòng cảm niệm này.

 

Hay những lúc con bị Tham, Sân, Si, trổi dậy, chỉ cần nhớ niệm đến tên Ngài thì niệm an vui, hỷ lạc dâng trào trong Tâm. Con nghĩ không những chỉ riêng mình con, mà có nhiều Phật tử, nhiều người cũng từng đã được Ngài cứu khổ, khi gặp những cảnh khổ nguy nan mà nhớ niệm đến danh của Ngài: Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, thì Ngài liền hiện thân cứu giúp đến chỗ an lành. Qua đó, con mới cảm nhận được đức Từ Bi, Hỷ Xảnguyện lực rộng lớn của 12 Đại Nguyện này.

Thiết nghĩ, công ơn bao la trời biển này, con làm sao đền đáp được? Con chỉ biết noi theo bước chân Ngài, học và tu tập theo 12 Đại Nguyện của Ngài để tự cứu khổ cho bản thân và những ai còn nhiều nghiệp chướng khổ đau như con.

 

Kính chúc quý Thiện Hữu Tri Thức và quý Phật tử cùng tất cả những người thân luôn luôn được nhiều an lạc, ngày càng tiến sâu vào biển trời Từ BiTrí Tuệ của mười phương chư Phật trên con đường giác ngộ của tự thân.

 

NHỚ ÂN MẸ HIỀN QUÁN THẾ ÂM

Thơ: Liễu Nguyên

 

Con từ sanh tử bình an

Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con

Cứu từ nước cuốn, sống còn

Cứu từ máu chảy, thân con năm nào.

 

Bao lần con khổ xiết bao

Niệm danh Mẹ đến cùng bao an bình

Chúng sanh trong chốn hữu tình

Ở đâu gặp nạn, có hình Mẹ ngay.

 

Nhành dương liễu sẵn trên tay

Cam lồ tịnh thủy trong tay nhẹ nhàng

Từ Bi trải rộng muôn ngàn

Trí Tuệ rọi khắp Quán Âm cứu nàn.

 

Công ơn Mẹ lớn vô vàn

Ngàn thơ không hết ân tình Mẹ trao

Cho dù bốn biển mực đào

Cũng không tả hết công lao Mẹ hiền.

 

Nam mô! Mẹ đã đến liền

Tâm luôn có Mẹ bình yên tháng ngày

Noi theo hạnh nguyện hăng say

Để con bên Mẹ đêm ngày bình yên.

 

Quán Âm niệm niệm tinh chuyên

Diệu Âm cùng khắp, Mẹ truyền pháp thân

Con thật duyên được phước ân

Muôn vàn kính lạy, nhớ ân đời đời.

 

Những bài thơ này được trích từ tập thơ: Liễu Nguyên - Gió Mây Hóa Kiếp

 

14. Thấy Chết là khổ qua nhiều năm thiền quán: Kể từ lần bi kịchthoát chết mầu nhiệm đó. Hàng ngày, mỗi lúc Liễu Nguyên rảnh rỗi, thường ngồi hít thở sâu và quán chiếu, tham thiền nhiều năm mới thấy được quả đúng như lời Phật dạy trong Tứ Thánh Đế. Đế thứ nhất là Khổ Đế, trong đó chết là một trong 8 sự khổ căn bản. Đó là: 1. Sanh là khổ; 2. Lão là khổ; 3. Bệnh là khổ; 4. Tử là khổ; 5. Ái biệt ly là khổ; 6. Cầu không được là khổ; 7. Oán thù mà mãi gặp nhau là khổ; 8.Chấp có thân ngũ uẩn là khổ. Vì hạn chế trong tập sách nầy nên Liễu Nguyên chỉ đề cập nhiều đến vấn đề Chết là khổ và Khổ Đế này chỉ có Đức Phật mới thấu rõ và thực nghiệm qua nhiều kiếp. Liễu Nguyên tuy rất khổ bị chết đi một lần nhưng thật may mắn được Bồ Tát Quán Âm cứu sống lại, mới còn có cơ hội thấy được mà viết thành văn tự cho người đời sau biết để mà tu tập. Thiết nghĩ, nếu lúc đó chết luôn hoặc không dùng lời Phật dạy để tu quán trong nhiều năm qua thì chắc hẳn cũng không nhận rõ được về sự khổ của cái chết mà người đời lầm tưởng chết là hết, trong sự suy nghĩ hạn hẹp vô minh của họ.

 

Nếu chết mà hết thì đức Phật chẳng xuất hiện ở cõi đời nầy làm gì? Và nếu nghĩ chết là hết thì đồng nghĩa sự sống, sự hiện hữu nầy là vô nghĩa. Quả thực, sự sống là thiêng liêng, là một chuỗi dài vô tận. Như mùa Xuân đến thì cây cối đâm chồi nẩy lộc, Thu qua Đông đến, thì hoa lá tàn tạ và cứ xoay tròn mãi như vậy…

 

Đức Phật là người thực nghiệm sâu sắc nhất về Khổ Đế và ngài dạy rõ, muốn vào được hạnh phúc Niết Bàn thì trước hết phải thấy rõ về Khổ Đế, thấy rõ rồi phải tu tập theo Đạo Đế. Đó là 37 Phẩm Trợ Đạo của Thanh Văn hay tu quán rõ 12 Chi Phần Nhân Duyên của Duyên Giác Phật hoặc Lục Độ Ba La Mật của hàng Bồ Tát thì sẽ giải thoát được khổ đau của sanh tử luân hồi

(Phần nầy còn tiếp)

 

Phần III: PHÂN TÍCH

 

1. Sự Thật Về Tự Lực

Theo tinh thần duyên khởinhân quảđức Phật dạy thì tự lực như là một nhân tố trong vô số nhân duyên. Nó không tách rời các duyên tố và là nguyên nhân phụ, hay ở đây gọi là tự lựctha lực. Như vậy, tự lực là nghiệp của nội tại và sự nỗ lực của bản thân. Sự nỗ lực theo chiều thiện thì sẽ hướng nghiệp quả đến chỗ thiện và ngược lại. Nó cũng luôn được duyên với ngoại tại gọi là những nhân tố phụ hay ở đây tạm gọi là tha lực. Xét theo câu chuyện trên của Tác giả thì tự lực đó là nghiệp quả chết đuối và là quả báo của những nghiệp báo trong quá khứ nhiều đời trước.

 

Khi chịu quả báo đau đớn đó, cũng may kết cục Tác giả đã chấp nhận cái chết trong sự thanh thản. Đó là sự nỗ lực hỷ xả, hướng Tâm đến chỗ an lành và được duyên với những nhân tố an lành gọi là tha lực mà vị Thiện Tri Thức chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài là một chỗ thiện duyên để kết nối trong pháp giới nầy. Như con mong chờ gặp mẹ, còn mẹ thì luôn bên con nên mẹ con sẽ gặp nhau hay tự lựctha lực đã tương đồng, tương ứng. Vì vậy trong kinh có câu: “Hữu cầu tất ứng, vô nguyện bất thành” tạm dịch là: “Có cầu thì có ứng, không nguyện thì không thành” cũng với ý nghĩa đó.

 

2. Sự Thật Về Tha Lực

 

Tương tự như nội dung sự thật về tự lực thì tha lực cũng một duyên, một nhân trong trùng trùng duyên khởi. Tha lực có khi là duyên tố chính trong vạn duyên. Ví dụ như một bệnh nhân bị ung thư rất ngặt nghèo nhưng nếu gặp được bác sĩ giỏi và thuốc tốt…thì bệnh nhân sẽ qua khỏi. Trái lại, những bệnh tuy nhẹ nhưng không chữa trị kịp thời, không gặp được Bác Sĩ giỏi, vẫn tử vong như thường. Qua ví dụ đó thì chúng ta cũng đã hiểu được tha lực quan trọng như thế nào? Bệnh nhân là tự lực, còn thuốc và bác sĩ … là tha lực. Như vậy, tha lực rất quan trọng, đôi khi là duyên tố chính.

 

Như trong câu chuyện của tác giả Liễu Nguyên, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát như là vị bác sĩ, là tha lực cũng là duyên tố chính và hết sức phi thường. Sự phi thường của Bồ Tát Quán Thế Âm theo như trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì chỉ có chư Phật mới nói hết và hiểu hết hạnh nguyện của Ngài rất vĩ đại, lớn lao. Chúng ta phải biết hạnh nguyện của chư Bồ Tátviệc làm của Bồ Tát.

 

Nếu chúng ta thấy và tin được như vậy thì chắc chắn thấy các Bồ Tát đang thực hành những hạnh nguyện để nhiêu ích chúng sanh hữu tình ở khắp muôn nơi. Trong đó, dĩ nhiên sẽ nhiêu ích chính chúng ta nếu chúng ta biết quy hướng. Như chính tác giả Liễu Nguyên khi lâm vào những cảnh khổ đó thì đã nhớ niệm: Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, ngay lập tức Ngài đã thị hiện cứu giúp đến chỗ an lành.

 

Qua đó, chúng ta đã thấy được sự tương duyên của tự lực và tha lực? Nó luôn tương quan, tương duyên với nhau. Nên Liễu Nguyên mới nói:

Không gió, mây nào trôi?

Không trăng, đêm nào sáng?

 

Hay như Thi Hào Nguyễn Du có thơ rằng:

“Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”

 

Tất cả hòa quyện vào nhau để làm nên pháp giới muôn hình vạn trạng, gọi là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong đó, có cả Tự Lực (Tôi) và Tha Lực (Muôn Loài và Pháp Giới…)

 

KÍNH MỜI QUÝ PHÁP HỮU ĐÓN ĐỌC NHỮNG PHẦN TIẾP SAU:

 

3. Chết Là Một Khổ Trong Tám Khổ

4. Chết Là Sự Khổ Tổng Hợp Của Hết Thảy Khổ

5. Chết - Nỗi Đau Về Thể Xác

6. Chết - Nỗi Đau Của Tâm Thức

7. Chết - Không Như Trạng Thái Hôn Mê

8. Chết - Không Phải Là Một Giấc Mơ Khi Ngủ

9. Chết Là Kết Thúc Một Sự Sống Để Nối Liền Một Sự Sống Mới

10. Ai Rồi Cũng Phải Chết

11. Làm Sao Để Có Cái Chết An Lành

12. Chết An Lành, Thác An Lành

 

PHẦN IV: CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT LUÂN HỒI

PHẦN V: TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ CHUNG
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1252)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1561)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1289)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1321)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1389)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1348)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1210)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1318)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1740)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1299)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1367)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2585)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1543)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1436)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1817)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1598)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1801)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1423)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2426)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1561)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1734)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1680)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1602)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1540)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1903)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1874)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1519)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1854)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1545)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1690)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1383)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1551)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1632)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2157)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1526)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1551)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant